Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.26 KB, 2 trang )
Nguyễn Huệ Cầu Hiền
Nguyễn Huệ, người lãnh tụ tiêu biểu nhất của phong trào nông dân Tây Sơn, không chỉ
giỏi dùng binh mà còn giỏi dùng người, biết chiêu hiền đãi sĩ, đã tập hợp chung quanh
mình một số đáng kể những trí thức đương thời vào sự nghiệp giúp dân, dựng nước. Hai
mẫu chuyện sau đây là những ví dụ điển hình.
Trường hợp thứ nhất là đối với Nguyễn Thiếp. Theo gia phả của dòng họ, Nguyễn Thiếp tự là
Khải Xuyên, người làng Nguyệt Ao, huyện Can Lộc (Nghệ Tĩnh), đậu tam trường khoa thi hội,
làm quan đến chức tri huyện Thanh Chương (Nghệ Tĩnh). Năm 1768, chán cảnh vua tôi triều Lê -
Trịnh, ông từ quan về ở ẩn ở chân núi Thiên Nhẫn (Nghệ Tĩnh), cày ruộng, đọc sách, dạy học.
Chẳng bao lâu ông nổi tiếng giỏi khắp vùng, được mệnh danh là La Sơn phu Tử.
T
ượng vua Quang Trung và các quan- tượng đặt trong chùa Bộc. (Ảnh: wikimedia.org).
Trên đường tiến quân ra Đàng ngoài, Nguyễn Huệ đã ba lần cho người đem lễ vật và thư
ra mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân giúp việc. Lời lẽ trong thư thật trọng vọng, ví
Nguyễn Thiếp như Ngọa Long (biệt hiệu của Khổng Minh), xem Nguyễn Thiếp như thầy
"Nay Phu Tử nghĩ đến thiên hạ với dân sinh, vụt dậy ra đi để cho quả đức có thầy mà thờ,
cho đời này có người mà cậy". Nhưng ba lần Nguyễn Thiếp đều viết thư từ tạ không vào.
Không chịu từ bỏ ý định của mình, tháng 5 . 1788, trên đường ra Bắc Hà, Nguyễn Huệ dừng
chân ở núi Nghĩa Liệt (Nghệ Tĩnh) cho mời Nguyễn Thiếp ra gặp nhưng Nguyễn Thiếp vẫn chưa
nhận giúp việc. Phải chờ đến lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh, chính
nghĩa sáng ngời, Nguyễn Thiếp mới bộc bạch: "Chúa công ra đó không quá 10 ngày, giặc Thanh
sẽ bình được". Không lâu sau ngày chiến thắng, Nguyễn Huệ viết thư cho Nguyễn Thiếp, mời
vào Phú Xuân một lần nữa, không quên cảm ơn: "Người xưa bảo rằng: một lời nói mà dấy nổi cơ
đồ. Lời tiên sinh quả có thế thật". Và cũng từ đây, Nguyễn Huệ thông cảm sâu sắc tâm trạng của
Nguyễn Thiếp và tìm được chỗ cần thiết để sử dụng tài năng của ông. Mùa thu năm 1789,
Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu (Chánh chủ khảo) kỳ thi Tiến sĩ (tức thi Hương) ở Nghệ An.