Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Ngu van 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.22 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nhiệt liệt chào mừng các thầy - cô giáo đến dự giờ lớp 10A6 !.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 41: Văn học. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ) - Lí Bạch -.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Vài nét giới thiệu 1. Về Lí Bạch.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Vài nét giới thiệu 1. Về Lí Bạch - Tiểu sử: + Tên: Lí Bạch ( 701-762 ), tự là Thái Bạch + Quê: Lũng Tây - Sự nghiệp: + Số lượng: Thơ ông hiện còn trên 1000 bài + Nội dung: phong phú với những chủ đề chính là ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. Vài nét giới thiệu 1. Về Lí Bạch - Tiểu sử: - Sự nghiệp: + Phong cách thơ: hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị + Đặc trưng nổi bật của thơ: sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp + Vị trí: Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “Thi tiên”.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2. Về bài thơ - Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt - Đề tài: Tống biệt ( chia tay, chia li ) - Nhan đề: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng + Hoàng Hạc lâu: lầu Hoàng Hạc + tống: tiễn + Mạnh Hạo Nhiên ( 689-740 ), là bạn văn chương, bạn vong niên của Lí Bạch  Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. Đọc - hiểu tác phẩm 1. Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. - Không gian: + Nơi đi: tây từ Hoàng Hạc - phía tây lầu Hoàng Hạc.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II. Đọc - hiểu tác phẩm 1. Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. - Không gian: + Nơi đi: tây Hoàng Hạc lâu phía tây lầu Hoàng Hạc  một thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc, nơi có thể bao quát được toàn cảnh, tạo tính chất thiêng liêng cho cuộc chia tay + Nơi đến: Dương Châu - chốn phồn hoa bậc nhất thời Đường.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Thời gian: + tam nguyệt: tháng 3, mùa xuân, mùa cây cỏ sinh sôi nảy nở, tươi đẹp + yên hoa: chỉ nơi phồn hoa đô hội  Không gian và thời gian thống nhất ở cái đẹp - Con người: + Người đưa tiễn: Lí Bạch + Người ra đi: Mạnh Hạo Nhiên  Mối quan hệ giữa hai người: cố nhân ( bạn cũ ) thể hiện sự gắn bó, gần gũi gợi tình cảm lưu luyến, nhớ thương  Tiểu kết: Hai câu đầu miêu tả khung cảnh chia tay thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn, tha thiết của Lí Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. Đọc - hiểu tác phẩm 1. Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay 2. Hai câu cuối: Tâm tình người đưa tiễn Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. - Câu 3: Cô phàm viễn ảnh bích không tận, + Cô phàm: cánh buồm lẻ loi, cô độc + viễn ảnh: hình ở xa + bích không tận: khoảng không mênh mông xanh biếc  Lí Bạch chỉ thấy "cánh buồm lẻ loi" của "cố nhân" vì đó là sự quan tâm duy nhất, cái nhìn của tình cảm  Mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn càng làm nổi bật sự cô đơn, lẻ loi, nhỏ bé của cánh buồm và cái vô tận, bao la của khoảng không. Câu thơ thể hiện tâm trạng vừa lưu luyến, bịn rịn vừa cảm thấy cô đơn, lẻ loi của Lí Bạch khi bạn đã đi xa.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Câu 3: Cô phàm viễn ảnh bích không tận, - Câu 4: Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. + Duy kiến: chỉ duy nhất nhìn thấy + Trường Giang: là một dòng sông rộng lớn của Trung Quốc, huyết mạch giao thông của miền Nam Trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè đi lại + thiên tế lưu: chảy ở bên trời  Không gian mở rộng mênh mang, tư thế bất động, tâm tình cô đơn, trống trải của thi nhân  Tiểu kết: Hai câu cuối thể hiện tâm trạng cô đơn, trống trải của Lí Bạch khi bạn đã đi xa, ẩn sâu tình cảm thắm thiết, chân thành.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> I. Vài nét giới thiệu 1. Về Lí Bạch 2. Về bài thơ II. Đọc - hiểu văn bản III. Tổng kết 1. Nội dung Bài thơ thể hiện tình cảm chân tình, thắm thiết, trong sáng của Lí Bạch đối với Mạnh Hạo Nhiên. Qua bài thơ, người đọc thêm hiểu về Lí Bạch với tâm hồn đằm thắm, thấm đẫm tình người..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I. Vài nét giới thiệu 1. Về Lí Bạch 2. Về bài thơ II. Đọc - hiểu văn bản III. Tổng kết 1. Nội dung 2. Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cô đọng, hàm súc, ý ở ngoài lời - Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng - Kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự và miêu tả - Sử dụng các mối quan hệ giữa cái hữu hạn và vô hạn, tình và cảnh..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> I. Vài nét giới thiệu 1. Về Lí Bạch 2. Về bài thơ II. Đọc - hiểu văn bản III. Tổng kết 1. Nội dung 2. Nghệ thuật 3. Ý nghĩa văn bản Tình bạn sâu sắc, chân thành - điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người mọi thời đại.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> I. Vài nét giới thiệu 1. Về Lí Bạch 2. Về bài thơ II. Đọc - hiểu văn bản III. Tổng kết 1. Nội dung 2. Nghệ thuật 3. Ý nghĩa văn bản Tham khảo bản dịch của Nhữ Thành: Bạn từ lầu Hạc ra đi Dương Châu hoa khói giữa kì tháng ba. Trời xanh tít cánh buồm xa, Dòng Trường Giang chảy ngang qua bầu trời..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Các bản dịch tham khảo: 1. Bạn cũ dời chân Hoàng Hạc lâu Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu Bóng buồm chìm lẫn trong trời biếc Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy mau 2. Phía tây bạn biệt Hạc lâu Tháng ba trẩy xuống Dương Châu thuận dòng Cánh buồm bóng hút màu không Trông xa trắng xoá nước sông bên trời 3. Hoàng Hạc lầu xưa bạn cũ rời Dương Châu hoa khói tháng ba xuôi Buồm đơn bóng hút vào xanh biếc Chỉ thấy Trường Giang chảy cuối trời.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tiết 41: Văn học. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ) - Lí Bạch -.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×