Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố hồ chí minh trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 200 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
------------------ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS Nguyễn Chí Hải
2. TS Nguyễn Văn Bảng

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi tên Đỗ Phú Trần Tình. Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ luận án nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i

Lời cam đoan

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng, biểu

viii

MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ----------------------------------------------------------------------- 8
1.1. Một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích ---------------------------------- 8

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ----------------------------------------------------------- 8
1.1.2. Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế ---------------------------------------10
1.2. Lý luận chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế -----------------------------------21
1.2.1. Các quan điểm khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế -----------------21
1.2.2. Các khung phân tích về chất lượng tăng trưởng kinh tế -----------------------25
1.2.3. Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế -----------------------------------30
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực ------------30
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội ---------------------------32
1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ---------------------33
1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ
sở hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường ---------------------------34
1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh tăng trưởng ------------------35
1.2.4. Các yếu tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế-----------------------36
1.2.4.1. Các yếu tố về nguồn lực và sử dụng nguồn lực ------------------------36
1.2.4.2. Các yếu tố về thể chế -------------------------------------------------------38
1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế -----------------40
1.3.1. Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế -------------------------40
1.3.2. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế ---42
1.4. Kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế ---------------------------------------------------------45


iv
1.4.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế giai đoạn 1950 – 1970 ------------------------------------------------------------------45
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore trong việc nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế--------------------------------------------------------------------------------------51
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế -------------------------------------------------------------------------------------55
1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng

kinh tế ----------------------------------------------------------------------------------------------59
1.4.5. Những bài học kinh nghiệm chung ----------------------------------------------62
Tóm lược chương 1 -------------------------------------------------------------------------------64
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở TP.HCM THỜI GIAN QUA --------------------------------------------65
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thời gian qua --------------------------65
2.1.1. Giới thiệu khái quát về TP.HCM -------------------------------------------------65
2.1.2. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM GĐ 1991 – 2008 ---------66
2.2. Phân tích chất lượng TTKT ở TP.HCM giai đoạn 1991 – 2008 ------------------74
2.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực ---------------------------------------74
2.2.1.1. Hiệu quả sử dụng lao động địa bàn thành phố -------------------------75
2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trên địa bàn thành phố--------------------------81
2.2.1.3. Đóng góp của TFP đối với TTKT trên địa bàn thành phố -----------85
2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội ---------------------------88
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xố đói giảm nghèo và đáp ứng
các dịch cơ bản trong xã hội --------------------------------------------88
2.2.2.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập và
mức sống --------------------------------------------------------------------95
2.2.2.3. Tăng trưởng kinh tế về vấn đề công bằng xã hội -----------------------98
2.2.3. Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố ------------------------- 103
2.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế -------------------------------- 103
2.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ------------------------------- 107
2.2.4. Phân tích tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở
hạ tầng và bảo vệ tài nguyên môi trường -------------------------------------- 109
2.2.4.1. Tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng ---------- 109


v
2.2.4.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ tài ngun mơi trường --- 115
2.2.5. Phân tích về năng lực cạnh tranh tăng trưởng --------------------------------- 118

2.3. Đánh giá chung về chất lượng tăng trưởng kinh tế
ở TP.HCM thời gian qua -------------------------------------------------------------- 122
2.3.1. Những thành tựu đạt được về chất lượng tăng trưởng kinh tế ------------- 122
2.3.2. Những mâu thuẫn phát sinh về chất lượng tăng trưởng
kinh tế của TP.HCM -------------------------------------------------------------- 124
Tóm lược chương 2 ----------------------------------------------------------------------------- 129
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TP.HCM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ------------- 130

3.1. Cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng
tăng trưởng kinh tế TP.HCM --------------------------------------------------------- 130
3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với TP.HCM ------------------- 130
3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế --------------------------------------------------- 133
3.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế ở TP.HCM trong thời gian tới ----------------------------------------------- 135
3.2.1. Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế------------------------ 135
3.2.2. Các mục tiêu cơ bản trong thời gian tới ---------------------------------------- 137
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM trong hội
nhập kinh tế quốc tế --------------------------------------------------------------------- 141
3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực ------------- 141
3.3.1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ------------------------- 141
3.3.1.2. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ ----------------------- 143
3.3.1.3. Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực -- 144
3.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ tài
nguyên môi trường ---------------------------------------------------------------- 146
3.3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật -------------------- 146
3.3.2.2. Giải pháp về bảo vệ mơi trường -------------------------------------- 151
3.3.3. Nhóm giải pháp về thể chế------------------------------------------------------- 152



vi
3.3.4. Nhóm giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội
trên địa bàn thành phố -------------------------------------------------------------------------- 159
3.3.4.1. Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động ---------------- 159
3.3.4.2. Giải pháp nâng cao phúc lợi xã hội --------------------------------- 162
3.3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác xố đói giảm nghèo ----- 164
3.3.4.4. Giải pháp giải quyết vấn đề cơng bằng xã hội --------------------- 166
Tóm lược chương 3 ----------------------------------------------------------------------------- 169
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------- 171
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ----------------------------------- 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------- 176
PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------------------- 185


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

ĐBSCL

: Đồng bằng sơng Cửu Long

GDP


: Tổng sản phẩm quốc nội

ICOR

: Incremental Capital Output Ratio

LĐTBXH

: Lao động thương binh xã hội

KHCN

: Khoa học công nghệ

TFP

: Total Factor Productivity

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

UBND

: Ủy ban nhân dân


WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

WB

: Ngân hàng thế giới


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Năng suất lao động của TP.HCM giai đoạn 1991 - 2008 ............................. 75
Bảng 2.2: So sánh năng suất lao động của TP.HCM và VN GĐ 1992 – 2008 .............. 76
Bảng 2.3: NSLĐ của các ngành nghề trên địa TP.HCM giai đoạn 2000 – 2006 .......... 78
Bảng 2.4: Tỷ lệ lao động của các ngành nghề trên địa bàn TP.HCM giai đoạn
2000 – 2006 ................................................................................................... 79
Bảng 2.5: Hệ số ICOR của TP.HCM giai đoạn 1991 – 2008 ........................................ 81
Bảng 2.6: So sánh hệ số ICOR của TP.HCM và Việt nam GĐ 1994 – 2008 ............... 82
Bảng 2.7: So sánh cơ cấu vốn đầu tư các khu vực của TP.HCM với cả nước ............... 84
Bảng 2.8: Hệ số ICOR của các nước trong khu vực ....................................................... 85
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng các nhân tố và đóng góp của các nhân tố
vào tốc độ tăng trưởng GDP của TP.HCM ................................................... 86
Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng các nhân tố và đóng góp của các nhân tố
vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ................................................ 87
Bảng 2.11: Nguồn tăng trưởng kinh tế, 1960 - 2003 .................................................... 88
Bảng 2.12: Khảo sát đánh giá về hệ thống y tế trên địa bàn TP.HCM ........................... 92
Bảng 2.13: Khảo sát đánh giá về hệ thống giáo dục trên địa bàn TP.HCM ................... 94
Bảng 2.14: Tỷ lệ thất nghiệp ở TP.HCM giai đoạn 2001 – 2008 ................................... 95

Bảng 2.15: GDP Bình quân đầu người TP.HCM giai đoạn 1990 – 2008....................... 96
Bảng 2.16: Chi tiêu bình quân một người một tháng trên toàn thành phố ..................... 96
Bảng 2.17: Khảo sát đánh giá về cuộc sống hiện nay..................................................... 98
Bảng 2.18: Thu nhập bình quân một người 1 tháng ..................................................... 99
Bảng 2.19: Thu nhập bình quân một người 1 tháng chia theo khu vực trên địa bàn
TP.HCM giai đoạn 1994 – 2008 ............................................................... 102
Bảng 2.20: Chi tiêu bình quân một người một tháng trên thành phố ........................... 103
Bảng 2.21: Chuyển dịch của ba ngành kinh tế TP.HCM GĐ 1990-2008 ................. 104
Bảng 2.22: Cơ cấu khu vực kinh tế ở TP.HCM giai đoạn 1992 – 2008 ....................... 108
Bảng 2.23 : Khảo sát đánh giá về giao thông trên địa bàn TP.HCM ............................ 111
Bảng 2.24 : Khảo sát đánh giá về ngập nước trên địa bàn TP.HCM ............................ 114


ix
Bảng 2.25: Thứ hạng CPI của TP.HCM giai đoạn 2005 – 2008 .................................. 119
Bảng 2.26 : Khảo sát đánh giá về quản lý hành chính trên địa bàn TP.HCM .............. 120
Bảng 2.27: Số vụ đình cơng tại TP. HCM giai đoạn 1995 – 2008 ............................... 121
Bảng 3.1: Dự báo thu nhập bình quân đầu người ở TP.HCM đến năm 2020 .............. 138
Bảng 3.2 : Dự báo hiệu quả sử dụng nguồn lực tăng trưởng của
TPHCM đến năm 2020 .............................................................................. 139
Bảng 3.3 : Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp của các
nhân tố vào tăng trưởng GDP của TP.HCM đến năm 2020 ........................ 139
Bảng 3.4: Dự báo cơ cấu kinh tế TPHCM đến năm 2020 ........................................... 139

Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 1991 – 1995 ....................... 66
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 1996 – 2000 ...................... 68
Biều đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 2001 – 2005 ...................... 70
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 2006 – 2008 ...................... 72
Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 1991 – 2008 ....................... 74

Biểu đồ 2.6: So sánh năng suất lao động của TP.HCM và Việt Nam giai đoạn
1992 – 2008................................................................................................. 77
Biểu đồ 2.7 : So sánh năng suất lao động của TP.HCM so với
các nước trong khu vực .............................................................................. 80
Biểu đồ 2.8 : Hệ số ICOR của TP.HCM giai đoạn 1994 – 2008 .................................... 82
Biểu đồ 2.9: So sánh hệ số ICOR của TP.HCM và cả nước giai đoạn 1994 - 2008 ...... 83
Biểu đồ 2.10: Hệ số Gini của TP.HCM giai đoạn 1994 - 2008 .................................... 100
Biểu đồ 2.11: So sánh hệ số Gini của TP.HCM với Việt Nam GĐ 1994 – 2006 ......... 101
Biều đồ 2.12: Thu nhập bình quân một người 1 tháng ................................................. 102
Biểu đồ 3.1: Dự báo hệ số Gini của TP.HCM đến năm 2020 ...................................... 140


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là mục tiêu của hầu hết các quốc gia, nhất
là đối với các nước đang phát triển. Đây là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình
trạng đói nghèo của quốc gia, khắc phục sự lạc hậu, làm cho đời sống vật chất tinh
thần của người dân ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, thế giới ngày càng chứng kiến
những mặt trái của tăng trưởng kinh tế nhanh, đó là tình trạng tàn phá tài ngun
mơi trường ngày càng nghiêm trọng, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, văn hố
- xã hội khơng theo kịp phát triển kinh tế…Trước thực tế đó, ngày nay trong hoạch
định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia hay các địa phương,
vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chiếm 0,6% diện tích và hơn 7,8 % dân
số cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của
cả nước. Có thể nói thành phố là hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với
mức đóng góp hơn 65% GDP trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đóng
góp hơn 20% GDP của cả nước. TP.HCM là nơi hoạt động kinh tế năng động, với

tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nếu như năm 1991 tốc độ tăng trưởng GDP của
thành phố là 9,1 % thì đến năm 2007 tăng lên 12,6% và năm 2008 là 10,7%. Tính
bình qn giai đoạn 1991 – 1995 GDP thành phố tăng trưởng là 12,6%/năm, giai
đoạn 1996 – 2000 GDP tăng trưởng là 10,3 %/năm, giai đoạn 2001 – 2005 GDP
thành phố đạt mức tăng trưởng 11%/năm và giai đoạn 2006 – 2008 đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 11,63 %/năm. Những thành tựu về kinh tế, chính trị và xã hội
thời gian qua đã góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm kinh tế đứng đầu cả
nước.
Tuy nhiên, khi đề cập đến kinh tế TP.HCM nhiều chuyên gia cũng như nhà
quản lý thường nói: “Kinh tế TP.HCM thời gian qua đạt tốc độ tăng trưởng cao
nhưng chất lượng tăng trưởng chưa cao!”. Nhưng khi đề cập đến cơ sở nào khẳng
định: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố chưa cao” ? thì cho đến nay
chưa có trả lời nào mang tính hệ thống, mà chỉ nhìn nhận, đánh giá ở một khía


2

cạnh hẹp như hiệu quả đầu tư còn thấp hay kết cấu hạ tầng kỹ thuật không theo kịp
tăng trưởng kinh tế hay ô nhiễm môi trường ngày càng tăng…
Xuất phát từ những trăn trở trên đã đặt ra các câu hỏi: Chất lượng tăng
trưởng kinh tế là gì? Chất lượng tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua
những tiêu chí nào? Chất lượng tăng trưởng kinh tế của TP.HCM hiện nay như thế
nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố?
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc nâng cao chất
lượng tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết để thành phố xứng đáng là trung tâm
kinh tế của cả nước và góp phần nâng cao đời sống của người dân thành phố. Đó
là lý do tôi chọn đề tài: “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ” làm

luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, để nghiên cứu đánh giá chất

lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các
định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM
trong thời gian tới.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói
riêng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các
cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung đề cập đến mặt tốc độ tăng trưởng. Về chất
lượng của tăng trưởng kinh tế mới được các tác giả tập trung nghiên cứu trong
những năm gần đây, song các nghiên cứu đề cập nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu
biểu là các cơng trình:
Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của GS.TS Nguyễn
Văn Nam và PGS.TS Trần Thọ Đạt. Công trình này bày khái quát thực trạng tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam về tốc độ và chất lượng giai đoạn 1991 – 2005, trên cơ
sở đó, các tác giả đã phân tích các nhân tố có tác động tích cực cũng như các nhân
tố cản trở đối với việc nâng cao tốc độ và chất lượng kinh tế ở Việt Nam.
Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững


3

chất lượng cao ở Việt Nam của TS Đinh Văn Ân. Cơng trình này trình bày quan
niệm về phát triển nhanh, bền vững và chất lượng cao trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp trong những năm tới để phát triển
nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhưng rào cản cần phải vượt qua của GS.
TS Nguyễn Văn Thường. Cơng trình đã đi sâu vào việc phân tích các rào cản đối
với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến những rào cản đối với
việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam thời kỳ 2001 – 2010 của TS Trương Thị Minh Sâm. Cơng trình này tập

trung vào việc phân tích những thành tựu và hạn chế của việc tăng trưởng kinh tế
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số giải
pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 – 2010.
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM, hầu hết các cơng trình, nghiên
cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiêu
biểu có các cơng trình sau:
Mức sống dân cư và diễn biến phân hoá giàu nghèo tại TP.HCM, đề tài của
Viện Kinh tế TP.HCM do PGS.TS Nguyễn Thị Cành làm chủ nhiệm đã tiến hành
thực hiện trong giai đoạn 1995 – 2000. Với 1500 mẫu điều tra các hộ trên địa bàn
thành phố, đề tài đã nghiên cứu, khái quát được mức phân hoá giàu nghèo ở địa
bàn thành phố qua các mặt về thu nhập, ngành nghề, tài sản. Đồng thời tác giả đã
đề ra một số giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề này.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.HCM nhằm tăng
trưởng nhanh và bền vững, đề tài của Viện kinh tế TP.HCM thực hiện. Đề tài đã
phân tích động thái chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố
giai đoạn 1996-2003. Qua đó, đánh giá những mặt được, những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố trong giai
đoạn này. Đề tài đã đưa ra các chính sách, giải pháp, cơ chế thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trên địa bàn TP.HCM.


4

Tăng trưởng và hiệu quả kinh tế TP.HCM 1995-2003, công trình do Cục
thống kê TP.HCM chủ biên đã đánh giá các yếu tố trực tiếp tác động đến tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư của thành phố trong
giai đoạn 1995-2003.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước TP.HCM hiện trạng và
giải pháp, đề tài của Viện kinh tế TP.HCM do TS Lê Vinh Danh là chủ nhiệm, đề
tài đã đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở

TP.HCM giai đoan 1993-2002. Qua đó, đề xuất một số chính sách và giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước TP.HCM thời gian
tới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong điều
kiện hội nhập: Nhận diện thách thức và cơ hội, đề tài của Viện kinh tế TP.HCM
do Ths Nguyễn Thiềng Đức làm chủ nhiệm đã nghiên cứu khảo sát năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước tại TP.HCM. Qua đó, đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất những công việc phải làm đối với
nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong điều kiện hội nhập.
Kinh tế TP.HCM 30 năm xây dựng và phát triển (1975-2005), cơng trình do
viện kinh tế phối hợp với sở văn hóa thơng tin TP.HCM chủ trì. Cơng trình này đã
giới thiệu bức tranh tổng thể những thành tựu kinh tế của thành phố trong 30 năm
và một số vấn đề kinh tế đang đặt ra trong thời gian tới.
Những cơng trình trên đã trình bày các khía cạnh khác nhau của tăng trưởng
kinh tế ở thành phố. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đánh giá một cách
tồn diện chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM. Do đó, bản thân tác giả đặt ra
mục tiêu nghiên cứu của mình là phân tích và đánh giá một cách tổng quát chất
lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thông qua các mặt hiệu quả sử dụng các
nguồn lực, phúc lợi xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng đảm bảo cơ sở hạ
tầng, môi trường sinh thái và năng lực cạnh tranh tăng trưởng.


5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng
trưởng kinh tế của TP.HCM trong những năm qua. Từ đó, đề xuất các định hướng
và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Hướng tới mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm

vụ sau:
- Luận án phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về chất
lượng tăng trưởng kinh tế.
- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
TP.HCM thời gian qua. Qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được và những mâu
thuẫn đặt ra về chất lượng tăng trưởng kinh tế.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án sẽ đưa ra hệ thống các định hướng
và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế TP.HCM trong
hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
a. Đối tượng nghiên cứu: luận án là vấn đề chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Trong q trình nghiên cứu, luận án khơng đi vào nghiên cứu tất cả các nhân tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản nhất
tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ở thành phố, bao gồm các vấn đề về
hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong quá trình tăng trưởng, về phúc lợi xã hội, về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái và về
năng lực cạnh tranh tăng trưởng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của luận án là từ năm 1991 đến năm
2008. Trong đó tập trung chủ yếu vào phân tích giai đoạn 1994 – 2008.
- Về khơng gian, luận án nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM.


6

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu của luận án
a. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án nghiên cứu chất lượng tăng
trưởng kinh tế trong mối quan hệ tác động qua lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu mối quan hệ của các nhân tố cơ bản quan trọng tác động đến chất
lượng tăng trưởng kinh tế ở TP. HCM thời gian qua.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học có một vai trị quan trọng trong quá
trình nghiên cứu luận án. Trong quá trình nghiên cứu, luận án khơng đi vào nghiên
cứu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ tập trung vào
những yếu tố cơ bản nhất tác động trực tiếp đến chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
thành phố, thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, về phúc lợi
xã hội, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi
trường sinh thái và về năng lực cạnh tranh.
Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp, khảo sát, mơ hình hóa có vai
trị hết sức quan trọng trong q trình nghiên cứu. Trong q trình phân tích, luận
án chú trọng phân tích, đánh giá với dẫn chứng để chứng minh bằng số liệu cụ thể;
kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
b. Nguồn số liệu nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát
mức sống dân cư trên địa bàn thành phố năm 1994, 2002, 2004, 2006, 2008 của
Cục thống kê TP.HCM. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng các số liệu trong niên giám
thống kê TP.HCM qua các năm 1993, 1996, 1999, 2000, 2004, 2006, 2007, 2008
và các báo cáo tổng hợp của Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM, Ban chỉ
đạo Xố đói giảm nghèo thành phố, Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM.
Thứ hai, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều
tra, khảo sát 539 mẫu đánh giá các nhóm dân cư trên địa bàn thành phố về các vấn


7

đề liên quan đến phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống, cơ sở hạ tầng trên địa bàn
thành phố. Qua đó, có được đánh giá thực tế hơn về một số vấn đề mà đề tài
nghiên cứu.
6. Những điểm mới của luận án

Một là, luận án phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về chất
lượng tăng trưởng kinh tế. Làm rõ khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế theo
quan điểm của luận án và xây dựng các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Hai là, luận án phân tích, rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước trong
việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế giúp TP.HCM tham khảo những kinh
nghiệm thành công cũng như tránh được những sai lầm mà các nước khác đã trải
qua.
Ba là, luận án phân tích, đánh giá bức tranh tổng quát chất lượng tăng trưởng
kinh tế TP.HCM thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, về
phúc lợi xã hội, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, về khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng,
môi trường sinh thái và về năng lực cạnh tranh tăng trưởng. Qua đó, chỉ ra những
thành tựu đạt được và mâu thuẫn đang đặt ra về chất lượng tăng trưởng kinh tế của
thành phố.
Bốn là, trên cơ sở khái quát lý luận và thực tiễn chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
TP.HCM thời gian qua, kết hợp các bài học kinh nghiệm các nước, luận án đưa ra hệ
thống các định hướng và giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh
tế ở TP. HCM trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
ba chương:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế
Chương 2 : Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thời gian qua
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
TP.HCM trong hội nhập kinh tế quốc tế.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho việc phân tích
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu tại
mỗi quốc gia trong quá trình phát triển, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát
triển và cùng với thời gian, quan niệm về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn.
Nếu tiếp cận trong ngắn hạn, thì tăng trưởng kinh tế có các khái niệm sau:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia hoặc sản lượng quốc
gia tính bình qn trên đầu người trong một thời gian nhất định.
Nếu tiếp cận trong dài hạn, thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô sản
lượng hay sự mở rộng sản lượng của một nền kinh tế qua các năm.
Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế.
Ngày nay, để đo lường sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế người ta
thường dùng các chỉ tiêu sau:
- Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất
và dịch vụ được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) là tổng giá trị
của những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
- Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross National Income) là tổng giá trị của
những hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi yếu tố sản xuất của một


9

nước trong một khoảng thời gian nhất định.

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế.
“Phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về lượng lẫn về chất của nền
kinh tế, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của hai vấn đề về
kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia”[55, tr.22].
Nội dung phát triển kinh tế được khái quát ở ba tiêu thức:
- Sự gia tăng tổng thu nhập của nền kinh tế và thu nhập bình quân trên đầu
người. Đây là chỉ tiêu thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều
kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện các mục
tiêu khác của phát triển;
- Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đây là chỉ tiêu phản
ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn
phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau,
người ta thường dựa vào dấu hiện cơ cấu ngành mà quốc gia đó đạt được;
- Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng
của sự phát triển kinh tế của các quốc gia không phải là tăng trưởng kinh tế hay
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là xố bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lên
của tuổi thọ bình qn, trình độ dân trí, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước
sạnh….Hoàn thiện các chỉ tiêu trên chính là sự thay đổi về chất của xã hội trong
q trình phát triển kinh tế.
Ngày nay, người ta khơng chỉ đề cập đến tăng trưởng kinh tế và phát triển
kinh tế mà ngày càng nhấn mạnh và quan tâm đến phát triển bền vững.
Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: "Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu
cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" [6, tr.1].


10


Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED. Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát
triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..."[6, tr.1].
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi
trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi
đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong
việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức tại Nam Phi
năm 2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp
chặt chẽ, hài hịa, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, cải
thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường”[34, tr.3]. Hội nghị này
nhận định rằng các vấn đề về môi trường trên thế giới là hậu quả của việc bùng nổ
dân số toàn cầu, của việc tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên, của các mục tiêu
kinh tế ngắn hạn, của việc quá chú trọng lợi nhuận dẫn đến phí phạm nghiêm trọng
các nguồn lực thiên nhiên và đặc biệt là của tình trạng bất công bằng xã hội gây ra
và khoét sâu khoảng cách giàu nghèo.
1.1.2. Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1. Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế được xây dựng bởi các đại biểu
là William Petty (1623-1687), Adam Smith ( 1723 - 1790) và David Ricardo (
1772 - 1823). Quan điểm này có những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, họ cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó
yếu tố căn bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng
ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với
nhau theo một tỷ lệ cố định. Trong ba yếu tố trên thì đất đai là quan trọng nhất.
Đất đai chính là giới hạn của sự tăng trưởng.



11

Thứ hai, họ chia xã hội ra thành ba nhóm người: địa chủ, tư bản và công
nhân. Sự phân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền sở hữu của họ
đối với các yếu tố sản xuất. Địa chủ có đất thì nhận địa tơ, tư bản có vốn thì nhận
lợi nhuận, cơng nhân có lao động thì nhận tiền cơng và họ cho rằng cách phân
phối này là hợp lý. Trong ba nhóm người này, thì nhà tư bản giữ vai trò quan trọng
cả trong sản xuất, tích luỹ và phân phối. Họ đứng ra tổ chức sản xuất, giành lại
một phần lợi nhuận để tích luỹ và họ chủ động trong quá trình phân phối.
Thứ ba, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi một “Bàn tay vơ
hình” dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Việc bãi bỏ sự điều tiết của
chính phủ đối với các hoạt động sản xuất và thị trường không chỉ góp phần làm
tăng thu nhập của tầng lớp chủ tư bản, qua đó, làm tăng tỷ lệ tích luỹ của xã hội
mà cịn góp phần mở rộng thị trường. Mặc dù ủng hộ mạnh mẽ cho tự do cạnh
tranh, nhưng Adam Smith vẫn nhận thức được tầm quan trọng của việc cung ứng
hàng hố cơng cộng nhằm phục vụ cho cơ chế thị trường, bao gồm quốc phòng,
cảnh sát, hệ thống luật pháp, toà án, xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục. Tuy
nhiên, ông cho rằng việc cung ứng hàng hố cơng cộng cần được tư nhân hố càng
nhiều càng tốt.
1.1.2.2. Quan điểm của Karl Marx về tăng trưởng kinh tế
Karl Marx (Các Mác) (1818 - 1883) không những là nhà chính trị học, nhà
triết học mà cịn được xem là nhà kinh tế xuất sắc. Sự xuất hiện lý thuyết phê
phán tăng trưởng kinh tế tư bản chủ nghĩa của Mác vào giữa thế kỷ XIX thực sự
là một sự kiện lớn. Quan điểm cơ bản nhất của Mác về tăng trưởng kinh tế bao
gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về con đường phát triển. Mác đã chỉ ra quy luật chung của mọi
thời đại, mọi phương thức sản xuất, đó là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản
xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Mác viết: “ Trong sự sản xuất xã hội ra
đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, khơng tuỳ
thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù



12

hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ.
Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội ”[13,
tr.14]. Như vậy, theo Mác lực lượng sản xuất phát triển đến đâu thì quan hệ sản
xuất phát triển tương ứng tới đó. Sự phát triển vượt trước hay tụt hậu của quan hệ
sản xuất so với sự phát triển của lực lượng sản xuất đều làm cản trở sự phát triển
của sức sản xuất xã hội. Do đó, khơng thể xố bỏ một hình thức quan hệ sản xuất
nào đó khi mà lực lượng sản xuất tương ứng với nó đang cịn sức sống, đang còn
là một tất yếu kinh tế đối với sự phát triển của xã hội. Các Mác đã viết: “ Không
một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà
hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho sự phát triển, vẫn chưa phát triển, và
những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi
những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lịng
bản thân xã hội cũ” [13, tr.15 -16].
Thứ hai, về các yếu tố của tăng trưởng kinh tế. Nếu như các nhà kinh tế học
cổ điển xem đất đai, lao động và vốn là ba yếu tố cơ bản của tăng trưởng, trong đó
đất đai là yếu tố quan trọng nhất, thì Mác cho rằng các yếu tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế không chỉ là đất đai, lao động, vốn mà cịn có yếu khoa học kỹ
thuật. Về vai trò khoa học kỹ thuật trong tăng trưởng kinh tế, Mác viết: “Khoa học
kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp”[12, tr.234]. Mác đã đề cao vai trò của
khoa học kỹ thuật trong sản xuất khi cho rằng mục đích của nhà tư bản là tìm mọi
cách để tăng giá trị thặng dư, cho nên họ tìm cách tăng thời gian làm việc, tăng
cường độ làm việc của công nhân, giảm tiền công của công nhân, hoặc nâng cao
năng suất bằng cách cải tiến kỹ thuật. Việc cải tiến kỹ thuật sẽ làm tăng số máy
móc, thiết bị và dụng cụ lao động giành cho công nhân, nghĩa là cấu tạo hữu cơ
của tư bản c/v có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều vốn
hơn để đầu tư máy móc thiết bị kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Vì vậy, trong

tổng số giá trị thặng dư thu được nhà tư bản chỉ dùng một phần để tiêu dùng cá
nhân, phần cịn lại để tích luỹ phát triển sản xuất. Đây chính là nguyên lý tích luỹ
của chủ nghĩa tư bản.


13

Trong các yếu tố sản xuất, Mác đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động
trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Theo Mác sức lao động là một hàng hoá
đặc biệt, cũng như hàng hoá khác, nó được nhà tư bản mua bán trên thị trường và
tiêu dùng trong quá trình sản xuất. Nhưng trong quá trình tiêu dùng, giá trị sử
dụng của hàng hố sức lao động không giống với giá trị sử dụng của các hàng hố
khác. Trong q trình sản xuất (tiêu dùng sức lao động) bằng lao động trừu tượng
của mình người công nhân tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của sức lao động,
phần dư ra đó chính là giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
Thứ ba, về tái sản xuất mở rộng. Mác cho rằng muốn tái sản xuất mở rộng
thì phải tích lũy tư bản (tư bản hóa giá trị thặng dư), tức phải biến một phần giá trị
thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c1) và tư bản khả biến phụ thêm (v1).
Nhưng, các bộ phận giá trị phụ thêm đó phải tìm được những tư liệu sản xuất và
tư liệu sinh hoạt phụ thêm dưới những hình thái vật chất tưng ứng với nhu cầu của
nó. Điều này địi hỏi cơ cấu sản xuất xã hội phải có những thay đổi so với tái sản
xuất giản đơn.
Nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội khi chưa xét tới ảnh hưởng của tiến bộ
kỹ thuật, chưa tính đến thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản, Mác đã thấy vai trò ưu
tiên của việc sản xuất tư liệu sản xuất. Tổng cung về tư liệu sản xuất phải đủ
không những để bù đắp tư liệu sản xuất đã tiêu dùng mà cịn để mở rộng sản xuất;
quy mơ tái sản xuất mở rộng của khu vực I quyết định quy mô tái sản xuất mở
rộng của khu vực II. Khi tính tới ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật làm cho cấu tạo
hữu cơ của tư bản không ngừng tăng lên trong quá trình tái sản xuất mở rộng, V.I.
Lênin đã phát hiện ra quy luật: sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản

xuất tăng nhanh nhất, sau đến là sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu
dùng và chậm nhất là sự phát triển của tư liệu tiêu dùng. Đó là quy luật ưu tiên
phát triển sản xuất tư liệu sản xuất, một quy luật kinh tế quan trọng của nền kinh
tế hiện đại.
Cho đến nay, lý thuyết của Mác về tăng trưởng kinh tế vẫn có ý nghĩa thực


14

tiễn rất lớn, nhất là trong việc giải thích vấn đề mà các nước đang phát triển gặp
phải ngày nay.
1.1.2.3. Mơ hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Cuối thế kỷ XIX là thời kỳ đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật. Hàng loạt các phát minh khoa học và các nguồn tài nguyên được khai
thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Sự phát triển này hình thành một trường phái
kinh tế mới – trường phái tân cổ điển.
Trong mơ hình tân cổ điển, các nhà kinh tế học bác bỏ quan điểm cổ điển
cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về
lao động và vốn, họ cho rằng vốn có thể thay thế được nhân cơng, và trong q
trình sản xuất có thể có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu
vào. Các nhà kinh tế học tân cổ điển còn cho rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời xu hướng thay đổi trong kỹ thuật là đa số
các sáng chế đều có khuynh hướng dùng vốn để tiết kiệm nhân công.
Các nhà kinh tế học tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng
trưởng kinh tế thơng qua hàm sản xuất. Hàm số này nói lên mối quan hệ giữa sự
tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của yếu tố đầu vào là vốn, lao động, tài nguyên
và khoa học kỹ thuật.
Y = f (K, L, R, T….)
Trong đó :
Y : đầu ra (GDP, GNI)

K : vốn sản xuất
L : Số lượng lao động.
R : Nguồn tài nguyên thiên nhiên
T : Khoa học kỹ thuật
Theo trường phái tân cổ điển, có thể có nhiều nhân tố khác tham gia vào quá
trình sản xuất nên hàm sản xuất có dấu chấm lững .


15

Lý thuyết tăng trưởng của trường phái này đề cao vai trò của các yếu tố sản
xuất. Mỗi sự gia tăng của yếu tố sản xuất sẽ làm gia tăng thêm sản lượng đầu ra.
Họ cho rằng, mỗi nhân tố đều có vai trị nhất định đối với tăng trưởng sản xuất và
giữa chúng có quan hệ lẫn nhau. Trong đó, tư bản được quan tâm nhất bởi vì nó đi
liền với tiến bộ khoa học và công nghệ. Lao động được coi là nguồn vốn ban đầu
thiết yếu nhất của tăng trưởng.
1.1.2.4. Mơ hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Học thuyết kinh tế của John Maynar Keynes ra đời trong hoàn cảnh cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 -1933) đã làm phá sản học thuyết “bàn tay vơ
hình, thăng bằng tổng qt” của trường phái cổ điển và tân cổ điển. Ngoài ra,
những năm 30 của thế kỷ XX, lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển mạnh mẽ, xã
hội hóa ngày càng cao hơn so với thời kỳ trước địi hỏi phải có sự điều chỉnh tác
động của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong xã hội tư bản.
Theo Keynes, một nền kinh tế chịu tác động của hai nhân tố cơ bản: tổng
cung - tức toàn bộ số hàng hóa bán trên thị trường và tổng cầu - tức tồn thể số
hàng hóa mà người ta muốn mua. Nhân tố trực tiếp quyết định mức sản lượng và
việc làm trong nền kinh tế không phải là tổng cung mà chính là tổng cầu. Tổng
cung giữ vai trị thụ động, nó chịu sự tác động của tổng cầu. Đến lượt mình, tổng
cầu phụ thuộc vào các yếu tố: mức chi tiêu cá nhân của mỗi gia đình, mức chi tiêu
đầu tư, mức chi tiêu của chính phủ và chi tiêu của nước ngồi đối với hàng hóa sản

xuất trong nước (xuất khẩu rịng). Trong q trình vận động của nền kinh tế, tổng
cầu thường không theo kịp tổng cung. Điều đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất,
thu hẹp đầu tư và gây ra nạn thất nghiệp. Để giải quyết tình trạng này phải tăng
tổng cầu, tổng cầu lớn hơn tổng cung sẽ làm gia tăng đầu tư do đó sẽ gia tăng việc
làm và gia tăng thu nhập. Cuối cùng sản lượng quốc gia sẽ tăng.
Trong logic phân tích của mình, Keynes cho rằng để thốt khỏi khủng hồng
và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng tổng cầu,
gia tăng việc làm và thu nhập. Trước hết, Ông đề nghị sử dụng ngân sách nhà


16

nước để kích thích đầu tư thơng qua các đơn đặt hàng của Nhà nước và trợ cấp vốn
cho doanh nghiệp. Để kích thích đầu tư phải có các biện pháp tăng lợi nhuận và
giảm lãi suất, muốn vậy phải tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Keynes đề
nghị thực hiện lạm phát có mức độ. Ơng đánh giá cao vai trị của hệ thống thuế
khóa, cơng trái nhà nước, qua đó để bổ sung ngân sách nhà nước. Ông đề nghị
giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư và đánh thuế thu nhập cá nhân lũy
tiến làm cho phân phối thu nhập trở nên công bằng hơn, do đó sẽ tăng tổng thu
nhập mà nhân dân dùng cho tiêu dùng. Ông tán thành đầu tư của Chính phủ vào
các cơng trình cơng cộng.
1.1.2.5. Mơ hình của Harrod – Domar về tăng trưởng kinh tế
Mơ hình này do hai nhà kinh tế học Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở
Mỹ đưa ra vào thập niên 40 của thế kỷ XX và được các nước đang phát triển ban
đầu ứng dụng.
Mơ hình này cho rằng, đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một cơng
ty, một ngành, hay tồn bộ nền kinh tế đều phụ thuộc vaò tổng vốn đầu tư cho đơn
vị đó:
Nếu gọi Y là đầu ra ( GDP, GNI)
g là tốc độ tăng trưởng của đầu ra, thì : g =


ΔY
Y

(1)

Nếu gọi S là mức tích luỹ của nền kinh tế.
s là tỷ lệ tích luỹ, thì : s =

S
Y

=> S = s . Y (2)

Vì tiết kiệm ( tích luỹ ) là nguồn đầu tư, nên S = I (3)
Vì vậy, ta có thể viết : s =

I
Y

Mà mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất ( K ) nên: I = ∆ K (4)
Nếu gọi k là tỷ số giữa gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng. Hay còn goi
hệ số ICOR – hệ số gia tăng vốn đầu ra.


×