Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT triệu sơn1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.3 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2017

1


MỤC LỤC.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .
I. Lý do chọn đề tài .........................................................................2
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................3
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
I. Cơ sở lý luận .................................................................................4
II. Thực trạng của vấn đề ..................................................................4
III. Kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lich sử.......5
1. Chọn học sinh giỏi.........................................................................5
2. Các bước tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi ................................6
IV. Kết quả đạt được .......................................................................15


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..........................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................19

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một vấn đề cấp thiết hiện nay
được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục tồn diện thì cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) có vai
trị rất quan trọng. Bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân
tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và
Nhà trường nói riêng.
Năm nào cũng vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đều tổ chức kỳ thi
chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi THPT. Kỳ thi này nhằm
lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các mơn học. Nó
tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên và tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và
khẳng định uy tín, thương hiệu Nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung. Đồng thời, kết quả của kỳ thi này cũng là một căn cứ,
một kênh thông tin quan trọng để Sở giáo dục và Đào tạo đánh giá chất lượng
giáo dục của mỗi trường học trong phạm vi toàn tỉnh. Vì thế hàng năm, trường
THPT Triệu Sơn 1 vẫn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của thầy và trò.
Làm thế nào để đạt kết quả cao trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đó
cũng là điều băn khoăn trăn trở không chỉ riêng tôi mà đây cũng là nỗi niềm
chung của tất cả giáo viên khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Chọn và bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử là việc làm thiết thực và quan trọng. Đặc biệt
trong bối cảnh hiện nay đất nước đang đứng trước xu thế hội nhập, cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, rất cần những người có tri thức, những người tài giỏi
để xây dựng nước nhà. Bằng sự nổ lực của bản thân, qua trao đổi, học hỏi đồng
nghiệp, bạn bè cùng chuyên môn cùng với thực tiễn trải nghiệm trong công tác
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12, tôi mạnh dạn chọn “Kinh nghiệm
chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn1”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
3


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Góp phần nâng cao chất lượng mơn Lịch sử nói chung và chất lượng học
sinh giỏi của nhà trường nói riêng.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng : Học sinh khối 12 trường THPT Triệu Sơn 1.
2. Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới thuộc chương
trình lịch sử lớp 12. (theo khung chương trình thực dạy và quy định hướng dẫn
của SGD& ĐT Thanh Hoá)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tế
dạy học, tơi đã:
- Tìm hiểu thực trạng về cơng tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn
Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông.
- Khảo sát thực tế về công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch
sử của chính bản thân tơi qua các năm học.
- Đề tài này được đúc rút và tổ chức thực hiện trong quá trình bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 1.

4



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Môn Lịch sử có vai trị và ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục
thế hệ trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tồn cầu hố đã và đang diễn ra mạnh
mẽ cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất
nước và ý thức trách nhiệm công dân. Trên cơ sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu
biết quốc tế, bộ mơn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong các hoạt động giáo dục ấy.
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục & Đào tạo, thực hiện
chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang
tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện. Cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và mơn Lịch sử nói riêng là
nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của
nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT trên cả nước do điều kiện khách quan
và chủ quan chi phối, học sinh quan niệm môn Lịch sử là "môn phụ" diễn ra khá
phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn. Dạy Lịch sử cho
các đối tượng học sinh trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã khó, việc
dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử đạt kết quả cao lại càng khó
khăn hơn. So với các trường THPT trong huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thì
trường THPT Triệu Sơn 1 cịn khó khăn hơn vì số học sinh đăng ký học mơn
Lịch sử ít hơn, nhiều học sinh học tốt môn Lịch sử nhưng phụ huynh vẫn
hướng cho con học và thi môn khác. Từ năm học 2016-2017, do đổi mới trong
công tác thi, tuyển sinh Đại học và Cao đẳng, môn Lịch sử đã được nhiều học
sinh lựa chọn học và xét tuyển nhiều hơn nhưng về cơ bản thì vẫn chưa được
coi trọng đúng mức .
Bên cạnh những khó khăn trên thì cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi của
trường THPT Triệu Sơn 1 cũng có những thuận lợi nhất định đó là sự chỉ đạo,

5


quan tâm sát sao của của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự hợp tác của giáo viên
chủ nhiệm và các đồng chí, đồng nghiệp trong trường.
III. KINH NGHIỆM CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH
SỬ.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm mà
theo tơi nghĩ nó có hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
1. Chọn học sinh giỏi.
1.1. Điều kiện chọn học sinh giỏi.
Đây là khâu quan trọng nhất, bởi vì phải chọn đúng đối tượng thì bồi dưỡng
mới có chất lượng. Đối với các bộ mơn khác thì việc chọn học sinh giỏi khơng
khó lắm, riêng đối với mơn Lịch sử thì rất khó. Một số học sinh và phụ huynh
vẫn quan niệm đó là mơn học phụ, mơn học thuộc lịng, khơng cần làm bài tập,
khơng cần học bồi dưỡng. Vì vậy, việc chọn học sinh vào đội tuyển học sinh
giỏi môn Lịch sử rất là khó, cho nên khâu tuyển chọn thực hiện lần lượt như
sau:
- Thứ nhất : Phải tìm hiểu nguyện vọng của các em xem các em có yêu thích
bộ mơn Lịch sử khơng. Đây là điều kiện rất cần thiết, khơng thể thiếu mang tính
đặc thù của bộ mơn trong tình hình hiện nay. Vấn đề đầu tiên là các em phải tự
nguyện u thích bộ mơn mà các em chọn, có như vậy các em mới có toàn tâm
toàn ý cho việc học tập và nghiên cứu của mình, tránh trường hợp ép buộc các
em học mơn mà các em khơng thích.
- Thứ hai : Xét năng lực của các em dựa trên các cơ sở sau:
+ Thông qua kết quả học tập của học sinh ở cấp hai, đặc biệt xem ở cấp hai
các em có tham gia đội tuyển học sinh giỏi không? Đi thi có đạt thành tích gì
chưa?
+ Thơng qua các giờ học ở trên lớp, học sinh đó phải có thái độ học tập
nghiêm túc, chăm chỉ, hào hứng, có niềm đam mê đối với mơn Lịch sử, trong

q trình nghe giảng, ngoài những kiến thức cơ bản, khi giáo viên mở rộng kiến
thức, các em phải biết chọn lọc những kiến thức cần ghi chép.

6


+ Thông qua các lần kiểm tra miệng để kiểm tra tinh thần thái độ học tập,
năng lực tiếp thu bài, kiến thức mà các em đạt được nhiều hay ít.
+ Thông qua các lần kiểm tra thường xuyên và định kì để phát hiện những
em có khả năng trình bày, phân tích những kiến thức cơ bản, rõ ràng, đúng trọng
tâm, khả năng lập luận chắc chắn, chữ viết đẹp…
1.2. Phương pháp chọn học sinh giỏi.
1.2.1. Học sinh tự đăng ký.
Là hình thức chọn đầu tiên của mơn Lịch sử, bởi vì chúng ta biết đây là bộ
mơn vẫn được coi là môn phụ, môn học mà các em khó có cơ hội chọn nghề
nghiệp sau này so với các môn học khác nên đa số phụ huynh và học sinh khơng
thích chọn và khơng thích học. Vì vậy, các em tự đăng ký là các em đã có định
hướng cho mình về tương lai nghề nghiệp.
1.2.2. Khâu lựa chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi.
Sau khi có số lượng danh sách các em tham gia đăng ký thi đội tuyển thì tiến
hành cho các em thi tuyển .Việc thi đội tuyển chủ yếu là do tôi tự đứng ra tổ
chức vì đặc trưng của bộ mơn là số lượng mà tơi tuyển chọn được theo hình thức
nêu trên là rất ít.Việc thi thường bắt đầu từ tháng 10 tức là phải sau một thời
gian ôn tập. Học sinh phải được thi nhiều lần vì trong số học sinh được lựa
chọn để thi thì có em có tố chất và niềm đam mê thực sự, có em học lực yếu
nhưng vì u thích mơn Lịch sử nên cũng đăng ký dự thi.
Qua nhiều lần thi tuyển ở cấp trường, tôi mới lập danh sách để các em vào đội
tuyển đi thi học sinh giỏi cấp Tỉnh..
2. Các bước tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi .
2.1. Tạo hứng thú trong ôn tập .

Công việc này tập trung tiến hành ngay tiết học đầu tiên và trong suốt quá
trình giảng dạy bồi dưỡng :
- Xác định mục tiêu học tập: Ngay từ tiết học đầu tiên giáo viên phải giúp
các em thấy được mục đích và yêu cầu khi tham gia học đội tuyển đó là: Đối
với học sinh tham gia thi học sinh giỏi thì ngồi những mục đích, u cầu của
mơn học, các em cịn có nhiều mục đích khác như: được trang bị kiến sâu hơn,
7


luyện kỹ năng làm bài kỹ hơn… để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia. Từ
năm học 2016-2017, thi THPT quốc gia chuyển sang thi theo hình thức trắc
nghiệm khách quan nhưng nếu như các em được tham gia ôn luyện và thi HSG
cấp Tỉnh chắc chắn các em sẽ đạt kết quả cao ở kỳ thi THPT quốc gia. Các em
tham gia thi tuyển mà đạt giải thì Nhà trường sẽ phát thưởng, được giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phát giấy chứng nhận học sinh giỏi. Hơn nữa,
các em còn được cộng điểm vào điểm xét tốt nghiệp...
- Việc gây hứng thú cho các em tham gia đội tuyển còn phụ thuộc rất lớn vào
lịng nhiệt tình và năng lực của giáo viên. Giáo viên phải làm việc nghiêm túc,
tự nguyện cống hiến hết mình cho cơng việc mà mình đang phụ trách, khơng
quản khó khăn tạo cho các em hứng thú và cả niềm tin, các em phải yên tâm khi
tham gia vào đội tuyển mà thầy, cô đang trực tiếp phụ trách, tránh tình trạng học
sinh“đứng núi này trơng núi nọ” tức là đang học đội tuyển môn này nhưng lại
muốn sang học đội tuyển môn khác. Kinh nghiệm cho thấy, dù một giáo viên
thực sự có năng lực chun mơn nhưng khơng nhiệt tình, khơng có tinh thần
trách nhiệm cao thì không thể đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
2.2 . Củng cố kiến thức cơ bản.
Kiến thức lịch sử cơ bản không phải chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà bao
gồm một hệ thống những hiểu biết cần thiết về các sự kiện cụ thể, niên đại,địa
điểm, nhân vật, các nguyên lí, qui luật, những kết luận, khái quát…[1]

Củng cố kiến thức cơ bản là phần quan trọng của quá trình bồi dưỡng học
sinh giỏi vì học sinh khơng nắm được kiến thức cơ bản của bài, của chương, của
giai đoạn…thì học sinh khơng có khả năng làm bài, bài làm sẽ lạc đề, sai kiến
thức, không nổi trọng tâm. Cho nên, để học sinh nắm được kiến thức cơ bản, đòi
hỏi giáo viên phải có phương pháp ơn tập phù hợp, dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ có
hệ thống, logic.
Học Lịch sử khơng bắt buộc học sinh phải học thuộc lịng một cách máy
móc, một lúc phải nhớ quá nhiều sự kiện, song phải biết ghi nhớ, hiểu một số sự
kiện quan trọng gắn với niên đại địa danh, nhân vật lịch sử. Nếu không ghi nhớ
8


tốt và khơng hiểu sự kiện lịch sử thì khơng thể làm bài thi lịch sử vì bài lịch sử
khơng thể viết như một bài chính trị mà cần có sự kiện chứng minh. Vì vậy,
muốn thi đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên yêu cầu các em phải ghi
nhớ được các sự kiện lịch sử, nắm chắc kiến thức cơ bản. Nguyên tắc ôn tập của
tôi là: Không nhớ sự kiện cơ bản, chưa nắm kiến thức cơ bản thì chưa được
phép rèn luyện các kỹ năng tiếp theo.
2.3.

Rèn luyện kỹ năng làm bài tập thực hành.

Đây là phần quan trọng thứ hai cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, các em đã
nắm vững kiến thức cơ bản mà thiếu kỹ năng vận dụng kiến thức để trình bày
theo yêu cầu của đề thi thì các em chỉ đạt được 50% số điểm. Để đạt được số
điểm tối đa thì các em phải biết vận dụng kiến thức, chắt lọc ý, từ cần ghi và
không cần ghi. Bởi vì yêu cầu của một đề thi học sinh giỏi không chỉ dừng lại ở
việc kiểm tra học sinh nhớ sự kiện, học thuộc lòng mà kiểm tra khả năng khái
quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá và kỹ năng làm bài rất cao.
Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã được

ôn tập để làm những bài tập, câu hỏi cụ thể. Đây là kỹ năng quan trọng nhất, vì
thơng qua bài tập lịch sử để các em khắc sâu thêm các sự kiện lịch sử và cũng
nhằm phát triển tư duy học tâp lịch sử của các em.
Khi ôn tập phần này, để đạt kết quả cao và sát với nội dung thi HSG, tôi
hướng dẫn học sinh ôn tập theo cấu trúc đề thi HSG của Sở giáo dục và đào tạo
Thanh Hóa. Cụ thể như sau:
2.3.1. Phần Lịch sử thế giới.
- Đối với câu hỏi kiểm tra kỹ năng so sánh, lập biểu đồ… các sự kiện
thuộc Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000, trước tiên tôi yêu cầu học
sinh hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới theo bài.
Ví dụ 1:
+ Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
( 1945-2000), học sinh phải hoàn thành được bảng sau:
ST

Thời gian

Sự kiện

T
9


1
2
3
4
5
6
7


4-11/2/1945
17/7-2/8/1945

Hội nghị Ianta triệu tập.
Hội nghị Pốtxđam thỏa thuận việc giải giáp

25/4-26/6/1945

quân đội Nhật ở Đông Dương.
Hội nghị Xan Phranxixcô ( Mĩ) thông qua Hiến

24/10/1945
31/10/1947

chương và tuyên bố thành lập tổ chức LHQ
Hiến chương LHQ có hiệu lực.
Hội đồng LHQ lấy ngày 24/10 hàng năm làm

9/1977
16/10/2007

ngày LHQ
Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ
Đại hội đồng LHQ bầu Việt Nam làm Ủy viên

không thường trực nhiệm kỳ 2008- 2009
+ Bài 8. Nhật Bản, học sinh phải hoàn thành được bảng sau:
ST


Thời gian

T
1

8/9/1951

Sự kiện
Hiệp ước hịa bình Xan Phranxixcơ kí giữa Mĩ
và Nhật Bản chấm dứt chế độ chiếm đóng của
Đồng minh; Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật được ký

2
3
4
5
6

1956

kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa 2 nước.
Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao

1/1993
1/1997
4/1996

với Liên Xơ, là thành viên của LHQ
Học thuyết Miyadaoa của Nhật Bản ra đời
Học thuyết Hasimôtô của Nhật Bản ra đời

Mĩ - Nhật ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo

21/9/1973

dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật
Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt

Nam
Sau khi học sinh thống kê, giáo viên hướng dẫn học sinh cùng thảo luận ,
thống nhất, đi đến chốt lại các sự kiện cần ghi nhớ. Sau đó, kiểm tra thường
xuyên theo các nội dung trên theo cả hai chiều: Từ thời gian yêu cầu học sinh
nhớ nội dung sự kiện và từ nội dung sự kiện đã cho sẵn yêu cầu học sinh nhớ
thời gian diễn ra sự kiện.
- Đối với dạng câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày một sự kiện Lich sử. Từ
đó thể hiện quan điểm thái độ về sự kiện Lịch sử đó và liên hệ với tình hình hiện
nay: Phần này giáo viên chú trọng ơn tập cho học sinh những câu hỏi liên hệ
10


thực tế vì việc trình bày nội dung sự kiện Lịch sử đối với các em trong đội
tuyển HSG là khơng khó.
Ví dụ :
+ Trình bày mục đích và ngun tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Theo
anh ( chị), hiện nay Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam cần vận dụng như
thế nào bản Hiến chương Liên hợp quốc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tổ quốc [4]?
+ Trình bày tóm tắt sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ 1952-1973 và
nguyên nhân của sự phát triển đó [7].Từ đó, hãy rút ra bài học cho Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay?
+ Chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì chiến tranh lạnh? Theo anh (chị), vụ

khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ tác động như thế nào tới tình hình thế giới [8]?
+ Trình bày nguồn gốc của cuộc Cách mạng khoa học- công nghệ nửa sau
thế kỷ XX và đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng này [7]. Vai trị của khoa
học cơng nghệ đối với cơng cuộc CNH-HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay?
+ Tóm tắt sự ra đời, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1967
đến năm 2000. Hiện nay, Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hịa bình
an ninh và ổn định khu vực?
+ Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là gì? Những thời cơ và thách
thức đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế
trước các xu thế đó [3]?
+ Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến
tranh lạnh” chấm dứt. Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những
chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước [8]?
+ Thế nào là tồn cầu hóa ? Nêu các biểu hiện của tồn cầu hóa ? Việt Nam
đã và đang làm gì để đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế ?
+ Trình bày và nêu nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị
Ianta (2/1945). Sự thỏa thuận của các nước Anh, Mĩ, Liên Xô về việc phân chia
phạm vi ảnh hưởng có tác động gì đến khu vực châu Á trong thời kì chiến tranh
lạnh?
11


2.3.2. Phần Lịch sử Việt Nam.
- Đối với dạng câu hỏi kiểm tra kỹ năng so sánh, lập biểu đồ… các sự kiện
thuộc Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn
thành các bảng so sánh theo các tiêu chí .
Ví dụ :
+ Hồn thành bảng so sánh Cương lĩnh chính trị (1/1930) của Nguyễn Ái
Quốc với Luận cương chính trị (10/1930) của Trần Phú theo các tiêu chí sau:
Nội dung so sánh


Cương lĩnh chính trị
(1/1930)

Luận cương chính trị
( 10/1930)

Tính chất cách mạng
Nhiệm vụ cách mạng
Vai trị lãnh đạo cách
mạng
Vị trí cách mạng
Lực lng cỏch mng
+ Hoàn thành bảng so sỏnh gia hai thời kỳ cách mạng 1954-1960 với
1961-1965 theo các tiêu chí sau:
Nội dung so sánh
Âm mưu của Mĩ
Thủ đoạn của Mĩ
Những thắng lợi về mặt

1954 -1960

1961-1965

quân sự của ta
+ Hoàn thành bảng so sánh phong trào cách mạng 19301931 và phong trào cách mạng 1936-1939 ở Việt Nam theo các
tiêu chí sau :
Nội dung so sánh

Phong trào


Phong trào

1930-1931

1936-1939

Nhiệm vụ
Mục tiêu
Lực lượng tham gia
Hình thức đấu tranh
Phương pháp cách mạng
Hình thức tập hợp lực
lượng

12


+ So sánh 2 tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và
Việt Nam Quốc dân đảng theo các tiêu chí : Thời gian, lí luận chính trị, giai cấp
lãnh đạo, lực lượng cách mạng, kết quả).
+ Lập bảng so sánh những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận
quân sự ( 1954-1975) theo các tiêu chí sau: Thời gian, tên thắng lợi, ý nghĩa lịch
sử [4].
+ So sánh các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ năm
1930 đến 1954 theo các tiêu chí sau: Tên mặt trận, thời gian hoạt động, chủ
trương lớn, kết quả hoạt động.
- Đối với dạng câu hỏi yêu cầu học sinh khái quát một sự kiện hoặc một
quá trình lịch sử thuộc giai đoạn 1919-1945: Phần này giáo viên có thể lồng
ghép trong nội dung ôn thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, phần nội dung tương đối

khó so với các giai đoạn khác, nó gồm nhiều sự kiện lịch sử diễn ra quá trình
vận động thành lập Đảng và quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám của
nhân dân ta trong vòng 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giai đoạn lịch sử
này gần giống với lịch sử Đảng, nặng về các vấn đề có tính chất lý luận. Đối với
học sinh giỏi cần cung cấp nội dung gì và phương pháp dạy như thế nào để các
em nắm được kiến thức có tính chất nâng cao là rất khó. Trong khi ôn tập, giáo
viên cần đưa ra những câu hỏi yêu cầu học sinh phải khái quát, so sánh, phân
tích tổng hợp để nắm chắc kiến thức lịch sử.
Ví dụ:
+ Đảng Cộng sản Đơng Dương đã có chủ trương gì để tập hợp lực lượng
cách mạng trong những năm 1939 - 1945? Chủ trương đó được kế thừa như thế
nào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay [6]? Phát biểu suy nghĩ
của em về vai trò của vấn đề đoàn kết dân tộc?
+ Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1939 - 1945:
a. Nhiệm vụ trung tâm của thời kì cách mạng 1939-1945 là gì? Nêu nội
dung sự kiện đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn này ?

13


b. Nhận xét về hình thức phát triển, hình thái và thời cơ của cuộc Cách
mạng tháng Tám năm 1945 [5].
+ Cho các sự kiện lịch sử sau : 7/1920, 12/1920, 6/1925,
6/1/1930.
a. Xác định nội dung và ý nghĩa của những sự kiện trên.
b. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy làm rõ công lao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1930 đến
năm 1945 [5].
- Đối với dạng câu hỏi kiểm tra khả năng đánh giá một sự kiện hay một

quá trình lịch sử giai đoạn 1945-1975, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn: Để làm được những câu hỏi này, kiến thức trong sách giáo khoa đối
với học sinh giỏi là chưa đủ, học sinh cần phải biết lựa chọn kiến thức, phân
tích, tổng hợp, chứng minh...tùy vào nội dung mà vấn đề nêu ra. Để giải quyết
được vấn đề này giáo viên phải cho học sinh làm nhiều câu hỏi ở mức độ khái
qt, vận dụng thực tiễn.
Ví dụ :
+ Trình bày q trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao
của nhân dân ta trong thời gian từ 2/9/1945 đến 21/7/1954 nhằm giữ vững chính
quyền, bảo vệ nền độc lập dân tộc [5]. Kinh nghiệm kết hợp đấu tranh quân sự
với đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp được vận dụng như
thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
+ Trình bày chủ trương“ mềm dẻo về sách lược và cứng rắn về nguyên tắc”
của Đảng và chính phủ ta đối với Trung hoa dân quốc và tay sai từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến trước 6/3/1946 [3]? Liên hệ với chính sách của
Đảng trong việc giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay?
+ Nguyên nhân kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ? Chứng minh
chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến
chống Pháp?
+ Tại sao nói : Tình hình nước ta sau Cách mạng Tám như “ngàn cân treo
sợi tóc”? Đảng và Chính phủ đã có chủ trương, biện pháp gì về đối nội để đưa
14


nước ta thốt khỏi khó khăn [3]? Những chủ trương biện pháp đó để lại bài học
kinh nghiệm gì cho Đảng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện
nay?
+ Quyền dân tộc cơ bản của Việt nam được ghi nhận như thế nào trong
Hiệp định sơ bộ ( 6/3/1946). Hiệp định Giơnevơ ( 21/7/1954) và Hiệp định Pari
( 27/1/1973)? Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành

được các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi Hiệp định trên [4].
Sau khi ôn tập theo các dạng câu hỏi trên, giáo viên xây dựng các đề thi
theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử của Sở giáo dục và Đào tạo
Thanh Hóa và yêu cầu học sinh làm bài thi. Việc làm bài thi được tiến hành
theo hai phương thức: Thứ nhất là giáo viên giao đề cho các em về nhà làm, sau
đó giáo viên chấm và sửa lỗi ; thứ hai là giáo viên cho các em thi thử tại lớp
theo đúng thời gian 180 phút. Phương thức thứ hai được tơi vận dụng chủ yếu vì
mang lại hiệu quả rất cao cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.4. Rèn luyện kỹ năng làm bài thi.
Với thời lượng 180 phút, trong quá trình rèn luyện kỹ năng viết bài, tôi yêu
cầu học sinh thực hiện các bước sau :
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài (từ 5 đến 10 phút) để nhận dạng đề
thi, rồi xác định yêu cầu của đề thi sau đó ghi ra giấy nháp. Đây là phần quan
trọng nhất của kỹ năng làm bài thi vì nếu xác định sai yêu cầu của đề sẽ dẫn tới
lạc đề.
- Bước 2: Yêu cầu học sinh lập ra một dàn bài:
- Bước 3: Yêu cầu học sinh phải phân chia thời gian hợp lý cho từng câu:
Câu nào điểm cao, lượng kiến thức nhiều thì làm trước rồi đến câu dễ, câu khó
quá để lại sau cùng…
- Bước 4: Phải chú trọng nhiều đến cách hành văn: đúng ngữ pháp, không
sai chính tả, diễn đạt gọn gàng, bài viết khơng tẩy xóa, vấy bẩn…
2.5. Chấm bài, sửa lỗi và trả bài cho học sinh.
Trong q trình bồi dưỡng mơn Lịch sử thì đây cũng là khâu rất quan trọng
quyết định đến chất lượng của đội tuyển.Trong quá trình chấm bài, giáo viên
15


phải sửa được các lỗi cho học sinh hay gặp phải trong bài làm của các em,
những kiến thức các em còn thiếu trong từng câu, từng đề, rồi phải nêu được
những ưu nhược điểm của từng em trong từng đề luyện thi cũng như quá trình

rèn luyện kỹ năng làm bài thi. Từ đó, các em có thể tự rút kinh nghiệm cho bản
thân để làm tốt hơn ở những bài viết sau, đặc biệt là kỳ thi học sinh giỏi chính
thức cũng như thi THPT quốc gia sau này.Thực tế cho thấy, các em càng được
luyện thi nhiều, được giáo viên chấm và sửa lỗi càng nhiều và cẩn thận, chi tiết
thì càng có kinh nghiệm làm bài và nắm vững kiến thức hơn và chắc chắn bài
làm sau sẽ đạt kết quả cao hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Để có được những học sinh giỏi cấp Tỉnh, nhất là đạt giải cao thì cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, với sự cố gắng của cả giáo viên và học sinh,
khi tiến hành các giải pháp trên, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu
nhà trường, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trường THPT Triệu
Sơn 1 do tôi phụ trách đã đạt được những kết qủa nhất định.
1.Về phía học sinh.
- Ngày càng có nhiều học sinh chủ động, tích cực tham gia vào đội tuyển.
Trong quá trình học đội tuyển, các em thể hiện sự hứng thú rõ rệt, tin tưởng vào
kết quả khi thi. Đặc biệt các em có tinh thần thi đua rất cao: Học hết mình, làm
bài hết mình và tiến bộ qua từng bài viết. Chỉ tính 3 năm học gần đây, đội tuyển
do tơi trực tiếp ôn luyện đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
+ Năm học 2013-2014: Đội tuyển có 04 em: Đạt 03 giải Ba, 01 giải Khuyến
khích. Tỉ lệ đạt giải là 100%.
+ Năm học 2015-2016: Đội tuyển có 05 em: Đạt 02 giải Ba, 02 giải Khuyến
khích. Tỉ lệ đạt giải là 80%.
+ Năm học 2016-2017: Đội tuyển có 05 em: Đạt 01 giải Nhì, 02 giải Ba và
02 giải Khuyến khích. Tỉ lệ đạt giải là 100%.
- Một điều không thể phủ nhận là tất cả những em học sinh trong đội
tuyển học sinh đều đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia, nhiều em sau
khi rời ghế nhà trường được học tập ở những trường Đại học tốp đầu trong
16



nước và học giỏi. Năm học 2015-2016, trong tổng số 5 em tham gia đội tuyển
học sinh giỏi cấp Tỉnh mơn Lịch sử thì cả 5 em khi thi THPT quốc gia, kết
quả môn Lịch sử đều đạt từ 8,25đ trở lên trong đó em Cao Thị Hương và em
Lê Thị Dinh đạt 9,0đ; em Vũ Trọng Tùng đậu vào Học viên an ninh nhân dân.
2. Về phía giáo viên.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng HSG được nâng cao trình độ về chun mơn,
nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, bản thân
tơi cảm thấy tự tin trong chuyên môn hơn, yêu nghề hơn.
- Tình cảm cơ trị càng gắn kết, gần gũi hơn. Giáo viên ln nhận được
những tình cảm, lịng biết ơn chân thành từ các học trị của mình.
- Được đồng nghiệp, học sinh tín nhiệm.
Những kết quả trên đã tạo dựng được nền móng vững chắc cho cơng tác bồi
dưỡng học sinh giỏi ở những năm tiếp theo. Điều đó đã chứng minh rằng: Công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết, cần phát huy và duy trì lâu dài, có kế
hoạch chỉ đạo cụ thể, khoa học của nhà trường, là nhiệm vụ quan trọng không
thể thiếu ở trường THPT.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
I. KẾT LUẬN.
Dạy học là một nghệ thuật. Để có được thành cơng trong cơng tác giảng dạy
thì mỗi người giáo viên ln phải tìm tịi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực khơng
ngừng. Đặc biệt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi muốn đạt hiệu quả cao, người
17


dạy phải biết lấy thành quả đạt được của học sinh làm thước đo tay nghề nhà
giáo. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đòi hỏi người dạy biết lựa chọn
đúng đối tượng học sinh, có tâm huyết với nghề và không ngừng trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ để ln ln tự hồn thiện mình, biết xác định kiến thức trọng
tâm, biết làm chủ điều mình dạy và biết dạy học sinh cách học, biết phát huy

tính tích cực, sáng tạo của học sinh…Trong giới hạn đề tài này, tôi chỉ đưa ra
một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả mà tơi đã từng bước
trải nghiệm thực tế. Hy vọng rằng những nội dung này là những thông tin để
các đồng nghiệp trao đổi , thảo luận và rút ra được những kinh nghiệm thực sự
quý báu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - một nhiệm vụ rất đỗi nặng nề
nhưng rất vinh dự của người giáo viên.
II. KIẾN NGHỊ.
Một là: Nhà trường có qui định cụ thể trong việc chọn đội tuyển cho các
môn để tránh việc một học sinh nhưng nhiều giáo viên cùng chọn vào đội tuyển
ôn tập môn của mình .
Hai là: Phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên làm công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Ba là: Do hình thức thi THPT quốc gia từ năm 2016-2017 là thi trắc nghiệm
khách quan trong khi thi HSG vẫn thi theo hình thức tự luận nên Sở giáo dục
Đào tạo Thanh Hóa cần tổ chức thi HSG sớm hơn, cụ thể là nên tổ chức vào
tháng 11 hàng năm .
Như vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là cơng việc đầy khó
khăn đối với giáo viên các bộ mơn nói chung và bộ mơn tiếng Lịch sử nói riêng,
địi hỏi rất cao ở người giáo viên cả về năng lực chun mơn và sự nhiệt tình với
học sinh, đam mê với nghề nghiệp. Tuy nhiên, với sự nỗ lực khơng ngừng của
mỗi giáo viên thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua, để việc phát hiện và đào
tạo nhân tài cho đất nước ngày càng có những bước tiến vượt bậc. Trên đây là
một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình phát hiện,
lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Lịch sử trong những năm qua.
Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chân thành của các quý thầy cô, của đồng
18


nghiệp để chúng ta đi đến mục đích chung cuối cùng là: góp phần đào tạo cho xã
hội những con người vừa hồng vừa chuyên đáp ứng nhu cầu “công nghiệp hoáhiện đại hoá” đất nước.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hố, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Cơ (Chủ biên), Kiến thức cơ bản môn Lịch sử, NXB Đại
học sư phạm, năm 2008
2. Bộ GD và ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Lịch sử lớp 12,
NXB Giáo dục, năm 2009.
19


3. Trương Ngọc Thơi,  Luyện thi Đại học, cao đẳng và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Lịch sử, NXB Đại học sư phạm, năm 2009.
4. Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Sông Hương, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn
Văn Ninh, Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử, NXB Đại hoc quốc
gia Hà Nội, năm 2015 .
5. Trịnh Đình Tùng, Trần Duy Đồn, Nguyễn Thị Hương,  Bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Lịch sử THPT, NXB Giáo dục, năm 2011 .
6. Trần Huy Đoàn, Trần Thùy Chi, Hướng dẫn ôn thi bồi dưỡng học sinh
giỏi THPT chuyên đề Lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015.
7. Đề thi Đại học, THPT quốc gia các năm 2015, 2016 của Bộ giáo dục và
Đào tạo.
8. Tài liệu trên mạng Internet : - Nguồn : http: // đề thi học sinh giỏi môn
Lịch sử THPT.vn.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT, CẤP SỞ GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng.
20


Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Triệu Sơn 1.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá
Kết quả
Năm học
xếp loại
đánh giá
đánh giá xếp
( Phòng, Sở,
xếp loại
loại
Tỉnh…)
(A,B, hoặc
C)
1
Một số biện pháp
Sở GD & ĐT
nhằm nâng cao hiệu quả
Thanh Hóa
C

2012-2013
đổi mới kiểm tra đánh
giá trong dạy học Lịch
sử lớp 10 - Chương trình
chuẩn.
…………………………………………………………………………………………………...

21



×