Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 7 bước thuyết trình hiệu quả doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.52 KB, 4 trang )

7 bước thuyết trình hiệu quả







Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để thể hiện bản
thân, ý tưởng và thu hút sự chú ý của các đối tác đối với công ty của bạn.Kỹ
năng thuyết trình của bạn càng ấn tượng và hiệu quả thì khả năng thành công
trong kinh doanh càng cao. Dựa trên các kinh nghiệm do một số nhà thuyết
trình nổi tiếng chia sẻ, Vietnamlearning xin cung cấp cho các bạn một số gợi
ý để có thể tạo lập cho mình một phương pháp thuyết trình thật hiệu quả.

1) Làm chủ tình huống – Khi làm chủ được tình huống, mức độ tự tin của
bản thân và sức thuyết phục của lời nói đối với các người khác sẽ tăng lên
đáng kể. Thay vì đi lòng vòng quanh một vấn đề, bạn hãy trình bày vấn đề
đó một cách trực tiếp; điều này sẽ dễ dàng mang lại sự tin tưởng của người
nghe đối với các vấn đề mà bạn đưa ra hơn.

2) Tuyên bố một cách chắc chắn- Hãy mở đầu phần thuyết trình bằng một
tuyên bố chắc chắn nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Ví dụ “ Trong
mười phút tiếp theo, tôi xin trình bày một số điều về quả táo. Tôi đoan chắc
rằng 99% trong các bạn chưa từng được biết và chắc chắn 100% số người ở
đây đều muốn biết đó là gì. Các bạn đừng quên sử dụng chúng hàng ngày
cho tới cuối đời”. Mặc dù tuyên bố đó có thể hơi được thổi phồng quá mức
nhưng nó có thể thu hút được sự chú ý đặc biệt của người nghe.

3) Truyền cảm hứng cho người nghe – Bạn không phải là một cha xứ và
khán giả cũng không phải là những con chiên, chính vì thế bài thuyết trình


của bạn cần phải có hồn và mang lại cảm hứng cho người nghe. Một khi
người nghe cảm thấy hài lòng, họ sẽ có những phản hồi tích cực đối với các
thông điệp mà bạn đưa ra.

4) Sử dụng ngôn từ đơn giản và dễ hiểu – Bạn cần sử dụng các ngôn từ
đơn giản và dễ hiểu trong việc chiết giải vấn đề để người nghe dễ nhớ và áp
dụng chúng. Không nên đưa quá nhiều vấn đề hoặc tình huống vào một bài
thuyết trình, bởi khi đó người nghe sẽ khó để nhớ được hết các vấn đề đó.

5) Liên kết vấn đề - Hãy giải quyết những trở ngại mà các khán giả gặp
phải bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của riêng bạn. Dường như mọi người
quan tâm đến cách giải quyết một vấn đề hơn là quan tâm đến kết quả đạt
được. Điều này không có nghĩa là không nên đề cập tới các thành công bởi
thành công sẽ có giá trị hơn nếu được so sánh với những thất bại hoặc trở
ngại gặp phải. Ví dụ, Tiger Woods đã nói với khán giả về hai cú đánh lỗi
dẫn tới việc thừa một gậy ở lỗ 16 trong ngày thi đấu cuối cùng, nhưng sau
đó anh ấy vẫn giành được chiến thắng chung cuộc ở lỗ 18 trong giải Mỹ mở
rộng. Câu chuyện về sự thành công sẽ trở nên thuyết phục hơn khi được đề
cập song song với nguyên nhân gây lỗi.

6) Chiết giải từ ngữ - Bạn cần chiết giải một số thuật ngữ thường dùng
trong bài thuyết trình của mình bằng các ngôn từ dễ hiểu. Bởi có thể bạn sẽ
ngạc nhiên khi thấy số lượng khán giả có thể hiểu được hết ý nghĩa của các
thuật ngữ đó là không nhiều.

7) Kết thúc bằng một thông điệp hoặc một câu chuyện có hậu. Đây là thời
điểm bạn cần tổng kết lại toàn bộ bài thuyết trình, tóm lược lại những thông
tin mà khán giả thu nhận được, cách sử dụng các thông tin và tác động của
các thông tin đó tới khán giả như thế nào.




Thuyết trình là một trong các kỹ năng quan trọng nhất trong việc truyền tải ý
tưởng, giá trị của bản thân. Khả năng thuyết phục của bạn càng cao, khả
năng thành công trong công việc và đời sống hàng ngày càng lớn. Hy vọng
là với một số gợi ý nho nhỏ ở trên, các bạn có thể tự rèn luyện và phát triển
kỹ năng này thành một thế mạnh của bạn.

Chúc các bạn thành công!

×