Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thiết kế nhà máy sản xuất cồn 96 độ từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu 1 giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA: HÓA

Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp
nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/ giờ.
Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Thùy Linh

ĐÀ NẴNG - 2019


TÓM TẮT
Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt
năng suất 4 tấn nguyên liệu/ giờ.
Sinh viên thực hiện:
Số thẻ SV:

Lê Thị Thùy Linh

107140135

Lớp: 14H2B

Ngành công nghệ thực phẩm ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, trong đó có cơng
nghệ sản xuất cồn. Cồn được sản xuất với nhiều mục đích khác nhau như là thức uống,
ứng dụng làm dung môi hữu cơ, nhiên liệu, y tế, mỹ phẩm… Nhờ tính ứng dụng rộng
rãi mà đặc biệt là với ngành nhiên liệu trong tương lai nên đồ án với đề tài “Thiết kế
nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn
nguyên liệu/ giờ” được tiến hành.


Đồ án “Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt
năng suất 4 tấn nguyên liệu/ giờ” bao gồm 1 bản thuyết minh và 5 bản vẽ.
Bản thuyết minh bao gồm 9 chương:
− Chương 1: Lập luận kinh tế kỹ thuật
− Chương 2: Tổng quan
− Chương 3: Chọn và thuyết minh sơ đồ quy trình cơng nghệ
− Chương 4: Tính cân bằng vật chất
− Chương 5: Tính và chọn thiết bị
− Chương 6: Tính nhiệt – hơi - nước
− Chương 7: Tổ chức và tính xây dựng
− Chương 8: An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp
− Chương 9: Kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm
5 bản vẽ A0 bao gồm:
− Bản vẽ số 1: Sơ đồ quy trình cơng nghệ
− Bản vẽ số 2: Mặt bằng phân xưởng sản xuất chính
− Bản vẽ số 3: Mặt cắt phân xưởng sản xuất chính
− Bản vẽ số 4: Bản vẽ sơ đồ đường ống hơi nước
− Bản vẽ số 5: Tổng mặt bằng nhà máy


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HĨA

CỘNG HỊA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên:


Lê Thị Thùy Linh

Lớp:
14H2B
1. Tên đề tài đồ án:

Khoa: Hóa

Số thẻ sinh viên: 107140135
Ngành: Công nghệ thực phẩm

Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng
suất 4 tấn nguyên liệu/ giờ.
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
− Nguyên liệu: 100% ngô hạt.
− Năng suất: 4 tấn nguyên liệu/giờ.
− Sản phẩm: Cồn 960.
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
− Mục lục
− Mở đầu
− Chương 1: Lập luận kinh tế kỹ thuật
− Chương 2: Tổng quan
− Chương 3: Chọn và thuyết minh sơ đồ quy trình cơng nghệ
− Chương 4: Tính cân bằng vật chất
− Chương 5: Tính và chọn thiết bị
− Chương 6: Tính nhiệt – hơi – nước
− Chương 7: Tổ chức và tính xây dựng
− Chương 8: An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp
− Chương 9: Kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm

− Kết luận
− Tài liệu tham khảo
− Phụ lục
5. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
− Bản vẽ số 1: Sơ đồ quy trình cơng nghệ (A0)
− Bản vẽ số 2: Mặt bằng phân xưởng sản xuất chính (A0)


− Bản vẽ số 3: Mặt cắt phân xưởng sản xuất chính (A0)
− Bản vẽ số 4: Bản vẽ sơ đồ đường ống hơi nước (A0)
− Bản vẽ số 5: Tổng mặt bằng nhà máy (A0)
6. Họ tên người hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
8. Ngày hồn thành đồ án:
Trưởng Bộ mơn

Đặng Minh Nhật

23/01/2019
24/05/2019
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 05 năm 2019
Người hướng dẫn

Bùi Viết Cường


LỜI NĨI ĐẦU

Cồn có tầm quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Với sự phát
triển của kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng cồn ngày càng cao trong tương lai. Chính sự

cần thiết của những lợi ích của ngành công nghiệp cồn mang lại và nhu cầu thực tiễn
tôi được giao đề tài “ Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp
nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/giờ” nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu về cồn.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp sinh viên cần phải áp dụng tất cả những kiến thức
được học tập và tích lũy trong thời gian học tập tại trường. Chính những kiến thức
nhận được trong 5 năm học tại trường Đại học Bách khoa khơng chỉ giúp tơi có thể
hồn thành đồ án tốt nghiệp này mà còn là hành trang quý báu giúp tôi tự tin khi bước
vào đời.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Hóa nói
chung và các thầy cơ trong bộ mơn Cơng nghệ thực phẩm nói riêng, đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường, tạo điều kiện cho tôi được học tập
và nghiên cứu trong môi trường khoa học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Viết Cường trong suốt thời gian tôi thực hiện đồ án
tốt nghiệp.
Trong thời gian có hạn, trình độ chuyện môn chưa sâu, bản thân tôi chưa được trải
nghiệm thực tế nhiều nên trong quá trình thực hiện đồ án khơng tránh khỏi những sai
sót, mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 5 năm 2019

Lê Thị Thùy Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đồ án này do tôi thực hiện, các số liệu và kết quả trong đồ án là
trung thực. Tài liệu tham khảo trong bài được trích dẫn đầy đủ và theo quy định. Mọi
vi phạm về quy chế của nhà trường tôi xin chịu trách nhiệm cho đồ án của mình.

Sinh viên thực hiện


Lê Thị Thùy Linh


MỤC LỤC

TÓM TẮT..........................................................................................................................
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP .................................................................................
MỤC LỤC .........................................................................................................................
DANH SÁCH BẢNG MỤC VÀ HÌNH ............................................................................
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT .........................................................2
1.1. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................................2
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm địa hình .................................................................................................2
1.1.3. Đặc điểm khí hậu ...................................................................................................2
1.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu ....................................................................................3
1.3. Hệ thống cấp điện .....................................................................................................3
1.4. Nguồn cung cấp hơi ..................................................................................................3
1.5. Nhiên liệu .................................................................................................................3
1.6. Nguồn cung cấp nước ...............................................................................................3
1.7. Thốt nước ................................................................................................................3
1.8. Giao thơng vận tải ....................................................................................................3
1.9. Nguồn nhân lực ........................................................................................................4
1.10. Thị trường tiêu thụ ..................................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM ............................6
2.1. Tổng quan về nguyên liệu ........................................................................................6
2.1.1. Ngô.........................................................................................................................6
2.1.2. Nước ....................................................................................................................11
2.1.3. Nấm men ..............................................................................................................11

2.1.4. Chất hỗ trợ kỹ thuật .............................................................................................13
2.2. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................14


2.2.1. Q trình nghiền..................................................................................................14
2.2.2. Q trình tách phơi .............................................................................................15
2.2.3. Q trình nấu ......................................................................................................15
2.2.4. Q trình đường hóa ...........................................................................................17
2.2.5. Q trình lên men ................................................................................................ 18
2.2.6. Chưng cất cồn thô................................................................................................ 19
2.3. Sản phẩm ................................................................................................................20
2.3.1. Tính chất hóa học ................................................................................................ 20
2.3.2. Tính chất vật lý ....................................................................................................21
2.3.3. Ứng dụng .............................................................................................................21
2.4. Tình hình sản xuất cồn ở Việt Nam ........................................................................22
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ ..................................................................23
3.1. Quy trình cơng nghệ ...............................................................................................23
3.2. Thuyết minh quy trình ............................................................................................24
3.2.1. Xử lý nguyên liệu thô ...........................................................................................24
3.2.2. Nghiền ..................................................................................................................25
3.2.3. Tách phơi .............................................................................................................26
3.2.4. Nấu.......................................................................................................................27
3.2.5. Làm nguội ............................................................................................................28
3.2.6. Đường hóa ...........................................................................................................29
3.2.7. Lên men................................................................................................................30
3.2.8. Chưng cất ............................................................................................................31
3.2.9. Gia nhiệt ..............................................................................................................32
3.2.10. Hấp phụ zeolite ..................................................................................................33
3.2.11. Làm nguội ..........................................................................................................33
CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT ............................................................35

4.1. Kế hoạch sản xuất ...................................................................................................35
4.2. Tính cân bằng sản phẩm .........................................................................................35
4.2.1. Thông số ban đầu ................................................................................................ 35
4.2.2. Hao hụt và tổn thất của nguyên liệu qua từng công đoạn ..................................36
4.3. Tính tốn cân bằng vật chất ....................................................................................37


4.3.1. Công đoạn làm sạch ............................................................................................37
4.3.2. Công đoạn nghiền................................................................................................ 37
4.3.3. Công đoạn tách phôi ...........................................................................................38
4.3.4. Công đoạn nấu sơ bộ ...........................................................................................39
4.4.5. Cơng đoạn phun dịch hóa....................................................................................40
4.3.6. Cơng đoạn nấu chín.............................................................................................40
4.3.7. Công đoạn tách hơi .............................................................................................41
4.3.8. Công đoạn làm nguội ..........................................................................................42
4.3.9. Cơng đoạn đường hóa .........................................................................................42
4.3.10. Cơng đoạn làm lạnh ..........................................................................................43
4.3.11. Công đoạn nhân giống ......................................................................................44
4.3.12. Công đoạn lên men ............................................................................................45
4.3.13. Công đoạn chưng cất.........................................................................................46
4.3.14. Công đoạn tinh chế ............................................................................................46
4.3.15. Công đoạn gia nhiệt ..........................................................................................47
4.3.16. Công đoạn giải hấp-hấp phụ zeolit ...................................................................47
4.3.17. Cơng đoạn làm nguội ........................................................................................47
CHƯƠNG 5: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ ..................................................................49
5. 1. Sàng rung ...............................................................................................................49
5.2. Máy nghiền .............................................................................................................49
5.3. Tank chứa hỗn hợp ngô sau khi nghiền ..................................................................50
5.4. Thiết bị tách phôi ....................................................................................................52
5.5. Nồi nấu sơ bộ ..........................................................................................................53

5.6. Thiết bị phun dịch hóa ............................................................................................54
5.7. Nồi nấu chín............................................................................................................55
5.8. Thiết bị tách hơi ......................................................................................................56
5.9. Phao điều chỉnh mức ..............................................................................................56
5.10. Thiết bị làm nguội ống lồng ống sau tách hơi ......................................................56
5.11. Thiết bị đường hóa................................................................................................ 58
5.12. Thiết bị ống lồng ống làm lạnh sau đường hóa ....................................................59
5.13. Thiết bị lên men ....................................................................................................60


.......................................................................................................................................60
5.14. Thiết bị tách và thu hồi CO2 .................................................................................60
5.15. Tank chứa giấm chín ............................................................................................62
5.16. Tháp thơ ................................................................................................................62
5.17. Tháp tinh ...............................................................................................................63
5.18. Thiết bị gia nhiệt ...................................................................................................63
5.19. Tháp hấp phụ ........................................................................................................65
5.20. Thiết bị làm nguội cồn thành phẩm ......................................................................66
5.21. Thùng chứa cồn sản phẩm ....................................................................................67
5.22. Thùng chứa dầu fusel ...........................................................................................68
5.23. Nhóm thiết bị phụ trợ cho tháp thơ......................................................................68
5.23.1. Bình hâm giấm ...................................................................................................68
5.23.2. Thiết bị tách bọt .................................................................................................68
5.23.3. Bình chống phụt giấm ........................................................................................68
5.23.4. Bình ngưng tụ cồn thơ ......................................................................................69
5.23.5. Bình làm nguội ruột gà .....................................................................................69
5.24. Thiết bị phụ trợ trong tháp tinh ............................................................................69
5.24.1. Thiết bị ngưng tụ ở tháp tinh .............................................................................69
5.24.2. Thiết bị thẳng đứng ..........................................................................................70
5.24.3. Thiết bị ngưng tụ dầu fusel ................................................................................70

5.24.4. Thiết bị làm lạnh ruột gà ...................................................................................70
5.25. Thiết bị vận chuyển ..............................................................................................70
CHƯƠNG 6: Tính nhiệt – hơi – nước ...........................................................................73
6.1. Tính nhiệt – hơi ......................................................................................................73
6.1.1. Tính nhiệt cho nồi nấu sơ bộ ...............................................................................73
6.1.2. Tính nhiệt cho thiết bị phun dịch hóa .................................................................74
6.1.3. Tính nhiệt cho nồi nấu chín ................................................................................75
6.1.4. Tính hơi cho q trình chưng cất tinh chế ..........................................................77
6.1.5. Tính hơi cho q trình gia nhiệt ..........................................................................77
6.1.6. Tính nhiệt lượng cho quá trình hấp phụ- giải hấp ..............................................77


6.1.7. Tính và chọn lị hơi ..............................................................................................79
6.1.8. Tính nhiên liệu .....................................................................................................79
6.2. Tính nước................................................................................................................80
6.2.1. Tính nước cho phân xưởng sản xuất ...................................................................80
6.2.2. Lượng nước dùng cho sinh hoạt ..........................................................................85
6.2.3. Bơm cao áp ..........................................................................................................86
CHƯƠNG 7:

TỔ CHỨC VÀ TÍNH XÂY DỰNG ...............................................87

7.1. Tổ chức của nhà máy .............................................................................................87
7.1.1. Tổ chức lao động ................................................................................................ 87
7.1.2. Nhân lực lao động gián tiếp ...............................................................................87
7.1.3. Nhân lực lao động cho sản xuất trực tiếp ..........................................................87
7.2. Tính các cơng trình xây dựng ................................................................................88
7.2.1. Khu sản xuất chính .............................................................................................88
7.2.2. Phân xưởng cơ điện ............................................................................................89
7.2.3. Kho nguyên liệu ..................................................................................................89

7.2.4. Kho thành phẩm .................................................................................................89
7.2.5. Phân xưởng lò hơi ..............................................................................................90
7.2.6. Nhà hành chính ...................................................................................................90
7.2.7. Trạm xử lí nước ..................................................................................................90
7.2.8. Nhà vệ sinh, nhà tắm ..........................................................................................90
7.2.9. Nhà ăn, căn tin ...................................................................................................91
7.2.10. Nhà chứa máy phát điện dự phòng...................................................................92
7.2.11. Nhà để xe ..........................................................................................................92
7.2.12. Phòng thường trực và bảo vệ ...........................................................................92
7.2.13. Khu xử lý bã và nước thải ................................................................................92
7.2.14. Kho nhiên liệu...................................................................................................92
7.2.15. Trạm máy nén và thu hồi CO2 ..........................................................................92
7.2.16. Trạm cân xe ......................................................................................................92
7.2.17. Trạm bơm .........................................................................................................92


7.2.18. Phịng y tế .........................................................................................................92
7.3. Tính tổng mặt bằng cần xây dựng nhà máy ..........................................................93
7.3.1. Khu đất mở rộng .................................................................................................93
7.3.2. Diện tích khu đất xây dựng nhà máy ..................................................................94
7.3.3. Tính hệ số sử dụng ..............................................................................................94
CHƯƠNG 8: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH NHÀ MÁY .............................95
8.1. An toàn lao động ....................................................................................................95
8.1.1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và các biện pháp hạn chế ............95
8.1.2. Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động .........................................................96
8.2. Vệ sinh nhà máy .....................................................................................................97
8.2.1. Vệ sinh cá nhân của công nhân ...........................................................................97
8.2.2. Vệ sinh máy móc thiết bị ......................................................................................97
8.2.3. Vệ sinh xí nghiệp .................................................................................................97
8.2.4. Xử lý phế liệu trong nhà máy ..............................................................................98

8.2.5. Xử lý nước thải ....................................................................................................98
8.2.6. Xử lý nước dùng trong sản xuất ..........................................................................98
CHƯƠNG 9: KIỂM TRA SẢN XUẤT ......................................................................132
9.1. Kiểm tra nguyên liệu ............................................................................................132
9.1.1. Xác định độ ẩm ..................................................................................................132
9.1.2. Xác định hàm lượng tinh bột .............................................................................132
9.1.3. Xác định lượng protein thơ và nitơ hịa tan trong ngun liệu .........................133
9.2. Xác định hoạt độ của chế phẩm enzyme trong nấu và đường hóa tinh bột ..........134
9.3. Kiểm tra dịch đường hóa và giấm chín sau lên men ............................................134
9.3.1. Độ rượu trong giấm ...........................................................................................134
9.3.2. Xác định hàm lượng đường và tinh bột sót trong giấm chín .............................135
9.3.3. Xác định nồng độ chất hịa tan của dịch đường trong giấm chín .....................136
9.4. Kiểm tra chất lượng cồn sản phẩm .......................................................................137
9.4.1. Nồng độ rượu .....................................................................................................137
9.4.2. Hàm lượng acid và este trong cồn.....................................................................137
9.4.3. Xác định lượng aldehyt theo phương pháp Iốt ..................................................137


9.4.4. Xác định lượng ancol cao phân tử ....................................................................138
9.4.5. Xác định lượng ancol metylic ............................................................................138
9.4.6. Xác định hàm lượng furfurol .............................................................................139
KẾT LUẬN .................................................................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................141
PHỤ LỤC ....................................................................................................................142


DANH SÁCH BẢNG MỤC VÀ HÌNH

Hình 2. 1. Ngơ .................................................................................................................6
Hình 2. 2. Cấu tạo hạt ngô ...............................................................................................9

Bảng 2. 1. Sự phân bố các chất trong các phần của ngô .................................................9
Bảng 2. 2. Các chỉ tiêu hóa lý của nước ........................................................................11
Hình 3. 1. Sơ đồ quy trình cơng nghệ ............................................................................24
Hình 3. 2. Máy sàng rung ..............................................................................................24
Hình 3. 3. Thiết bị nghiền dĩa ........................................................................................25
Hình 3. 4. Cấu trúc của một cyclone .............................................................................26
Hình 3. 5. Hệ thống nấu dịch cháo liên tục ...................................................................27
Hình 3. 6. Thiết bị phun dịch hóa ..................................................................................28
Hình 3. 7. Thiết bị làm nguội ống lồng ống ..................................................................28
Hình 3. 8. Thiết bị đường hóa liên tục...........................................................................29
Hình 3. 9. Hệ thống lên men liên tục .............................................................................30
Hình 3. 10. Hệ thống làm việc liên tục hai tháp ............................................................31
Hình 3. 11. Thiết bị gia nhiệt .........................................................................................32
Hình 3. 12. Sơ đồ làm việc của thiết bị hấp thụ và giải hấp sử dụng chất hấp phụ là
Zeolit. .............................................................................................................................33
Bảng 4. 1. Biểu đồ nhập liệu .........................................................................................35
Bảng 4. 2. Số ngày làm việc/ số ca trong tháng (năm 2020) .........................................35
Bảng 4. 3. Bảng hao hụt và tổn thất qua các công đoạn (%) .........................................36
Bảng 4. 4. Thành phần hóa học trong các bộ phận của hạt ngô ....................................37
Bảng 4. 5. Bảng tổng kết cân bằng vật chất ..................................................................48
Hình 5. 1. Máy sàng rung ..............................................................................................49


Hình 5. 2. Máy nghiền MT 1200 ...................................................................................50
Hình 5. 3. Tank chứa hỗn hợp dịch ngơ sau nghiền ......................................................51
Hình 5. 4. Thiết bị tách phơi ..........................................................................................52
Hình 5. 5. Nồi nấu sơ bộ ................................................................................................ 53
Hình 5. 6. Thiết bị phun dịch hóa ..................................................................................54
Hình 5. 7. Nồi nấu chín .................................................................................................55
Hình 5. 8. Thiết bị tách hơi ............................................................................................56

Hình 5. 9. Phao điều chỉnh mức ....................................................................................56
Hình 5. 10. Thiết bị làm nguội ống lồng ống sau tách hơi ............................................57
Hình 5. 11. Thiết bị đường hóa .....................................................................................58
Hình 5. 12. Thiết bị làm lạnh ống lồng ống sau đường hóa ..........................................59
Hình 5. 13.Thùng lên men .............................................................................................60
Hình 5. 14. Thiết bị nhân giống cấp 1, cấp 2 ................................................................ 60
Hình 5. 15. Thiết bị tách CO2 ........................................................................................61
Hình 5. 16. Thùng chứa giấm chín ................................................................................62
Hình 5. 17. Tháp thơ ......................................................................................................62
Hình 5. 18. Tháp tinh .....................................................................................................62
Hình 5. 19. Thiết bị gia nhiệt .........................................................................................63
Hình 5. 20. Thiết bị hấp phụ ..........................................................................................65
Hình 5. 21. Thiết bị làm nguội ống xoắn ruột gà ..........................................................67
Hình 5. 22. Thùng chứa cồn thành phẩm ......................................................................67
Hình 5. 23. Thùng chứa dầu fusel .................................................................................68
Hình 5. 24. Bình hâm giấm ...........................................................................................68
Hình 5. 25. Thiết bị tách bọt ..........................................................................................68
Hình 5. 26. Bình chống phụt giấm ................................................................................69
Hình 5. 27. Bình ngưng tụ cồn thơ ................................................................................69
Hình 5. 28. Thiết bị làm nguội ruột gà ..........................................................................69
Hình 5. 29. Thiết bị ngưng tụ nằm ngang......................................................................69
Hình 5. 30. Thiết bị ngưng tụ thẳng đứng .....................................................................70
Hình 5. 31. Thiết bị ngưng tụ dầu fusel .........................................................................70
Hình 5. 32. Thiết bị làm nguội ruột gà ..........................................................................70


Bảng 6. 1. Nhiệt hấp phụ của etanol và nước trên zeolit 3A0........................................78
Bảng 6. 2. Nhiệt giải hấp phụ của etanol và nước trên zeolit 3A0.................................78
Bảng 6. 3. Tổng kết hơi .................................................................................................79
Bảng 7. 1. Tổ chức của nhà máy ...................................................................................87

Bảng 7. 2. Nhân lực lao động cho sản xuất trực tiếp.....................................................88
Bảng 7. 3. Bảng tổng kết các cơng trình........................................................................93


Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/giờ

MỞ ĐẦU

Đất nước đang ngày càng phát triển cùng với sự phát triển vượt bậc của rất nhiều
ngành công nghiệp trong đó có ngành cơng nghệ lên men nói chung và cơng nghệ sản
xuất cồn nói riêng. Ứng dụng các nghiên cứu khoa học cùng với kinh nghiệm vốn có
vào sản xuất đã tạo ra các sản phẩm cồn (rượu) có chất lượng ngày càng cao.
Rượu là sản phẩm lên men phổ biến và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở Việt
Nam nghề nấu rượu cũng có từ lâu đời và đang ngày càng phát triển. Ngồi mục đích
làm đồ uống thì rượu etylic cịn đóng góp nhiều vào các ngành cơng nghiệp khác như
trong y học làm chất sát trùng, trong cơng nghiệp hố chất, làm nhiên liệu cho giao
thông, trong công nghiệp dệt,...
Trong công nghiệp sản xuất rượu bằng phương pháp lên men, có thể sử dụng các
loại nguyên liệu chứa nhiều đường như rỉ đường, nước quả... nguyên liệu chứa tinh bột
như gạo, ngơ, lúa mì, khoai, sắn..., và các loại chứa cellulose như gỗ, mùn cưa,... nói
chung là nguyên liệu có hàm lượng carbohydrat cao. Chọn một loại nguyên liệu đưa
vào sản xuất ngoài những yêu cầu cơ bản phải đạt: chứa hàm lượng carbohydrat cao,
giá thành rẻ, trữ lượng lớn, không ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, việc bảo quản
và sử dụng khơng phức tạp... thì cịn đề cập đến vấn đề: chất lượng rượu sản xuất ra,
yêu cầu trang thiết bị, kỹ thuật không phức tạp, hiệu suất tổng thu hồi rượu cao.
Việt Nam với nền tảng là một quốc gia có nền sản xuất nơng nghiệp lâu đời, các
sản phẩm ngũ cốc dồi dào, phong phú đã tạo nên sự đa dạng về nguồn nguyên liệu
chứa tinh bột cung cấp cho ngành sản xuất cồn. Trong các loại cây lương thực, cây
ngô là một trong những nguồn nguyên liệu có khả năng chế biến phong phú. Với tổng
sản lượng ngô hàng năm ngày càng tăng, việc thiết kế và xây dựng thêm nhà máy sản

xuất cồn từ ngơ với năng suất cao là hồn tồn phù hợp với yêu cầu của ngành công
nghiệp cồn cũng như nhu cầu của nền kinh tế đất nước. Sản xuất cồn từ ngơ có thể
thực hiện bằng hai phương pháp: nghiền ướt và nghiền khô. Và mỗi phương pháp sản
xuất đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Xuất phát từ tình hình đó, tơi được giao nhiệm vụ “Thiết kế nhà máy sản xuất
cồn 96o từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt với năng suất 4 tấn nguyên liệu/
giờ".

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

1


Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/giờ

CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 37718 ha chiếm khoảng 2,87%
diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía
Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krơng Ana, Cư Kuin; phía Đơng
giáp huyện Krơng Pắk; phía Tây giáp huyện Bn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông)
[12].
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Bn Ma Thuột nằm trong vùng cao ngun phía Tây của dãy Trường
Sơn, có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, địa hình dốc thoải 50-100 từ
Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều như vậy khiến cho hệ sinh thái động thực

vật biến đổi phong phú. Đặc điểm trên đã tạo điều kiện thuận lợi phát triển việc trồng
các cây công nghiệp ( cà phê, cao su, điều,...), cây lương thực (ngô, lạc,...) [12].
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Bn Ma Thuột chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng
đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy
Trường Sơn, nên khí hậu thành phố cũng có những nét đặc thù riêng, chủ yếu một năm
chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại Thành
phố Bn Ma Thuột có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5 đến
tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm khoảng
87% lượng mưa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa lớn nhất và đạt
khoảng 300mm/tháng.
+ Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng
với mùa có hướng gió Đơng, Đơng Bắc. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13%
lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khơ, có
nhiều năm khơng có mưa, cường độ mưa mùa khô thường <10mm/tháng và chỉ xảy ra
mưa một vài ngày trong tháng.
Hướng gió chủ đạo ở thành phố Buôn Ma Thuột là hướng Tây Nam [12].
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

2


Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/giờ

1.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguyên liệu chính sử dụng cho sản xuất cồn là ngô và nước. Ngô được thu mua ở
các vùng lân cận như Gia Lai, Kon Tum, Đăk Nơng, Lâm Đồng. Có tổng diện tích là

236900 ha. Diện tích ngơ hàng năm của vùng chiếm 25% diện tích ngơ của của nước
[13].
1.3. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện cho nhà máy được lấy từ lưới điện quốc gia 110 KV thông qua sở điện
lực tỉnh Đăk Lăk và qua biến thế phụ tải riêng của nhà máy. Hiệu điện thế sử dụng
trong nhà máy là 220/380V. Tuy vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất, chế biến hoạt
động liên tục và an toàn về điện, nhà máy cần có máy phát điện dự phịng khi có sự cố.
1.4. Nguồn cung cấp hơi
Hơi được dùng vào nhiều mục đích khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của từng công
đoạn sản xuất. Lượng hơi đốt cung cấp cho phân xưởng lấy từ lò hơi riêng của nhà
máy.
1.5. Nhiên liệu
Nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu DO, dầu FO, gas.
1.6. Nguồn cung cấp nước
Nước dùng trong nhà máy thì chủ yếu là để sản xuất, sinh hoạt, tưới cây, phòng
cháy chữa cháy, để vệ sinh thiết bị và nhà xưởng.
Vì thế nguồn nước chủ yếu lấy từ giếng khoan và nguồn nước phụ lấy từ mạng
lưới hồ nhân tạo, thiên nhiên.
1.7. Thoát nước
Nước thải là hỗn hợp của nhiều chất hữu cơ, là mơi trường thích hợp cho các vi
sinh vật phát triển, gây ô nhiễm môi trường, do đó vấn đề xử lý nước thải ln là vấn
đề được các nhà máy quan tâm nhất.
Nước thải trước khi ra môi trường sẽ được xử lý bằng một hệ thống hiện đại, đảm
bảo nước không gây ô nhiễm. Các chất thải rắn thường được xử lý bằng cách đào hố
chơn.
1.8. Giao thơng vận tải
Với vị trí đặc biệt, giao thông đối ngoại gắn kết Buôn Ma Thuột với các vùng phụ
cận bao gồm giao thông đường bộ và đường hàng không.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh


Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

3


Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn ngun liệu/giờ

Giao thơng đường bộ:
+ Gắn kết về phía Bắc thông qua quốc lộ 14 nối 2 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai
và Kon Tum. Nối tiếp lên phía Bắc và vào hệ thống tuyến ngang ra các tỉnh duyên hải
miền Trung.
+ Gắn kết về phía Đơng thơng qua quốc lộ 26 nối tới Nha Trang-Khánh Hòa,
đây là trung tâm du lịch biển quốc gia và là đầu mối giao thông biển quốc tế với cảng
nước sâu khu kinh tế Vân Phong, được xem là 1 cửa ngõ biển quan trọng của Tây
Ngun.
+ Gắn kết về phía Đơng Bắc thơng qua quốc lộ 29 nối tới Phú Yên.
+ Gắn kết về phía Đơng Nam thơng qua quốc lộ 27 tới Đà Lạt–Lâm Đồng, đây
là đô thị du lịch Tây nguyên điển hình, là đơ thị đối trọng hỗ trợ cho Bn Ma Thuột
phát triển.
+ Gắn kết về phía Nam thơng qua đoạn cuối quốc lộ 14 tới Đắk Nơng, Bình
Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh – đơ thị trung tâm vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, là vùng kinh tế sôi động nhất của cả nước.
Giao thông hàng khơng: Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng
nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, vị trí của sân bay thuận lợi
gắn kết về đường hàng không với các trung tâm kinh tế lớn của quốc gia như Đà Nẵng,
Vinh, Thanh Hóa, Hải Phịng và ngược lại [12].
1.9. Nguồn nhân lực
Sự gia tăng về dân số đã kéo theo sự tăng nguồn lao động trong các ngành kinh
tế... vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề lớn và cần chú
trọng của thành phố Buôn Ma Thuột.

Do vậy việc xây dựng nhà máy sản xuất cồn ở đây đã đáp ứng nhu cầu việc làm
của người dân địa phương. Cho nên công nhân lao động chủ yếu là người dân địa
phương và các quản lý nhà máy có thể nhận từ các trường đại học ở các tỉnh thành lân
cận.
1.10. Thị trường tiêu thụ
Nhà máy đưa sản phẩm tiêu thụ ở khắp nơi trên toàn quốc và đặc biệt là khu vực
miền Trung, khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Qua tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải và các điều kiện
khác, chọn địa điểm xây dựng nhà máy cồn tại khu công nghiệp Hịa Phú, vị trí: Xã
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

4


Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn ngun liệu/giờ

Hịa Phú, thành phố Bn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Khu cơng nghiệp có tổng diện tích
18173 ha là hợp lý [13].
Việc xây dựng nhà máy tại đây có nhiều thuận lợi như gần nguồn nguyên liệu,
điện nước ổn định cho sản xuất, giao thông thuận lợi…

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

5



Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/giờ

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

2.1. Tổng quan về nguyên liệu
2.1.1. Ngô
2.1.1.1. Giới thiệu về ngơ
Họ: Poacea (hịa thảo).
Phân họ: Andropogonoideae.
Tộc: Tripsaceae (Maydeae, Zeeae).
Chi: Zea.
Lồi: Zea Mays L.
Hình 2. 1. Ngơ
Ngơ có tên khoa học là Zea Mays L. Do nhà thực vật học Thụy Điển Linnaeus đặt
tên theo hệ thống tên kép Hy Lạp – La Tinh: Zea – từ Hy Lạp để chỉ cây ngũ cốc và
Mays là từ “Maya”- tên một bộ tộc da đỏ ở vùng Trung Mỹ - xuất xứ của cây ngơ.
Ngơ thuộc họ hịa thảo (Gramineae), bộ rễ chùm, lá mọc thành hai dãy, gân lá
song song, bọc lá chẻ dọc, có thìa lìa, mấu đốt đặc, hoa mọc thành bơng nhỏ có mày.
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã cho rằng
Mehico và Peru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền cây ngô. Ngô bắt
nguồn từ Mehico và từ một cây hoang dại ở miền Trung Mehico trên độ cao 1500 m
của vùng bán khơ hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm [1].
Có một số thuyết về nguồn gốc của ngô tại Trung Mỹ [1]:
+ Ngô là sản phẩm thuần dưỡng trực tiếp từ cỏ ngô (Zea mays ssp. parviglumis)
một năm ở Trung Mỹ, có nguồn gốc từ khu vực thung lũng sông Balsas ở miền nam
Mexico.
+ Ngô sinh ra từ q trình lai ghép giữa ngơ đã thuần hóa nhỏ với cỏ ngơ thuộc
đoạn Luxuriantes, có thể là Z.luxurians hoặc Z.diploperennis.
+ Ngô trải qua 2 hay nhiều lần thuần dưỡng của ngô dại hay cỏ ngô. Ngô tiến
hóa từ q trình lai ghép của Z. diploperennis với Tripsacum dactyloides.


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

6


Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/giờ

+ Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (chỉ riêng tại
Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm).
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu ngô được gọi là
“lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”.
Ngô được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến trung du và khá nhiều ở miền núi.
Ngô có nhiều loại, dựa vào sự khác nhau về hình dáng hạt, mức độ trắng trong của
nội nhũ và ý nghĩa sử dụng mà phân thành các loại sau [1]:
+ Ngơ đá (Zea mays Indurata Sturt): hạt đầu trịn, màu trắng ngà hay vàng đơi
khi có màu trắng, nội nhũ trắng trong, chỉ một ít ở giữa hạt trắng đục. Hàm lượng tinh
bột 56-75% theo khối lượng chất khô. Thành phần cấu tạo tinh bột ngô gồm 21%
amylose và 79% amylopectin. Hạt ngơ đá cứng, khó nghiền, dùng chế biến gạo ngô, tỷ
lệ thành phẩm cao.
+ Ngô răng ngựa (Zea mays Indentata Sturt): hạt đầu lõm giống răng ngựa, màu
vàng hay trắng, phần dọc hai bên nội nhũ trắng trong còn phần dọc giữa nội nhũ trắng
đục. Hàm lượng tinh bột 60-63% khối lượng chất khô. Thành phần tinh bột gồm 21%
amylose và 79% amylopectin. Tỷ lệ nội nhũ trắng đục nhiều hơn ngô đá nên hạt mềm
hơn, khi nghiền bột ít mảnh, dùng sản xuất bột và tinh bột.
+ Ngô bột (Zea mays Amylacea Sturt): dài 17-20 cm, hạt đầu trịn hay hơi
vng, màu trắng, phơi lớn, nội nhũ trắng đục nên mềm và dễ hút nước khi ngâm.
Hàm lượng tinh bột khoảng 55-80% khối lượng chất khô. Thành phần tinh bột gồm

20% amylose và 80% amylopectin. Chủ yếu dùng sản xuất bột, tinh bột và sản xuất
rượu bia.
+ Ngơ sáp (Zea mays Ceratina Sturt): cịn gọi là ngơ nếp, hạt nhỏ, đầu tròn màu
trắng đục, nội nhũ phần ngoài trắng trong, phần trung tâm trắng đục. Hàm lượng tinh
bột khoảng 60% khối lượng chất khô. Thành phần cấu tạo tinh bột là 100%
amylopectin. Dùng chế biến thức ăn điểm tâm và đóng hộp. Khi nấu chín nội nhũ ngơ
nếp khá dẻo và dính.
+ Ngơ nổ (Zea mays Everta Sturt): hạt đầu nhọn, nội nhũ trắng trong hoàn toàn,
rất cứng nên khó nghiền. Hàm lượng tinh bột 62-72% khối lượng chất khô. Thường
dùng sản xuất bỏng và gạo ngô. Thành phần tinh bột gồm 23% amylose và 77%
amylopectin.
+ Ngô đường (Zea mays Saccharata): hạt hình dạng nhăn nheo, màu vàng hoặc
trắng. Hàm lượng tinh bột 25-47% khối lượng chất khô, dextrin và đường chiếm
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

7


Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn ngun liệu/giờ

19-31%. Tinh bột ngơ đường có tới 60-98% amylose. Thường chỉ để chế biến thức ăn
điểm tâm và đóng hộp.
+ Ngô bọc (Zea mays L.subsp. tunecata sturt): hạt được bọc bởi mày phát triển
như lá bi. Ngô bọc không có ý nghĩa về kinh tế, chỉ có ý nghĩa về mặt tiến hóa và di
truyền. Ngơ bọc cịn được lưu giữ trong quỹ gen ở một số nước, đặc biết là ở châu Mỹ.
Trong các loại ngơ trên thì ngô răng ngựa là nguyên liệu được sử dụng thường
xuyên trong sản xuất cồn thực phẩm với hàm lượng tinh bột lên đến 60% (khối lượng
chất khô).

2.1.1.2. Cấu tạo của hạt ngơ
Hạt ngơ có hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào từng loại giống. Ngay trong
một bắp ngô, hình dạng và độ lớn hạt cũng thay đổi như hạt ở đầu cuống dường như có
cùng khối lượng như hạt giữa quả nhưng hình dạng ngắn hơn và to hơn, phơi to hơn
[15].
Hạt ngơ thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính:
+ Lớp vỏ quả chiếm 5-7% khối lượng hạt.
+ Lớp vỏ hạt chiếm 2% khối lượng hạt. Là một màng nhẵn bao xung quanh hạt.
Bao gồm:
Lớp ngoài: cấu tạo bởi một lớp tế bào đa giác.
Lớp giữa: cấu tạo bởi 5-12 lớp tế bào, tùy theo giống.
Lớp trong: gồm 5-7 lớp tế bào nhu mô.
+ Lớp aleurone chiếm 6-8% khối lượng hạt.
Nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội nhũ và phơi.
Cấu tạo bởi các tế bào hình tứ giác có thành dày, nhưng càng gần phơi thành
tế bào càng mỏng.
Bốn lớp tế bào vỏ này tạo thành một màng mỏng bao quanh hạt, rất dai và
không thể bóc ra được bởi các thiết bị mài xát.
Vỏ hạt rất dai nhưng do cấu trúc của màng rất khác biệt với cấu trúc của nội
nhũ mà nó bao quanh, nên có thể tróc ra khỏi nội nhũ sau khi hạt ngơ đã trải qua khâu
gia ẩm nhiệt. Đây chính là nguyên lý của kỹ thuật loại vỏ hạt trong sản xuất bột ngô,...
+ Phôi ngô chiếm 10-19% khối lượng hạt. Chiếm 1/3 thể tích của hạt ngơ, tùy
theo giống ngô và điều kiện canh tác. Trong hạt ngô, phôi gắn với nội nhũ nhờ vỏ của
hạt ngô. Khi vỏ bung ra, ngô vỡ ra ở dạng mảnh (do nghiền hoặc xay) phôi ngô dễ
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

8



Thiết kế nhà máy sản xuất cồn 960 từ ngô hạt bằng phương pháp nghiền ướt năng suất 4 tấn nguyên liệu/giờ

dàng tách rời khỏi nội nhũ. Trong sản xuất, phôi đã tách rời nội nhũ sẽ dễ dàng được
loại ra ngoài nhờ nước bởi sự khác biệt về tỷ trọng. Phơi ngơ có chứa nhiều chất dự trữ
để ni mầm phát triển, đặc biệt là lipit nên để bảo quản được tốt và dễ dàng trong chế
biến, người ta thường loại bỏ phôi ngô [15].
+ Nội nhũ chiếm 72-75% khối lượng hạt (chứa 77-84% tinh bột). Bao gồm:
Nội nhũ cứng cịn gọi là nội nhũ sừng bởi nó trong suốt, giống mica. Cấu
trúc này được quy định bởi cách sắp xếp các hạt tinh bột và các lớp protein trong khối
nội nhũ. Nội nhũ cứng càng lớn giá trị chế biến và giá trị dinh dưỡng của ngô càng
tăng. Dưới tác động cơ học trong quá trình xay hoặc nghiền, nội nhũ cứng thường vỡ
ra thành những mảnh rõ ràng hơn, cho ra tỷ lệ ngô mảnh lớn hơn, tỷ lệ bột thấp.
Nội nhũ mềm.
+ Chân hạt chiếm 1,5% khối lượng hạt (dính hạt với cùi) [15].

Hình 2. 2. Cấu tạo hạt ngơ
2.1.1.3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của hạt ngô phân bố không đều trong hạt, nó có tỉ lệ khác
nhau giữa 3 phần chính là vỏ, nội nhũ và phôi.
Bảng 2. 1. Sự phân bố các chất trong các phần của ngô [1]
Bộ phận
Ngô

Tỉ lệ các
phần (%)
100

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thùy Linh


Nước

Tinh bột

Chất khô

13

60

87

Hướng dẫn: Th.S Bùi Viết Cường

9


×