Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.7 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN 1. BẮT BUỘC (5,0 điểm)</b>
<b> Câu 1.( 2,0 điểm)</b>


Anh /chị có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam cao?
<b> Câu 2 (3,0 điểm)</b>


Suy nghĩ của anh/ chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.
<b>PHẦN II. TỰ CHỌN (5,0 điểm) </b>


<b>Thí sinh chỉ làm câu 3a hoặc câu 3b.</b>
<b> Câu 3a. (5,0 điểm)</b>


Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”


(Tây Tiến, Quang Dũng, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88).
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng


Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày


Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”


( Việt Bắc, Tố Hữu, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 112)
<b> Câu 3b. (5,0 điểm)</b>


Cảm nhận của anh / chị về chi tiết “tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q!” mà nhân vật


Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe
tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân
(Vợ chồng A Phủ – Tơ Hồi)


<i><b>ĐÁP ÁN</b></i>
Câu 1.


I. Mở bài: (0,25 điểm)


Nêu vấn đề: Kết thúc truyện ngắn CP nhà văn NC đã phần nào thể hiện được tài năng
viết truyện điêu luyện của mình.


II. Thân bài (1,5 điểm)


1. Nội dung phần kết (1,0 điểm)


- Đầu và cuối tác phẩm đều có h/ả “cái lị gạch cũ” xuất hiện.


+ Anh thả ống lươn nhặt được Chí trong chiếc váy đụp đặt ở cái lị gạch cũ ngồi đồng
đem về.


+ Chí Phèo chết, bà cô thị Nở “đay nghiến” thị, Thị cười và nói lảng, rồi thấy thống hiện
ra cái lị gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại.


2. Ý nghĩa (0,5 điểm)


H/ả cái lò gạch xuất hiện ở phần cuối truyện đã gây một sự ám ảnh ghê gớm về sự bế tắc
của số phận và cảnh ngộ của người nông dân, đồng thời làm nổi bật hiện tượng CP vẫn
đang tồn tại trong xã hội cũ. Nó góp phần làm tăng giá trị hiện thực của tác phẩm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Câu 2.


I.Mở bài.(0,25 điểm)


Nêu vấn đề cần nghị luận: cái danh và cái thực trong cuộc sống hôm nay.
II. Thân bài (2,5 điểm)


1. Giải thích (0,75 điểm)
+ “cái danh”.


+ “cái thực”.


+ Mối quan hệ giữa danh và thực trong xã hội.


2. Phân tích những khía cạnh biểu hiện của danh và thực (0,75 điểm).


Thí sinh có thể chỉ ra các mặt biểu hiện khác nhau song phải phân tích được những khía
cạnh của vấn đề.


3. Bình luận (0,75 điểm)


- Trong thực tế không phải là mọi danh tiếng đều xuất phát từ tài năng; từ những việc làm
tốt, việc làm có ích cho xã hội… Đơi khi chỉ vì một lí do nào đó (khơng tích cực) cũng có
thể khiến người ta được mọi người biết đến. Hoặc cũng có thể là vì cái danh mà người ta
bất chấp mọi thủ đoạn như dùng tiền, dùng uy quyền, thế lực… để đạt được cái danh (vị trí
trong xã hội)


Cái danh khơng có thực.
4. Bài học (0,25 điểm)
- Bài học nhận thức


- Bài học hành động
III. kết luận (0,25 điểm)


Nêu suy nghĩ của mình về vấn đề danh và thực.
Câu 3a. (5,0 điểm)


I. Mở bài (0,5 điểm)


Giới thiệu vài nét về tá giả và tác phẩm:


- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với thi phẩm “Tây Tiến”. Bài
thơ là nỗi nhớ lớn của tác giả về thiên nhên và con người. Bốn câu đầu thể hiện rõ nhất nội
dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.


- Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. cả bài thơ là tình cảm cách mạng sâu nặng của
những người cán bộ kháng chiến với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. Bốn câu thơ
nằm ở phần I của bài thơ phần nào thể hiện được đoạ lí ân tình thuỷ chung đó.


II. Thân bài (4,0 điểm)


1. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. (1,5 điểm)


- Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên
miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, con người Tây tiến gian khổ mà hào
hoa.


- Hình ảnh thơ có sự hài hồ, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi cảm về cảnh và
người; nhạc điệu có sự hồ hợp giữa lời cảm thán với ảm xúc ( câu mở đầu như một tiếng
kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi; chơi vơi; hơi), điệp từ
(nhớ/ nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết ngậm ngùi.


2. Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu (1,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Núi rừng vốn là những vật vô tri, song dưới con mắt của nhà thơ, núi rừng, thiên nhiên
cũng trở nên ó ý chí, có tình người. Chúng cùng qn dân tham gia chiến đấu (Rừng cây
núi đá ta cùng đánh Tây). Nghệ thuật nhân hoá, Tố Hữu đã biến núi rừng , Thiên nhiên
thành con người Việt Nam anh dũng kiên cường ( Núi …quân thù). Hai từ “che” và “vây”
đối lập làm nổi bật vai trò của những cánh rừng ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.


3. So sánh (1,0 điểm)


- Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và
con người ở những miền quê mà người lính tiền chiến đã đi qua.


- Điểm khác biệt:


+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộ lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, tốt lên vẻ hào hoa,
lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan.


+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lịng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng
chiến đối với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng.
III. Kết bài (0,5 điểm)


- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ.
- Đánh giá, mở rộng vấn đề.


Câu 3b. (5,0 điểm)
I. Mở bài (0,5 điểm)


Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm:



- NC là một trong những nhà văn hiện thự xuất sắc và tràn đầy tinh thần nhân đạo. Chí
Phèo khơng chỉ là kiệt tác mà cịn là tá phẩm kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật của NC.
Chi tiết “tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ quá” là một trong những chi tiết đặc sắc thể hiện
giá trị nhân đạo của tá phẩm.


- Tơ Hồi là nhà văn lớn có nhiều thành tựu khi viết về đề tài miền núi. VCAP đã thể hiện
một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong
kiến, thực dân và tinh thần đấu tranh ủa họ để tự giải phóng. Tác phẩm có giá trị hiện thự
và nhân đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng
lại, thiết tha bồi hồi”.


II. Thân bài (4,0 điểm)


1. Về chi tiết “tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q” trong tá phẩm CP của Nam Cao (1,5
điểm).


- Về nội dung:


+ Cuộc gặp gỡ giữa Thị Nở và trận ốm đã làm cho con quỷ dữ có sự thay đổi hẳn cả về
sinh lí lẫn tâm lí nữa.


+ Từ khi mãn hạn tù trở về, đây là lần đầu tiên CP hết say, hoàn toàn tỉnh táo. Và lần đầu
tiên Chí nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh. Những âm thanh
ấy chính là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.


+ Khi tỉnh táo CP đã nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Lần
đầu tiên tỉnh táo, suy nghĩ Chí nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình.
- Về nghệ thuật:



+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc hoạ sâu sắc
nét tính cách tâm lí và bi kịch của nhân vật


+ Qua chi tiết này NC khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ
bị xã hội thối nát , tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính.


2. Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” trong tác phẩm VCAP ủa Tơ
Hồi (1,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Mùa xuân trên miền núi Tâu Bắc được miêu tả rất đẹp, sắc màu của những chiếc váy
hoa, tiếng cười nói của đám trẻ chơi quay đợi tết, đặc biệt là tiếng sáo da diết xoáy sâu vào
trái tim tưởng như băng giá của Mị. Ngoại cảnh đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình
yêu và hạnh phúc.


+ Mị lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một. Cô uống như dồn nén uất hận, như quên đi
thực tại.


+ Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy váy hoa…
- Về nghệ thuật:


+ Là một trong những chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật.


+ Cảnh thiên nhiên hiện ra với những nét phong tục sinh hoạt rất riêng, độc đáo, góp phần
bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm.


3. So sánh (1,0 điểm)
- Sự tương đồng:


+ Đó là những âm thanh hết sức kì lạ, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã
chết của nhân vật để khơi dây trong họ niềm ham sống và khao khát sống mãnh liệt.



+ Đấy cũng là những chi tiết góp phần tơ đậm giá trị nhân đạo cho hai tác phẩm.
- Sự khác biệt.


+ ở tác phẩm CP là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy
hơm nào cũng có. Nhưng hơm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hơm nay Chí Phèo mới
hồn tồn tỉnh táo, các giác quan mới trở lại hoạt động bình thường.


+ Chi tiết trong VCAP là tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ một con người tê
dại, vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi chơi. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn, để
quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh
phúc của tuổi trẻ và tình yêu.


III. Kết bài (0,5 điểm)


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×