Hồ Than Thở
Vị trí: Hồ Than
Thở nằm cách
trung tâm
thành phố Đà
Lạt khoảng
6km về phía
đông, theo trục
đường Quang
Trung - Hồ
Xuân Hương.
Đặc điểm: Đến
thăm nơi đây,
du khách sẽ
được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn
nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.
Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà
Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời
hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên
1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học
viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và
cho đến nay vẫn còn câu chuyện Thảo - Tâm cùng ngôi mộ
của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2
mộ (từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch).
Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh
mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng
lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa.
Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng
thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông
yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình
nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có
thể đến đó chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở
dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn,
cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng
trên thảm cỏ rất
đẹp.
Xa xưa nữa, nơi
đây gắn với câu
chuyện tình của
Hoàng Tùng và Mai
Nương. Chuyện xảy
ra vào thế kỷ 18, khi
người anh hùng áo
vải Nguyễn Huệ dấy
binh đánh đuổi bọn
xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong
đó có Hoàng Tùng. Trước khi chia tay, hai người rủ nhau
ra bên bờ than thở hẹn thề. Chàng hẹn đến mùa xuân - khi
Mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai
Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên nàng đã quyết
định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay,
đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng
vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết. Mấy năm sau
triều đại Tây Sơn sụp đổ, Gia Long trả thù những người có
công với triều Tây Sơn nên Hoàng Tùng đã tự vẫn bên hồ
để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối. Từ đó hồ
có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
Hồ Suối Vàng
Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến
km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt qua đoạn
đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những
đồi thông chập chùng trước khi đến được hồ Suối Vàng,
nơi mà 100 năm trước đây khi lần đầu tiên đặt chân đến
vùng đất này, ngẩng ngơ trước cảnh sắc thơ mộng kỳ ảo
của thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, Yersin đã
chạy nhảy reo hò như một cậu học trò nhỏ để sau này đề
nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ
dưỡng nơi đây.
Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Dankia ở trên và Ankroet ở
dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn dòng
sông Đa Dung phát nguyên từ núi Langbian; cạnh đó là
một thác nước trắng xóa cũng mang tên Ankroet - thác này
đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà
máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942.
Hồ Suối Vàng có sức chứa khoảng 20 triệu khối nước,
ngoài việc cung cấp nguồn nước trong lành cho thành phố
Đà Lạt, còn được dùng để vận hành tổ máy phát điện của
nhà máy thủy điện Ankroet với công suất năm đạt 15 triệu
kw/h.
Nơi đây còn có nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do
Đan Mạch giúp xây dựng hoàn thành năm 1984 với công
suất 18.000m3/giây, với sự kiểm nghiệm thường xuyên
của Trung tâm Y tế dự phòng đã xác nhận nước đầu
nguồn luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.
Dankia - Suối Vàng ngày nay đã được nhìn nhận đúng với
giá trị thực của nó. Trong một tương lai không xa nơi đây
cùng với khu vực Tuyền Lâm sẽ là một đối trọng của Đà
Lạt hiện nay đã bị bê tông hóa tràn lan đến bực bội. Một
liên doanh gồm một bên là Tỉnh Lâm Đồng và một bên là
Singapore đã có kế hoạch đánh thức nàng sơn nữ Dankia
với hàng trăm hạng mục lớn nhỏ sẽ được dựng lên bên hồ,
trên hồ và giữa những đồi thông, thảm cỏ mượt mà …
chúng ta có quyền hy vọng nơi đây sẽ đem lại sức hấp dẫn
quyến rũ cho một vùng đất huyền thoại luôn làm say đắm
biết bao khách viễn du