Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bai 33an toan khi di xe dap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.35 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kế hoạch bài dạy Môn: Tự nhiên và Xã hội Bài 33: An toàn khi đi xe đạp ( lớp 3) I. Mục tiêu - Giúp học sinh biết được một số quy định khi đi xe đạp. - Biết cách đi xe đạp một cách an toàn và đúng luật. - Nhận biết được những hành vi đúng và sai luật khi đi xe đạp. II. Các kĩ năng sống cơ bản trong bài - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thong tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp. - Kĩ năng kiên định, thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông. - Kĩ năng làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp. III. Phương tiện dạy học - Máy chiếu, video clip. - Các hình trong SGK trang 64 – 65. IV. Tiến trình dạy học. Tên các hoạt động 1. Khởi động. Hoạt động của giáo viên - GV gọi 1 HS bắt cho lớp hát 1 bài hát.. Hoạt động của Học sinh - HS hát. 2. Trả bài cũ. - Hỏi HS: “ Tiết trước chúng ta đã học bài gì?” - Gọi 2 em trả lời câu hỏi sau: * Câu 1: Em hãy kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê thường làm? * Câu 2: Em hãy kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở thành thị thường làm.. - Bài làng quê và đô thị. 1. Khám phá. Tên các hoạt. Hoạt động của giáo. Ghi chú. Pp hỏi đáp. - Ở làng quê, người dân thường làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, chày lưới,... - Ở thành thị, người dân thường đi làm trong các công sở, nhà máy, xí nghiệp,.... Hoạt động của Học. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> động - Hoạt Động 1.Giới thiệu bài. viên Cho học sinh xem video clip và đặt câu hỏi: - Em thấy các anh chị trong đoạn video trên đã đi xe đạp như thế nào và có hậu quả gì?. sinh - Các anh chị đã đi hàng 3 và hậu quả là 3 người cùng bị ngã khi có 1 chiếc xe du lịch chạy qua quẹt phải.. - Các em thấy đấy, khi đi xe đạp không đúng luật thì sẽ có những tai nạn không lường trước được. Vì vậy, để đề phòng những tai nạn bất trắc có thể xảy ra thì thầy cùng các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay là bài “ An toàn khi đi xe - Gọi các em đọc tên bài. đạp” 2. Kết nối Tên các hoạt động - Hoạt động 2.Quan sát tranh và thảo luận nhóm * Mục tiêu: Giúp HS biết được những hành vi đúng và sai khi đi xe đạp.. Hoạt động của giáo viên - GV chia lớp thành 4 nhóm. + Nhóm 1: Tranh 1 + Nhóm 2: Tranh 2 và 3 + Nhóm 3: Tranh 4 và 5 + Nhóm 4: Tranh 6 và 7 Các nhóm quan sát tranh, thảo luận để chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai luật giao thông trong các hình đã chia: - GV kêu đại diện các nhóm lên chỉ vào tranh và trình bày ý kiến của nhóm mình. Sau đó GV. Hoạt động của Học sinh -Tranh 1: Người đi xe máy, xe ô tô, 3 em học sinh là đi đúng luật giao thông vì lúc ấy là đèn xanh. Người đi xe đạp và một học sinh qua đường là đi sai luật giao thông, vì lúc ấy là đèn đỏ. - Tranh 2: Ô tô và người đi bộ là đi đúng luật giao thông Người đi xe đạp đi sai. Ghi chú - Pp quan sát và thảo luận nhóm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> gọi các nhóm còn lại nhận xét. luật giao thông vì đã đi vào đường một chiều. - Tranh 3: Người đi xe đạp phía sau là đúng luật vì đi vào đường bên phải. Người đi xe đạp phía trước là đi sai luật vì đi bên trái đường. - Tranh 4: Người đi ôtô và người đi xe đạp là đúng luật. Các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe trên vỉa hè dành cho người đi bộ. - Tranh 5: Anh thanh niên đi xe đạp là đi sai luật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác, dễ gây tai nạn. - Tranh 6: Các bạn học sinh đã đi đúng luật, đi hàng một và đi về phía tay phải. - Tranh 7: Các bạn học sinh đi sai luật, chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, buông 2 tay khi đi xe đạp.. => Kết luận: Khi đi xe đạp, chúng ta nên đi đúng phần đường của mình, không nên đùa giỡn, đánh võng, không mang vật cồng kềnh, không đi hàng 2 hàng 3. Khi qua giao lộ phải chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông, không đi vào đường cấm, đường ngược chiều..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tên các hoạt động - Câu hỏi liên hệ thực tế.. Hoạt động của giáo viên - Trong thực tế khi tham gia giao thông, các em còn thấy người đi xe đạp có thể mắc những lổi gì? - GV cho thảo luận nhóm cặp.. Hoạt động của Học sinh - Xe đạp chở 4 người - Xe máy níu kéo xe đạp đi hàng 3. - Đi hàng 3 níu kéo nhau. - Một tay cầm ô khi đi xe đạp. - Chở hàng hóa cồng kềnh - Xe đạp đi không đúng phần đường của mình. - Hoạt động 3:Người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông? * Mục tiêu: HS biết được khi đi xe đạp cần phải đi bên phải.. - GV cho học sinh làm vào phiếu bài tập theo nhóm bàn có nội dung: Câu 1: Đường một chiều và cả đường hai chiều, xe đạp đi ở đâu? a) Phía bên phải - Câu c đúng đường. b) Làn đường dành cho xe thô sơ c) Cả 3 ý trên Câu 2: Người điều khiển xe đạp chở thêm bao nhiêu người là vi phạm các quy định về an toàn giao thông? a) Một người - Câu c đúng b) Một người và một trẻ em dưới 7 tuổi c) Một người và một trẻ em trên 7 tuổi. - GV nhận xét bài làm của các em.. Ghi chú - Pp thảo luận nhóm đôi.. - Pp thảo luận nhóm bàn.. => Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.. Tên các hoạt động - Câu hỏi liên hệ. Hoạt động của giáo viên - Gv giới thiệu tranh 2. Hoạt động của Học sinh - Các em quan sát. Ghi chú - Pp.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> thực tế.. 3. Thực hành. chiếc xe đạp an toàn lên cho HS xem. - Xe đạp an toàn là xe có đầy đủ các bộ phận an toàn như: 2 phanh xe là phanh trước và phanh sau, 2 bánh xe,dây xích, khung chịu lực, chống xe. - Khi ngồi xe đạp, các em phải ngồi thẳng, 2 tay cầm chắc tay cầm của xe đạp, trước khi đạp thì 1 chân chân chống đất để giữ thăng bằng, chân còn lại thì để trên bàn đạp. - GV tiến hành hoạt động cả lớp. - Em hãy cho biết trong - HS trả lời lớp, trong trường bạn nào có xe đạp an toàn? - Bạn nào có xe đạp không an toàn? - Gv nhận xét, tuyên dương các em có xe đạp an toàn và nhắc nhở các em không có xe đạp an toàn về nhờ bố thay thế các bộ phận còn thiếu để mình có được chiếc xe đạp an toàn hơn khi chạy. - Gv giới thiệu một số biển báo giao thông cho các em biết. đàm thoại.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tên các hoạt động - Hoạt động 4:Trò chơi “Ghép nhanh ghép đúng” * Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho các em, qua đó giúp các em biết nắm kiến thức về đi xe đạp an toàn.. Hoạt động của giáo Hoạt động của Học viên sinh -Luật chơi và cách chơi: * GV phân lớp ra thảnh 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ nhận được một tờ giấy A3 và những mảnh ghép của các biển báo giao thông như: - Nhóm 1: Biển báo cấm đi ngược chiều. - Nhóm 2: Biển báo cấm xe đạp - Nhóm 3: Biển báo nơi dành cho người đi bộ băng qua đường - Nhóm 4: Biển báo đường một chiều * Luật chơi: Các nhóm - HS bắt đầu chơi nhanh chóng ghép chính xác và đẹp các mảnh ghép lại với nhau sao cho hoàn chỉnh một biển báo giao thông. - Nhóm nào ghép nhanh, đẹp nhất thì đội đó thắng. * Đội thua phải hát cho đội thắng nghe một bài hát. - GV nhận xét trò chơi: Thông qua trò chơi, chúng ta sẻ biết được các biển báo giao thông hửu ích cho việc lưu thông trên đường. Khi gặp các biển báo trên thì chúng ta phải tuân thủ,. Ghi chú - Pp trò chơi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> chấp hành đúng luật giao thông.. 4. Vận dụng - Dặn dò học sinh phải chấp hành đúng luật giao thông khi đi xe đạp, đi đúng phần dường của mình, học thuộc những luật lệ giao thông khi đi xe đạp 5. Củng cố- dặn dò - GV hỏi HS là “ hôm nay các em và thầy đã cùng nhau tìm hiểu bài gì?” - Để củng cố lại kiến thức hôm nay thầy có câu hỏi: - Để đảm bảo An toàn giao thông khi đi xe đạp em cần chú ý điều gì? Để đảm bảo an toàn giao thông, khi đi xe đạp cần chú ý đi về phía bên phải, đi đúng phần đường của mình, không đi trên vỉa hè hay mang vác cồng kềnh, không đi ngược chiều, không đèo nhiều người… - Các em về nhà xem trước bài mới và xem lại bài hôm nay 6. Tài liệu tham khảo - SGK -Trên internet, sách báo..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×