Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

(Đồ án tốt nghiệp) thiết kế và mô phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ duratec bằng phần mềm solidworks

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG CƠ CẤU PHÂN
PHỐI KHÍ CỦA ĐỘNG CƠ DURATEC BẰNG
PHẦN MỀM SOLIDWORKS

Người hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:

PGS.TS TRẦN THANH HẢI TÙNG
PHAN QUANG HÙNG

Đà Nẵng, 2020


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

TÓM TẮT

Tên đề tài: “Thiết kế và mô phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng
phần mềm Solidworks”.
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng
Số thẻ SV: 103150043

Lớp: 15C4A



Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng thiết kế chi tết, lắp ráp cơ cấu, mô
phỏng động học với Solidworks và thiết kế cơ cấu phân khí trong động cơ Duratec.
Ở chương 1 của đồ án em đã trình bày tổng quan về cơ cấu phối khí của động cơ đốt
trong đồng thời giới thiệu cơ cấu phân phối khí thay đổi được góc phân phối khí. Ở
chương 2, mục trọng tâm của đồ án em đi sâu phân tích kết cấu và tính tốn các chi tiết,
phương án bố trí và dẫn động xupáp, phương án bố trí trục cam và dẫn động trục cam.
Đồng thời cũng ở mục này em đi sâu nghiên cứu kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ
thống thay đổi góc phân phối khí trong cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec. Chương 3
là mục thiết kế 3D và mô phỏng các chi tiết trong hệ thống phân phối khí động cơ Duratec
bằng phần mềm Solidworks. Chương 4 của đồ án em nêu ra một số hư hỏng và phương
pháp sửa chữa các chi tiết trong cơ cấu phân phối khí.

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

i


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

LỜI NÓI ĐẦU

Đối với một sinh viên kỹ thuật, đồ án tốt nghiệp đóng một vai trị rất quan trọng. Đề
tài tốt nghiệp của em là Thiết kế và mô phỏng cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bằng
phần mềm Solidworks. Đây là một đề tài mới đối với sinh viên nhưng mục đích của đề tài
rất thiết thực, nó khơng những giúp cho em có điều kiện để chuẩn lại các kiến thức đã
học ở trường mà cịn có thể hiểu biết thêm nhiều kiến thức mới đặc biệt là phần mềm
Solidworks phần mềm đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay trong lĩnh vực thiết kế và

mô phỏng chi tiết máy và cơ cấu máy. Bên cạnh đó q trình tìm hiểu động cơ Duratec
thật sự đã đem đến cho em nhiều điều hay và bổ ích.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, các
thầy cơ trong khoa cùng với việc tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan và vận dụng
các kiến thức được học, em đã cố gắng hoàn thành đề tài này. Mặc dù vậy, do kiến thức
của em có hạn lại thiếu kinh nghiệm thực tế nên đồ án sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Em mong các thầy cơ góp ý, chỉ bảo thêm để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS. TS. Trần
Thanh Hải Tùng cùng các thầy cô trong khoa và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ để em có
thể hồn thành đồ án này.
Sinh viên thực hiện
Phan Quang Hùng

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

i


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là đề tài tốt nghiệp do em thực hiện với sự hướng dẫn từ Thầy
giáo – PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực. Trong q trình thực hiện có tham khảo các số liệu và tài liệu hướng
dẫn từ các nguồn khác nhau có thể tin tưởng và được trích dẫn, chú thích, nguồn gốc
trong phần Tài liệu tham khảo.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kết quả đồ án tốt nghiệp của
mình.
Sinh viên thực hiện

Phan Quang Hùng

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

ii


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. i
CAM ĐOAN....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH. .................................................................. v
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI................................................................................. 2
1.1. Nhiệm vụ cơ cấu phân phối khí. ............................................................................. 2
1.2. Yêu cầu cơ cấu phân phối khí. ................................................................................ 2
1.3. Phân loại cơ cấu phân phối khí. .............................................................................. 2
1.3.1. Hệ thống phân phối khí dùng trong động cơ hai kỳ. ......................................... 2
1.3.2. Hệ thống phân phối khí trong động cơ bốn kỳ. ................................................ 4
1.4. Giới thiệu các cơ cấu phân phối khí phổ biến trên các động cơ hiện đại.................. 8
1.4.1. Cơ cấu phân phối khí MIVEC của Mitsubishi. ................................................ 8

1.4.2. Cơ cấu phân phối khí VTEC của Honda: ....................................................... 11
1.4.3. Cơ cấu VVT-i của hãng Toyota. .................................................................... 14
1.4.4. Cơ cấu phân phối khí VCT của hãng Ford: .................................................... 17
Nhận xét chung: .......................................................................................................... 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: ........................................................................................... 20
Chương 2. TÍNH TỐN, THIẾT KẾ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ........................... 22
2.1. Giới thiệu về động cơ Duratec: ............................................................................. 22
2.2. Khảo sát đặc điểm cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec. ................................... 25
2.2.1. Sơ đồ bố trí xupáp và nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí: ............ 25
2.2.2. Phương án dẫn động trục cam: ..................................................................... 27
2.2.3. Kết cấu xupáp: .............................................................................................. 29
2.2.4. Đế xupáp: ...................................................................................................... 31
2.2.5. Ống dẫn hướng xupáp: .................................................................................. 32
2.2.6. Lò xo xupáp: ................................................................................................ 33
2.2.7. Kết cấu con đội: ........................................................................................... 34
2.2.8. Kết cấu trục cam:.......................................................................................... 35
2.2.9 Hệ thống thay đổi góc phân phối khí: ............................................................. 37
2.2.10. Đặc điểm,kết cấu của hệ thống thay đổi góc phân phối khí: ........................ 41
2.3. Tính tốn các thơng số cơ bản của cơ cấu phân phối khí. ...................................... 54
2.3.1. Xác định kích thước của tiết diện lưu thơng: ................................................. 54
2.3.2. Phân tích chọn dạng cam: .............................................................................. 57
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

iii


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks


2.3.3. Dựng hình cam lồi: ........................................................................................ 58
2.3.4. Động học con đội đáy bằng: .......................................................................... 63
2.4. Tính kiểm nghiệm các chi tiết trong cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec: ........ 67
2.4.1. Quy dẫn khối lượng các chi tiết máy trong cơ cấu phối khí: .......................... 67
2.4.2. Tính tốn lị xo xupáp: ................................................................................... 68
2.4.3. Tính tốn sức bền con đội:............................................................................. 71
2.4.4. Tính tốn sức bền xupáp:............................................................................... 71
Chương 3: MÔ PHỎNG ĐỘNG HỌC CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ĐỘNG CƠ
DURATEC BẰNG SOLIDWORK .............................................................................. 73
3.1. Giới thiệu về phần mềm Solidworks. .................................................................... 73
3.2. Quá trình thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí bằng Solidworks ................ 74
3.2.1. Mục đích. ...................................................................................................... 75
3.2.2. Phương pháp. ................................................................................................ 75
3.3. Thiết kế 3D xupáp của cơ cấu phân phối khí. ....................................................... 75
3.4. Thiết kế 3D lị xo cơ cấu phân phối khí động cơ. .................................................. 77
3.5. Thiết kế 3D ống dẫn hướng của cơ cấu phân phối khí. .......................................... 78
3.6. Thiết kế 3D trục cam của cơ cấu phân phối khí. .................................................. 80
3.7. Thiết kế 3D bộ xoay cam của cơ cấu phân phối khí. ............................................. 83
3.8. Thiết kế 3D con đội của cơ cấu phân phối khí. ..................................................... 85
3.9. Lắp ráp 3D cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec. .............................................. 86
3.10. Mô phỏng động học cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec. ............................... 92
Chương 4: CHẨN ĐỐN HƯ HỎNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ĐỘNG CƠ
DURATEC .................................................................................................................... 96
4.1. Chẩn đoán các hư hỏng: ....................................................................................... 96
4.1.1. Các chi tiết cơ khí.......................................................................................... 96
4.1.2. Các chi tiết điều khiển. .................................................................................. 97
4.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng: ............................................................ 98
4.2.1. Kiểm tra sửa chữa xupáp: .............................................................................. 98
4.3.2. Kiểm tra sửa chữa ống dẫn hướng: .............................................................. 100
4.2.3. Kiểm tra sửa chữa đế xupáp: ....................................................................... 100

4.2.4. Kiểm tra sửa chữa lò xo xupáp: ................................................................... 102
4.2.6. Kiểm tra sửa chữa trục cam: ........................................................................ 104
4.2.7. Kiểm tra dắt cắm van dầu OCV: .................................................................. 106
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ......................................................................................... 108

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

iv


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH.

Bảng 2.1 - Thơng số động cơ Duratec
Bảng 2.2 - Các giá trị của h; Pjx và Plx theo a
Bảng 3.1 - Số liệu của Xupap.
Bảng 3.2 - Số liệu của lò xo Xupap.
Bảng 3.3 - Số liệu ống dẫn hướng xupap.
Bảng 3.4 - Số liệu trục cam.
Bảng 3.5 - Số liệu con đội xupap.

Hình 1.1 - Một số phương án quét thải trên động cơ hai kỳ.
Hình 1.2 - Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
Hình 1.3 - Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
Hình 1.4 - Kết cấu xupáp treo dẫn động trực tiếp;
Hình 1.5 - Cấu trúc hệ thống Mivec

Hình 1.6 - Hệ thống điều khiển
Hình 1.7 - Hoạt động của hệ thống MIVEC.
Hình 1.8 - Cấu trúc hệ thống điều khiển
Hình 1.9 - Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí VTEC ở tốc độ thấp.
Hình 1.10 - Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí VTEC ở tốc độ cao.
Hình 1.11 – Hệ thống VVT-i.
Hình 1.12 - Cấu tạo của bộ điều khiển VVT-i.
Hình 1.13 - Cấu tạo van điều khiển dầu phối khí trục cam
Hình 1.14 - Van điều phối dầu ở vị trí phía làm sớm.
Hình 1.15 - Van điều phối dầu ở vị trí phía làm muộn
Hình 1.16 - Van điều phối dầu ở vị trí ổn định
Hình 1.17 - Hệ thống cơ cấu phân phối khí VCT.
Hình 1.18 - Sơ đồ điều khiển điện tử.
Hình 1.19 - Làm sớm thời điểm phối khí
Hình 1.20 - Làm sớm thời điểm phối khí
Hình 1.21 - Thời điểm phối khí chuẩn sau khi điều chỉnh
Hình 2.1 - Mặt cắt động cơ Duratec.
Hình 2.2 - Sơ đồ bố trí xupáp.
Hình 2.3 – Hệ thống dẫn động trục cam.
Hình 2.5 - Kết cấu phần đuôi xupáp.
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

v


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Hình 2.6 - Kết cấu đế xupáp.

Hình 2.7 - Kết cấu ống dẫn hướng.
Hình 2.8 - Kết cấu lị xo xupáp.
Hình 2.9 - Kết cấu con đội.
Hình 2.10 - Kết cấu trục cam.
Hình 2.11 - Pha phân phối khí.
Hình 2.12 - Ảnh hưởng của pha phân phối đến quá trình hoạt động của động cơ.
Hình 2.13 - Sơ đồ điều khiển hệ thống xoay cam nạp.
Hình 2.14 - Cấu tạo bộ điều khiển.
Hình 2.15- Cấu tạo của van điều khiển phối khí (OCV).
Hình 2.16 - Cảm biến vị trí trục cam.
Hình 2.17 - Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục cam.
Hình 2.18 - Cảm biến vị trí trục khuỷu.
Hình 2.19 - Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí trục khuỷu.
Hình 2.20 - Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.
Hình 2.21 - Sơ đồ mạch điện cảm biến nhiệt độ nước làm mát .
Hình 2.22 - Kết cấu cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu dây nóng
Hình 2.23 - Sơ đồ mạch điện điều khiển của cảm biến đo lưu lượng khí nạp.
Hình 2.24 - Sơ đồ điều khiển điện tử.
Hình 2.25 - Trạng thái bộ điều khiển ở chế độ muộn nhất.
Hình 2.26 - Sơ đồ bộ điều khiển ở trạng thái giữ.
Hình 2.27 - Sơ đồ bộ điều khiến ở chế độ mở sớm.
Hình 2.28 - Tiết diện lưu thơng qua xupáp.
Hình 2.29 - Dựng hình cam lồi của cam nạp.
Hình 2.30 - Xác định bán kính của cam nạp.
Hình 2.31 - Dựng hình cam lồi của cam thải.
Hình 2.32 - Xác định bán kính của cam thải.
Hình 2.33 - Động học con đội đáy bằng trong giai đoạn I.
Hinh 2.34 - Động học của con đội trong giai đoạn II
Hình 2.35 – Đồ thị đặc tính lị xo
Hình 3.1 – Các bước vẽ 3D Xupap động cơ Duratec.

Hình 3.2 – Vẽ 3D lò xo xupap bước 1 2 3.
Hình 3.3 - Lị xo xupap động cơ Duratec
Hình 3.4 – Các bước vẽ ống dẫn hướng xupap.
Hình 3.5 – Vẽ 3D trục cam động cơ Duratec bước 1,2,3.
Hình 3.6 – Vẽ 3D trục cam động cơ Duratec bước 4, 5, 6.
Hình 3.7 – Vẽ 3D trục cam động cơ Duratec bước 7, 8.
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

vi


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Hình 3.8 – Vẽ 3D trục cam động cơ Duratec bước 9.
Hình 3.9 – Vẽ 3D trục cam động cơ Duratec bước 10.
Hình 3.10 - Trục cam động cơ Duratec.
Hình 3.11 – Vẽ 3D bộ xoay cam động cơ Duratec bước 1,2,3.
Hình 3.12 – Vẽ 3D bộ xoay cam động cơ Duratec bước 4,5,6.
Hình 3.13 – Vẽ 3D bộ xoay cam động cơ Duratec bước 7,8,9.
Hình 3.14 – Các bước vẽ 3D Con đội động cơ Duratec.
Hình 3.15 – Hộp thoại tạo file lắp ráp.
Hình 3.16 – Các chi tiết để lắp ráp.
Hình 3.17 – Lắp ráp cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bước 2.
Hình 3.18 – Lắp ráp cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bước 3,4,5.
Hình 3.19 – Lắp ráp cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bước 6.
Hình 3.20 – Lắp ráp cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bước 7.
Hình 3.21 – Lắp ráp cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bước 9.
Hình 3.23 – Lắp ráp cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bước 10.

Hình 3.24 – Lắp ráp cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec bước 11.
Hình 3.25 – Cơ cấu phân phối khí động cơ Duratec.
Hình 3.26 - Biểu diễn vị trí xupáp và trục cam khi trục cam ở 0°.
Hình 3.27 - Biểu diễn vị trí xupáp và trục cam khi trục cam ở 90°.
Hình 3.28 - Biểu diễn vị trí xupáp và trục cam khi trục cam ở 180°.
Hình 3.29 - Biểu diễn vị trí xupáp và trục cam khi trục cam ở 270°.
Hình 4.1 - Kiểm tra xupáp
Hình 4.2 - Kiểm tra khe hở giữa thân xupáp và ống dẫn hướng.
Hình 4.3 - Kiểm tra ống dẫn hướng.
Hình 4.4 - Kiểm tra đế xupáp.
Hình 4.5 - Kiểm tra chiều dài lò xo khi chịu nén.
Hinh 4.6 - Kiểm tra chiều dài lị xo
Hình 4.7 - Kiểm tra độ vng góc của lị xo.
Hình 4.8 - Kiểm tra đường kính lắp ghép con đội.
Hình 4.9 - Kiểm tra đường kính con đội.
Hình 4.10 - Kiểm tra độ cong của trục cam.
Hình 4.11 - Kiểm tra chiều cao cam.
Hình 4.12 - Kiểm tra đường kính cổ trục cam.
Hình 4.13 - Kiểm tra điện trở jack cắm.

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

vii


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA ĐỀ TÀI


Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực điều
khiển số và tin học. Ngày nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho công việc của người kỹ
sư thiết kế. Giúp cho công việc của người thiết kế trở nên thuận lợi và tiết kiệm được rất
nhiều thời gian.
Trong đề tài này em tập trung vào vấn đề kết cấu và nguyên lý hoạt động của các chi
tiết trong hệ thống phân phối khí động cơ Duratec, tính tốn các thơng số kích thước cơ
bản, phân tích các ngun nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục các hư hỏng và mơ
phỏng động học cơ cấu phân phối khí bằng Solidworks.
Phần mềm Solidworks thiết kế và mô phỏng các cơ cấu máy là một trong những phần
mềm hỗ trợ cho những người đang học tập cũng như làm việc trong lĩnh vực thiết kế chi
tiết và cơ cấu máy. Và hiện tại phần mềm này là một trong những phần mềm đang được
ứng dụng khá phổ biến.
Thông qua việc làm đề tài này đã góp phần cho em củng cố lại các kiến thức đã được
học và tập cho em cách nghiên cứu làm việc độc lập tạo điều kiện thuận lợi cho công việc
sau này của người kỹ sư tương lai.

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

1


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Chương 1:

1.1.


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Nhiệm vụ cơ cấu phân phối khí.
Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ điều khiển q trình thay đổi khí, thải sạch khí

thải khỏi xilanh và nạp đầy hỗn hợp hoặc khơng khí mới vào xilanh để động cơ làm việc
được liên tục. Trong quá trình làm việc khơng khí sạch và nhiên liệu được cấp vào xilanh
động cơ ứng với các thời điểm xác định. Việc nạp khơng khí và làm sạch xilanh động cơ
được thực hiện thông qua xupáp nạp và xả.
1.2.

Yêu cầu cơ cấu phân phối khí.
Để thỏa mãn nhiệm vụ của mình cơ cấu phân phối khí cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đóng mở xupáp đúng thời gian qui định.
- Độ mở lớn để dịng khí dễ lưu thơng.
- Đóng kín và khơng được hở ( tì chặt lên đế xupáp). Tránh gây lọt khí sẽ làm giảm

áp suất trong hành trình nén làm giảm cơng suất của động cơ.
- Ít mịn và ít ồn ào (do va đập).
- Dễ điều chỉnh, sửa chữa, giá thành hạ.
- Đóng mở các cửa nạp và cửa thải theo đúng qui luật pha phối khí động cơ.
1.3. Phân loại cơ cấu phân phối khí.
1.3.1. Hệ thống phân phối khí dùng trong động cơ hai kỳ.
Trong động cơ hai kỳ, q trình nạp đầy mơi chất mới vào xilanh động cơ chỉ chiếm
khoảng 1200 đến 1500 góc quay trục khuỷu. Q trình thải trong động cơ hai kỳ chủ yếu
dùng khơng khí qt có áp suất lớn hơn áp suất khí trời để đẩy sản vật cháy ra ngồi. Ở
q trình này sẽ xảy ra sự hịa trộn giữa khơng khí qt với sản vật cháy, đồng thời cũng
có các khu vực chết trong xilanh khơng có khí qt tới. Chất lượng các q trình thải sạch

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng


Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

2


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

sản vật cháy và nạp đầy môi chất mới trong động cơ hai kỳ chủ yếu phụ thuộc vào đặc
điểm của hệ thống quét thải.
Hiện nay trên động cơ hai kỳ thường sử dụng các hệ thống quét thải sau:
+ Hệ thống quét vòng đặt ngang theo hướng song song:
Được sử dụng chủ yếu trên động cơ hai kỳ cỡ nhỏ.
Đặc điểm: Dùng cácte làm máy nén khí để tạo ra khơng khí quét. Cửa quét thường
đặt xiên lên hoặc đỉnh piston có kết cấu đặc biệt để dẫn hướng dịng khơng khí quét trong
xilanh.
+ Hệ thống quét vòng đặt ngang theo hướng lệch tâm:
Thường dùng trên các động cơ hai kỳ có công suất lớn.
Đặc điểm: Cửa quét đặt theo hướng lệch tâm, xiên lên và hợp với đường tâm
xilanh một góc 300, do đó khi dịng khơng khí qt vào xilanh sẽ theo hướng đi lên tới
nắp xilanh mới vòng xuống cửa thải.
Đây là hệ thống quét thải hoàn hảo nhất, nó cho các chỉ tiêu cơng tác của động cơ
và áp suất khơng khí qt lớn.
+ Hệ thống qt vịng đặt ngang phức tạp:
Đặc điểm: Có hai hàng cửa quét, hàng trên đặt cao hơn cửa thải, bên trong có bố trí
van một chiều để sau khi đóng kín cửa thải vẫn có thể nạp thêm mơi chất cơng tác mới
vào hàng lổ phía trên.
Áp suất khí quét lớn nhưng do kết cấu có nhiều van tự động nên phức tạp. Chiều
cao các cửa khí lớn làm tăng tổn thất hành trình piston, giảm các chỉ tiêu cơng tác của
động cơ.

+ Hệ thống quét vòng đặt một bên:
Chỉ sử dụng cho các động cơ hai kỳ tĩnh tại, động cơ tàu thủy cỡ nhỏ có tốc độ
trung bình.
Đặc điểm: Các cửa khí đặt một bên của thành xilanh theo hướng lệch tâm cửa quét
nghiêng xuống một góc 150. Trong hệ thống có thể có van xoay để đóng cửa thải sau khi
kết thúc quét khí nhằm giảm tổn thất khí quét.
+ Hệ thống quét thẳng qua xupáp thải:
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

3


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Đặc điểm: Cửa quét đặt xung quanh xilanh theo hướng tiếp tuyến. Xupáp thải được
đặt trên nắp xilanh. Dịng khí qt chỉ đi theo một chiều từ dưới lên nắp xilanh rồi theo
xupáp thải ra ngồi nên dịng khơng khí qt ít bị hịa trộn với sản vật cháy và khí thải
được đẩy ra ngồi tương đối sạch, do đó hệ số khí sót nhỏ và áp suất dịng khí nạp lớn.
Để lựa chọn góc phối khí tốt nhất làm cho q trình nạp hoàn thiện hơn. Cửa quét
đặt theo hướng tiếp tuyến nên dịng khơng khí qt đi vào xilanh tạo thành một vận động
xốy do đó q trình hình thành hỗn hợp khí và q trình cháy xảy ra tốt hơn, đồng thời
làm tăng tiết diện lưu thông nên giảm được sức cản trong q trình qt khí.

Hình 1.1 - Một số phương án quét thải trên động cơ hai kỳ.
a) - Hệ thống quét thẳng dùng piston đối đỉnh; b) - Hệ thống quét vòng đặt ngang
theo hướng lệch tâm; c) - Hệ thống quét vòng đặt ngang phức tạp; d) - Hệ thống
quét vòng đặt một bên.
1.3.2. Hệ thống phân phối khí trong động cơ bốn kỳ.

Trên động cơ bốn kỳ việc thải sạch khí thải và nạp đầy môi chất mới được thực hiện
bởi cơ cấu cam - xupáp, cơ cấu cam - xupáp được sử dụng rất đa dạng. Tùy theo cách bố
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

4


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

trí xupáp và trục cam, người ta chia cơ cấu phân phối khí của động cơ bốn kỳ thành nhiều
loại khác nhau như cơ cấu phối khí dùng xupáp treo, cơ cấu phối khí dùng xupáp đặt…
a) Cơ cấu phân phối khí xupáp đặt.
Xupáp được lắp ở một bên thân máy ngay trên trục cam và được trục cam dẫn động
xupáp thông qua con đội. Xupáp nạp và xupáp thải của các xilanh có thể bố trí theo nhiều
kiểu khác nhau: Bố trí xen kẽ hoặc bố trí theo từng cặp một. Khi bố trí từng cặp xupáp
cùng tên, các xupáp nạp có thể dùng chung đường nạp nên làm cho đường nạp trở thành
đơn giản hơn.

Hình 1.2 - Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
1 – Trục cam; 2 – Con đội; 3 – Thân máy; 4 – Đế lò xo xupáp; 5 – Lò xo xupáp; 6 – Ống
dẫn hướng; 7 – Xupáp;
Ưu điểm của phương án này là chiều cao động cơ giảm xuống, kết cấu của nắp
xilanh đơn giản, dẫn động xupáp cũng dễ dàng.
Tuy vậy có khuyết điểm là buồng cháy khơng gọn, có dung tích lớn. Một khuyết
điểm nữa là đường nạp, thải phải bố trí trên thân máy phức tạp cho việc đúc và gia cơng
thân máy, đường thải, nạp khó thanh thốt, tổn thất nạp thải lớn.
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng


Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

5


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

b) Cơ cấu phân phối khí xupáp treo:
Xupáp đặt trên nắp máy và được trục cam dẫn động thông qua con đội, đũa đẩy,
đòn bẩy hoặc trục cam dẫn động trực tiếp xupáp.
Khi dùng xupáp treo có ưu điểm: Tạo được buồng cháy gọn, diện tích mặt truyền
nhiệt nhỏ vì vậy giảm được tổn thất nhiệt.
Đường nạp, thải đều bố trí trên nắp xilanh nên có điều kiện thiết kế để dịng khí
lưu thơng thanh thốt hơn, đồng thời có thể bố trí xupáp hợp lý nên có thể tăng được tiết
diện lưu thơng của dịng khí.
Tuy vậy cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo cũng tồn tại một số khuyết điểm
như dẫn động xupáp phức tạp và làm tăng chiều cao của động cơ, kết cấu của nắp xilanh
hết sức phức tạp, rất khó đúc và gia cơng.
Để dẫn động xupáp, trục cam có thể bố trí trên nắp xilanh để dẫn động trực tiếp
hoặc dẫn động qua đòn bẫy. Trường hợp trục cam bố trí ở hộp trục khuỷu hoặc ở thân
máy, xupáp được dẫn động gián tiếp qua con đội, đũa đẩy, địn bẫy…

Hình 1.3 - Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
1 – Trục cam; 2 – Con đội; 3 – Đũa đẩy; 4 – Đòn bẫy; 5 – Đế chặn lò xo; 6 - Lò xo
xupáp; 7 - Ống dẫn hướng; 8 – Xupáp;

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng


6


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

c) Cơ cấu phân phối khí xupáp treo dẫn động xupáp trực tiếp nhờ trục cam:
* Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc thông qua cơ cấu truyền động đến trục
cam 6 làm cho trục cam 6 quay. Khi bề mặt làm việc của cam 6 tác động vào con đội 5
làm cho nó chuyển động đi xuống, tác động vào đuôi xupáp 1 làm cho xupáp 1 chuyển
động đi xuống dẫn đến mở thông cửa nạp với bên trong xi lanh nếu như ở xupáp nạp và
bên trong xi lanh với bên ngoài cửa xả nếu như ở xupáp xả, lúc này lò xo 3 bị nén lại.
Khi bề mặt làm việc của cam 6 không tác động vào con đội 5 lúc này nhờ lực đẩy lò xo 3
làm cho xupáp 1 chuyển động đi lên và đóng kín khơng cho thơng giữa bên trong xilanh
với bên ngồi cửa nạp hoặc cửa xả.

Hình 1.4 - Kết cấu xupáp treo dẫn động trực tiếp;
1-Xupáp; 2-Ống dẫn hướng; 3-lò xo xupáp; 4-Đĩa lị xo; 5-Con đội; 6-Cam; 7Móng hãm; 8-Đế xupáp.
- Ưu điểm:
+ Kết cấu gọn
+ Làm việc ít tiếng ồn, có độ chính xác cao.
- Nhược điểm:
+ Cơ cấu dẫn động trục cam phức tạp, yêu cầu độ chính xác chế tạo và lắp ghép
Kết luận: Do tính chất của hịa khí và sau khi cháy mà 3 thơng số thời điểm, độ
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

7



Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

nâng và thời gian mở của các xupáp ở tốc độ thấp và tốc độ cao rất khác nhau. Đối với
động cơ cổ điển thì cơng suất và mơ-men xoắn cực đại ở tốc độ nào của xe thì phụ thuộc
vào điều kiện sử dụng của xe đó. Nếu đặt điều kiện hoạt động tối ưu của các xupáp ở tốc
độ thấp thì q trình đốt nhiên liệu lại khơng hiệu quả khi động cơ ở trạng thái tốc độ cao,
khiến công suất chung của động cơ bị giới hạn. Ngược lại, nếu đặt điều kiện tối ưu ở số
tốc độ cao thì động cơ lại hoạt động không tốt ở tốc độ thấp. Từ những hạn chế đó, thì cơ
cấu phối khí hiện đại ra đời với ý tưởng là tìm cách tác động để thời điểm mở van, độ mở
và khoảng thời gian mở biến thiên theo từng vòng tua khác nhau sao cho chúng mở đúng
lúc, khoảng mở và thời gian mở đủ để lấy đầy hịa khí vào buồng đốt.
1.4. Giới thiệu các cơ cấu phân phối khí phổ biến trên các động cơ hiện đại.
1.4.1. Cơ cấu phân phối khí MIVEC của Mitsubishi.
MIVEC (Mitsubishi Innovative Valve timing Electronic Control system) là tên viết
tắt của công nghệ động cơ với xupáp nạp biến thiên được phát triển bởi hãng Mitsubishi.

Hình 1.5 - Cấu trúc hệ thống Mivec

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

8


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

a) Cấu tạo hệ thống.
Hệ thống này có khả năng thay đổi hành trình hoặc thời gian đóng mở các xupáp
bằng cách sử dụng hai loại vấu cam khác nhau. Ở dải tốc độ thấp, vấu cam nhỏ dẫn động

các xupáp, động cơ hoạt động ở trạng thái không tải ổn định, lượng khí thải giảm và
mơmen xoắn tăng lên ở tốc độ thấp. Khi vấu cam lớn được kích hoạt, tốc độ tăng lên, các
xupáp được mở rộng hơn và thời gian mở xupáp tăng lên. Bởi vậy làm tăng lượng khí nạp
trong buồng cháy, công suất và mômen xoắn tăng, dải tốc độ động cơ được mở rộng.
b) Nguyên lý hoạt động:
ECU động cơ xác định tình trạng của động cơ bằng sự phản hồi từ các tín hiệu cảm
biến, gởi tín hiệu nhiệm vụ đến van điều khiển cung cấp dầu cho sự phản hồi của tình
trạng động cơ và điều khiển vị trí của van ống. Khi động cơ dừng lại, van ống sẽ đặt góc
trễ lớn nhất nhờ áp suất thủy lực. Van điều khiển cung cấp dầu phân phối áp suất thủy lực
để làm chậm lại hoặc đẩy nhanh góc cháy, hoặc thay đổi liên tục pha phối khí của trục
cam hút trong từng giai đoạn từ góc sớm đến góc trễ.

Hình 1.6 - Hệ thống điều khiển
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

9


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Nhằm tối ưu hiệu suất động cơ ở dãi tốc độ thấp và trung bình, mặt khác lại nâng
cao cơng suất ở vịng tua cao, hệ thống MIVEC đạt được cả hai mục tiêu trên nhờ chủ
động điều khiển cả thời điểm và khoảng thời gian đóng mở xupáp. Hệ thống MIVEC điều
khiển hốn đổi các vấu cam có cùng chức năng. Một số các loại xe đua thể thao đã áp
dụng biện pháp cơng nghệ này nhằm mục đích sinh ra nhiều công suất hơn. Việc chuyển
đổi vấu cam được thực hiện một cách tự động nhờ các ECU của hệ thống MIVEC, dựa
trên các tín hiệu đầu vào như tốc độ động cơ, số vòng quay trục khuỷu, nhiệt độ nước làm
mát, độ mở bướm ga,…ECU sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển để kích hoạt hoặc hủy chế độ

MIVEC.

Hình 1.7 - Hoạt động của hệ thống MIVEC.
Hai cam có hai biên dạng khác nhau được sử dụng ở hai chế độ khác nhau của động
cơ: một cam có biên dạng nhỏ, dùng ở dải tốc độ thấp mà ta gọi tắt là cam tốc độ thấp và
vấu cam còn lại có biên dạng lớn hơn, dùng ở dải tốc độ cao gọi tắt là cam tốc độ cao.
Các vấu cam tốc độ thấp và các trục cò mổ, dẫn động các xupáp nạp, đặt đối xứng nhau
qua cam tốc độ cao ở giữa. Mỗi xupáp nạp được dẫn động bởi một cam tốc độ thấp và
trục cò mổ. Để chuyển sang cam tốc độ cao, một tay đòn chữ T được ép vào các khe ở
đỉnh trục cò mổ của cam tốc độ thấp. Điều này cho phép các cam tốc độ cao dịch chuyển
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

10


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

cùng với cam tốc độ thấp. Lúc này các xupáp thay đổi hành trình khi được dẫn động bởi
cam tốc độ cao. Ở dải tốc độ thấp, tay đòn chữ T trượt ra khỏi khe một cách tự do, cho
phép các cam tốc độ thấp dẫn động các xupáp. Ở dải tốc độ cao, áp suất thủy lực đẩy
piston thủy lực lên, bởi vậy tay đòn chữ T lại trượt vào các khe cò mổ để chuyển sang vận
hành với các cam tốc độ cao.
Nói chung, chế độ MIVEC được kích hoạt để chuyển sang vấu cam tốc độ cao khi
tốc độ động cơ tăng và chuyển sang vấu cam tốc độ thấp khi tốc độ động cơ giảm. Ở dải
tốc độ thấp, thời gian đóng mở các xu páp nạp và xả trùng nhau tăng để tăng sự ổn định ở
chế độ khơng tải. Khi tăng tốc, thời điểm xupáp nạp đóng được làm chậm lại để giảm áp
lực ngược đồng thời cải thiện hiệu suất khí nạp, giúp tăng cơng suất động cơ cũng như
giảm hệ số ma sát.

1.4.2. Cơ cấu phân phối khí VTEC của Honda:
Hệ thống VTEC của Honda là một trong những công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa
hiệu quả của động cơ. Được kỹ sư thiết kế động cơ của Honda, Kenichis Nagahiro sáng
tạo.
a) Cấu tạo hệ thống:
Động cơ bố trí 4 xupáp cho mỗi xylanh, bao gồm 2 xupáp nạp và 2 xupáp xả. Hai
vấu cam nạp có biên độ mở khác nhau, một cam có biên độ mở lớn và một cam có biên
độ mở nhỏ. Các piston lắp đặt bên trong cò mổ sẽ đẩy piston đồng bộ di chuyển cùng
hướng để ép piston chặn và lị xo hồn lực lại tạo sự liên kết hai cò mổ lại với nhau. Khi
mất áp lực dầu, dưới sự hồn lực của lị xo thơng qua piston chặn sẽ được piston đồng bộ
trở về làm tách 2 cò mổ mở riêng rẽ. Ở tốc độ thấp, hai cị mổ được tách rời, vì thế xupáp
hút thứ nhất điều khiển sự phân phối chính trong khi đó xupáp hút thứ hai chỉ hé mở để
ngăn chặn nhiên liệu tích luỹ ở cửa nạp. Ở tốc độ cao, hai cò mổ được liên kết thành một
khối nhờ vào piston đồng bộ. Vì vậy tốc độ này cả hai xupáp đều chịu sư tác động của
vấu cam có biên độ mở lớn nhất.
b) Nguyên lý hoạt động :
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

11


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Hệ thống VTEC được điều khiển bởi PGM-FI ECM. Bằng cách dùng các cảm
biến, ECM kiểm tra tốc độ động cơ, mức độ tải động cơ, vận tốc xe, nhiệt độ dung dịch
nước làm mát động cơ và nhiều yếu tố khác. Sau đó, dựa theo những thơng số này, ECM
xác định được điều kiện làm việc hiện tại của động cơ và kích hoạt solenoid khi cần thiết.
(Van solenoid điều khiển áp lực thủy lực cung cấp đến van ống).


Hình 1.8 - Cấu trúc hệ thống điều khiển
Kỹ thuật thay đổi thời gian phân phối khí và mức độ nâng xupáp được sử dụng cho
động cơ nhằm mục đích tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất nhưng công suất phát ra vẫn cao.
Với hệ thống này, đặc điểm nổi bật là với một tỷ lệ hồ khí tiết kiệm nhưng vẫn tạo ra
một momen lớn ở tốc độ thấp, đồng thời ở tốc độ cao công suất phát ra lớn tương đương
như động cơ bốn xupáp tiêu chuẩn đạt được.
* Ở tốc độ thấp:
Cò mổ thứ nhất và cò mổ thứ hai được tách rời, do vấu cam A và B điều khiển riêng
biệt hai xupáp, khả năng nâng của cò mổ thứ hai rất nhỏ để hé mở xupáp (một xupáp điều
khiển sự phân phối khí chính).
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

12


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Hình 1.9 - Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí VTEC ở tốc độ thấp.
1-Piston tác động , 2- Piston đồng bộ , 3- Piston chặn , 4- Cò mổ thứ nhất , 5- Cò mổ thứ
hai , 6- Cam thứ nhất , 7- Cam thứ hai.
* Ở tốc độ cao:

Hình 1.10 - Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí VTEC ở tốc độ cao.
1- Áp lực dầu đến, 2- Cam thứ nhất.
Piston tác động được bố trí bên trong cị mổ thứ nhất, nó được tác động bởi áp lực
dầu để di chuyển theo hướng mũi tên như hình (4). Cả hai cò mổ thứ 1 và thứ 2 được liên
kết lại bằng piston đồng bộ. Ở tốc độ này, biên độ mở của xupáp thứ hai giống như biên

độ mở của xupáp thứ nhất nhằm đáp ứng cho sự hoạt động ở tốc độ cao giống như động
cơ 4 xupáp thơng thường (2 xupáp điều khiển phân phối khí).
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

13


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

1.4.3. Cơ cấu VVT-i của hãng Toyota.
Hệ thống VVT-i là một kỹ thuật thay đổi thời điểm phối khí được phát triển bởi
TOYOTA. Hệ thống VVT-i đã thay thế hệ thống VVT đơn giản vào năm 1991 trên động
cơ 4A-GE 20 xupap. Hệ thống VVT-i được giới thiệu vào năm 1996, thay đổi thời điểm
của xupap nạp bằng cách điều chỉnh mối quan hệ giữa trục cam điều khiển (dây đai, vị trí
bánh răng hoặc dây xích).

Hình 1.11 – Hệ thống VVT-i.
a) Cấu tạo :
Bộ chấp hành của hệ thống VVT-i bao gồm bộ điều khiển VVT-i dùng để xoay trục
cam nạp, áp suất dầu dùng làm lực xoay cho bộ điều khiển VVT-i, và van điều khiển để
điều khiển đường đi của dầu.

Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

14



Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Hình 1.12 - Cấu tạo của bộ điều khiển VVT-i.
Bộ điều khiển bao gồm một vỏ được dẫn động bởi xích cam và các cánh gạt được
cố định trên trục cam nạp. Áp suất dầu đi từ phía làm sớm hay làm muộn trục cam nạp sẽ
xoay các cánh gạt của bộ điều khiển VVT-i để thay đổi liên tục thời điểm phối khí của
trục cam nạp.
Khi động cơ ngừng, trục cam nạp chuyển động đến trạng thái muộn nhất để duy trì
khả năng khởi động. Khi áp suất dầu không truyền đến bộ điều khiển VVT-I ngay lập
tức, sau khi động cơ khởi động, chốt hãm sẽ hãm các cơ cấu hoạt động của bộ điều khiển
VVT-i để tránh tiếng gõ.

Hình 1.13 - Cấu tạo van điều khiển dầu phối khí trục cam
b) Nguyên lý hoạt động
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

15


Thiết kế và mơ phỏng cơ cấu phân phối khí của động cơ Duratec bằng phần mềm Solidworks

Hệ thống được thiết kế để điều khiển thời điểm phối khí bằng cách xoay trục cam
tính theo góc quay của trục khuỷu để đạt được thời điểm phối khí tối ưu cho các điều kiện
hoạt động của động cơ dựa trên tín hiệu từ các cảm biến.
• Làm sớm thời điểm phối khí :
Khi van điều phối được đặt ở vị trí như trên hình vẽ, bộ ECU của động cơ điều
khiển áp suất dầu tác động lên khoang cánh gạt phía làm sớm thời điểm phối khí để quay

trục cam nạp về chiều làm sớm thời điểm phối khí.

Hình 1.14 - Van điều phối dầu ở vị trí phía làm sớm.
• Làm muộn thời điểm phối khí :
Khi ECU đặt van điều phối trục cam ở vị trí như trong hình vẽ, áp suất dầu tác động
lên khoang cánh gạt phía làm muộn thời điểm phối khí để làm quay trục cam nạp theo
chiều quay làm muộn thời điểm phối khí.

Hình 1.15 - Van điều phối dầu ở vị trí phía làm muộn
• Giữ ổn định :
Sinh viên thực hiện: Phan Quang Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Hải Tùng

16


×