Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

hsg tinh nghe an dia bang B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.25 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT NGHỆ AN. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2012. ĐỀ CHÍNH THỨC. Môn thi: ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT - BẢNG B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Câu I (2,0 điểm) Trong một năm số lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ khác nhau như thế nào? Hãy giải thích nguyên nhân. Câu II (6,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy: 1. Đọc và rút ra nhận xét cần thiết về trạm khí hậu Đà Nẵng. 2. Trình bày đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 3. Thế mạnh tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đối với phát triển nông nghiệp. Câu III (4,0 điểm) Chứng minh rằng: Tài nguyên sinh vật nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang có sự suy giảm. Nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. Câu IV (4,5 điểm) 1. Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ: Ở nước ta, thiên nhiên có sự phân hóa theo vĩ độ. Giải thích nguyên nhân. 2. Tại sao cùng một đai nhiệt đới gió mùa nhưng ở phần lãnh thổ phía Bắc lại có độ cao thấp hơn phần lãnh thổ phía Nam? Câu V (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHÂN THEO NHÓM HÀNG NĂM 2000 VÀ NĂM 2005. Hàng xuất khẩu Công nghiệp nặng và khoáng sản Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Nông,lâm,thủy sản Tổng số. (Đơn vị: Triệu USD) 2000 2005 5382,1 14398,2 4903,1 16321,5 4197,5 9106,5 14482,7 39826,2. 1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2000 và năm 2005. 2. Qua bảng số liệu và biểu đồ hãy rút ra nhận xét. - - - Hết - - ( Thí sinh được mang theo Atlat địa lý Việt Nam vào phòng thi) Họ và tên thí sinh:.................................................................................... Số báo danh:...............................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD&ĐT NGHỆ AN. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2012. HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÝ LỚP 12 THPT - BẢNG B (Hướng dẫn và biểu điểm gồm 04 trang) Câu ý Nội dung I Trong một năm, số lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ khác nhau: (2,0) - Tại chí tuyến Bắc (23o27'B)và chí tuyến Nam (23o27'N) Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần trong năm. - Từ chí tuyến Bắc (23o27'B) tới chí tuyến Nam (23o27'N) Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm. - Từ chí tuyến Bắc(23o27'B) đến cực Bắc và chí tuyến Nam (23 o27'N) đến cực Nam không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần trong năm. Nguyên nhân Do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23 o27' với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất) và không đổi phương. Do đó tia nắng vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt Trái Đất ( lên thiên đỉnh) sẽ lần lượt di chuyển từ vĩ tuyến 23 o27'N lên (23o27'B) rồi lại xuống vĩ tuyến (23o27'N). II 1 Đọc ,nhận xét trạm khí hậu Đà Nẵng. (6,0) (2,0) * Vị trí địa lý: Thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ở khoảng vĩ độ 16oB, độ cao dưới 50m. * Chế độ nhiệt: - Nhiệt độ TB năm cao khoảng 25oC. - Nhiệt độ TB tháng cao nhất: tháng 7 (khoảng 29 oC), nhiệt độ TB tháng thấp nhất: tháng 1 (khoảng 21oC). - Biên độ nhiệt nhỏ khoảng 7oC * Chế độ mưa: - Tổng lượng mưa TB năm lớn từ 2000 – 2400mm. - Chế độ mưa phân mùa rõ rệt: + Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn nhất vào tháng 10 ( đạt khoảng 600mm). + Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. * Kết luận: Đà Nẵng thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn với đặc điểm mùa đông ấm, mưa nhiều, mùa hạ nóng và mưa ít. 2 Đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (2,5) * Khái quát: - Nằm dọc theo tả ngạn Sông Hồng và rìa phía Tây và Tây Nam Đồng bằng Bắc Bộ. - Hướng nghiêng chung là TB – ĐN. * Vùng đồi núi: - Đồi núi chiếm 2/3 diện tích toàn miền, phân bố chủ yếu ở phía Bắc. - Đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 600m.Các núi trong vùng chủ yếu là núi già trẻ lại, đỉnh tròn, sườn thoải. - Các dãy núi trong vùng chủ yếu là hướng vòng cung (dẫn chứng). Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Vùng đồng bằng: - Chiếm khoảng 1/3 diện tích, phân bố ở phía Nam và Đông Nam của miền, lớn nhất là Đồng bằng Bắc Bộ. Hàng năm đồng bằng vẫn mở rộng ra biển với tốc độ khá nhanh, có nơi lên đến 100m. - Đồng bằng của miền có dạng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt Trì, cạnh kéo dài từ ven biển Quảng Ninh đến Ninh Bình, được hình thành do hai hệ thống sông lớn nhất phía Bắc nước ta bồi đắp (HT Sông Hồng và HT sông Thái Bình). - Địa hình bị chia cắt bởi một hệ thống đê, trong đê có nhiều vùng đất bạc màu và vùng trũng ngập nước * Vùng bờ biển và thềm lục địa - Địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh đảo, quần đảo. - Thềm lục địa nông và rộng. 3 Thế mạnh tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đối với sự phát (1,5) triển nông nghiệp: - Địa hình: + Vùng đồi núi thấp: thích hợp phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả, đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc, một số khu vực trồng hoa màu lương thực. + Vùng đồng bằng: đất phù sa màu mỡ, khả năng mở rộng diện tích lớn thuận lợi cho trồng cây LTTP, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản. + Vùng bờ biển thuận lợi phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi, mùa vụ. - Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc tạo điều kiện tưới tiêu, bồi đắp phù sa, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. - Thế mạnh khác.... III a, Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang (4,0) có sự suy giảm. * Tài nguyên sinh vật nước ta có tính đa dạng cao: thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. - Về thành phần loài: cả nước có 14500 loài thực vật, 300 loài thú, 830 loài chim... - Các kiểu hệ sinh thái: + Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh + Rừng nhiệt đới gió mùa ( dẫn chứng) + Rừng trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt ( dẫn chứng) + Các loại rừng khác ( Cận nhiệt đới lá rộng và lá kim...) - Có nhiều nguồn gen quý hiếm. * Sự suy giảm - Suy giảm tài nguyên rừng: + Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần lên sau năm 1983 nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. + Năm 1943 rừng giàu có diện tích khoảng 10 triệu ha ( chiếm 70% diện tích rừng) với độ che phủ 43%. Đến nay tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> khai thác được. - Suy giảm đa dạng sinh học: + Số lượng loài thực, động vật bị mất dần(dẫn chứng) + Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng (dẫn chứng) b, Biện pháp bảo vệ. - Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên ( dẫn chứng) - Ban hành " Sách đỏ Việt Nam" để bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. - Quy định khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước ( dẫn chứng) - Các biện pháp khác. IV 1 a, Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo vĩ độ. (4,5) (3,5) Có sự phân hóa giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã * Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh: - Khí hậu: + Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, có 2  3 tháng nhiệt độ < 18oC(do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc). + Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn - Cảnh quan: + Tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. + Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây á nhiệt đới ,cây ôn đới. * Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. - Khí hậu: + Thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. + Phân mùa khí hậu: mùa mưa và khô. - Cảnh quan: + Tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo. + Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới. b, Giải thích: - Thiên nhiên nước ta phân hóa theo vĩ độ chủ yếu do sự thay đổi khí hậu. - Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ, càng vào nam càng gần đường xích đạo nên góc nhập xạ tăng. - Gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp đáng kể nhiệt độ miền Bắc vào mùa đông. 2 Cùng một đai nhiệt đới gió mùa nhưng ở phần lãnh thổ phía Bắc lại có độ. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> (1,0) cao thấp hơn phần lãnh thổ phía Nam. - Sự khác nhau về vĩ độ: Phần lãnh thổ phía Bắc có vĩ độ lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn nên nhận được lượng bức xạ mặt trời nhỏ hơn. Trong khi đó phần lãnh thổ phí Nam có vĩ độ thấp hơn, góc nhập xạ lớn hơn nên mặc dù có địa hình cao hơn vẫn có nền nhiệt cao hơn. - Gió mùa: Phần lãnh thổ phía Bắc, nhất là vùng núi Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng chịu sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc trong mùa Đông khiến nền nhiệt độ hạ thấp. V 1 * Xử lý số liệu: (3,5) (2,0) CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHÂN THEO NHÓM HÀNG NĂM 2000 VÀ NĂM 2005. 0,5. 0,5. 0,25. Đơn vị: %. Hàng xuất khẩu 2000 2005 Công nghiệp nặng và khoáng sản 37,2 36,1 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 33,8 41,0 Nông,lâm,thủy sản 29,0 22,9 Tổng số 100,0 100,0 0,25 Tính quy mô: R2000 = 1đvbk ; R2005 = 1,66 đvbk 2,0 * Vẽ biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau Lưu ý: - Chính xác, trực quan, thẩm mĩ - Vẽ các loại biểu đồ khác ngoài hình tròn thì không cho điểm. 2 Nhận xét: (1,0) * Giá trị hàng xuất khẩu: Từ năm 2000 đến 2005 có sự thay đổi - Tổng giá trị hàng xuất khẩu tăng nhanh( dẫn chứng) 0,25 - Giá trị các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng, nhưng có sự khác 0,25 nhau giữa các nhóm hàng ( dẫn chứng) * Cơ cấu hàng xuất khẩu: Từ năm 2000 đến 2005 có sự thay đổi - Tỉ trọng hàng công nghiệp và khoáng sản; nông, lâm, thủy sản 0,25 giảm dần( dẫn chứng) - Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng ( 0,25 dẫn chứng) ---Hết--Lưu ý: Thí sinh trình bày theo các cách khác nhau nhưng đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa .....

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×