Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu truyện " con rùa vàng", và truyện " con voi với người quản tượng già " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.96 KB, 6 trang )

Con rùa vàng
Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau
rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn
một người nghèo. Người bạn giàu có cái
tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí
Quân.
Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một
người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên
là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.
Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn
liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền
của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn.
Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.
Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của qúi, nhưng lại muốn có thêm
của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc
đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại
Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong
một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ
quên.
Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa
vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát,
Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có
lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt
của mình ăn cắp con rùa vàng?
sưu tầm
Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa
vàng có hỏi mát bạn rằng:
- Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để
cho chị coi không?
Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp
con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi


cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.
Đại Phú mới bảo ban:
- Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.
Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có
con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán
cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con
rùa vàng trả cho bạn.
Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc
đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân
đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm
người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.
Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo
con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói:
- Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa
nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy
con xin trả lại.
Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con
mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra,
có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác
để thế.
Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả
lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ
trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả
con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:
- Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân
tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình
mắc nợ ông Phú nên không chịu về.
Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công
để nhờ phân xử.
Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người

ngay thật và tốt bụng.
Con voi với người quản tượng già
Ngày xưa, vào đời nhà Lê, nhà vua có
nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡi.
Voi có 3 cái đai bằng vàng đeo chặt ở cổ.
Đến thời Lê mạt vận, con voi không chịu ở với ai nữa. Voi bỏ
vào núi ở Truông Đay Thùng. Người quản tượng (giữ voi) có
tên là đội Mậu cũng về hưu. Năm 70 tuổi, ông đau yếu nghèo
không tiền mua thuốc, phải lên núi kiếm rễ cây làm thuốc. Đang
lúc ông lom khom đào rễ cây, thì con voi chạy đến, nhận diện ra
người giữ mình khi xưa. Voi lấy vòi quấn ngang bụng đội Mậu,
cắm ngà xuống đất, chảy nước mắt, tỏ tình thương nhớ.
Lúc đầu, đội Mậu hoảng hồn, không nhận ra voi, sợ voi vật
mình chết. Đến khi thấy voi kéo tay mình để vào chỗ đai vàng
đã phủ rêu mốc, tỏ ý bảo hãy lấy đi, thì ông mới nhớ ra con vật
mình đã chăn giữ thương yêu ngày xưa. Ông nghĩ bụng: Nếu
như cạy đai vàng ra, thì cổ voi sẽ đau đớn, sẽ chảy máu, tội
nghiệp nó, nên ông xua tay, lắc đầu, tỏ ý từ chối không chịu làm
vậy.
Nhưng voi không chịu, cứ lấy tay đội Mậu đặt vào chỗ 3 đai
vàng ở cổ. Ông đành cố cạy, nhưng đến tối trời mà vẫn chưa cạy
đai ra được. Ông cúi đầu lạy voi xin về, nhưng voi nhất định giữ
ông lại. Đến gần canh hai, người quản tượng già vẫn không gỡ
được đai vàng ở cổ voi. Ông khóc bảo voi:

- Ông quận ơi, chân tay tôi già yếu. Mà ở đây núi rừng tối tăm,
nguy hiểm cho tôi lắm. Ông thương tôi với.
Con voi chừng như thông cảm, quỳ xuống cho đội Mậu leo lên
lưng voi ngồi, rồi đưa ông về.
Khoảng chừng canh tư, thì về tới nhà. Vợ con đội Mậu thấy voi

đi vào sân, sợ hãi toan bỏ chạy. Ông lên tiếng trấn an:
- Đừng sợ, Ông quận này thuở trước theo hầu Vua, tôi theo giữ
ông. Hôm nay ông gặp tôi trên núi, ông thương, đưa về đó mà.
Trong vườn sẵn có mấy sào mía, đội Mậu bảo vợ con chặt hết,
đem đãi cho voi ăn. Ông còn mua cả 3 quan tiền rượu mời voi
uống nữa. Trời gần sáng, voi tỏ ý muốn đi, lấy vòi đưa hai cha
con ông đội đặt lên lưng mình, rồi lại chở họ trở về núi. Đến nơi,
thì trời sáng bạch. Voi lại bắt tay đội Mậu đặt vào chỗ có đai
vàng, ý bảo phải lấy đai đi.
Ông Mậu bảo con:
- Ông quận đã cho, cha con mình phải nhận lấy.
Người quản tượng già bèn cùng con trai lấy dao cạy ra được 2
đai vàng. Máu chảy ướt đẫm cổ voi. Xót thương cho con vật có
tình nghĩa, đội Mậu lạy voi xin thôi. Ông kiếm lá thuốc rịt vết
thương cho cầm máu, rồi ông ôm chân voi, khóc từ giã. Đội
Mậu đem số vàng voi cho về nhà. Từ đó, gia đình ông sống dư
giã cho đến chết.
Khi quân Tây Sơn ra Bắc Hà, vua Quang Trung nghe dân chúng

×