Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học kiến tạo chương “Chất khí” Vật lí 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VÕ MINH TRÍ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC KIẾN TẠO
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Demo Version - Select.Pdf SDK

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thừa Thiên Huế, năm 2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VÕ MINH TRÍ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC KIẾN TẠO
CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Demo
Version
- Select.Pdf
SDK dạy học bộ mơn Vật lý
Chun
ngành:
Lý luận


và phƣơng pháp

Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ VĂN GIÁO

Thừa Thiên Huế, năm 2019
i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép
và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả

Võ Minh Trí

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


t
u P

u


v

t
t
u
V t í trườ
trự t ếp

t


quý t ầ
k
ưP
Huế v quý t ầ
d
úp ỡ t
suốt qu trì
t p.
t t
ư
t
ết
t
s us
t ế P . .
V
t tì
úp
tr

suốt t ờ
t ự
u v
.
t
H u
t V t í trườ
HP Hư
ủ t
Huế
t tì
úp ỡ v t
uk
t u
t tr
suốt qu trì t ự
sư p
.
ũ
t
v
&PPDH
V t -ýSelect.Pdf
k ó K26 SDKúp ỡ ó
óp
Demo Version
v tr
suốt qu trì t ự
u v .
uố

t

ế
ì
t
v
úp ỡ ộ v
t tr
suốt qu
t pv t ự
u v
.
t
Huế

t

2
Tác giả luận văn
Võ Minh Trí

iii

tr
v
ỡt
t ầ

ớp


ườ
trì


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................iii
Mục lục ........................................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................4
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ và bảng .........................................................................5
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 8
3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 12
4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 12
6. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 13
7. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 13

Demo Version - Select.Pdf SDK

8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 13
NỘI DUNG ...............................................................................................................15
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC KIẾN TẠO
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ..........................15
1.1. Lý thuyết kiến tạo trong dạy học ................................................................... 15
1.1.1. Cơ sở tâm lý học của lý thuyết kiến tạo ................................................. 15

1.1.2. Cơ sở triết học của lý thuyết kiến tạo ..................................................... 17
1.1.3. Một số luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo trong dạy học .............. 17
1.1.4. Dạy học kiến tạo ..................................................................................... 19
1.2. Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học vật lý ở trƣờng phổ thông .......... 26
1.2.1. Đặc thù của môn Vật lý .......................................................................... 26
1.2.2. Điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học vật lý theo lý thuyết kiến tạo.... 27

1


1.2.3. Tiến trình chung của việc vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học vật
lý ở trƣờng phổ thông ................................................................................ 28
1.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua tổ chức dạy học kiến tạo trong dạy
học Vật lý ....................................................................................................... 32
1.3.1. Năng lực giải quyết vấn đề và phát triển năng lực giải quyết vấn đề .... 32
1.3.2. Năng lực GQVĐ trong học tập Vật lý .................................................... 33
1.3.3. Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Vật lý nhằm phát triển năng
lực GQVĐ cho học sinh ............................................................................ 35
1.3.4. Tiến trình chung của việc vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học Vật
lý ở trƣờng trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh .......................................................................................... 37
1.4. Thực trạng dạy học vật lí theo lí thuyết kiến tạo ở trƣờng THPT ................. 38
1.4.1. Thực trạng dạy học vật lí theo lý thuyết kiến tạo hƣớng đến phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tại địa bàn nghiên cứu đề tài ..... 38
1.4.2. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................... 40
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................41

Demo
Version
- Select.Pdf

SDK
Chƣơng 2. TỔ
CHỨC
DẠY HỌC
THEO LÝ THUYẾT
KIẾN TẠO MỘT SỐ
KIẾN THỨC CHƢƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÝ 10 THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..............................................43
2.1. Mục tiêu dạy học của chƣơng “Chất khí” - Vật lý 10 THPT ........................ 43
2.2. Cấu trúc nội dung của chƣơng “Chất khí” - Vật lý 10 THPT ....................... 44
2.3. Thiết bị dạy học chƣơng đáp ứng ứng yêu cầu dạy học theo lý thuyết kiến tạo 45
2.4. Tìm hiểu thực trạng dạy học chƣơng “Chất khí” ở trƣờng THPT ................. 45
2.5. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chƣơng “Chất khí” theo lý
thuyết kiến tạo ................................................................................................ 48
Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................66
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................67
3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 67
3.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ........................................ 67
3.2.1. Đối tƣợng ................................................................................................ 67

2


3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ...................................................................... 68
3.3. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ............................................................. 68
3.4. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm ..................................................................... 68
3.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 69
3.5.1. Mô tả diễn biến TNSP ............................................................................ 69
3.5.2. Về mặt định lƣợng .................................................................................. 74
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê ............................................................... 77

Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ĐC

Đối chứng

DH

Dạy học

DHKT

Dạy học kiến tạo

GD

Giáo dục


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

LTKT

Lí thuyết kiến tạo

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

PPTN

Phƣơng pháp thực nghiệm

SGK

Sách giáo khoa

TCHĐDH

Tổ chức hoạt động dạy học

Trung học

phổ thơng
DemoTHPT
Version - Select.Pdf
SDK
TN

Thực nghiệm

TNg

Thí nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG
Trang
Bảng 1.1.

Cấu trúc năng lực GQVĐ .....................................................................34

Bảng 1.2.

Cấu trúc về tổ chức và thực hiện hoạt động của GV và HS theo lý
thuyết kiến tạo trong dạy học Vật lý nhằm phát triển NL GQVĐ cho
học sinh .................................................................................................36


Bảng 3.1.

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra .................................74

Bảng 3.2.

Bảng phân phối tần suất........................................................................75

Bảng 3.3.

Bảng phân phối tần suất lũy tích ..........................................................75

Bảng 3.4.

Bảng phân loại theo học lực .................................................................76

Bảng 3.5.

Bảng tổng hợp các tham số thống kê ....................................................77

Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN ................................................74
Biểu đồ 3.2. Phân loại theo học lực của hai nhóm ....................................................76
Đồ thị 3.1. Phân phối tần suất của hai nhóm ..........................................................75

Demo Version - Select.Pdf SDK

Đồ thị 3.2. Phân phối tần suất tích lũy của hai nhóm .............................................75
Sơ đồ 1.1.


Kiến tạo kiến thức của nhóm CLIS ......................................................29

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc địi hỏi con ngƣời phải
làm chủ khoa học và cơng nghệ, phải có tính sáng tạo trong mọi cơng việc. u cầu
đó phải đƣợc đặt ra từ khâu giáo dục và đào tạo. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
ở các bậc học, cấp học là vấn đề cấp bách hiện nay. Trong cơng cuộc đổi mới đó
yếu tố con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu. Vì vậy, các chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc rất chú ý đến phát triển nguồn nhân lực con ngƣời trở thành động lực phát
triển đất nƣớc. Để phát triển nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nƣớc ta xem Giáo dục là
“quố s

ầu”.

Việc đổi mới phải đƣợc tiến hành ở tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục
và ở mọi cấp độ từ vi mô đến vĩ mô bao gồm: lý thuyết giáo dục, quan điểm giáo
dục, hình thức giáo dục, mục tiêu giáo dục, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và
kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục. Đổi mới phƣơng pháp dạy học trong
từng bài học là sự cụ thể hóa việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy học.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Về vấn đề đổi mới PPDH, Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010 và đƣợc
khẳng định lại trong dự thảo chiến lƣợc 2009-2020 đã chỉ rõ”
ó p ư
tr

d
v

p

s

p

ó tư du p

i

dục. Chuy n t vi c truy n thụ tri thức thụ ộng, thầy gi ng,

ướng dẫ
ười h

i mới và hi

ười h c chủ ộ

p ư


p

tư du tr

qu trì


t ếp c n tri thức;

p tự h c, tự thu nh n thông tin một cách có h thống

t ng h p, phát tri

ực của mỗ

;t

ường

tính chủ ộng, tính tự chủ của h c sinh trong quá trình h c t p…” [3]
Nghị quyết BCH Trung ƣơng II khóa VIII đã chỉ rõ: “
p ư

p p

nếp tư du s
hi

dụ v
t o củ

i mới m nh mẽ

t o, kh c phục lối truy n thụ một chi u, rèn luy n
ười h c, t


i vào quá trình d y h

ước áp dụ

mb

p ư

p

pt

t ến và

u ki n và thời gian tự h c, tự nghiên

cứu cho h c sinh...” [2]
Điều 24.2 Luật giáo dục quy định: “P ư

p

p

dục ph thơng ph i

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ ộng của h c sinh; phù h p vớ

6

m của



t ng lớp h c, môn h c; bồ dưỡ

p ư

p

kiến thức vào thực tiễn, tác dụ

ến tình c

p tự h c, rèn luy n kỹ
e

v n dụng

i ni m vui, hứng thú h c t p

cho h c sinh”.
Trong thực tế giáo dục hiện nay, chủ trƣơng đổi mới đang đƣợc quan tâm, để
đổi mới căn bản và toàn diện chƣơng trình đang đƣợc thay đổi (Chƣơng trình giáo
dục phổ thông tổng thể), SGK đang đƣợc thay đổi, các quan điểm dạy học, phƣơng
pháp dạy học....cũng dần đƣợc thay đổi. Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn những
bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới đặt ra trong giáo dục thời đại mới. Vẫn
tồn tại các quan điểm dạy học lạc hậu, phƣơng pháp dạy học truyền thống, mục tiêu
dạy học không rõ ràng, dẫn đến không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về con ngƣời
trong thời kỳ đổi mới và cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
Mặc dù hiện nay, việc dạy học ở các trƣờng phổ thơng đã có những đổi mới
theo nhiều hƣớng khác nhau nhƣng vấn đề quan tâm đến những hiểu biết sẵn có của

học sinh để trên cơ sở đó hình thành kiến thức mới chƣa đƣợc giáo viên chú trọng
trong giảng dạy. Thực tế cho thấy giáo viên vẫn rất khó khăn trong việc áp dụng các
phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học

Demo Version - Select.Pdf SDK

sinh. Điều đó dẫn đến việc học sinh khi vận dụng kiến thức để giải quyết các tình
huống cịn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Đối tƣợng nghiên cứu của mơn Vật lí là những sự vật, hiện tƣợng rất gần gũi
với thực tế, cuộc sống, là những đối tƣợng mà trƣớc khi học, học sinh đã có nhiều
quan niệm đƣợc tích luỹ qua quan sát hằng ngày. Việc dựa vào những hiểu biết sẵn
có của học sinh và những quan niệm ban đầu để tổ chức hoạt động dạy học, giúp
học sinh hình thành kiến thức mới là một trong những ý tƣởng để đổi mới phƣơng
pháp dạy học. Dạy học theo lí thuyết kiến tạo (onstructivism Theory) hay là dạy học
kiến tạo (DHKT) có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Bởi vì đặc trƣng của dạy học
kiến tạo thể hiện cách tổ chức quá trình dạy học sao cho từng học sinh có đƣợc tâm
thế thoải mái, đƣợc tự do và cởi mở để bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề đang
nghiên cứu mà ngƣời giáo viên cần căn cứ vào những quan niệm ban đầu này để
giúp học sinh hình thành kiến thức mới.

7


Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học kiến tạo
đã sớm phát triển ở các nƣớc trên thế giới nhƣng ở nƣớc ta vẫn chƣa phổ biến. Hiện
nay, đã có hai luận án Tiến sĩ Giáo dục học nghiên cứu dạy học một số kiến thức
Vật lý theo quan điểm kiến tạo và một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu vấn đề này.
Bên cạnh đó trong chƣơng trình Vật lý lớp 10, chƣơng trình chuẩn thì
chƣơng “Chất khí” là chƣơng quan trọng khơng những về mặt lý thuyết mà cịn có ý
nghĩa trong thực tế. Kiến thức của chƣơng rất gần gũi với học sinh và có nhiều cơ

sở về nội dung dạy học và thiết bị dạy học để tổ chức dạy học theo quan điểm kiến
tạo. Tuy nhiên, chƣa có luận văn nào phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh qua dạy học kiến tạo chƣơng “Chất khí” Vật lý 10 THPT.
Trên cơ sở đó, tơi chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh qua dạy học kiến tạo chương Chất khí Vật lý 10 THPT ” để góp phần
vào cơng cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học Vật lý trong trƣờng phổ thông nhằm
nâng cao chất lƣợng dạy học trong giai đoạn hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Demo cứu
Version
Select.Pdf
SDK
2.1. Những nghiên
về dạy-học
kiến tạo trên
thế giới
Tƣ tƣởng kiến tạo nhận thức trong lý thuyết kiến tạo thực sự không phải là
một tƣ tƣởng mới mà nó đã bắt nguồn từ thời Socrates (thế kỷ V trƣớc Công
nguyên), khi ông đối thoại với các mơn đồ của mình, ơng đã đặt ra các câu hỏi định
hƣớng để dẫn dắt học trò nhận thức đƣợc những yếu kém trong suy nghĩ của chính
mình. Đối thoại Socrate hiện vẫn cịn là một cơng cụ quan trọng mà các nhà giáo
dục kiến tạo có thể sử dụng để đánh giá việc học của học sinh và xây dựng kế hoạch
học tập các kiến thức mới. Ý tƣởng này cũng xuất hiện trong các công trình nghiên
cứu của các nhà triết học nhƣ Vico (1668-1744), Kant (1724-1804), Hegel (17701831), Dewey (1859-1952)...
Sự đóng góp lớn nhất về mặt lí thuyết cho lý thuyết kiến tạo bắt nguồn từ
những cơng trình nghiên cứu về tâm lí học nhận thức của Jean Piaget (1896-1980)
và Lev Vygotsky (1896-1934)

8



J. Piaget là một nhà tâm lí học và xã hội học ngƣời Thụy Sĩ có ảnh hƣởng rất
lớn trong lĩnh vực tâm lí học trí tuệ và tâm lí học phát triển của thế kỉ XX. Ông
đƣợc xem là cha đẻ của lý thuyết kiến tạo nhận thức (cognitive constructivism) hay
lý thuyết kiến tạo cá nhân (individual constructivism). J. Piaget xuất phát từ góc độ
sinh học và logic học khi giải thích vấn đề nhận thức. Ơng đã sử dụng khái niệm
“sơ đồ” (schemata) của nhà triết học vĩ đại ngƣời Đức Immanual Kant (1724-1804)
và ba khái niệm gốc Sinh
học là “đồng hóa” (assimilation), “điều ứng” (accommodation) và “cân
bằng” (equilibrum)
L. Vygotsky, một nhà tâm lí học ngƣời Nga, đã đƣa thêm khía cạnh văn hóa
xã hội vào lý thuyết kiến tạo với học thuyết văn hóa xã hội về sự phát triển nhận
thức, tập trung chủ yếu vào “vùng phát triển gần”. Do xây dựng học thuyết dựa trên
lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Marxit, ông đã nghiên cứu mối quan hệ
giữa quá trình nhận thức với các hoạt động xã hội của chủ thể. Với việc bổ sung
thêm khía cạnh văn hóa xã hội, L. Vygotsky đƣợc xem là cha đẻ của lý thuyết kiến
tạo xã hội (social constructivism)

Demo
Select.Pdf
SDKvà Jerome Bruner ngoài việc bổ
Các nhà
khoaVersion
học ngƣời-Mỹ
là John Dewey
sung một số khía cạnh cho lý thuyết kiến tạo cịn vận dụng lí thuyết này để xây
dựng nên nhiều mơ hình dạy học khác nhau. J. Dewey (1859-1952) đã phát minh ra
phƣơng pháp giáo dục phát triển (progressive education) ở Bắc Mỹ. Năm 1960, một
cơng trình nổi bật của Jerome Bruner là việc học tập theo kiểu khám phá.

Năm 1982, Ernst Von Glaserfeld dựa trên lý thuyết kiến tạo nhận thức của J.
Piaget đã phát triển một mơ hình lý thuyết kiến tạo triệt để (radical constructivism).
Von Glaserfeld sử dụng từ triệt để, để phân biệt với lý thuyết kiến tạo thông thƣờng
(lý thuyết kiến tạo nhận thức của Jean Piaget). Ơng cho rằng mặc dù có thể có một
thực tại tồn tại bên ngồi tƣ duy, tri thức vẫn không phản ánh thực tại một cách
khách quan mà nó tùy thuộc vào trình độ và cách tổ chức của thế giới đƣợc tạo ra
bởi kinh nghiệm của mỗi ngƣời. Theo Von Glaserfeld, việc J. Piaget cho rằng các
khái niệm mới có nền tảng từ những khái niệm đã có của con ngƣời chỉ là một quan
điểm thông thƣờng đã đƣợc chấp nhận rộng rãi. [6], [7]

9


Nhƣ vậy, có thể thấy lý thuyết kiến tạo ngày nay đã đƣợc vận dụng rộng rãi
trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Các nhà giáo dục học hiện đại
đã nghiên cứu, viết và thực hành theo lối tiếp cận lý thuyết kiến tạo trong giáo dục
bao gồm: John D. Bransford, Eleanor Duckworth, George Forman, Roger Schank,
Jacqueline Grennon Brooks, and Martin G. Brooks...[34]. Phƣơng pháp của Lawson
chú ý tới việc xây dựng kiến thức mới trên cơ sở các kiến thức có sẵn. Cơ-sro-ve và
Ơ-sbo-ne đƣa ra tiến trình dạy học kiến tạo trong đó chú trọng tới những quan niệm
sai của học sinh. [15]
Nghiên cứu dạy học kiến tạo trong dự án gồm hơn 30 giáo viên từ Yorkshire
(Anh) trong thời gian từ 1984-1986 (dự án CLIS); Nghiên cứu hiệu quả của việc kết
hợp các yếu tố của quá trình học tập với dạy học kiến tạo và sự cải thiện môi trƣờng
học tập trong các lớp học khoa học tại các trƣờng cơ sở ở Thái Lan vào những năm
1999 đến 2002 (dự án CLES) v.v... [15]
2.2. Những nghiên cứu về dạy học kiến tạo ở Việt Nam
Thời gian gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu về việc vận
dụng lý thuyết kiến tạo trong các bộ môn khoa học tự nhiên nhƣ Tốn học, Vật lí,


Demo
Version
Select.Pdf
Hố học, Sinh
học...điển
hình -nhƣ
các tác giả:SDK
Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Quang
Lạc, Bùi Gia Thịnh, Vũ Quang, Cao Thị Hà, Nguyễn Bá Kim, Lƣơng Việt Thái,
Dƣơng Bạch Dƣơng…Từ việc tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau liên quan
đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy:
- Tác giả Nguyễn Hữu Châu đã giới thiệu những quan niệm khác nhau về
DHKT, một số luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo trong dạy học, cách phân
chia lý thuyết kiến tạo ra hai loại là kiến tạo căn bản (hay kiến tạo triệt để) và kiến
tạo xã hội, xác định vai trò của ngƣời dạy và ngƣời học trong DHKT. [6], [7]
- Tác giả Dƣơng Bạch Dƣơng đã nghiên cứu phƣơng pháp giảng dạy một số
khái niệm, định luật trong chƣơng trình vật lí lớp 10 THPT theo quan điểm kiến tạo.
Tác giả đã đề cập tới luận điểm của J. Piaget và L. Vygosky về nhận thức nhƣng
không đề cập tới thuyết kiến tạo căn bản và thuyết kiến tạo xã hội cùng mối quan hệ
giữa chúng trong dạy học kiến tạo. Luận án của tác giả Dƣơng Bạch Dƣơng chỉ giới
hạn nghiên cứu PPDH một số kiến thức về động học và động lực học trong chƣơng

10


trình vật lí 10 THPT. Xuất phát từ các quan niệm sai của học sinh, tác giả đã đƣa ra
PPDH để học sinh bộc lộ các quan niệm sai và xây dựng quan niệm đúng. [9]
- Tác giả Lƣơng Việt Thái nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết kiến tạo vào
dạy học một số kiến thức phần ánh sáng và âm thanh trong môn Khoa học ở Tiểu
học và trong mơn Vật lí ở THCS. Tác giả đã đề cập tới một số cơ sở của lý thuyết

kiến tạo và chỉ ra sự đối lập giữa quan điểm kiến tạo và quan điểm hành vi. Tác giả
đã chỉ ra đặc điểm của quá trình học theo quan điểm kiến tạo là: Ngƣời học xây
dựng kiến thức trên cơ sở sử dụng và xem xét lại kiến thức, kinh nghiệm sẵn có.
Tác giả Lƣơng Việt Thái đã đề cập tới kiến tạo căn bản, kiến tạo xã hội nhƣng cũng
chƣa chỉ rõ mối quan hệ giữa chúng trong dạy học vận dụng LTKT. Luận án của tác
giả chỉ giới hạn nghiên cứu việc vận dụng LTKT trong việc tổ chức quá trình dạy
học các kiến thức về ánh sáng, âm thanh ở lớp 4 (Tiểu học) và lớp 7 (THCS). [13]
- Tác giả Nguyễn Quang Lạc nghiên cứu vận dụng lý thuyết kiến tạo trong
đổi mới phƣơng pháp dạy học vật lí. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cơ sở lí luận của
lý thuyết kiến tạo, đã phân tích một số khía cạnh nhận thức luận trong quan điểm
kiến tạo, các bƣớc thiết kế một giáo án có vận dụng lý thuyết kiến tạo. [12]

Select.Pdf
NgoàiDemo
ra một Version
số tác giả -gần
đây, bƣớc SDK
đầu cũng đã vận dụng lý thuyết kiến
tạo vào dạy học vật lí nhƣ: Nguyễn Đình Hƣng, Trần Ngọc Thắng, Lê Văn Long,
Trần Văn Nghĩa...Tuy mỗi tác giả hay nhóm tác giả có ý kiến khác nhau về dạy học
kiến tạo nhƣng tất cả đều nhấn mạnh vai trò của kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của
ngƣời học, quan tâm tới tƣơng tác xã hội và tìm cách tổ chức sao cho ngƣời học có
thể tích cực, chủ động hoạt động xây dựng kiến thức mới cho bản thân.
Luận văn thạc sĩ “Tổ chức hoạt động dạy học một số kiến thức phần Cơ Nhiệt vật lí 10 nâng cao theo lí thuyết kiến tạo” của Lê Thị Lệ Hiền đã xây dựng
tiến trình dạy học một số kiến thức vật lí theo lí thuyết kiến tạo chú trọng việc sử
dụng thí nghiệm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. [11]
Nhìn chung, LTKT đã đƣợc nghiên cứu và vận dụng rất rộng rãi trên thế giới
cũng nhƣ ở Việt Nam và đã mang lại nhiều hiệu quả trong hoạt động dạy học.
Qua nghiên cứu chúng tơi thấy, việc dạy học vật lí theo LTKT là một trong
những cách tiếp cận dạy học tích cực rất hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề phát triển năng


11


lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học kiến tạo thì chƣa đƣợc các tác giả đi
sâu nghiên cứu. Đặc biệt những kiến thức về chƣơng Chất khí Vật lý lớp 10 là
những kiến thức khó và rất trừu tƣợng nhƣng lại gần gũi với đời sống thực tế, nên
học sinh đã có nhiều quan niệm về nó.
Việc vận dụng dạy học kiến tạo để giảng dạy cho phần này là hết sức cần
thiết, có thể đạt đƣợc mục tiêu của dạy học. Trong phạm vi đề tài của mình, chúng
tơi sẽ kế thừa những kết quả của các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây, đồng thời sẽ
nghiên cứu việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua dạy học kiến
tạo trong chƣơng Chất khí Vật lý 10 THPT.
3. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất qui trình tổ chức dạy học kiến tạo theo hƣớng phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh và vận dụng vào dạy học chƣơng “Chất khí” Vật lý
10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc qui trình tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo thì sẽ phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả dạy

Demo
học trong trƣờng
phổVersion
thông. - Select.Pdf SDK
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu đã nêu trên, chúng tôi đề ra một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học kiến tạo theo hƣớng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức dạy học theo lý thuyết kiến tạo ở
trƣờng phổ thơng.
- Nghiên cứu đề xuất qui trình tổ chức dạy học kiến tạo theo hƣớng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, nội dung chƣơng “Chất khí” Vật lý lớp 10 THPT.
- Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức trong chƣơng “Chất khí” lớp
10 THPT, chƣơng trình chuẩn theo quan điểm của lý thuyết kiến tạo nhằm phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

12


- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT nhằm xác định mức độ
phù hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của các tiến trình (Tại trƣờng THPT Hƣơng
Thủy, Thị xã Hƣơng Thủy, Thùa Thiên Huế).
6. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng của đề tài là hoạt động dạy và học Vật lý ở trƣờng phổ thông tập
trung vào lý thuyết kiến tạo nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vận dụng dạy học kiến tạo vào chƣơng Chất
khí Vật lý 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh và tiến hành
thực nghiệm ở một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, trong quá trình thực hiện cần sử
dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, tạp chí Giáo dục, các tài liệu
về lí luận dạy học, phƣơng pháp dạy học vật lí,...

Demo

- Select.Pdf
SDK
- Nghiên
cứu Version
tài liệu về tổ
chức hoạt động
dạy học cho học sinh theo phƣơng
pháp dạy học kiến tạo trong chƣơng Chất khí Vật lý 10 THPT nhằm phát triển năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Nghiên cứu nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa vật lí Chƣơng “Chất
khí” Vật lý lớp 10.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trong giờ học vật
lí ở một số trƣờng THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trao đổi trực tiếp với
giáo viên và học sinh.
- Dùng phiếu điều tra về thực trạng dạy học theo lí thuyết kiến tạo và tìm
hiểu những quan niệm của học sinh về Chƣơng“Chất khí” vật lí 10.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm có đối chứng (ĐC) tại một số trƣờng THPT
trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế để đánh giá hiệu quả của đề tài.

13


8.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê tốn học để xử lí các số liệu thu đƣợc từ kết
quả thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong
kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Từ đó kiểm định giả
thuyết khoa học và đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.


Demo Version - Select.Pdf SDK

14



×