Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu xây dựng mô hình thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách oopsy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

CHU THỊ HUYỀN MY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH THƢ VIỆN
TẠI ĐƠN VỊ XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH OOPSY

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội-2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

CHU THỊ HUYỀN MY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH THƢ VIỆN
TẠI ĐƠN VỊ XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH OOPSY
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện
Mã số: 60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THANH THỦY

Hà Nội-2020



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------------------CHU THỊ HUYỀN MY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MƠ HÌNH THƢ VIỆN
TẠI ĐƠN VỊ XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH OOPSY
Chuyên ngành:

Khoa học Thông tin - Thƣ viện

Mã số:

60 32 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. Bùi Thanh Thủy

Chủ tịch hội đồng chấm LVTS

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện và

hồn thành trên cơ sở được người hướng dẫn khoa học đóng góp ý kiến về các
vấn đề nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin chịu trách
nhiệm về cơng trình nghiên cứu.
Tác giả

Chu Thị Huyền My


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo giảng dạy ở
Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, góp ý cho tơi suốt thời gian đào
tạo Cao học tại Nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Bùi Thanh
Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tơi hồn
thành Luận văn.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Thủ trưởng, Ban lãnh đạo, các đồng chí,
đồng nghiệp tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Phịng Thơng tin - Tư liệu đã
cử tơi đi đào tạo Cao học, hết sức tạo điều kiện cho tơi học tập và thực hiện
cơng trình nghiên cứu.
Tơi cũng xin được cảm ơn anh chị em trong Cộng đồng Oopsy, những
người đã đồng hành và hỗ trợ tôi khảo sát, thực nghiệm và làm các công việc
cần thiết.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân, bạn bè đã ủng hộ, động viên và
tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Luận văn khó tránh khỏi thiếu sót do năng lực cịn hạn chế của bản
thân. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo, đồng nghiệp để
Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2019
Tác giả

Chu Thị Huyền My


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 7
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 8
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 12
4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 13
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 13
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ................................................... 14
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ........................................................................ 14
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG MƠ
HÌNH THƢ VIỆN TẠI ĐƠN VỊ XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH .... 15
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 15
1.1.1 Khái niệm xây dựng mơ hình thư viện ................................................... 15
1.1.2 Tổ chức và hoạt động trong mơ hình thư viện ....................................... 18
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng mơ hình thư viện .......................... 21
1.2 Giới thiệu đơn vị xuất bản và phát hành sách...................................... 24
1.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển ................................................................ 24
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ.............................................................................. 25
1.3 Vai trò của thƣ viện và việc xây dựng mơ hình thƣ viện đối với đơn vị
xuất bản và phát hành sách .......................................................................... 26
1.3.1 Vai trò của thư viện đối với đơn vị xuất bản và phát hành sách ........... 26
1.3.2 Vai trị của việc xây dựng mơ hình thư viện đối với đơn vị xuất bản và

phát hành sách ................................................................................................ 28
1.4 Đặc thù các nguồn lực cho việc xây dựng mơ hình thƣ viện ............... 29
1.4.1 Điểm mạnh ............................................................................................. 29

1


1.4.2 Điểm yếu................................................................................................. 30
1.4.3 Cơ hội ..................................................................................................... 31
1.4.4 Thách thức .............................................................................................. 31
1.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới việc xây dựng mơ hình thƣ viện ... 32
1.5.1 Chính sách về thư viện ........................................................................... 32
1.5.2 Nguồn kinh phí ....................................................................................... 33
1.5.3 Chính sách phát triển của đơn vị ........................................................... 34
1.5.4 Nhận thức của người quản lý ................................................................. 35
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MƠ HÌNH THƢ VIỆN TẠI ĐƠN VỊ XUẤT
BẢN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH OOPSY ..................................................... 38
2.1 Thiết kế mơ hình tổ chức thƣ viện ......................................................... 38
2.1.1 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 38
2.1.2 Nguồn nhân lực ...................................................................................... 39
2.1.3 Cơ sở vật chất......................................................................................... 40
2.2 Thiết kế mơ hình hoạt động thƣ viện .................................................... 41
2.2.1 Bổ sung vốn tài liệu ................................................................................ 41
2.2.2 Xử lý tài liệu ........................................................................................... 43
2.2.3 Tổ chức và bảo quản tài liệu .................................................................. 45
2.2.4 Phục vụ người dùng ............................................................................... 46
2.2.5 Truyền thông marketing ......................................................................... 47
2.3 Mối quan hệ tƣơng hỗ giữa thƣ viện với các bộ phận, tổ chức khác ..... 48
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MƠ HÌNH THƢ VIỆN TẠI ĐƠN VỊ XUẤT
BẢN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH OOPSY ..................................................... 52

3.1 Thời gian và quy trình ứng dụng mơ hình ........................................... 52
3.2 Thực trạng ứng dụng mơ hình tổ chức thƣ viện .................................. 52
3.2.1 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 52
3.2.2 Nguồn nhân lực ...................................................................................... 54

2


3.2.3 Cơ sở vật chất......................................................................................... 54
3.3 Thực trạng ứng dụng mơ hình hoạt động thƣ viện.............................. 55
3.3.1 Bổ sung vốn tài liệu ................................................................................ 55
3.3.2 Xử lý tài liệu ........................................................................................... 60
3.3.3 Tổ chức và bảo quản tài liệu .................................................................. 62
3.3.4 Phục vụ người dùng ............................................................................... 64
3.3.5 Truyền thông marketing ......................................................................... 66
3.4 Thực trạng mối quan hệ tƣơng hỗ giữa thƣ viện với các bộ phận, tổ
chức khác ....................................................................................................... 67
3.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của thƣ viện khi áp dụng mơ hình thƣ
viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy .................................... 70
3.5.1 Ưu điểm .................................................................................................. 70
3.5.2 Hạn chế .................................................................................................. 76
3.5.3 Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................... 79
CHƢƠNG 4: NHẬN XÉT THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT
MÔ HÌNH THƢ VIỆN TẠI ĐƠN VỊ XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH
SÁCH OOPSY ............................................................................................... 81
4.1 Nhận xét thực trạng ứng dụng mơ hình thƣ viện................................. 81
4.1.1 Thuận lợi ................................................................................................ 81
4.1.2 Khó khăn ................................................................................................ 82
4.2 Đề xuất mơ hình thƣ viện ....................................................................... 82
4.2.1 Mơ hình cơ cấu và tổ chức thư viện ....................................................... 82

4.2.2 Mơ hình hoạt động thư viện ................................................................... 84
4.2.3 Đề xuất mơ hình quan hệ tương hỗ với các đơn vị khác........................ 88
4.3 Điều kiện để áp dụng mô hình thƣ viện đạt hiệu quả cao ................... 90
4.3.1 Xây dựng chính sách cho thư viện ......................................................... 90
4.3.2 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực ........................................................ 91

3


4.3.3 Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật ............................................................. 94
4.3.4 Đảm bảo tài chính .................................................................................. 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN ........................... 135

4


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thư viện .................................................. 39
Hình 2.2: Quy trình xử lý tài liệu tại thư viện................................................. 44
Hình 2.3: Dịch vụ của thư viện ....................................................................... 47
Hình 2.4: Sơ đồ mối quan hệ giữa thư viện với các bộ phận, tổ chức khác ... 50
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu nội dung vốn tài liệu .............................................. 56
Hình 3.2: Biểu đồ tỉ lệ đáp ứng của vốn tài liệu theo nhu cầu tin .................. 72
Hình 3.3: Biểu đồ lí do người dùng biết đến thư viện .................................... 75
Hình 3.4: Biểu đồ tần suất người dùng đến thư viện ...................................... 78
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của thư viện .................................................. 83
Hình 4.2: Quy trình xử lý tài liệu tại thư viện................................................. 85

Hình 4.3: Sản phẩm thơng tin của thư viện..................................................... 86
Hình 4.4: Dịch vụ của thư viện ....................................................................... 88
Hình 4.5: Sơ đồ mối quan hệ giữa thư viện với các bộ phận, tổ chức khác ... 89

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu ngôn ngữ vốn tài liệu.......................................................... 57
Bảng 3.2: Cơ cấu thời gian vốn tài liệu........................................................... 58
Bảng 3.3: Cơ cấu loại hình vốn tài liệu........................................................... 58

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách đã xuất hiện trong thời
gian qua ở Việt Nam. Cùng các thư viện tư nhân, thư viện của tổ chức xã hội
và đoàn thể khác, thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách có đóng góp
đáng kể cho cơng cuộc xã hội hoá sự nghiệp thư viện. Bên cạnh đó, mơ hình
này cịn mang những nét đặc thù với những giá trị riêng. Hệ thống thư viện
với đơn vị xuất bản và phát hành sách vốn có điểm chung cùng hướng tới
giúp người dân tiếp cận tri thức qua tài liệu, cụ thể ở đây là sách. Việc thành
lập thư viện tại đơn vị phát hành sách có nhiều lợi thế nhất định như xây
dựng và phát triển vốn tài liệu, hoạt động marketing. Hiện nay, mơ hình thư
viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách mới xuất hiện manh nha, chưa
phổ biến rộng rãi.
Thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành có vai trị quan trọng. Đối
tượng thu được lợi ích trên hết là người dân. Thư viện tại đơn vị xuất bản và

phát hành phục vụ cộng đồng, giúp người dân có thêm địa điểm đọc tài liệu.
Người dân có thể kết hợp việc xem sản phẩm mới của đơn vị phát hành với
sử dụng thư viện, khách hàng đến mua sản phẩm mới có thêm khả năng sử
dụng thư viện dù trước đó chưa có ý định rõ ràng. Từ đó thư viện góp phần
nâng cao văn hố đọc, phát triển dân trí, đóng góp cho tiến bộ xã hội. Đơn vị
xuất bản và phát hành cũng có lợi ích lâu dài vì được mở rộng quy mơ, thu
hút khách hàng. Thương hiệu, vị thế của đơn vị xuất bản và phát hành theo
đó lớn mạnh hơn.
Đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy đã có nguyện vọng xây dựng,
phát triển thư viện từ những ngày đầu thành lập. Tuy hoạt động ở lĩnh vực
kinh doanh, đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy không chú trọng lợi

7


nhuận mà luôn đặt việc phục vụ cộng đồng lên hàng đầu. Đơn vị ra đời chưa
lâu song đã duy trì được việc xuất bản sách đều đặn, phát hành sách uy tín
với các hoạt động đa dạng, gây được tiếng vang nhất định trong ngành kinh
doanh sách. Sản phẩm sách chủ yếu của đơn vị là dòng sách tâm lí - kĩ năng
dành cho người Việt Nam, có đối tượng người đọc rộng rãi, đặc biệt là giới
trẻ. Đơn vị thuộc cộng đồng Oopsy, nơi dành cho các bạn yêu thích tâm lý
học và tâm lý trị liệu, vốn là cộng đồng có nhiều hoạt động phong phú, sáng
tạo. Bởi vậy, có thể nói rằng, đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy thực
sự muốn đầu tư xây dựng, phát triển thư viện lâu dài, nghiêm túc.
Mặt khác, hiện nay mơ hình thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành
sách xuất hiện ít, tự phát. Một số thư viện như thế có quy mơ nhỏ, hoạt động
chưa hiệu quả. Có đơn vị phát hành sách đã xây dựng thư viện rồi lại dừng
hoạt động vì chưa tìm được hướng đi thích hợp. Đơn vị xuất bản và phát
hành sách Oopsy khơng có nhiều ví dụ thực tế để tham khảo, cần tự tìm
kiếm con đường tiên phong. Nếu xây dựng mơ hình thành cơng, rất nhiều

đơn vị xuất bản và phát hành khác có thể học tập theo.
Việc nghiên cứu xây dựng mơ hình thư viện tại đơn vị xuất bản và phát
hành Oopsy sách nhằm giải quyết các vấn đề trên, tạo ra một mô hình tối ưu
là điều rất cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mơ
hình thƣ viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về mơ hình thư
viện. Các cơng trình nghiên cứu đã đề cập trên cả phương diện lí luận lẫn thực
tiễn. Một số cơng trình nổi bật gần đây như sau:
2.1.

Các cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi

Liên quan trực tiếp tới việc xây dựng mơ hình thư viện, một số cơng
trình trên thế giới đã đưa ra đề xuất để tạo ra các mơ hình thư viện mới. Sách

8


đưa ra chỉ dẫn xây dựng mơ hình thư viện mới có cuốn “Creating the
Customer-Driven Library: Building on the Bookstore Model” của tác giả
Jeannette Woodward (xuất bản năm 2005). Các chỉ dẫn của cuốn sách rất chi
tiết cho việc tạo ra thư viện theo mơ hình hiệu sách, giúp người đọc có khơng
gian lựa chọn như khi tới hiệu sách. Cũng có thể kể đến bài tạp chí “Building
the Library Model of Three-management

Two-bases” của Zhang Leishun

(Tạp chí Journal of Academic Libraries, Volume 27(2), năm 2009, trang 1922). Cơng trình giới thiệu một mơ hình thư viện với cách thức tổ chức và quản

lý khác biệt với truyền thống, đã thực hiện tại trường đại học Trịnh Châu,
Trung Quốc.
Xét đến các mơ hình thư viện, có khá nhiều đề tài cũng đề cập, phản
ánh ở nhiều góc độ. Cuốn sách “Library Services to the Incarcerated:
Applying the Public Library Model in Correctional Facility Libraries” của tác
giả Sheila Clark, Erica MacCreaigh (xuất bản năm 2006) nghiên cứu cụ thể về
thư viện dành cho trại giam. Đề tài luận án “A participatory library model for
university libraries” của Nguyễn Linh Cường (bảo vệ năm 2014) thơng qua
nghiên cứu mơ hình thư viện mới này tại thư viện của các trường đại học ở
Việt Nam đã bảo vệ thành công tại Úc. Cùng về đề tài này, tập trung ở mặt lí
luận, có bài tạp chí đồng tác giả “Establishing a Participatory Library Model:
A Grounded Theory Study” (Tạp chí The Journal of Academic Librarianship,
Volume 41, Issue 4, năm 2015, trang 475-487). Ngoài ra, các bài viết tạp chí
về mơ hình thư viện cịn có “The four spaces – a new model for the public
library” của Henrik Jochumsen, Casper Hvenegaard Rasmussen, Dorte Skot‐
Hansen (Tạp chí New Library World, Volume 113, năm 2012, trang 586597); “Embedded librarians: one library's model for decentralized service”
của Gary Freiburger, Sandra Kramer (Tạp chí Journal of The Medical Library
Association, Volume 97, Issue 2, năm 2009, trang 139-142); “A components

9


library system model and the support tool” của Miao Huai-kou, Liu Hui, Liu
Jing, Li Xiao-bo (Tạp chí Wuhan University Journal of Natural Sciences,
Volume 9, Issue 5, năm 2004, trang 722-730); “Building Bridges: A Research
Library Model for Technology-Based Partnerships” của Carolyn A. Snyder,
Howard Carter, Mickey Soltys (Tạp chí Resource Sharing & Information
Networks, Volume 18, No. 1-2, năm 2005, trang 13-23). Các cơng trình nhắc
tới các mơ hình thư viện với các dẫn chứng chứng minh khả năng áp dụng
rộng rãi vào thực tiễn.

2.2.

Các cơng trình nghiên cứu ở trong nƣớc

Đã có một số cơng trình nghiên cứu đề xuất mơ hình thư viện ở trong
nước. Có thể kể đến khố luận “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mơ hình Thư
viện thực hành tại khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn” của Nguyễn Thanh Tâm (bảo vệ năm 2007). Khố luận tìm
hiểu thực trạng của phịng Tư liệu khoa Thơng tin – Thư viện trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm nghiên cứu xây dựng mơ hình thư viện
thực hành tại đây, nêu lên hiệu quả và tác động của mô hình thư viện đó.
Ngồi ra cịn có khố luận “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mơ hình thư viện
chuẩn cho hệ thống thư viện đại học Việt Nam” của Mai Mỹ Hạnh (bảo vệ
năm 2003). Khoá luận này bước đầu phản ánh thực trạng hệ thống Thư viện
Đại học Việt Nam cũng nhằm nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình thư viện
đại học chuẩn, nêu ra giải pháp và kiến nghị đưa mơ hình vào thực tiễn.
Ở tầm vĩ mơ về mơ hình thư viện, một vài tác giả đã có bài nghiên cứu.
Ví dụ như bài viết tạp chí “Phác thảo về mơ hình thư viện cấp cơ sở ở nước ta
hiện nay” của Nguyễn Hữu Giới (Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1, năm
2016, trang 22-26). Bài viết về mơ hình một loại hình thư viện như bài viết
tạp chí “Hướng đến một mơ hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược
nâng cao chất lượng giáo dục đại học” của Vũ Bích Ngân (Tạp chí Thư viện

10


Việt Nam, số 1, năm 2009, trang 13-18). Các bài viết phân tích vai trị, thực
trạng của các mơ hình để đánh giá, đưa ra các giải pháp để hướng tới mơ hình
hiện đại hơn.
Với các mơ hình cụ thể đã xuất hiện một thời gian, có cơng trình

nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát, đánh giá các mơ hình này. Mơ hình café sách,
café thư viện rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay được quan tâm nghiên cứu từ
khá lâu như khoá luận “Khảo sát và đánh giá hoạt động mơ hình café - sách
café - thư viện tại Việt Nam” của Phạm Thanh Thuỷ (bảo vệ năm 2008). Mơ
hình thư viện khác cũng được tìm hiểu như khố luận “Tìm hiểu mơ hình thư
viện doanh nhân ở Việt Nam” của Đồng Thị Thu Hương (bảo vệ năm 2010),
khoá luận “Tìm hiểu mơ hình thư viện trong trại giam trên địa bàn Hà Nội,
Hải Phòng, Thái Nguyên” của Phạm Thị Yến (bảo vệ năm 2010), khố luận
“Mơ hình thư viện trường học thân thiện và việc triển khai tại một số trường
tiểu học trên địa bàn các quận thành Hà Nội” của Nguyễn Ngọc Anh (bảo vệ
năm 2012), luận văn “Triển khai mơ hình thư viện đa năng tại trường Đại học
Cảnh sát nhân dân” của Nguyễn Thị Mỹ Hương (bảo vệ năm 2017). Các đề
tài đã nêu lên những đặc điểm khái quát, vai trò và thực trạng của các mơ
hình. Từ đó các đề tài đưa ra nhận xét về ưu nhược điểm, kiến nghị để phát
triển mơ hình.
Bên cạnh đó, nhiều đề tài đề xuất mơ hình tổ chức và hoạt động cho các
thư viện. Tổ chức và hoạt động có thể coi là vấn đề nền tảng, khái quát của
mỗi thư viện. Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của một đơn vị có khố luận
“Tìm hiểu mơ hình tổ chức và hoạt động tại Trung tâm Học liệu Trường Đại
học RMIT Hà Nội” của Khuất Thị Yến (bảo vệ năm 2007). Giới thiệu các mơ
hình tổ chức và hoạt động của một loại hình thư viện có bài viết tạp chí “Một
số mơ hình tổ chức và hoạt động của thư viện trường phổ thơng” của tác giả
Đồn Thị Thu (Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, năm 2018, trang 30-35).

11


Nghiên cứu nhằm đổi mới mơ hình tổ chức, hoạt động có bài viết kỷ yếu hội
thảo “Đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động thơng tin – thư viện trong
Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng” của tác giả Nguyễn Văn Hành,

Trần Mạnh Tuấn (Hội thảo khoa học Đổi mới tổ chức, quản lý và tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện năm 2010),
bài viết tạp chí “Đổi mới mơ hình cơ cấu tổ chức các thư viện và trung tâm
thông tin tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Thiên (Tạp chí Thơng tin Tư liệu, số 5, năm 2017, trang 15-23). Các đề tài, bài viết đã giới thiệu về các
mơ hình tổ chức và hoạt động, đưa ra các luận điểm về mơ hình ngày nay.
Dựa trên cơ sở lí luận, đặc điểm chung, khảo sát thực trạng nhằm đề xuất mơ
hình tổ chức và hoạt động thích hợp cùng các luận giải về căn cứ đề xuất.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu xây dựng
mơ hình thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách. Điều này khẳng định
đề tài “Nghiên cứu xây dựng mơ hình thƣ viện tại đơn vị xuất bản và phát
hành sách Oopsy” hoàn tồn mới, khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào trong nước và nước ngồi.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích thực trạng của thư viện đã
thực nghiệm một thời gian, đề xuất mơ hình thư viện tối ưu tại đơn vị xuất
bản và phát hành Oopsy.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng mơ hình thư viện là gì?
- Mơ hình thư viện cần được thiết kế như thế nào để phù hợp với đơn vị
xuất bản và phát hành sách Oopsy?
- Ứng dụng thực tế mơ hình thư viện này có ưu điểm và hạn chế gì?
- Mơ hình thư viện tối ưu cho đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy
là như thế nào?

12


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1.


Đối tƣợng nghiên cứu

Mơ hình thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy.
5.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Thư viện đặt tại đơn vị phát hành sách Oopsy’s
Company, nơi phân phối chính thức của sách Oopsy.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 9 năm 2017 (khi đơn vị xuất bản và phát
hành sách Oopsy được thành lập) đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Thực hiện dựa vào
việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề chung về thư viện,
xây dựng mơ hình thư viện và kiến thức cơ bản về phát hành xuất bản phẩm.
- Phương pháp thực nghiệm: Sau khi thiết kế mơ hình thư viện, ứng
dụng thực nghiệm mơ hình trên thực tế để tìm ra ưu điểm, hạn chế. Làm tiền
đề để đề xuất mơ hình thư viện tối ưu. Kết hợp chặt chẽ với phương pháp
quan sát. Xây dựng thời gian và quy trình ứng dụng thực nghiệm, phân tích
thực trạng, đánh giá hiệu quả thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp người quản lý đơn vị
xuất bản và phát hành sách, hai cán bộ thư viện. Bên cạnh việc phỏng vấn vào
các buổi họp hàng tháng, còn phỏng vấn theo nhu cầu và có vấn đề phát sinh.
Nội dung phỏng vấn tập trung vào một số yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng
mơ hình thư viện, các vấn đề nảy sinh khi ứng dụng thực nghiệm mơ hình,
suy nghĩ và cảm nhận về mơ hình thư viện. Đồng thời khuyến khích người
được phỏng vấn đóng góp ý kiến để xây dựng mơ hình thư viện tối ưu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trong quá trình ứng dụng mơ
hình thư viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy, thu thập thông tin
cơ bản, nhu cầu tin và đánh giá của người dùng về mơ hình thư viện này. Kết


13


hợp phát phiếu điều tra trực tiếp cho người dùng đến thư viện với gửi bảng
hỏi trực tuyến qua email tới những người dùng từng sử dụng thư viện.
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1.

Về mặt khoa học

Góp phần làm rõ lí luận về xây dựng mơ hình thư viện, đặc biệt là thư
viện của đơn vị xuất bản và phát hành sách. Thể hiện vai trị của ngun lý
“Xã hội hố sự nghiệp thư viện”.
7.2.

Về mặt ứng dụng

Từ việc đánh giá thực trạng ứng dụng mơ hình thư viện tại đơn vị xuất
bản và phát hành sách Oopsy, đưa ra mơ hình thư viện hồn thiện hơn. Giúp
mơ hình thư viện của các đơn vị xuất bản và phát hành được nhiều người biết
đến, tiếp tục nhân rộng trong xã hội. Từ đó nâng cao văn hóa đọc, góp phần
phát triển thư viện cũng như đơn vị xuất bản và phát hành. Bên cạnh đó, đề tài
trở thành tài liệu tham khảo cho những người quan tâm.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Dự kiến đề tài khoảng 100 trang khổ giấy A4. Nội dung gồm 4 chương.
Đề tài đáp ứng mục đích nghiên cứu đã đề ra.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 4 chương:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng mơ hình thƣ viện
tại đơn vị xuất bản và phát hành sách
Chƣơng 2: Thiết kế mơ hình thƣ viện tại đơn vị xuất bản và phát
hành sách Oopsy
Chƣơng 3: Ứng dụng mơ hình thƣ viện tại đơn vị xuất bản và phát
hành sách Oopsy
Chƣơng 4: Nhận xét thực trạng ứng dụng và đề xuất mơ hình thƣ
viện tại đơn vị xuất bản và phát hành sách Oopsy

14


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG MƠ
HÌNH THƢ VIỆN TẠI ĐƠN VỊ XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH SÁCH
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm xây dựng mơ hình thư viện
Khái niệm mơ hình
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, mô hình là “vật
cùng hình dạng nhưng được làm thu nhỏ lại nhiều lần, mô phỏng cấu tạo và
hoạt động của một vật khác để tiện trình bày, nghiên cứu; hình thức diễn đạt
hết sức gọn các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng theo một phương tiện
nào đó để nghiên cứu đối tượng ấy” [22, tr. 1003].
Theo Từ điển Oxford online [36], từ mơ hình (model) có các nghĩa liên
quan đến sự vật, sự việc cần được cân nhắc ở đây: “Hình đại diện ba chiều
của người hoặc vật hoặc cấu trúc đưa ra, tiêu biểu là ở tỉ lệ nhỏ hơn so với
nguyên bản; một thứ được sử dụng như ví dụ để làm theo hoặc bắt chước”.
Theo Từ điển Cambridge online [37], từ mơ hình (model - danh từ) có
nghĩa liên quan đến sự vật, sự việc mà đề tài muốn tham khảo: “Cái gì đó mà
bản sao có thể dựa vào vì nó là một ví dụ vơ cùng tốt thuộc kiểu mẫu của nó;
thứ gì đó đại diện cho một thứ khác, hoặc là đối tượng vật chất thường nhỏ

hơn đối tượng thực, hoặc là mơ tả đơn giản có thể được sử dụng trong sự cân
nhắc”.
Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng mơ hình thường được hiểu theo
hai nghĩa chính.
Nghĩa đầu tiên của mơ hình là vật thể, có hình dạng rõ ràng, sao chép
vật gốc ở quy mô nhỏ hơn. Vật gốc cũng là vật thể hữu hình, có sẵn. Nghĩa
đầu tiên của mơ hình này rất thích hợp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kĩ
thuật, đối tượng và sản phẩm mơ hình hố đều là các vật mơ phỏng nhìn thấy,
sờ thấy được trên thực tế.

15


Mặt khác, nghĩa thứ hai của mơ hình, tương ứng với nghĩa cịn lại của
khái niệm đề cập đến hình thức diễn đạt nói chung, thể hiện sự linh hoạt. Đối
tượng được mơ hình hóa với dạng thức này cũng rất rộng, không nhất định
phải là vật cụ thể nào. u cầu của dạng thức mơ hình này là diễn đạt hết sức
gọn các đặc trưng chủ yếu của đối tượng, theo một phương tiện nào đó tuỳ
từng trường hợp, với mục đích nghiên cứu. Có thể nói nghĩa thứ hai của mơ
hình rất thích hợp trong các lĩnh vực nghiên cứu không thuộc khoa học kĩ
thuật, đối tượng và sản phẩm mơ hình hố khơng phải các vật cụ thể có thể dễ
dàng nhìn thấy, sờ thấy được trên thực tế. Đề tài sử dụng nghĩa thứ hai này
của mơ hình.
Tóm lại, mơ hình có đặc điểm: Diễn đạt ngắn gọn các đặc trưng chủ
yếu của một đối tượng theo một phương tiện nào đó để nghiên cứu đối tượng
ấy, được sử dụng như ví dụ để làm theo hoặc bắt chước, mang tính đại diện và
có thể được sử dụng trong sự cân nhắc.
Khái niệm về mơ hình thư viện
Thư viện đã ra đời từ rất lâu qua trường kì lịch sử. Có rất nhiều quan
điểm khác nhau về thư viện trên thế giới. “Tuy nhiên, trong các định nghĩa

trên, định nghĩa của UNESCO được các nhà thư viện học trên thế giới đánh
giá là định nghĩa đầy đủ nhất về thư viện vì định nghĩa này nêu lên được
những thành phần cấu tạo nên thư viện và các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu
của nó” [19, tr. 9]. Về cơ bản, thành phần cấu tạo nên thư viện và các chức
năng, nhiệm vụ chủ yếu của nó không thay đổi từ trước tới nay.
UNESCO định nghĩa như sau: “Thư viện, khơng phụ thuộc vào tên gọi
của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc
các tài liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe - nhìn, và nhân viên phục vụ có trách
nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thơng tin,
nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí” [19, tr. 8].

16


Căn cứ vào định nghĩa của UNESCO, thư viện cần đảm bảo bốn yếu tố
cấu thành: bộ sưu tập (vốn tài liệu), nhân viên phục vụ (nhân lực), bạn đọc
(người dùng), cơ sở vật chất - kỹ thuật. Thư viện cũng cần đảm bảo bốn chức
năng: văn hoá, giáo dục, thơng tin, giải trí. Mỗi loại hình thư viện, tuỳ vào đặc
thù, lại tập trung vào chức năng nào hơn với những nhiệm vụ cụ thể.
Như vậy, mơ hình thư viện là hình thức diễn đạt hết sức gọn các đặc
trưng chủ yếu của thư viện theo một phương tiện nào đó để nghiên cứu thư
viện ấy. Một thư viện có nhiều phương thức biểu hiện khác nhau, nhưng phải
giữ được đặc trưng mang tính bản chất. Các đặc trưng chủ yếu của thư viện
gồm:
- Bốn yếu tố cấu thành: vốn tài liệu, nhân lực, người dùng, cơ sở vật
chất - kỹ thuật.
- Phản ánh được bốn chức năng của thư viện: văn hố, giáo dục, thơng
tin, giải trí.
Khái niệm xây dựng
Thuật ngữ xây dựng được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học đưa ra các nghĩa phổ biến (động
từ): “Làm nên cơng trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định; làm cho hình
thành một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hố theo một phương
hướng nhất định; tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu
tượng” [22, tr. 1784].
Nghĩa thứ nhất của khái niệm trên (làm nên công trình kiến trúc theo
một kế hoạch nhất định) dành riêng cho chuyên ngành kiến trúc. Nghĩa thứ
hai (làm cho hình thành một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá
theo một phương hướng nhất định) rộng hơn, kết quả rõ ràng, có phương
hướng ngay từ đầu. Cịn nghĩa thứ ba (tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh
thần, có ý nghĩa trừu tượng) thiên về giá trị tinh thần, trừu tượng.

17


Đại từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm xây dựng (động từ) như sau:
“Làm nên, gây dựng nên; tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó”
[21, tr. 1856].
Khái niệm trên đưa ra hai nghĩa chính. Nghĩa đầu tiên (làm nên, gây
dựng nên) khá rộng, có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, thể hiện q
trình hành động để ra kết quả. Nghĩa cịn lại (tạo ra cái có giá trị tinh thần, có
nội dung nào đó) chỉ giới hạn ở lĩnh vực tinh thần. Đề tài sử dụng nghĩa đầu
tiên vì mơ hình thư viện không chỉ nằm trong lĩnh vực tinh thần và cần nhấn
mạnh tới quá trình tạo ra được kết quả cuối cùng.
Thơng qua các khái niệm cơ bản đó, đề tài xác định thuật ngữ xây
dựng (động từ) như sau: Gây dựng nên, làm cho hình thành một chỉnh thể về
xã hội, chính trị, kinh tế, văn hố theo một phương hướng nhất định.
Tóm lại, luận văn hiểu việc xây dựng mơ hình thư viện là việc tạo ra
một chỉnh thể mơ hình thư viện theo một phương hướng nhất định.
1.1.2 Tổ chức và hoạt động trong mơ hình thư viện

Tổ chức thư viện
Để tạo ra một chỉnh thể mơ hình thư viện theo một phương hướng nhất
định như đã đề cập ở phần khái niệm xây dựng mô hình thư viện, cần xác
định cách thức tổ chức. Đây là vấn đề nền tảng góp phần hình thành bất kì
một thư viện nào.
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh, trong cuốn “Tổ chức và quản lý
các cơ quan Thông tin - Thư viện hiện đại” mới được tái bản năm 2019, “cơ
quan Thông tin - Thư viện (với tư cách là một tổ chức) cấu thành từ các bộ
phận: Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất” [15, tr. 9]. Như vậy,
muốn xây dựng tổ chức thư viện, phải xem xét ba bộ phận cấu thành trên.
Tổ chức vừa có nghĩa danh từ, vừa có nghĩa động từ. Ở đây, nhằm xây
dựng tổ chức thư viện với ba bộ phận cấu thành đã nêu, cần làm rõ hơn nghĩa

18


động từ. Khái niệm tổ chức thường gắn liền với quản lý đối với thư viện.
Trong giáo trình “Quản lý thư viện và trung tâm thông tin”, các tác giả đã làm
rõ hơn những việc phải làm khi tổ chức thư viện: “tổ chức cơ quan thư viện thông tin là nhằm thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp cho thư viện đó tồn
tại và phát triển. Cụ thể tổ chức - là phải xây dựng một hệ thống các phòng
ban, quy định nhiệm vụ, chức năng của từng phòng ban, đồng thời tiến hành
tuyển chọn, xếp đặt cán bộ đúng khả năng chuyên môn. Mua sắm các trang
thiết bị thích hợp, kinh tế nhất” [6, tr. 27,28]. Khái niệm trên nhấn mạnh đến
cơ cấu tổ chức, bộ phận then chốt trong tổ chức thư viện.
Ngoài ra, tổ chức thư viện gắn bó chặt chẽ với hoạt động thư viện. Mối
quan hệ này được thể hiện qua cách hiểu nội dung tổ chức cơ quan Thông tin
- Thư viện: “quy định cơ cấu của cơ quan Thông tin - Thư viện, sắp xếp, bố
trí lao động của nhân lực Thông tin – Thư viện và tổ chức hoạt động chuyên
môn của cơ quan Thông tin – Thư viện” [15, tr. 14]. Cách hiểu này cho thấy,
thư viện muốn hoạt động tốt, trước hết cần được tổ chức tốt.

Tổ chức thư viện có quyết định trực tiếp tới hai yếu tố cơ bản, nội tại
của thư viện là nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật. Xác định cách tổ chức hợp
lý, mơ hình thư viện mới có thể tồn tại và đạt hiệu quả cao.
Hoạt động thư viện
Xây dựng mơ hình thư viện, khơng thể khơng nhắc tới hoạt động thư
viện. Sự tồn tại, vận hành và phát triển của thư viện đểu bộc lộ qua các hoạt
động của thư viện từ khâu thiết kế mơ hình cho đến khi áp dụng vào thực tiễn.
Hoạt động thư viện thường được gắn với chu trình liên quan tới tài liệu,
hướng tới phục vụ người dùng. Cách hiểu này được đề cập tương đối rõ ràng
ở khái niệm: “Hoạt động thư viện là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và phổ
biến tài liệu cho người đọc” [10, tr. 10]. Khái niệm này phản ánh đối tượng
tác động chính của hoạt động thư viện là hai yếu tố cấu thành thư viện: vốn tài

19


liệu, người dùng. Còn hai yếu tố nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật trở thành
phương tiện, cầu nối để tác động, thực hiện các hoạt động thư viện.
Vì có nhiều hoạt động thư viện cụ thể, người ta phân chia chúng vào
các nhóm hoạt động khác nhau. Theo tác giả Lê Văn Viết, “hoạt động thư
viện có thể quy vào 2 nhóm chức năng:
- Các chức năng liên quan đến việc hình thành, xử lý, bảo quản vốn tài
liệu thư viện và tổ chức việc sử dụng chúng. Nhóm chức năng này tạo thành
cái gọi là cơng nghệ thư viện.
- Các chức năng liên quan đến việc quản lý thư viện, giúp đỡ nghiệp vụ
cho các thư viện khác” [23, tr. 113)].
Tựu chung lại, hai nhóm chức năng này giúp thực hiện được chức năng
của thư viện. Nhóm chức năng thứ hai liên quan đến việc quản lý thư viện,
cũng chính là gắn bó chặt chẽ với tổ chức thư viện. Riêng hoạt động giúp đỡ
nghiệp vụ cho các thư viện khác chủ yếu dành cho các thư viện lớn, thư viện

đầu ngành. Các hoạt động của thư viện chủ yếu tập trung vào nhóm chức
năng đầu tiên - công nghệ thư viện. Bất kỳ thư viện nào cũng phải đảm bảo
được các hoạt động ở nhóm chức năng đó.
Ngày nay, cùng sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, hoạt động
thư viện trở nên phong phú, đa dạng hơn. Đặc biệt, với thực trạng bùng nổ
thông tin không ngừng, khoa học công nghệ lớn mạnh, các hoạt động thư viện
đều có bước cải tiến đáng kể. Mỗi thư viện có khả năng sử dụng, bổ sung,
thay đổi các hoạt động thư viện phù hợp với điều kiện cụ thể khác nhau. Việc
xây dựng mơ hình thư viện mới nên có sự cân nhắc xác đáng cho từng hoạt
động thư viện cụ thể muốn triển khai.
Hoạt động thư viện có thể coi là trọng tâm của việc xây dựng mơ hình
thư viện. Lựa chọn các hoạt động thiết thực, vận dụng sáng tạo vào điều kiện
thực tế, thư viện mới thực hiện tốt các chức năng, phát triển bền vững.

20


×