Chụp ảnh chân dung
(Phần 4)
6.Tư thế:
Tư thế là các vẻ tượng trưng cho thái độ, đức tính của con người phát lộ ra
thành điệu bộ, dáng dấp bề ngoài của hình thái toàn thân.
Khác hẳn với hội hoạ chỉ cần thật giống về bộ mặt, còn tư thế đối tượng tha
hồ hư cấu tuỳ ý hoạ sĩ vẽ thế nào nên thế; ảnh chân đung bắt buộc phải ghi lại một
cách chân thực đúng như tư thế nhân vật, vì chức năng của ảnh là khích lệ thuyết
phục con người bằng phương pháp tái hiện hiện thực. Nếu không phản ánh đầy đủ
hiện thực khách quan thì làm sao khởi động được cảm xúc chân thành của đối
tượng và khán giả?
Hơn nữa, tư thế của con người không chỉ hỗ trợ đắc lực cho các vẻ mặt
trong việc biểu lộ, nhấn mạnh về thái độ phong cách, tâm trạng, mà còn eo khả
năng diễn xuất được nhiều trạng thái tình cảm cụ thể; biết vận dụng nó càng làm
cho cách miêu tả con người thêm tinh tế, dễ giải quyết những trường hợp vẻ mặt
đối tượng khó bộc lộ tâm tư, tình cảm.
Với thế thật cân bằng của hai vai khiến Lg ngực vươn lên vừa phải, đủ tỏ lộ
vẻ nghiêm túc, sẵn sàng; với hai tay khoanh vòng trước ngực, khi xiết chặt lại tới
mức độ co rúm hai vai, rõ ràng là thái độ khúm núm, khuất phục; nhưng nếu nới
lỏng vòng tay để hờ trên ngực, lại tỏ ra khiêm tốn, chín chắn, lắng nghe; hoặc dáng
người đứng thẳng, dạng chân, chống tay lên háng nếu không phải đo tính khí
ngang tàng ắt là bộ tịch ra điều kẻ cả; hoặc Lg ngực vươn đến lệch vai dễ thấy
ngay vẻ thách thức tự hào... Cái tình tiết từ tư thế con người phát lộ ra như thế đó!
Dựa vào khả năng, đặc trưng của tư thế, người phương Tây thường tận
dụng nó trong việc mô tả các loại ảnh tâm lý nghệ thuật như: những bước chân suy
nghĩ, mức thắm thiết của cánh tay ghì riết thân nhau, hoặc sự đau đớn quằn quại
bằng thân hình co quắp hay ưỡn cọng, nghiêng, ngả...
Cũng như hội hoạ miêu tả nhân vật, ảnh chân dưng đã dựa theo đặc tính thể
hiện tâm trạng của con người thường kết hợp với bộ mặt ớ cuộc sống thục tế để
chia thân hình con người thành các thế: bán thân, 2/3 hoặc toàn thân, cho tiện theo
từng cách diễn tả nội tâm; và ở mỗi hình thể này lại tuỳ theo đặc điểm về phong
cách, thân hình đối tượng và yêu cầu mục đích của kiểu ảnh, kết hợp với bộ mặt để
xếp đặt cho nhân vật đứng, ngồi, nằm, đổ chúi về phía trước, nghiêng ngả sang hai
bên hay vươn mình uốn éo... Rồi, chính tử các tư thế cơ bản này đã sản sinh ra vô
vàn kiểu cách theo ý sáng tạo khác nhằm đặc tả theo ý thức của những người cầm
máy.
6.1.Thế bán thân
Người ta đặt tên cho thể này là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hình
nửa phần trên của con người vào ảnh. Thực ra, muốn cho ảnh chân dung ở thể này
thật cân đối, thường chỉ chụp từ ngang túi áo ngực trở lên, hơn nữa mục đích chỉ
diễn tả tập trung ở bộ mặt, vai và ngực, thông thường chỉ để cho cân xứng với
đoạn cổ và đầu.
Chân dung bán thân là một thể ảnh đặc tả trung bình, phần nhiều được thể
hiện theo kiểu chân phương đứng đắn, tuy cũng nhiều khi sử dụng để đặc tả tình
cảm của nét mặt theo phong cách nghệ thuật, nhưng vì nó thoát ra ngoài khuôn
khổ bộ mặt để bố cục tạo hình phức tạp (nhất là bối cảnh), cho nên nó thích hợp
với người lớn hơn là trẻ em. Trong thực tế, đối tượng ưa chuộng thể ảnh này nhất
là lứa tuổi từ trung niên trở lên.
Nói chung, thể chân dung bán thân hiện nay vẫn rất thông dụng, thích ứng
trong nhiều trường hợp, phục vụ đắc lực cho các yêu cầu về ảnh: căn cước, hộ
chiếu, chứng minh thư, ảnh lãnh tụ, ảnh giới thiệu các nhân vật điển hình trên báo
chỉ thậm chí cả ảnh quảng cáo và ảnh lưu niệm hoặc đặc tả nghệ thuật cũng rất cần
thiết thể ảnh này, vì với cách diễn tả tập trung vào bộ mặt, các chi tiết đặc điểm
của vẻ mặt được biểu lộ đầy đủ rõ ràng cho việc thể hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào,
lại không bị khuôn khổ hạn chế dù với yêu cầu nhỏ hẹp nhất về khuôn cỡ vẫn đảm
bảo chính xác dễ nhận.
Tuy nói là ảnh chân dung bán thân thuận tiện cho việc thể hiện như: không
bị thời gian và không gian hạn chế khi chụp, đối tượng chỉ cần sửa soạn bộ tóc và
cái áo, không đòi hỏi cầu kỳ toàn bộ trang phục, không câu nệ cứ phải đứng hay
ngồi mà cả lúc đang nằm vẫn chụp được vì chỉ cần có mặt và bộ ngực, không mất
nhiều công chỉnh đốn các động tác tư thế khó nhất của tay chân... nhưng thực ra,
chụp được kiểu ảnh chân dung bán thân đạt yêu cầu nghệ thuật không phải là việc
giản đơn, và ngay cả với loại chân dung lưu niệm bình thường muốn cho bức ảnh
thuận mắt, ưa nhìn, cũng không dễ dàng.
Ngoài việc chủ yếu căn cứ vào các đường nét đặc điểm từ chu vi hình thể
đến từng chi tiết ở bộ mặt đối tượng như: gò má, cặp mắt, gờ trán, sống mũi, cái
miệng, vành tai, đến cả cái cổ, cái cằm, lỗ mũi, mái tóc, kết hợp với vẻ bộc lộ tình
cảm trên nét mặt nghiêm trang, chất phác, khô khan thô bạo hay hóm hỉnh, duyên
dáng, dịu hiền, theo mỗi cảnh buồn, vui, căm thù, phẫn nộ, tin tưởng, hy vọng,
mãn nguyện, ngưng đợi... để xếp kiểu cho thích hợp; mà còn phải dựa theo dáng
dấp của thân hình, điều kiện ánh sáng cho phép, cả đến lứa tuổi của đối tượng nữa,
để chọn lọc, chỉnh đốn tư thế cho cân xứng mới có thể lựa hình ăn khớp với khuôn
cỡ ảnh để đạt yêu cầu của thể ảnh này.
Với đối tượng lớn tuổi, nhân vật đặc biệt, lãnh tụ hay ảnh căn cước, chứng
minh thư, hộ chiếu, hoặc tương tự, cần lấy tư thế ngay ngắn chỉnh tề cho phù hợp
với phong cách đứng đắn, nghiêm trang, tế nhị. Tuỳ theo cách thể hiện, có thể lấy
thế hơi chếch bên sườn cho ngực nghiêng, hay nghiêng hẳn, hay vuông vức hai vai,
nhưng cần cho thân nhiều hơn mặt một chút (chiều cao của thân khoảng gấp rưỡi
mặt là vừa). Nếu để tư thế thẳng vuông vắn cân bằng hai vai nên chú ý chụp với
góc độ hơi chếch ngang một chút cho ảnh đỡ cứng.
Đối tượng là thanh thiếu niên, nếu xét thấy bộ ngực không có lợi gì thêm
cho mỹ cảm hoặc không cần phải kết hợp vẻ mặt với bàn tay hoặc cánh tay để
nhấn rõ nội tâm tình cảm, nên rút ngắn thân hình lại cho khổ mặt cao to hơn. Nếu
muốn diễn tả nét nở nang của Lg ngực, có thể lấy từ ngang tầm vú trở lên kể cả
nam lẫn nữ, và để thế hơi nghiêng hoặc nghiêng hẳn cho nổi bật (ở thế này người
ta thường thu hình thấp xuống phía dưới vú cho khổ mặt nhỏ lại trong khuôn để
khi in phóng ảnh dễ cắt cúp lại theo đúng nghệ thuật).
Khi cần lấy bán thân thật dài cho mặt nhỏ bớt đi, để tạo các thế nghiêng
ngửa cho duyên dáng, hấp dẫn, người ta cũng có thể áp dụng cách chụp thu nhở lại
cho khuôn rộng rãi để dễ cắt cúp khi in phóng ảnh. Nên lưu ý rằng: thế đổ nghiêng
ngửa, vươn ngực thường thích hợp với phụ nữ, và thế đổ nghiêng chúi về phía
thước thường thích hợp với nam hơn.
Với trẻ em, kể cả hài nhi, nếu có thể giữ cho ngưng ngọ nguậy lúc chụp,
vẫn có thể dùng thể bán thân để thực hiện miêu tả chân dung như người lớn. Nếu
chịu khó bố cục tạo hình, cắt cúp và đề tài hóm hỉnh, nhiều khi đạt được những
kiểu ảnh có tính gợi cảm mạnh và rất độc đáo về nghệ thuật chân dung bán thân.
6.2.Thế 2/3 người
Ảnh chân dung chụp 2/3 người thường được sử dụng cho các trường hợp và
điều kiện như:
- Vẻ mặt đối tượng chưa đủ diễn tả nội tâm theo mục đích yêu cầu của đề
tài, cần kết hợp thêm tư thế dáng dấp, nhất là đôi tay cho thật rõ ý nghĩa.
- Thân hình đối tượng có nhiều đường nét hấp dẫn mỹ cảm, có tư thế bộc lộ
rõ nội tâm và phong thái.
- Đoạn từ đầu gối xuống bàn chân đối tượng không có dáng dấp gì có lợi
cho diễn tả như: thô xấu, dễ mất tự nhiên... hoặc ở dưới chân và quanh chân đối
tượng có những chướng ngại ảnh hưởng không tốt đến nội dung và hình thức bức
ảnh.
- Nhỡ nhàng, muốn lấy từ đầu đến chân nhưng không lùi máy được mà lại
không có ống kính góc rộng để đẩy xa hình ảnh.
- Muốn cho thân hình và khuôn mặt to đầy trong khuôn hơn thì chụp cả
khuôn hình.
Khi chụp thể ảnh chân dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối một ít
trở lên (tức là gần hết toàn bộ chiều dài đùi của nhân vật), nhưng đôi khi tuỳ theo ý
thích của đối tượng kết hợp với nhà nhiếp ảnh, còn có thể chụp cắt ngang giữa đùi
hoặc cao hơn (tới ngang hông là cùng nếu rút ngắn từ bụng trở lên sẽ thành thể
bán thân).
Thể ảnh này chỉ thích hợp với đối tượng có thân hình cân đối, nở nang, tư
thế duyên dáng hoặc đĩnh đạc đường bệ, dáng dấp ưa nhìn; còn đối với nhân vật
gầy yếu hom hem thân hình mất cân dối, phụ nữ có mang, đàn ông bụng phệ, cả
với người mặc quần áo lôi thôi dúm dó đều không thể áp dụng thể chụp này.
Chụp 2/3 người hầu hết lấy thế đứng cho dễ thể hiện, thế ngồi và nằm chỉ
áp dụng cho loại chân dung động kết hợp với bối cảnh mà không thể cho đứng dậy
được, còn rất hãn hữu dùng đến.
Cần lựa chọn thế đứng cho thích hợp với từng đối tượng, ví dụ như người
có bộ ngực nở nang, cặp mông tròn trĩnh, mặt bầu bĩnh, quần áo thật gọn có nếp là
đẹp nên để đứng nghiêng; nếu không đạt yêu cầu như vậy tất phải để đứng hướng
bề mặt thân hình vào ống kính, ở thế đứng quan trọng nhất là đôi tay, phải căn cứ
vào phong thái đối tượng để bố cục mới thích hợp, không nên máy móc tuỳ tiện, ai