Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Chụp ảnh chân dung - Phần 6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.24 KB, 5 trang )

Chụp ảnh chân dung
(Phần 6)
9.Góc độ chụp
Ngoài việc áp dụng kiểu cách và điểm chụp thuận lợi còn cần chú ý đến
góc độ chụp để tránh mọi sự biến dạng hình ảnh do nhược điểm của thấu kính gây
nên, mặt khác góc độ chụp còn có tác dụng khắc phục được một số nhược điểm
mất cân đối của nhân vật, biết lợi dụng thích hợp sẽ rất thuận tiện, nhất là khi chụp
chân dung động.
Vị trí của máy chụp đặt cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến mức chính xác
của hình ảnh, chẳng khác nào thị giác, khi nhìn ta có thói quen là nhìn ngang tầm
mắt, do đó góc độ nhìn thẳng là một thế tự nhiên bình thường nhất. Nhưng khi
đứng từ dưới thấp ngước nhìn lên (thị giác lướt theo bề dọc) ta lại cảm thấy vật ta
nhìn có vẻ to cao, ngược lại ở trên cao nhìn xuống thấp ta lại thấy vật lùn bé lại
(nhất là nhìn thẳng từ đỉnh đầu xuống - nhìn đối đỉnh). Do đó thế máy khi chụp
cao hay thấp quá tỉ lệ người sẽ sai lệch hình ảnh, nhất là chụp ở cự ly gần.
Với góc độ chụp chân dung, nếu để máy cao quá sẽ tạo ra nhiều vùng tối ở
khuôn mặt làm ngắn chùm mặt lại, để máy thấp quá thì phải chụp hất lên làm lộ rõ
cả hai lỗ mũi trông rất thô và mặt có thể dài ra, cằm to hẳn lên.
Chụp ảnh bán thân (kiểu chứng minh thư) ống kính nên đặt ngang tầm mắt
đối tượng. Đối với người mũi hếch cho máy cao lên một chút, còn người cổ ngắn
ta hạ bớt máy một chút.
Chụp già nửa hay cả người (kiểu 2/3 và toàn thân) nên để ống kính ở ngang
tầm cổ hoặc ngực đối tượng.
Trường hợp chụp chân dung động, người gắn liền với hoạt động của họ
(như loại ảnh người tốt việc tốt chẳng hạn) cần theo sát cách hoạt động và tư thế
động tác của đối tượng, do đó góc độ cũng phải bị thay đổi cho phù hợp với ý đồ
chụp. Khi đó máy đặt ở đâu, cao hay thấp là tuỳ thuộc vào hướng hoạt động và
hướng chiếu sáng của đối tượng.
Khuôn mặt của nhân vật nên để chính diện, 3/4 hay bán diện cần phải dùng
khuôn ngắm của máy để ngắm lựa chọn cho thích hợp tránh những đường gãy
khúc làm cho đường viền của khuôn mặt thành góc cạnh, lồi lõm. Cố gắng phát


hiện các nét đặc biệt về hình thái và các chi tiết giúp cho việc diễn tả nội tâm.
Những quy tắc về góc độ kể trên là cơ sở để có phương hướng sáng tạo
trong áp dụng thực tế, không nhất thiết rập khuôn máy móc, dự theo phương pháp
thích ứng để biên chế ra chắc chắn sẽ không phạm sai lầm về cách sử dụng góc độ
chụp.
10.Cự ly chụp
Cự ly chụp là khoảng cách giữa ống kính và đối tượng khi chụp. Cự ly chụp
giữa bộ phận gần nhất và bộ phận xa nhất của nhân vật đối với ốgn kính đều có
ảnh hưởng đến sự cân đối thăng bằng của hình ảnh. Nếu tay hay chân nào của đối
tượng quá gần ống kính, ở ảnh sẽ to ra, mà ở xa thì bé lại. Ngay cùng trong khuôn
mặt, nếu khi chụp đối tượng vươn cằm về ống kính thì ỏ ảnh cằm sẽ phình ra như
bị sưng, trán sẽ ngắn lại. Đó là đặc tính của thấu kính.
Nói chung, trừ trường hợp đặc tả cần thiết, không nên để máy vào gần đối
tượng quá vì 2 lý do:
- Đối tượng sẽ mất tự nhiên, dễ lúng túng, mất cả vẻ chân thật ở nét mặt.
- Chụp quá gần dẽ méo hình và ảnh do sự sai lệch của đặc tính viễn cận.
Những phần sát ống kính như: mũi, cằm, sẽ to lên rất nhiều so với các bộ phận
khác, nhất là 2 bàn tay, nhiều khi to đến nỗi trông rất chướng mắt.
Nhưng cũng không cứng nhắc cứ phải đặt máy ở xa. Có những kiểu đặc tả
ảnh trông rất hấp dẫn. Cái khó là làm thế nào giải quyết được 2 nhược điểm kể
trên để người trong ảnh không bị thấu kính làm biến dạng và khi chụp không làm
đối tượng mất tự nhiên là được.
Thực tế đưa ống kính vào gần đối tượng hình ảnh sẽ càng rõ nét, sinh động,
nổi bất được đầy đủ chi tiết, dễ gây cảm xúc cho người xem ảnh (như ghé nhìn sát
tận mặt). Trường hợp này dùng ống kính có tiêu cự dài sẽ giải quyết được 2 nhược
điểm trên tuy hình ảnh có kém đen trắng và không được mọng lắm.
11.Bố cục và bối cảnh
Bố cục trong ảnh chân dung là cách sắp xếp lựa chọn các động tác tư thế
của nhân vật cho ăn khớp với kiểu cách đã lựa được.
Cần chú ý nhiều đến đường nét của khuôn mặt, thân hình, hai tay hai chân,

làm sao cho toàn bộ bức ảnh cân đối nhịp nhàng, tuỳ theo thể chất của đối tượng
mà thể hiện mềm mại dịu dàng hay khoẻ mạnh chắc nịch.
Trường hợp trong kiểu ảnh có từ 2 đối tượng trở lên, lại đang ở thể động thì
bố cục sẽ khó khăn phức tạp, được người này dễ hỏng người kia.
Điều cơ bản cần nắm vững là làm thế nào để các nhân vật gắn bó mật thiết
với nhau nếu kh«ng toàn vẹn về hình thức về mặt thể hiện tình cảm, tâm trạng để
tránh rời rạc không gắn bó với nhau một mối.
Đối với thể chân dung tĩnh mà chụp nhiều người chung một kiểu, tránh để
các đối tượng tự do lộn xộn thành tản mạn, nhất là trong đó lại có những đôi
những tốp có cảm tình riêng thích đứng ngồi sát cạnh nhau, chú ý sắc độ cảu màu
da và quần áo kể cả đến độ cao thấp và vẻ mặt từng người, không thì rất dễ xảy ra
hiện tượng mất cân xứng cho kiểu ảnh .
Bối cảnh không nên quá rườm rà, cầu kỳ và quá lộ liễu. Cần tạo ra bối cảnh
đồng màu, dịu, mờ nhạt. Những bối cảnh nổi bật rõ đen trắng đơn thuần đều
không áp dụng vào ảnh câhn dung. Nếu bối cảnh là màu trắng có độ sáng lớn
chiếu vào sẽ là mặt đối tượng bị đen, trái lại bối cảnh đen đậm sẽ làm cho tóc và
áo quần màu sẫm lẫn với bối cảnh và tấm ảnh sẽ có sắc độ quá đen trắng.
Đặc biệt chú ý là cảnh phải hợp với người, chẳng hạn chụp người nông dân
thì phải lấy cảnh nông thôn hay các vật có liên quan đến họ mà phụ hoạ. Chụp
công nhân lại phải lấy cảnh nhà máy, công trường, thành thị để bối cảnh phố hay
công viên mới phù hợp, ở vị trí của đối tượng và cả hướng ống kính thu hình,
không nên để trên đầu hoặc phía sau, dưới đất có những đồ vật linh tinh như dây
phơi quần áo, cột đèn, cây cối...
12. Tĩnh và động
Từ khi con người phát minh ra nhiếp ảnh, khó có loại hình nghệ thuật nào
miêu tả về chân dung con người sát thực như nhiếp ảnh. Và đề tài chân dung nghệ
thuật về con người luôn được các nghệ sỹ nhiếp ảnh chú ý nhiều nhất. Rất đơn
giản vì đối tượng chính của VHNT (trong đó có nhiếp ảnh) là con người. Nhưng
mục đích của ảnh chân dung nghệ thuật là con đường dẫn tới cảm xúc, ứớc mơ,
vui sướng hay đau khổ cũng như nỗi lo âu của con người được hiện hữu trên tấm

hình, vượt ra ngoài cái hiện thực thông thường ta vốn nhìn thấy hàng ngày. Người
chụp ảnh chân dung nghệ thuật là người đi tìm hơi thở của cuộc sống con người.
Nhưng để đạt được một bức ảnh chân dung nghệ thuật, người nghệ sĩ phải biết tìm
những nét điển hình của nhân vật ở trên khuôn mặt như đôi mắt, cái miệng hay cử
chỉ của đôi tay. Van Gốc víet : "mục đích của tôi không phải là vẽ mmột cánh tay
tay mà là vẽ một động tác...". Công việc chính của người chụp ảnh chân dung
nghệ thuật là người đi tìm đường nét điển hình, cá tính và khái quát nó lên hình
tượng nghệ thuật, có thể là đặc tả hay trừu tượng, nhờ công cụ chiếc máy ảnh bằng
cách dàn dựng hay "chộp" lấy hình tượng điển hình đó.
Chụp ảnh chân dung nghệ thuật, người chụp có thể thực hiện theo hai
phương pháp chủ động dàn dựng chủ quan hay "chộp". Ảnh chân dung nghệ thuật
cũng thường chia làm hai lĩnh vực: tĩnh và động.
1. Ảnh chân dung tĩnh là đối tượng được chụp trong hoàn cảnh không hoạt
động. Thường có sự dàn dựng hay can thiệp trực tiếp của người nghệ sỹ trong đó
cũng có cả những khoảnh khắc, cú "chộp" của người chụp. Lối chụp ảnh này
thường được cắt hình 2/3 hay gần như đặc tả, cận cảnh. Cách chụp này nhiều
NSNA của ta rất thành công cho dù sự ngăn cách giữa người chụp và người được
chụp là chiếc máy ảnh và cũng vì có sự ngăn cách của chiéc máy ảnh mà thiếu cái
nhìn tinh tế về cách chọn những nét điển hình của ảnh chân dung mà nhiều nhà
nhiếp ảnh hao sức, tón phim về loại ảnh này. Tóm lại người NSNA chụp ảnh chân
dung nghệ thuật đf tĩnh hay động đều phải khám phá cho được nét điển hình của
chân dung con người.
2. Ảnh chân dung động là đối tượng được chụp ở vào trạng thái ghi hình
trực tiếp đang hoạt động, làm việc cũng như sinh hoạt (vídụ: một người thợ đang
vận hành máy, một người nông dân đang lao động... ). Loại ảnh chân dung động
thường được bắt hình kiểu phóng sự ảnh báo chí về con người. Thể loại ảnh này
cần sự kết hợp hài hoà giữa sắc thái con người và gắn liền với công việc, cử chỉ,
động tác, cắt hình có thể là bán thân hay cả người và cũng có thể cả nhóm người.
Ngày nay máy móc đã đơn giản hoá các thao tác kỹ thuật ghi hình như về ánh sáng,
chỉnh nét tự động giúp cho người NS, chú tâm vào những cú chộp xuất thần.

Nhưng xem ra lối mòn của ảnh chân dung nghệ thuật vẫn khá phổ biến. Con
đường đi tìm tính điển hình của ảnh chân dung nghệ thuật nằm trong cái nhìn và
sự cảm nhận của mỗi chúng ta. Ảnh chân dung động sẽ rất hiệu quả khi nhà nhiếp
ảnh biết dừng lại ở một nụ cười hay một cử chỉ yêu, ghét, hờn dỗi rõ ràng nhất, đó
là giây phút điển hình nghệ thuật của ảnh chân dung.

×