Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

(Đồ án tốt nghiệp) nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 109 trang )

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO PHƯƠNG TIỆN THU GOM RÁC VÀ CẢI TẠO BÃI BIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
CHUYÊN NGÀNH: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ PHƯƠNG TIỆN THU
GOM RÁC VÀ CẢI TẠO BÃI BIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn: PGS.TS DƯƠNG VIỆT DŨNG
ThS. DƯƠNG ĐÌNH NGHĨA
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN THỊNH
Số thẻ sinh viên: 103140051
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH TÂM
Số thẻ sinh viên: 103140048
Lớp: 14C4A

Đà Nẵng, 06/2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
CHUN NGÀNH: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ PHƯƠNG TIỆN THU
GOM RÁC VÀ CẢI TẠO BÃI BIỂN DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn: PGS.TS DƯƠNG VIỆT DŨNG
ThS. DƯƠNG ĐÌNH NGHĨA
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN THỊNH
Số thẻ sinh viên: 103140051
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH TÂM
Số thẻ sinh viên: 103140048
Lớp: 14C4A

Đà Nẵng, 06/2019


TÓM TẮT
Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du
lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Tâm
Nguyễn Văn Thịnh

Mã thẻ SV: 103140048
Mã thẻ SV: 103140051

Lớp: 14C4A
Việt Nam là một trong những nước có đường bờ biển dài và chạy khắp ba miền

của tổ quốc, đường bờ biển dài kết hợp với thiên nhiên và phong cảnh phù hợp nên du
lịch biển ở nước ta hiện nay là một trong những ngành kinh tế trọng điểm. Trong nghị
quyết 08- NQTW của Bộ chính trị về phát triền ngành du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn đã xác định tầm nhìn và chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam
nói chung và ngành du lịch biển nói riêng, chính vì điều ấy mà du lịch biển nước ta
đang ngày một phát triển. Tuy nhiên khách du lịch ở Việt Nam chúng ta là đặc thù, vì
ý thức, thói quen chưa được tốt, điều đó tạo nên một khối lượng rác cũng “phát triển”
theo sự phát triển của du lịch biển nước nhà. Mặc dù vậy các giải pháp thu gom rác,
làm sạch bãi biển hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Hầu như phương án thu gom rác
hiện nay sử dụng bằng phương pháp thủ cơng là chính. Thấy rõ được những hạn chế
đó nhóm đã tìm hiểu, phân tích đặc điểm cụ thể của rác thải tại các bãi biển du lịch
trên địa bàn Đà Nẵng, từ đó lên phương án thiết kế, chế tạo phương tiện thu gom rác
và cải tạo bãi biển. Trên cơ sở sử dụng nguồn động lực dư thừa trong tương lai kết hợp
nguồn năng lượng mặt trời, nhằm hướng đến một phương tiện hybrid có khả năng tối
ưu hóa hiệu suất làm việc trên cơ sở sử dụng nguồn động lực cỡ nhỏ. Sản phẩm chế
tạo của phương tiện thu gom rác và cãi tạo bãi biển hiện nay qua các lần thử nghiệm
đã đảm bảo được cơ bản nhu cầu thực tế của việc thu gom rác và cải tạo bãi biển. Theo
kế hoạch đề ra sắp tới phương tiện thu gom rác và cãi tạo bãi biển này sẽ được nâng
cấp, hoàn thiện và áp dụng vào thực tế.
Nội dung của đồ án bao gồm có 5 chương, với nội dung của mỗi chương khác
nhau nhưng giữa chúng có sự liên kết chặt chẽ và bổ sung cho nhau, để tạo thành một
bản tổng thể hồn chỉnh. Dưới đây là phần tóm tắt nội dung của từng chương và được
trình bày theo trình tự như sau:
- Chương 1: Mục đích, ý nghĩa thiết thực của đề tài đang nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan thiết bị thu gom rác thải biển.
- Chương 3: Xây dựng ý tưởng thiết kế thiết bị thu gom rác bãi biển
- Chương 4: Tính tốn, thiết kế thiết bị thu gom rác và cải tạo bãi biển
- Chương 5: Kết luận



ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thành Tâm

Số thẻ SV: 103140048

Nguyễn Văn Thịnh

Số thẻ SV: 103140051

Khoa: Cơ Khí Giao Thơng

Ngành: Kỹ thuật cơ khí

Lớp: 14C4A

1. Tên đề tài đồ án:
Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Đề tài thuộc diện: ☒ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
Xe thu gom rác hoạt động trong điều kiện thực tế trên bãi biển khu vực Đà Nẵng.
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn:

Chương 1. Mục đích, ý nghĩa thiết thực của đề tài đang nghiên cứu.
1.1 Thực trạng rác thải tại bãi biển Đà Nẵng
1.2 Phân loại và cách xử lý rác thải
1.3 Mục đích, ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan thiết bị thu gom rác bãi biển
2.1 Công dụng, yêu cầu của xe thu gom rác bãi biển
2.2 Phân loại xe thu gom rác bãi biển
2.3 Các loại xe thu gom rác bãi biển ở Việt Nam và trên Thế Giới
Chương 3. Xây dựng ý tưởng thiết kế thiết bị thu gom rác bãi biển
3.1 Đánh giá thực tế
3.2 Sơ bộ ý tưởng thiết kế
3.3. Ngun lý hoạt động của thiết bị
Chương 4. Tính tốn, xây dựng mơ hình 3D thiết bị thu gom và cải tạo bãi biển
4.1. Tổng quan về các nguồn động lực sử dụng
4.2 Tổng quan về ắc quy
4.3 Tính tốn, thiết kế cơ cấu thu gom rác


4.4 Tính tốn động lực phần di chuyển
4.5 Giới thiệu về phần mềm Catia V5, ứng dụng phần mềm trong quá trình thiết
kế sản phẩm
Chương 5. Kết luận
5. Các bản vẽ, đồ thị:
STT

Tên bản vẽ

Giấy in

1


Bản vẽ tổng thể xe

1A3

2

Bản vẽ khung cơ cấu di chuyển

1A3

3

Bản vẽ khung cơ cấu thu gom rác

1A3

4

Bản vẽ chổi xới

1A3

5

Bản vẽ khung đỡ chổi xới

1A3

6


Bản vẽ cụm răng xới

1A3

7

Bản vẽ các trạng thái làm việc

1A3

8

Bản vẽ cụm di chuyển

1A3

9

Bản vẽ cụm bánh xích

1A3

10

Bản vẽ cơ cấu vận chuyển rác

1A3

11


Bản vẽ cabin

1A3

12

Sơ đồ dẫn động cơ cấu làm việc

1A3

13

Sơ đồ dẫn động cơ cấu di chuyển

1A3

14

Bản vẽ thùng rác

1A3

Tổng

14A3

6. Họ tên người hướng dẫn: ThS. Dương Đình Nghĩa
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 25/02/2019
8. Ngày hoàn thành đồ án: 03/06/2019

Đà Nẵng, ngày...... tháng .......năm 2019
Thông qua bộ môn Máy Động Lực
Ngày……..tháng …….năm 2019
PGS.TS Dương Việt Dũng

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Dương Đình Nghĩa


LỜI NĨI ĐẦU
Trong thời đại cơng nghiệp ngày nay với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật,
ngành công nghiệp ôtô cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, bên cạnh đó là sự phát triển của
xe chuyên dụng.
Được sự cho phép của khoa Cơ khí Giao Thơng, và sự hướng dẫn tận tình, nhiệt
huyết của ThS Dương Đình Nghĩa và PGS.TS Dương Việt Dũng nhóm đã hồn thành
đề tài “Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Nội dung của đề tài này giúp em hệ thống hóa được những
kiến thức đã học lúc cịn trên ghế nhà trường, nâng cao hiểu biết về các loại xe chuyên
dụng khác nhau, từ đây có thể đi sâu nghiên cứu về xe chuyên dụng.
Trong đồ án này nêu lên tính sáng tạo trong việc áp dụng cơ khí hóa cho cơng cuộc
bảo vệ mơi trường biển.
Q trình hồn thiện đề tài và tiến hành gia cơng chế tạo sản phẩm trong một
khoảng thời gian ngắn và kiến thức có hạn nên trong tập đồ án này của nhóm khơng thể
tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em mong q thầy, cơ trong bộ mơn đóng góp
ý kiến để đề tài của em được hồn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cơ giáo trong khoa Cơ khí Giao
Thơng đã truyền đạt hướng dẫn cho em rất nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học
tập ở trường và thời gian làm Đồ án Tốt Nghiệp. Nó sẽ là những viên gạch vững chắc cho
nền móng phát triển của nhóm.

Đà Nẵng, ngày 03 tháng 06 năm 2019
Sinh viên thực hiện.

Nguyễn Thành Tâm

Nguyễn Văn Thịnh

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung thực và
chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các số liệu sử dụng trong đồ án có nguồn gốc
rõ ràng, và công bố theo quy định.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thành Tâm

Nguyễn Văn Thịnh

ii


MỤC LỤC

Trang
TÓM TẮT.............................................................................................................................
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ....................................................................................
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác
định.
KÝ HIỆU: ....................................................Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
CHỮ VIẾT TẮT:.........................................Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI ĐANG NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................................... 2
1.1 Thực trạng rác thải tại bãi biển Đà Nẵng ..................................................................2
1.2 Phân loại và cách xử lý rác thải .................................................................................4
1.2.1 Phân loại rác thải ....................................................................................................4
1.2.2 Phương pháp xử lý rác thải .....................................................................................7
1.3 Mục đích, ý nghĩa đề tài nghiên cứu .........................................................................7
1.3.1 Tầm quan trọng của công việc thu gom và vận chuyển rác thải ............................ 7
1.3.2 Tình hình chế tạo và sử dụng xe thu gom rác trên bãi biển ...........................................8
Chương 2: TỔNG QUAN THIẾT BỊ THU GOM RÁC BÃI BIỂN .................................. 9
2.1 Công dụng, yêu cầu của xe thu gom rác bãi biển ......................................................9
2.1.1 Công dụng...............................................................................................................9
2.1.2 Yêu cầu ...................................................................................................................9
2.2 Phân loại xe thu gom rác bãi biển .............................................................................9
2.2.1 Phân loại theo phương thức vận hành ..................................................................10

iii


2.2.2 Phân loại theo cơ cấu làm việc .............................................................................12
2.2.3 Phân loại theo cơ cấu di chuyển ...........................................................................15

2.3 Các loại xe thu gom rác bãi biển ở Việt Nam và trên Thế Giới .............................. 16
2.3.1. Giới thiệu các xe thu gom rác bãi biển ở Việt Nam ............................................16
2.3.2 Giới thiệu các xe thu gom rác bãi biển trên Thế giới ...........................................20
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG THIẾT KẾ THIẾT BỊ THU GOM RÁC BÃI
BIỂN ................................................................................................................................. 30
3.1. Đánh giá thực tế ......................................................................................................30
3.1.1. Đánh giá thực tế bãi biển Đà Nẵng .....................................................................30
3.1.2. Đánh giá thực tế các phương tiện thu gom rác hiện nay .....................................30
3.2

Sơ bộ ý tưởng thiết kế ......................................................................................... 33

3.2.1 Cơ cấu thu gom rác ............................................................................................... 34
3.2.2 Cơ cấu vận chuyển rác lên thùng chứa .................................................................37
3.2.3

Cơ cấu di chuyển .............................................................................................. 38

3.2.4 Nguồn động lực ....................................................................................................40
3.3 Nguyên lý làm việc của thiết bị ...............................................................................42
CHƯƠNG 4: TÍNH TỐN, XÂY DỰNG MƠ HÌNH 3D THIẾT BỊ THU GOM RÁC
VÀ CẢI TẠO BÃI BIỂN ................................................................................................. 44
4.1 Tổng quan về các nguồn động lực sử dụng ............................................................. 44
4.1.1 Động cơ đốt trong .................................................................................................44
4.1.2 Động cơ điện ........................................................................................................46
4.2 Tổng quan về ắc quy................................................................................................ 47
4.2.1 Phân loại Ắc quy ..................................................................................................47
4.2.2 Cấu tạo của bình Ắc quy ......................................................................................48
4.2.3 Nguyên lý hoạt động của Ắc quy .........................................................................50
4.2.4 Các thông số quan trọng của Ắc quy ....................................................................52

4.3 Tính tốn thiết kế cơ cấu thu gom rác .....................................................................64
4.3.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................64
4.3.2 Tính tốn cơ cấu thu gom rác ...............................................................................71
4.4 Tính toán động lực phần di chuyển .........................................................................75
4.4.1. Cơ sở lý thuyết .....................................................................................................75
4.4.2 Tính tốn động lực ................................................................................................ 79

iv


4.5 Giới thiệu về phần mềm CATIA, ứng dụng phần mềm trong quá trình thiết kế sản
phẩm. ............................................................................................................................. 83
4.5.1 Giới thiệu về phần mềm CATIA ..........................................................................83
4.5.2 Thiết kế sản phẩm bằng phần mềm Catia V5. ......................................................85
4.5.2.1 Tổng thể thiết bị.................................................................................................85
4.5.2.2 Các cụm chi tiết chính của thiết bị ....................................................................86
4.5.2.3 Sơ đồ dẫn động ..................................................................................................91
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ............................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 95

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Rác thải bãi biển Đà Nẵng dài hàng kilomet ........................................................ 3
Hình 1.2 Hình ảnh các công nhân vệ sinh bãi biển bằng dụng cụ thô sơ ............................ 3
Hình 1.3 Hình ảnh bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng ..................................................................... 4
Hình 1.4 Rác thải sinh hoạt của khách du lịch .................................................................... 5
Hình 1.5 Rác thải bị sóng đánh vào bờ ................................................................................ 6
Hình 1.6 Các sinh vật biển chết trơi dạt vào bờ biển ........................................................... 6

Hình 2.1 Máy thu gom rác phụ thuộc .................................................................................. 10
Hình 2.2 Máy thu gom rác bãi biển độc lập ......................................................................... 11
Hình 2.3 Máy thu gom rác bãi biển điều khiển bằng tay ................................................... 11
Hình 2.4 Cơ cấu máy nhặt rác đưa vào thùng chứa .......................................................... 12
Hình 2.5 Cơ cấu máy theo nguyên lý cào rác dồn vào thùng chứa ................................... 13
Hình 2.6 Cơ cấu theo nguyên lý sàng cát để tách rác đưa vào thùng chứa....................... 14
Hình 2.7 Máy dọn rác sử dụng cơ cấu di chuyển bánh xích bằng cao su .......................... 15
Hình 2.8 Máy thu gom rác sử dụng cơ cấu di chuyển bằng bánh lốp ............................... 16
Hình 2.9 Máy sàng rác nhập khẩu từ Ý tại bãi biển Đà Nẵng ........................................... 17
Hình 2.10 Xe thu gom rác bãi biển Ninh Thuận ................................................................ 18
Hình 2.11 Kích thước cơ sở máy dọn rác bãi biển Beach Tech 2800 ................................ 19
Hình 2.12 Xe thu gom rác CHERRINGTON 5450 ............................................................. 21
Hình 2.13 Xe thu gom rác bãi biển BARBER SURF RAKE 600 HD ................................. 24
Hình 2.14 Máy cào rác DHBC1800-4200 .......................................................................... 25
Hình 2.15 Máy cào rác DHBC1800-4200 .......................................................................... 26
Hình 2.16 Máy dọn rác thực hiện dọn rác ngay trên cả cát ướt và khô, các cơ cấu được
sơn và mã kẽm chống ăn mòn nước biển............................................................................ 27
Hình 2.17 Máy dọn rác được trang bị hệ thống thủy lực được kết nối dễ dàng và hoạt
động độc lập, đảm bảo tính an tồn cao ............................................................................ 29
Hình 3.1 Cơ cấu thu gom dạng cào sử dụng một chổi xới ................................................. 34

vi


Hình 3.2 Cơ cấu thu gom dạng cào hai trục làm việc ........................................................ 35
Hình 3.3 Cơ cấu thu gom dạng xúc hai trục làm việc ........................................................ 36
Hình 3.4 Cơ cấu thu gom dạng xúc một trục làm việc ....................................................... 36
Hình 3.5 Cơ cấu thu gom rác dạng chuyển động tính tiến kết hợp rung ........................... 37
Hình 3.6 Xích tải cào .......................................................................................................... 38
Hình 3.7 Sơ đồ tổng thể máy thu gom rác và cải tạo bãi biển ........................................... 40

Hình 3.13 Động cơ đốt trong 1 xy lanh được sử dụng trên xe máy ................................... 41
Hình 3.14 Nguyên lý hoạt động phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển .................. 42
Hình 4.1 Cấu tạo cơ bản của Ắc quy.................................................................................. 47
Hình 4.2 Cấu tạo các bản cực của Ắc quy ......................................................................... 49
Hình 4.3 Cấu tạo bình Ắc quy ............................................................................................ 50
Hình 4.4 Phản ứng hóa học xả/nạp Ắc quy Axit-chì .......................................................... 51
Hình 4.5 Bảng dung lượng của Ắc quy US 2200XC2 ........................................................ 54
Hình 4.6 Đại diện ngăn cực của Ắc quy Axit-chì ............................................................... 55
Hình 4.7 Các giá trị điện áp của Ắc quy ............................................................................ 55
Hình 4.8 Dung lượng Ắc quy theo điện áp ......................................................................... 56
Hình 4.9 Bảng tương ứng điện áp và dung lượng bình ...................................................... 56
Hình 4.10 Mạch tương đương của Ắc quy khi nạp ............................................................ 59
Hình 4.11 Quan hệ điện áp nạp với tỷ trọng ắc quy .......................................................... 61
Hình 4.12 Sơ đồ tương đương của Ắc quy khi xả ............................................................... 62
Hình 4.13 cấu tạo ba thể của đất ....................................................................................... 68
Hình 4.14 Quỹ đạo chuyển động của hai tăm xới liền nhau .............................................. 72
Hình 4.15 Quỹ đạo chuyển động của điểm đầu tăm xới khi  < 1..................................... 72
Hình 4.16 Quỹ đạo chuyển động của điểm đầu tăm xới khi  =1...................................... 73
Hình 4.17 Quỹ đạo chuyển động của điểm đầu tăm xới khi  >1...................................... 73
Hình 4.18 Sơ đồ lực tác dụng máy kéo xích trong trường hợp tổng quát .......................... 76
Hình 4.19 Giao diện của phần mềm CATIA ....................................................................... 84
Hình 4.20 Mơi trường làm việc Part Design ...................................................................... 84

vii


Hình 4.21 Mơi trường lắp Assembly Design ...................................................................... 85
Hình 4.22 Hình ảnh 3D của thiết bị được thiết kế trên phần mềm Catia V5 ..................... 85
Hình 4.23 Bản vẽ 2D tổng thể thiết bị ................................................................................ 86
Hình 4.23 Cơ cấu di chuyển ............................................................................................... 87

Hình 4.24 Bản vẽ tổng thể phần khung .............................................................................. 87
Hình 4.25 Cơ cấu thu gom rác ........................................................................................... 88
Hình 4.26 Răng cào ............................................................................................................ 88
Hình 4.27 Cơ cấu vận chuyển rác (băng gạt) .................................................................... 89
Hình 4.28 Thùng rác được sử dụng trên thiết bị ................................................................ 90
Hình 4.29 Cabin ................................................................................................................. 91
Hình 4.30 Sơ đồ dẫn động cơ cấu di chuyển ...................................................................... 92
Hình 4.31 Sơ đồ dẫn động cơ cấu làm việc ........................................................................ 93

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật máy sàng rác nhập khẩu từ Ý ................................................ 17
Bảng 2.2 Thông số phương tiện thu gom rác Beach tech 2800 ......................................... 19
Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật xe thu gom rác CHERRINGTON 5450 ................................. 21
Bảng 2.4 Thông số kỹ thuật xe thu gom rác bãi biển BARBER SURF RAKE 600 HD ...... 24
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật của máy cào rác DHBC1800-4200 ....................................... 25
Bảng 2.6 Thông số kỹ thuật máy dọn rác bãi biển DHBC1800-4200 ................................ 27
Bảng 4.1 Một số thông số của đất ...................................................................................... 65
Bảng 4.2 Hệ số ma sát đất- đất, đất- thép .......................................................................... 66
Bảng 4.3 Góc chân nón 𝜑 .................................................................................................. 66
Bảng 4.4 Hệ số chịu dập 𝑃0 và ứng lực nén cho phép đối với bộ di chuyển máy làm đất
xuống nền đất 𝑃𝑑 (kN/𝑚2) ................................................................................................. 67
Bảng 4.5 Các loại đất và hệ số lực cản riêng .................................................................... 69
Bảng 4.6 Hệ số ma sát nội .................................................................................................. 70
Bảng 4.7 Các thơng số kích thước của cơ cấu thu gom ..................................................... 73
Bảng 4.8 Tính tốn các lực tác dụng lên cơ cấu thu gom. ................................................. 74
Bảng 4.9 Thông số động cơ điện ........................................................................................ 75
Bảng 4.10 Hệ số cản lăn của máy kéo bánh xích [1] ......................................................... 78

Bảng 4.11 Các thông số ban đầu của xe thiết kế ............................................................... 79
Bảng 4.12 Các giai đoạn tăng tốc của xe ........................................................................... 80
Bảng 4.13 Công suất động cơ theo lực tiếp tuyến .............................................................. 81
Bảng 4.14 Các giá trị io ...................................................................................................... 82

ix


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia có bờ biển dài và rộng trên thế giới. Đó
cũng là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thủy
hải sản và đặc biệt phát triển ngành du lịch biển. Đó cũng là tiềm năng và thế mạnh
của Đà Nẵng chúng ta. Nhưng cùng với sự phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
mơi trường biển Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang bị ơ nhiễm và ảnh
hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt và môi trường sinh thái của chúng ta.
Việc thu gom rác trên các bãi biển hiện nay đang được thực hiện thủ công và
kém hiệu quả. Qua quá trình học tập và chuẩn bị hành trang kiến thức để ra trường,
được sự giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết của thầy giáo ThS. Dương Đình Nghĩa, nhóm
chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom
rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, với đề tài này
nhằm làm cơ sở ban đầu cho việc phát triển xe thu gom rác toàn diện hơn sau này.
Nhằm phục vụ tốt hơn cho việc thu gom vận chuyển rác, để nâng cao hiệu quả và giảm
chi phí cũng như nhân cơng trong việc thu gom rác trên bãi biển.
Tuy nhiên, do kiến thức và kỹ năng còn nhiều hạn chế cũng như thời gian thực
hiện đề tài khơng nhiều nên đề tài cịn nhiều thiếu sót và hạn chế cần được phát triển
thêm. Chúng em mong q thầy cơ đóng góp ý kiến để chúng em có thể hồn thành tốt
hơn nữa đề tài này.


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

1


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA THIẾT THỰC CỦA ĐỀ TÀI ĐANG
NGHIÊN CỨU
1.1 Thực trạng rác thải tại bãi biển Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng
đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc
giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đơng.
Vùng biển gồm quần đảo Hồng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến
1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120
hải lý về phía Nam.
Đà Nẵng được xem là trung tâm kinh tế của miền trung với tài nguyên biển
phong phú và ngành du lịch biển ngày một phát triển. Nhờ có vị trí địa lý một bên giáp
với rừng một bên giáp với núi tạo nên một Đà Nẵng rất tiềm năng.
Đất nước Việt Nam có bờ biển kéo dài trên 3.260 km và hơn 3.000 các đảo lớn
nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế biển như dầu
khí, du lịch, thủy sản… Nhưng thực tế cho thấy chính những nhu cầu lợi ích đó của
con người đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trường
biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng.
Các số liệu thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển có
nguồn gốc từ đất liền khi các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, thuốc bảo vệ
thực vật…, mà lượng lớn chất thải này chưa được xử lý, thông qua hệ thống thốt

nước xả thẳng ra các sơng, trăm sơng đổ về biển hoặc xả trực tiếp ra biển, mang theo
một lượng lớn các chất bồi lắng, nhựa, hóa chất, kim loại, cặn dầu, thậm chí cả những
chất phóng xạ.
Thực trạng hiện nay của bãi biển Đà Nẵng sau những cơn mưa lớn, những trận
bão lũ là hàng kilomét bãi biển ô nhiễm do rác thải không được dọn một cách kịp thời.
Theo Baomoi.com phỏng vấn:” Ông Hồ Văn Trạch, một người dân làm nghề đánh cá
tại khu vực này cho hay, cứ sau những trận mưa lớn, rác thải từ các cống xả thải cùng
gỗ củi từ thượng nguồn theo sông Hàn đổ về cửa biển.
“Khi trời ráo tạnh, rác thải trong vịnh Đà Nẵng lại trôi dạt vào bãi biển gây ơ
nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Tình trạng rác thải tràn vào bờ biển đã diễn ra nhiều

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

2


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

ngày qua. Có lẽ vì khối lượng q lớn nên các cơng nhân làm khơng xuể…”, ơng
Trạch nói.
“Khơng chỉ gây ơ nhiễm, rác thải cịn khiến nước biển đục. Có nhiều mẻ lưới tơi
chỉ qt được tồn rác…”, ông Trạch cho biết thêm.”
Theo ghi nhận của phóng viên BaoMoi.com Ngày 14 tháng 12 năm 2017, khoảng
1 km bờ biển với chiều rộng khoảng 50 m ngập tràn trong rác với đủ thứ bao bì, chai
lọ, gỗ củi… Ước lượng khối lượng rác lên đến hàng chục tấn.

Hình 1.1 Rác thải bãi biển Đà Nẵng dài hàng kilomet

Một trong những nguyên nhân ứ đọng không thể giải quyết kịp rác thải là do khối
lượng rác thải là quá tải so với lực lượng nhân cơng có thể giải quyết, cùng với đó là
phương pháp thu gom rác cịn q thô sơ làm giảm đáng kể hiệu quá thu gom rác thải.

Hình 1.2 Hình ảnh các cơng nhân vệ sinh bãi biển bằng dụng cụ thô sơ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

3


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Nhằm mục đích có thể tăng khả năng dọn rác cũng như giảm tối đa mức độ ô
nhiễm môi trường biển do rác thải gây nên. Chúng em đã tiến hành khảo sát các loại
rác thải thường có mặt trên bãi biển Đà Nẵng, nhằm từ đó xây dựng được hệ thống thu
gom rác một cách tối ưu và phát huy được tối đa khả năng của hệ thống.
1.2 Phân loại và cách xử lý rác thải
Bãi biển Đà Nẵng kéo dài gần 60 km với nhiều bãi tắm cơng cộng và bãi tắm
riêng liên hồn nhau rất đẹp, các bãi biển Đà Nẵng được kéo dài từ chân đèo Hải
Vân đến Ngũ Hành Sơn và tiếp tục trải dài đến Cửa Đại - Hội An.

Hình 1.3 Hình ảnh bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Các bãi biển trên địa bàn Đà Nẵng được khách du lịch khắp nơi đánh giá cao về
sự an toàn, văn minh và sạch đẹp. Là điểm tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn và tắm biển
rất được yêu thích, vào các ngày lễ hội, cuối tuần hay những ngày nắng nóng, nhiều
lúc người dân và du khách ra biển quá đông đến mức quá tải. Chính vì vậy mà biển Đà

Nẵng được mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh.
Tuy nhiên, vào mùa du lịch cao điểm, các bãi biển này có nguy cơ bị ơ nhiễm
nghiêm trọng bởi nước thải, rác thải từ các nguồn sinh hoạt, dịch vụ du lịch, công
nghiệp... của thành phố mang lại
1.2.1 Phân loại rác thải
a. Rác thải từ sinh hoạt của người dân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

4


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Ngày càng có nhiều người đến vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi trên bãi biển, cùng với
sự phát triển của các dịch vụ kèm theo, nên lượng rác do du khách thải ra là rất lớn.
Nhìn chung, du khách chưa có thói quen bỏ rác vào nơi quy định, thường xả rác tự
nhiên ở mọi nơi, mọi lúc làm cho mơi trường biển ln có nguy cơ bị ô nhiễm. Rác do
sinh hoạt của du khách tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển đã xả ra trên bãi biển ở mọi
nơi, mọi lúc. Đây là nguồn rác thải chủ yếu, thường xuất hiện trên khu vực cát khô.
Rác rất đa dạng, thường có kích thước nhỏ và lẫn vào trong cát, do du khách đi lại vùi
lấp rác vào trong cát. Một số ít rác loại này có cạnh sắc, như mảnh thuỷ tinh, vỏ sò, vỏ
ốc bị vỡ, các que bằng kim loại, gây nguy hiểm cho du khách. Để thu gom các loại rác
này, phải tiến hành lấy lớp cát trên bề mặt bãi biển đổ lên sàng lỗ nhỏ, sàng cát, tách
rác ra để đưa vào thùng chứa.

Hình 1.4 Rác thải sinh hoạt của khách du lịch
b. Rác thải từ biển dạt vào bờ

Hằng năm có một khối lượng lớn rác thải phát sinh tấp vào dọc bờ biển Đà Nẵng,
gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng cảnh quan du lịch biển. Lượng rác thải này xuất
phát từ động thực vật chết, sự cố tràn dầu, hay rác thải do con người xả…

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

5


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Hình 1.5 Rác thải bị sóng đánh vào bờ
Vì vị trí địa lí Đà Nẵng nằm ở trung tâm, có bãi biển dọc theo chiều dài, nên cứ
đến mùa bão lũ hay có mưa lớn là dọc các bãi biển lại xuất hiện rất nhiều loại rác thải
theo sóng tấp vào các bãi biển Đà Nẵng. Gây ra tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng, mất
cảnh quan mơi trường biển và hơn hết ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân
ven biển
c. Rác thải từ sinh vật biển chết dạt vào bờ biển

Hình 1.6 Các sinh vật biển chết trôi dạt vào bờ biển

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

6



Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Các sinh vật biển như ốc, sò, cá, ghẹ… sau khi chết một phần bị sóng biển đánh
vào bờ biển gây mùi hôi thối, mất cảnh quan môi trường biển.
Ước tính có khoảng 500 tấn rác thải phát sinh dọc bãi biển, tập trung chủ yếu ở
biển Nguyễn Tất Thành. Tuy nhiên, do lượng rác quá nhiều và hơn nữa ngay sau khi
dọn xong, sóng biển lại tiếp tục đẩy rác vào bờ, khiến cho các công nhân tại công ty
môi trường Đà Nẵng phải làm việc liên tục hằng ngày.
1.2.2 Phương pháp xử lý rác thải
- Rác hữu cơ:
+ Các vật liệu làm từ giấy: Các túi giấy, giấy vệ sinh, giấy ăn các loại…
+ Có nguồn gốc từ các sợi: vải, len…
+ Thực phẩm thừa đã qua sử dụng: Vỏ rau củ quả, thức ăn…
Một lượng rác hữu cơ sẽ được gom lại bỏ vào thùng xốp, sau các quá trình xử lý
rác hữu cơ sẽ trở thành một loại phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
- Rác vô cơ:
+ Các loại sản phẩm, vật liệu được chế tạo từ sắt
+ Các vật liệu, sản phẩm làm bằng thủy tinh
+ Các vật liệu không cháy ngồi kim loại, thủy tinh
Rác vơ cơ là những chất thải khơng có khả năng phân hủy trong điều kiện tự
nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng với thời gian rất dài như: thuỷ tinh, sành sứ, kim
loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng… Đặc biệt,
trong chất thải rắn vô cơ có một số thành phần được gọi là chất thải nguy hại. Nên việc
xử lý phải có một quy trình nghiêm ngặt do bộ phận quản lý môi trường thực hiện.
1.3 Mục đích, ý nghĩa đề tài nghiên cứu
1.3.1 Tầm quan trọng của công việc thu gom và vận chuyển rác thải
Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cuộc sống con người
được nâng cao đồng thời lượng rác thải do du khách du lịch thải ra, rác thải do các nhà

máy, xí nghiệp, y tế... ngày càng tăng. Do vậy công tác thu gom rác bãi biển cực kỳ
quan trọng đối với đời sống của con người chúng ta, nó trực tiếp làm giảm ơ nhiễm
môi trường nước, làm đẹp cảnh quan môi trường biển. Qua đó nó trực tiếp đánh giá
chất lượng cuộc sống ở đơ thị, thành phố đó, khu vực có bờ biển đẹp chạy dài cũng
như trên tồn quốc, góp phần thu hút lượng khách tham quan, du lịch đến từ khắp mọi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

7


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

nơi ngày càng nhiều. Vì vậy, cơng việc thu gom và xử lý rác thải trên bãi biển đang
được đặt lên quan tâm hàng đầu.
1.3.2 Tình hình chế tạo và sử dụng xe thu gom rác trên bãi biển
Hiện nay trên thế giới đã chế tạo và sử dụng rất nhiều loại phương tiện chuyên
dùng để thu gom rác thải bãi biển trên cát khô lẫn cát ướt với nhiều hình thức khác
nhau, cơng việc vận chuyển rác này phụ thuộc vào đặc điểm khác nhau của các loại
rác, điều kiện khí hậu, vị trí địa lý của từng quốc gia. Rác thải sau khi thu gom vào
thùng chứa trên xe thì được đưa trực tiếp vào xe chuyên dụng để vận chuyển bằng
đường bộ, đường sông, đường biển.... Nhưng rác thải chủ yếu được thu gom và vận
chuyển bằng đường bộ vì sự cơ động của xe ô tô hoặc thu gom bằng thủ công, có thể
cào ra các xe vận chuyển nhỏ vì nó phù hợp với đường xá ở đô thị.
Ở Việt Nam hiện nay đã có những cơng ty, xí nghiệp chế tạo được xe thu gom
rác trên bãi biển và chuyên chở rác thải. Nhưng những phương tiện đó cịn thiếu sót
nhiều về mặt kỹ thuật cũng như là độ bền của xe, chủ yếu dựa trên các xe có sẵn như
máy gặt lúa… để cải tiến với các mục đích khác nhau. Ở nước ta hiện nay vì ý thức

phân loại rác thải chưa tốt nên việc sử dụng xe chuyên dụng cho thu gom rác thải và
chuyên chở rác thải chưa đạt hiệu suất cao nhất của xe. Một số hạn chế đó như:
- Thùng rác chưa kín, chưa thu gom được các loại loại rác có kích thước nhỏ.
- Hình dáng kích thước, kết cấu, vị trí bố trí các thiết bị chưa hợp lý.
- Khối lượng vận chuyển thấp, do khơng tận dụng hết thể tích thùng chứa, cũng
như không tận dụng hết công suất của xe.
- Tuổi thọ của thùng chứa rác chưa cao, không đủ độ cứng vững khi rác đầy thùng.
- Giá thành cao.
Để giải đáp ứng được thực trạng rác thải ở nước ta hiện nay việc chế tạo và cải
tiến các xe thu gom rác trên bãi biển là môt vấn đề đang được quan tâm phát triển và
đầu tư mạnh mẽ. Nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với môi trường phát
triển, điều kiện và cuộc sống xã hội ở nước ta hiện nay.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

8


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 2: TỔNG QUAN THIẾT BỊ THU GOM RÁC BÃI BIỂN
2.1 Công dụng, yêu cầu của xe thu gom rác bãi biển
2.1.1 Cơng dụng
Phương tiện có chức năng thu gom rác và cải tạo bãi biển. Sản phẩm được chế
tạo ra với mục đích tiết kiệm nhiên liệu, tận dụng nguồn công suất cỡ nhỏ từ động cơ
xe máy, năng lượng mặt trời. Từ đó có thể tiết kiệm tối đa chi phí vận hành nhất có thể
cho xe và giải phóng được sức lao động con người, đảm bảo cho môi trường biển luôn

luôn sạch sẽ và vệ sinh.
2.1.2 Yêu cầu
Phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển phải dảm bảo các yêu cầu sau:
- Có kết cấu phù hợp để khơng gây ơ nhiễm môi trường khi thu gom và vận
chuyển rác: Xe phải có thùng kín và khơng rị rỉ nước thải
- Có kết cấu bảo đảm dễ dàng thu gom rác vào xe và xả hết rác ra ngồi một cách
nhanh chóng tại trạm trung chuyển hoặc bãi xử lý rác thải. Phải có cơ cấu sang phẳng
bề mặt bãi biển, cơ cấu sàng cát để lấy rác hoàn toàn lượng rác trên bãi biển mà không
bị hao hụt lượng cát.
- Phải có tính thẩm mỹ, giá thành thấp, năng suất cao, tuổi thọ cao, ít cơng chăm
sóc bảo dưỡng của cơng nhân.
- Điều khiển linh hoạt, dễ dàng. Có cabin để tạo cảm giác thoải cho người sử
dụng khi vận hành xe.
2.2 Phân loại xe thu gom rác bãi biển
Với các yêu cầu nêu trên, tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện môi trường
biển ở những nước khác nhau, mà hiện nay xe thu gom rác bãi biển được phân loại
như sau:
- Phân loại theo phương thức vận hành, bao gồm hai loại cơ bản sau:
+ Máy thu gom rác phụ thuộc.
+ Máy thu gom rác độc lập.
- Phân loại theo cơ cấu làm việc, được chia ra làm ba loại cơ bản sau:
+ Cơ cấu máy theo nguyên lý nhặt rác đưa vào thùng chứa.
+ Cơ cấu theo nguyên lý cào rác dồn vào thùng chứa.
+ Cơ cấu theo nguyên lý sang cát để tách rác đưa vào thùng chứa.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

9



Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Phân loại theo cơ cấu di chuyển:
+ Cơ cấu di chuyển bánh xích.
+ Cơ cấu di chuyển bánh lốp.
2.2.1 Phân loại theo phương thức vận hành
a. Máy thu gom rác phụ thuộc
Bộ phận thu gom rác được chế tạo riêng biệt, dùng máy kéo thông thường để
kéo và cung cấp động lực cho máy thu gom rác hoạt động.

1

2

3

4 5

Hình 2.1 Máy thu gom rác phụ thuộc
1- Máy kéo; 2- Chổi quyét rác; 3- Băng tải vận chuyển và sàng rác;
4- Cơ cấu san phẳng cát; 5- Thùng chứa rác.
b. Máy thu gom rác độc lập
Máy thu gom rác độc lập, bộ phận kéo và bộ phận thu gom rác trên cùng một máy.
Máy này hoạt động trên diện rộng, cho năng suất và hiệu quả làm việc cao. Tuy nhiên ở các
nước phát triển thì làm sạch bãi biển sẽ là một modul cùng sử dụng chung máy kéo với các
modul khác trong hệ thống dọn rác bãi biển, vì vậy mà máy thu gom rác cũng sẽ là một
phương án tối ưu cho những nước không sử dụng nhiều modul mà chuyên biệt theo từng
loại thiết bị. Máy thu gom rác độc lập này cho phép chúng ta sử dụng vận hành máy móc

một cách tối ưu công suất hơn.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

10


Nghiên cứu, thiết kế phương tiện thu gom rác và cải tạo bãi biển du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2

1

3

4

Hình 2.2 Máy thu gom rác bãi biển độc lập
1- Chổi quyét rác; 2- Băng tải vận chuyển và sàng rác; 3- Cào cào gạt cát;
4- Thùng chứa rác.
Các loại máy dọn rác cỡ nhỏ cũng được vận hành theo phương thức này. Máy thu
gom rác được điều khiển bằng tay, người điều khiển đi phía sau máy. Xe này chỉ hoạt
động trên bãi biển nhỏ, ít rác, có năng suất thấp.

1

2


3

Hình 2.3 Máy thu gom rác bãi biển điều khiển bằng tay
1- Chổi quyét rác; 2- Băng tải vận chuyển và sàng rác; 3- Thùng chứa rác.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Thành Tâm

Hướng dẫn: Dương Đình Nghĩa

11


×