Chụp ảnh chân dung
(Phần 3)
5. Phân loại ảnh chân dung:
Ảnh chụp cũng như tranh vẽ, tuỳ theo mục đích của kiều ảnh và vị trí, tư
thế, tầm vóc của con người được thể hiện ra trong ảnh mà người ta xếp loại, mỗi
loại, mỗi kiểu cách của ảnh chân dung đều do cách bố cục đã dụng ý hình thành ra
nó.Hiện nay theo em được biết là có 3 cách để phân loại ảnh chân dung, tuỳ thuộc
và số người, tính chất của chủ đề, ảnh...
5.1. Cách phân loại thứ nhất:
Nếu hình con người trong môi trường hoặc cảnh trí nhất định nào đó mà
mặt mũi không rõ nét (không được tập trung diễn tả) hình thể con người chiếm
một tỷ lệ tương đối nhỏ so với diện tích to àn bộ bức ảnh, thì đó chỉ thuộc loại ảnh
sinh hoạt hoặc phong cảnh trong đó có người.
Nếu con người được miêu tả tập trung ở bộ mặt; cách chụp làm nổi các chi
tiết và hình dáng, lại thể hiện được cả tình cảm, nội tâm, đôi khi cả tư thế điệu bộ,
thì loại ảnh này thuộc về loại chân dung. Tuy nhiên, sự phân chia cũng chỉ là
tương đối. Ví dụ: đạt được các tiêu chí trên nhưng có ảnh được xếp vào thể loại
ảnh báo chí, phóng sự...
Ảnh chân dung có thể là cả người (loại này hiện nay ít dùng), nửa người,
hay riêng có bộ mặt, và có khi chỉ đặc tả có đôi mắt, cái miệng theo kiểu điện ảnh
như đang được phổ biến ưa thích trong đa số đối tượng thành thị.
Trong chụp ảnh chân dưng người ta còn phân chia thành hai thể loại, mặc
dầu ranh giới giữa hai thể loại này nhiều khi không thật dứt khoát, đó là chân
dung ở thể tĩnh và chân dung ở thể động. Với hai thể loại này, căn cứ vào trình
độ và phương pháp thể hiện lại hình thành ra loại chân dung lưu niệm bình thường
không cầu kỳ về ý nghĩa miêu tả, và loại chân dung đặc tả đòi hỏi cả hình thức
lẫn nội dung đều phải đạt tính nghệ thuật cao.
5.1.1.Ảnh chân dung tĩnh
Khi con người được miêu tả ở trạng thái không hoạt động (thể tĩnh tại, dù l
à được chụp bất ngờ hay dụng ý cho ống kính thu hình) thuộc vào thể chân dung
tĩnh.
Thể chân dung tĩnh phần lớn người ta chụp nửa người, ít khi thu hình cả
người hoặc 2/3 và được thể hiện nội tâm bằng đường nét đặc biệt trong khuôn mặt
kết hợp với chiếu sáng cho nổi bật chi tiết theo ý muốn.
Có nhiều ảnh chân dung mới thoạt nhìn tưởng như là tĩnh, nhưng nếu chú ý
ngắm kỹ, thấy tình cảm của nhân vật được biểu hiện ra rất mãnh liệt ở các đường
nét, khiến người xem ảnh cảm thông được cuộc sống bên trong của nhân vật,
nhiều khi đôi mắt thể hiện trong ảnh rất tập trung, nhìn thẳng vào phía người xem
ảnh như thu hút, chinh phục, trìu mến, hờn giận, yêu thương... Bức chân dung
miêu tả được rõ ràng cá tính và nhân cách, tình tiết của đối tượng như vậy rất sống,
rất sâu sắc, không ai lại có cảm giác cho là tĩnh theo nghĩa cứng đờ.
Chụp ảnh chân dung tĩnh phải có sự hòa hợp giữa nhà nhiếp ảnh và đối
tượng, mặc dầu ở giữa hai người có cái máy ảnh ngăn cách. Thiếu sự đồng cảm
này, nhất là thiếu hưởng ứng và ủng hộ của đối tượng chụp, bức chân dung rất khó
mà thành công.
Thể chân dung tĩnh này rất thịnh hành trong thời kỳ đầu của lịch sử nhiếp
ảnh. Những bậc thầy về thể loại ảnh này như Talbot, Bayard, Le Gray, Octavius
Hil1, Nadar, Nappelbaum... tác phẩm và tên tuổi của họ vẫn được lưu truyền tới
ngày nay.
Ở nước ta, thể chân dung tĩnh vẫn được đắc dụng trong một số trường hợp
đặc biệt như: chụp ảnh lãnh tụ; chụp các nhân vật điển hình, chụp ảnh hồ sơ căn
cước, sử dụng trong thí nghiệm, nghiên cứu, lưu niệm có tính chất nghệ thuật...
Tuy nhiên do tính chất mà nó ít mang tính nghệ thật mấy. Đây là trách
nhiệm của các nhà nhiếp ảnh nghệ thuật chân chính trong việc thể hiện loại ảnh
chân dung đăng trong báo chí, cần có những kiểu ảnh làm mực thước được phổ
biến rộng khắp, bằng cách đó mới thúc đẩy mọi người cầm máy nâng dần trình độ
nghệ thuật trong cách thể hiện ảnh chân dung.
5.1.2.Ảnh chân dung động
Ảnh con người đang cử động trong làm việc, sinh hoạt, học tập, chiến đấu...
đều thuộc thể chân dung động.
Trong chân đung động người ta có thể thể hiện con người thật rõ nét như
chân đung tĩnh hoặc chỉ miêu tả một số đặc điểm nào đó về các bộ phận chủ yếu
trên khuôn mặt, còn các chi tiết, đường nét khác cho mờ nhoè đi để biểu hiện rõ
cái động của nhân vật theo sự việc cần kết hợp bối cảnh và đều chụp bất ngờ.
Thể loại ảnh này chính là chụp theo kiểu chân dung phóng sự: ''bắt'', ''chộp"
những dáng điệu, cử chỉ và nét mặt rất tự nhiên thoải mái của nhân vật, và ngay
khi ta bấm máy, bản thân đối tượng không hay biết.
Ảnh chân dung được thể hiện theo kiểu này trông rất sống, người xem ảnh
dễ có cảm giác như đứng trước con người thật. Sức sống bị ống kính chộp gọn như
ngưng lại trong giây lát cho người xem ảnh có đủ thời gian nhìn rõ, phân tích cử
chỉ hành động của con người đang sống mà trong khi gần gũi hàng ngày ít chú ý
hoặc không có điều kiện xác nhận ra.
Nhưng nếu người cầm máy không đủ trình độ điêu luyện, không những khó
chộp được thật đúng thời cơ bộc lộ tình cảm mang tính chất tiêu biểu, điển hình
đẹp nhất trong dáng dấp, tư thế, điệu bộ của đối tượng, mà còn dễ thành những
hình tượng hời hợt, ngây ngô, thậm chí người xem ảnh dễ hiểu lầm là tác giả đã
bày đặt giả tạo.
Chân dung động là thể loại được phát sinh và thông dụng cùng với ảnh
phóng sự, sinh hoạt, hiện nay đang được hâm mộ và ngày càng chinh phục được
sự tín nhiệm của những người yêu ảnh.
5.1.3.Ảnh chân dung đặc tả
Chân dung đặc tả là loại ảnh đòi hỏi đạt tính nghệ thuật cao về miêu tả từ
hình thức đến ý nghĩa nội dung, nếu không đủ trình độ kỹ thuật và nghệ thuật điêu
luyện, nhất là quan điểm nhận thức không rõ ràng dứt khoát khó mà thể hiện thành
công, vì không những phải lựa chọn thật chính xác những đặc điểm tiêu biểu cho
vẻ mặt, dáng người của nhân vật, mà còn phải khéo kết hợp cách bố cục có sức
hấp dẫn mạnh, cách chiếu sáng thật tinh tế mới làm cho các đường nét rất khái
quát mà đủ chứa chất ý nghĩa súc tích của nội tâm nhân vật, ăn khớp với dụng ý
của tác giả, khiến người xem ảnh càng ngắm nghía hình tượng càng nhận rõ ý
nghĩa phong phú, như nghiên cứu một bài thơ thâm thuý, càng nghiền ngẫm càng
phát hiện ra đủ ý tứ hay.
Ảnh chân dung đặc tả theo phong cách nghệ thuật không lệ thuộc vào
khuôn khổ, kiểu cách, hầu hết do cách sáng tạo của nhà nhiếp ảnh và đề tài
quyết định.
Người ta có thể đặc tả toàn thân đối tượng bằng một bóng đen kịt và dùng
những vết sáng rất độc đáo, dẫn giải những điều cần miêu tả; có thể là tả bộ mặt
theo kiểu chân phương; có thể chỉ cần cho nổi thật rõ nét đôi mắt, cái miệng, mái
tóc... kết hợp với các bộ phận liên quan mờ nhoè làm bối cảnh; lại có khi chỉ dùng
hình bóng nhân vật in vào mặt phông, ngả dài trên nền đất hoặc soi tỏ trên mặt
nước để diễn tả tâm trạng bằng một vài nét rất đặc biệt về dáng dấp và vẻ mặt
nhân vật, mà khi xem ảnh vẫn những đường nét thân quen, vẫn hiểu chi tiết của
nội dưng đặc tả.
Do xu hướng và quan điểm nghệ thuật đã phân biệt, ảnh chân dung đặc tả
phong cách thể hiện khác hẳn nhau:
5.1.3.1Đặc tả cụ thể
Dùng cách chụp thật gần, ghé sát ống kính vào đối tượng hoặc cũng có khi
dùng ống kính chụp xa kéo nhân vật từ xa lại.
Thu hình tập trung, đầy đủ, chính xác bộ phận theo ý muốn. Chẳng hạn như
đặc tả một bộ mặt già nua, ảnh sẽ nổi bật từ các nếp nhăn, lỗ chân lông, từng sợi
râu, tóc, lông mày đến cả vết tích trên da thịt nhân vật, hoặc đặc tả vẻ mặt non trẻ
thì không những các lông tơ, từng sợi tóc mềm mại, mà đến cả vẻ thơ ngây trong
ánh mắt, cánh mũi, vành môi, kẽ răng... cũng được cách chiếu sáng làm nổi bật lên
rất chuẩn xác, như người trong ảnh ghé sát mặt tới phía người xem...
Nhìn vào loại ảnh này như đọc một thể văn chương chân thực của một đáp
án rành rõ mà lại vô cùng hấp dẫn, giàu mỹ cảm.