Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Kinh te hoc Cong cong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 38 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Hiệu quả Pareto và phân phối thu nhập Hãy nhớ lại phần thảo luận của chúng ta ở Chương 3 và Chương 4, có nhiều cách phân phối nguồn lực có hiệu quả Pareto. Mỗi điểm trên biểu đồ năng lực sử dụng đều có hiệu quả Pareto. Cân bằng thị trường khi không có thất bại thị trường tương ứng với một trong những điểm đó. Cũng bằng cách tương tự như vậy, không có phương án cung HHCC duy nhất tối ưu Pareto. Điểm giao nhau của đường cung và đường cầu trong hình 5.9 là một trong những mức cung có hiệu quả Pareto, nhưng cũng có những phương án khác nữa với nhiều ý nghĩa mang tính phân phối khác nhau. Để biết được mức độ hữu hiệu của HHCC phụ thuộc vào phân phối thu nhập như thế nào, hãy giả sử rằng chính phủ chuyển 1 đô la thu nhập của Crusoe cho Friday. Việc chuyển đó sẽ làm cho đường cầu HHCC của Crusoe dịch xuống, và đường cầu của Friday sẽ dịch lên. Nói chung, không lý do giải thích tại sao những thay đổi này phải vuông góc một cách chính xác với nhau để mức tổng cầu thay đổi một cách bình thường. Với cách phân phối thu nhập mới này, sẽ có mức HHCC hữu hiệu mới. Nhưng hiệu quả vẫn có đặc điểm là tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lẹ chuyển đổi cận biên. Nói cách khác, mỗi điểm trên đường năng lực sử dụng có thể được đặc trưng bởi HHCC khác nhau, nhưng tại mỗi điểm thì tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên.. Hình 5.9: Sản xuất có hiệu quả HHCC Việc mức HHCC hữu hiệu phụ thuộc vào phân phối thu nhập có một ý nghĩa quan trọng là người ta không thể tách những cân nhắc, tính toán về hiệu quả của việc cung cấp HHCC khỏi những cân nhắc về phân phối thu nhập. Mọi thay đổi trong phân phối thu nhập, chẳng han như xảy ra do thay đổi cơ cấu thues thu nhập, sẽ kèm theo. những thay đổi tương ứng trong mức sản lượng HHCC. Hiệu quả của thị trường cạnh tranh: Bàn tay vô hình Năm 1776, trong công trình lớn nghiên cứu về kinh tế học hiện đại, “Sự giàu có của các quốc gia”, Adam Smith đã lập luận rằng cạnh tranh có thể dẫn dắt con người theo đuổi lợi ích công cộng khi đang theo đuổi lợi ích cá nhân (lợi nhuận), dường như có một bàn tay vô hình vậy. … Anh ta dự định chỉ đạt mục đích của mình, và anh ta đang ở đây, như nhiều tình huống khác, bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình đi đến thúc đẩy một mục đích khác không thuộc dự định của mình. Điều đó không phải bao giờ cũng là xấu đối với xã hội, nếu cái đó không phải là một phần mục tiêu của anh ta. Bằng cách theo đuổi lợi ích của mình, anh ta thường thúc đẩy lợi ích của xã hội một cách có hiệu quả hơn là khi anh ta có ý định thực hiện sự thúc đẩy nó. Để hiểu được ý nghĩa quan điểm của Smith, chúng ta nên nghiên cứu những quan điểm chung về vai trò của chính phủ trước thời Smith. Đã có một quan điểm phổ biến cho rằng việc đạt được những lợi ích tốt nhất của công cộng (dù cho có thể là định trước) đòi hỏi phải có một chính phủ tích cực. Quan điểm này liên quan một cách đặc biệt với trường phái trọng thương của thế kỷ 17 và 18; người ủng hộ chính trường phái này là Jean Bapstiste Colbert, Bộ trưởng tài chính dưới thời Vua Louis XIV của Pháp. Những người theo trường phái trọng thương ủng hộ những hành động mạnh mẽ của chính phủ để thúc đẩy công nghiệp và thương mại. Thực vậy, nhiều chính phủ châu Âu đã đóng vai tích cực trong việc thúc đẩy hình thành các thuộc địa, và những người theo trường phái trọng thương đã là một nhân tố cho việc làm đó. Một số nước (hoặc một số công dân của các nước đó) đã được lợi lớn nhờ vai trò tích cực đó của chính phủ; nhưng các nước khác, dù chính phủ có thụ động hơn nhiều, cũng vẫn thịnh vượng lên. Một số nước có chính phủ mạnh và tích cực lại không thịnh vượng lên được, vì các nguồn lực của đất nước đã bị hao phí cho chiến tranh hoặc cho những cuộc phiêu lưu không thành công..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trước những kinh nghiệm dường như trái ngược này, Smith đã tự đặt câu hỏi: xã hội có thể đảm bảo được rằng liệu những người được trao quyền quản lý xã hội có thực sự vì qyền lợi chung không? Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ở một số thời điểm, nhiều chính phủ đã theo đuổi các chính sách tỏ ra phù hợp với mục tiêu công cộng, song ở những thời điểm khác, chính phủ lại theo đuổi những chính sách mà dù có tưởng tượng phóng đại lên thế nào cũng không thể phù hợp với lợi ích công. Hơn nữa, những người quản lý thường theo đuổi lợi ích riêng tư của họ thay vì lợi ích công. Hơn nữa, ngay cả những người lãnh đạo có dụng ý tốt cũng thường vẫn dẫn dắt đất nước mình đi sai đường. Smith lập luận rằng, không nên dựa vào chính phủ hay bất kỳ một tình cảm đạo đức nào để làm điều tốt đẹp. Lợi ích công được gìn giữ chỉ khi nào mỗi cá nhân đều làm điều gì đó vì lợi ích riêng của bản thân. Lợi ích bản thân là đặc điểm cố hữu hơn cả của con người so với làm điều thiện, và vì vậy, nó là cơ sở hợp lý để tổ chức xã hội. Hơn nữa, cá nhân có thể xác định chắc chắn độ chính xác xem lợi ích bản thân làm gì trước khhi xác định lợi ích công. Bản năng nằm sau ý tưởng của Smith rất đơn giản: nếu có một hàng hóa hay dịch vụ nào mà các cá nhân ưa chuộng nhưng hiện tại chưa được sản xuất ra, thì họ sẽ sẵn sàng trả giá cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Những người có đầu óc kinh doanh, khi tìm kiếm lợi nhuận, luôn luôn tìm kiếm cơ hội. Nếu giá trị của một hàng hóa nhất định đối với người tiêu dùng cao hơn chi phí sản xuất thì có thể có lợi nhuận cho người kinh doanh, và người đó sẽ sản xuất hàng hóa đó. Tương tự như vậy, nếu có cách sản xuất nào rẻ hơn cách hiện đang được áp dụng, người kinh doanh phát hiện ra cách rẻ hơn đó sẽ đánh gục các hãng cạnh tranh và kiếm được lợi nhuận. Việc tìm kiếm lợi nhuận của các hãng là sự tìm kiếm các phương thức sản xuất có hiệu quả hơn và đối với những hàng hóa mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Lưu ý rằng, theo cách nhìn đó, không có ủy ban hoặc chính phủ nào cần quyết định một loại hàng hóa nào đó nên hay không nên sản xuất ra. Hàng hóa đó sẽ được sản xuất ra nếu đáp ứng được thử nghiệm của thị trường, tức là nếu cái gì mà cá nhân muốn trả giá thì phải có giá trị lớn hơn chi phí làm ra nó. Không một ủy ban giám sát nào của chính phủ cần kiểm tra xem hàng hóa đó sản xuất có hiệu quả hay không: cạnh tranh sẽ loại trừ các nhà sản xuất không hiệu quả. Có sự nhất trí phổ biến (nhưng không phải là chung) giữa các nhà kinh tế rằng các lực lượng cạnh tranh sẽ dẫn đến hiệu quả. cao, và cạnh tranh là sự kích thích quan trọng đối với đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên, trong hai trăm năm qua, các nhà kinh tế đã công nhận rằng, có một số trường hợp quan trọng mà ở đó thị trường không hoạt động hoàn hảo như những người nhiệt thành nhất ủng hộ thị trường thường nói. Nền kinh tế đã trải qua những thời kỳ thất nghiệp lan tràn và các nguồn lực không được sử dụng; cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930 làm cho nhiều người muốn làm việc lại bị thất nghiệp; ô nhiễm đã phá hủy nhiều thành phố lớn của chúng ta; và tình trạng đổ nát ở nông thôn lây lan khắp nơi. Hai định lý cơ bản về kinh tế học phúc lợi Với nghĩa nào và trong các điều kiện nào, thị trường cạnh tranh đưa lại hiệu quả kinh tế? Đây là vấn đề trọng tâm của nhiều nghiên cứu lý luận về kinh tế học trong vài thập kỷ qua. Những kết quả chính được tóm tắt lại thành hai định lý cơ bản về kinh tế học phúc lợi. Định lý cơ bản thứ nhất Định lý thứ nhất cho rằng, với những điều kiện nhất định, thị trường cạnh tranh dẫn đến phân bổ các nguồn lực với một đặc tính rất đặc biệt: không có sự bố trí lại nguồn lực (không thể thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng), cho nên ai đó có thể có lợi, đồng thời lại làm cho ai đó bị thiệt. Chắc chắn là có nhiều cách phân bổ nguồn lực khác mà chúng có thể làm cho một hoặc nhiều người hơn có lợi. Nhưng trong mỗi một trường hợp đó có một số người vẫn có thể bị thiệt. Các phân bổ nguồn lực có đặc tính không làm cho ai được lợi hơn, cũng không có ai bị thiệt, được gọi là hiệu quả Pareto (hay tối ưu Pareto), mang tên nhà kinh tế xã hội học Vilfredo Pareto (1848-1923). Hiệu quả Pareto là cái mà các nhà kinh tế thường ngụ ý khi họ bàn về hiệu quả. Có một cách trình bày hiệu quả Pareto của nền kinh tế bằng biểu đồ. Hãy cho một nền kinh tế đơn giản với hai người mà chúng ta gọi là Robinson Crusoe và Friday. Giả sử rằng chúng ta xác định rõ một người khá giả ở mức nào đó và gọi mức đó là độ hữu dụng, vậy thì chúng ta hãy đặt câu hỏi: với độ hữu dụng đã xác định của một người, chúng ta có thểlàm cho người kia cũng khả giả được không? Có thể đạt độ hữu dụng cao đến mức nào? Đường cong cho thấy mức độ hữu dụng tối đa mà một người có thể đạt được với mức độ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hữu dụng của người kia đã xác định, được gọi là đường khả năng hữu dụng (xem Hình 3.1). Hình 3.1 Đường cong khả năng hữu dụng Định lý cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi nhận định rằng, nền kinh tế đạt được một điểm trên đường khả năng hữu dụng (E). Định lý cơ bản thứ hai của kinh tế học phúc lợi nhận định rằng mọi điểm trên đường khả năng hữu dụng (ví dụ như điểm E’) có thể đạt được đơn giản bằng cách phân phối lại các nguồn lực từ người này cho người kia (nhưng lúc đó phải để cho cơ chế thị trường làm việc) Định lý cơ bản thứ hai Định lý thứ hai nhận định rằng, mọi điểm trên đường khả năng hữu dụng có thể đạt được bằng cách nền kinh tế cạnh tranh cho phép chúng ta bắt đầu bằng việc phân bổ một cách đúng đắn các nguồn lực. Ví dụ, giả định rằng chúng ta đang ở điểm E trong Hình 3.1. Bằng cách lấy bớt một số nguồn lực của Crusoe (người thứ hai) và chuyển cho Friday (người thứ nhất) chúng ta có thể chuyển dịch nền kinh trường cạnh tranh từ điểm E sang E’. Khi nói rằng nền kinh tế có hiệu quả Pareto là chưa nói gì về việc phân phối thu nhập “tốt” như thế nào. Trong cân bằng qua cạnh tranh, Robinson Crusoe có thể đã được lợi rất nhiều, trong khi đó Friday sống trong cảnh nghèo đói thảm hại (như ở điểm E). Nhận định cho rằng nền kinh tế là tối ưu Pareto chỉ nói lên rằng không có một người nào khấm khá lên mà không làm cho ai đó nghèo đói hơn, rằng nền kinh tế đang nằm trên đường khả năng hữu dụng của nó. Nhưng định lý cơ bản thứ hai nói rằng, nếu chúng ta không thích phân phối thu nhập do thị trường cạnh tranh tạo ra, chúng ta cũng không cần bỏ việc sử dụng cơ chế thị trường cạnh tranh. Tất cả những gì chúng ta cần làm là phân phối lại của cải ban đầu, phần còn lại để cho thị trường cạnh tranh giải quyết. Dù là cách phân bổ tương ứng với các điểm E và E’, hay là bất kỳ. cách phân bổ cuối cùng về các lợi ích nào khác mà mỗi người muốn nhận được, thì vẫn có cách phân bổ nguồn lực ban đầu. Định lý cơ bản thứ hai của kinh tế học phúc lợi có ý nghĩa nổi bật là mọi cách phân bổ có hiệu quả Pareto đều có thể đạt được bằng cơ chế thị trường phân cấp. Trong một hệ thống phân cấp, quyết định về sản xuất và tiêu dùng (hàng hóa nào được sản xuất ra, sản xuât chúng như thế nào, ai nhận được hàng hóa nào) do vô số hãng và cá nhân thực hiện, và điều đó tạo nên nền kinh tế. Ngược lại, trong cơ chế phân bổ tập trung, tât cả các quyết định này đều được tập trung vào một cơ quan duy nhất, đó là cơ quan kế hoạch trung ương, hay một người duy nhất được coi là nhà lập kế hoạch tập trung. Tất nhiên, không có một nền kinh tế nào lại tập trung hóa hoàn toàn, mặc dù ở Liên Xô và một số nước thuộc khối Đông Âu khác, việc ra quyết định kinh tế được tập trung nhiều hơn so với ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế Tây Âu. Tuy nhiên, sự thúc đẩy mạnh mẽ những cải cách được áp dụng ở Liên Xô trong những năm vừa qua là để tăng cường mức độ phi tập trung. Định lý cơ bản thứ hai của kinh tế học phúc lợi nói rằng, để phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả vơi chế độ phân phối thu nhập mong muốn, không cần thiết phải có một người làm kế hoạch ở trung ương, dù có thể quy cho người đó mọi sự thông thái của một nhà lý luận kinh tế hoặc một nhà xã hội không tưởng: các hãng cạnh tranh đang nỗ lực tăng tối đa lợi nhuận của họ có thể thực hiện công việc tốt như các nhà làm kế hoạch trung ương tốt nhất có thể có được. Định lý này, do đó, là luận chứng chủ yếu đối với việc dựa vào cơ chế thị trường. Nói cách khác, nếu các điều hiện được giả định trong định lý kinh tế học phúc lợi thứ hai có hiệu lực, thì việc nghiên cứu về tài chính công cộng có thể giới hạn vào việc phân tích sự phân phối lại của chính phủ về các nguồn lực một cách thích hợp. Lý do thị trường cạnh tranh, trong các điều kiện lý tưởng, dẫn đến phân bổ nguồn lực tối ưu Pareto là một trong những chủ đề nghiên cứu của các khóa chính quy kinh tế học vi mô (micro). Vì chúng ta quan tâm đến lý do tại sao thị trường cạnh tranh không đem lại hiệu quả trong một số hoàn cảnh, cho nên trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem tại sao trong những điều kiện lý tưởng, cạnh tranh lại dẫn đến hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hiệu quả Pareto của nền kinh tế cạnh tranh Cạnh tranh dẫn đến hiệu quản bởi vì khi quyết định mua bao nhiêu hàng hóa nào đó, người ta thường so sánh lợi ích cận biên (tăng thêm) mà họ sẽ nhận được từ việc tiêu dùng thêm một đơn vị có chi phí cận biên do mua thêm đơn vị hàng hóa đó, mà đó chính là giá mà họ phải trả. Các hãng, khi quyết định bán bao nhiêu hàng hóa, thường cân nhắc giữa giá mà họ sẽ nhận được với chi phí cận biên của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Do đó, lợi ích tăng thêm của việc tiêu dùng thêm một đơn vị được đo bằng chi phí cận biên. Hình 3.2. thể hiện lợi ích cận biên mà một người nhận được do tiêu dùng một hàng hóa nào đó, ví dụ như kem. Khi người đó càng ăn thêm kem, thì lợi ích cận biên mà người đó nhận được nhờ ăn thêm kem sẽ giảm dần đi. Đường lợi ích cận biên sẽ đi xuống. Lợi ích cận biên mà anh ta nhận được nhờ ăn cái kem đầu (tình bằng đôla) là 3 đôla; từ cái thứ hai là 2,5 đôla; từ cái thứ ba là 2 đôla; từ cái thứ tư là 1,5 đôla; từ cái thứ năm là 1 đôla; từ cái thứ sáu là 0,5 đôla; và tại điểm này người đó trở nên bão hòa dần. Người đó sẽ mua bao nhiêu kem? Anh ta sẽ mua cho đến khi lợi ích cận biên của que kem cuối cùng chỉ bằng chi phí của chính nó. Nếu giá của mỗi chiếc kem là 2,5 đôla, người đó sẽ mua 2 cái; nếu giá là một đôla, anh ta sẽ mua 5 cái. Đường miêu tả lợi ích cận biên của cá nhân ở mỗi lượng kem mà anh ta ăn, do đó cũng miêu tả cả lượng hàng hóa mà cá nhân đó có nhu cầu tại mỗi mức giá. Do đó chúng ta gọi đường cong này là đường cầu cá nhân. Chúng tôi hình thành đường cầu thị trường đơn giản bằng cách cộng các đường cầu cá nhân lại. Trong Hình 3.2C, chúng tôi đã vẽ đường cầu thị trường, với giá định rằng có 1.000 cá nhân giống nhau. Do đó, tại mức giá 2 đôla 1 chiếc kem, mỗi cá nhân có nhu cầu ăn 3 chiếc và cầu thị trường sẽ là 3.000 chiếc kem. Hình 3.2B chúng tôi biểu thị chi phí cận biên mà hãng phải chịu do sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa (làm thêm 1 chiếc kem). Chúng tôi đã biểu thị đường cong đi lên. Do hãng sản xuât nhiều hàng hơn nên chi phí sản xuất thêm 1 đơn vị cũng tăng lên (1). Trong hình vẽ, chi phí cận biên để sản xuất chiếc kem đầu tiên là 0,5 đôla; cái thứ hai là 1 đôla; cái thứ ba là 2 đôla; cái thứ tư là 3 đôla. Vậy hãng sẽ sản xuất bao nhiêu chiếc kem? Hãng sẽ sản xuất kem cho đến khi chi phí cận biên của chiếc kem cuối cùng chỉ bằng cái mà hãng nhận được, tức là bằng giá của 1 chiếc kem. Nếu hãng nhận được 1 đôla giá bán 1 chiếc kem,. thì nó chỉ sản xuất được 2 chiếc kem; nếu nhận được 2 đôla, nó sẽ sản xuất 3 chiếc kem. Do đó, đường cong miêu tả chi phí tăng thêm của hãng tại mỗi lượng kem được sản xuất ra cũng miêu tả lượng hàng hóa mà hãng làm ra tại mỗi mức giá. Chúng tôi gọi đường cong này là đường cung của hãng. Chúng tôi hình thành đường cung thị trường đơn giản bằng cách cộng các đường cung của mỗi hãng. Chúng tôi biểu diễn đường cung thị trường theo hình C, với giả định rằng số lượng hãng là cố định (ở đây là 1.000 hãng) sản xuất tương tự nhau. Tại sao mức giá 2 đôla, mỗi hãng sẽ cung cấp 3 đơn vị hàng hóa; do đó, cung thị trường là 3.000 đơn vị hàng hóa.. Hính 3.2A. Hình 3.2B. Hình 3.2C Hình 3.2 Cầu và cung kem. Cân bằng thị trường xảy ra tại điểm lợi ích cận biên của việc dùng thêm một chiếc kem bằng chi phí cận biên của việc sản xuất ra thêm 1 chiếc kem..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hiệu quả đòi hỏi lợi ích cận biên phù hợp với việc sản xuất thêm 1 đơn vị của bất kỳ hàng hóa nào (lợi ích tăng thêm do sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa) phải ngang bằng với chi phí của nó – như vậy có nghĩa là chi phí tăng thêm phù hợp với việc sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa. Vì nếu lợi ích cận biên lớn hơn chi phí cận biên, xã hội sẽ được lợi nhờ sản xuất thêm hàng hóa; và nếu lợi ích cận biên thấp hơn chi phí cận biên, xã hội sẽ được lợi nếu giảm sản xuất. Cân bằng thị trường xảy ra tại điểm cầu thị trường bằng cung thị trường, tại điểm E trong Hình 3.2C. Tại điểm này, lợi ích cận biên ngang bằng với giá, và chi phí cân biên ngang bằng với giá; cả hai giá trị bằng 2 đôla; do đó lợi ích cận biên ngang bằng chi phí cận biên; nói chính xác là điều kiện mà chúng tôi đã nêu ra trước đây là điều kiện cần thiết cho hiệu quả kinh tế Phân tích đường bàng quan Chúng tôi có thể minh họa nguyên tác chung là nền kinh tế cạnh tranh dẫn đến phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả theo cách hơi khác, bằng cách sử dụng các đường bàng quan. Đường này nói về các cách kết hợp giữa cùng hàng hóa và lao động mà cá nhân bàng quan (thờ ơ). Chúng ta sẽ xem xét ví dụ về cá nhân phải qyết định xem anh ta muốn làm việc mấy giờ. Tiền công của anh ta là 5 đôla 1 giờ. Do đó, nếu làm việc 10 giờ anh ta sẽ nhận được 50 đôla, nếu làm việc 40 giờ sẽ nhận được 200 đôla. Chúng tôi gọi mối quan hệ giữa số giờ làm việc và thu nhập của anh ta là sự hạn chế ngân sách cá nhân. Chúng tôi thể hiện hạn chế ngân sách trong Hình 3.3. Lưu ý rằng đối với mỗi số tăng giờ làm việc, thu nhập tăng lên 5 đôla. Thay đổi giá trị của biến số được đo bằng trục tung (thu nhập), và kết quả tăng một đơn vị biến số đo theo trục hoành (giờ làm việc) gọi là độ dốc đường biểu diễn. Do đó, độ dốc hạn chế đường ngân sách bằng tiền công 1 giờ làm của cá nhân. Trong Hình 3.3, chúng tôi cũng thể hiện ý thích của cá nhân bằng cách vẽ đường bàng quan của người đó. Mỗi đường này đều cho thấy những kết hợp mức thu nhập và giờ làm việc mà cá nhân bàng quan giữa chúng. Vì thu nhập thì tốt, còn làm việc thì xấu, theo giả thiết thì các đường bàng quan đều dốc như hình vẽ. Chúng ta vẽ hai đường bàng quan. Đường trên đưa ra tất cả các kết hợp mà cá nhân đều thờ ơ tại điểm E’, trong khi đường dưới cho tất cả những kết hợp mà cá nhân thờ ơ tại điểm E. Rõ ràng là, cá nhân sẽ được lợi hơn. dọc theo đường bàng quan qua điểm E’ so với điểm E, bởi vì ở mọi mức giờ làm việc, dọc theo đường bàng quan trên thì thu nhập đều cao hơn.. Hình 3.3 Quyết định của cá nhân về số giờ làm việc. Cá nhân tăng tối đa độ hữu dụng của mình tại điểm đường bàng quan tiếp tuyến giớ hạn ngân sách, tại E. Tại E, độ dốc của giới hạn ngân sách (hay tiền công) bằng độ dốc của đường bàng quan, đó là tỷ lệ thay thế cận biên giữa nghỉ ngơi và thu nhập của cá nhân. Bây giờ hãy cân nhắc sự vận động dọc theo đường bàng qua duy nhất. Khi chúng ta dịch sang bên phải, tăng giờ làm việc của cá nhân, hãy lưu ý rằng số tiền mà thu nhập của người đó phải tăng để bù đắp cho anh ta làm việc thêm giờ sẽ tăng lên. Lượng thu nhập thêm chỉ đủ bù đắp vì làm thêm giờ gọi là tỷ lệ thay thế cận biên của cá nhân giữa làm việc và thu nhập. Theo biểu đồ, độ dốc của đường bàng quan là tỷ lệ thay thế cận biên của cá nhân. Qua mỗi điểm, cá nhân đều có một đường bàng quan đưa ra những kết hợp thu nhập và làm việc mà cá nhân không quan tâm tới. Cá nhân muốn đạt tới đường bàng quan cao nhất có thể được; đó chính là điểm tiếp tuyến giữa đường bàng quan và giới hạn ngân sách, điểm E. Tại điểm tiếp tuyến, độ dốc của hai đường tương tự như nhau – tức là tỷ lệ thay thế cận biên (độ dốc của đường bàng quan bằng tới tiền lương. Bây giờ hãy nghiên cứu một hãng đại diện. Hãng càng tuyển nhiều lao động, sản lượng càng cao. Mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào gọi là hàm sản xuất của hãng; và được biểu diễn trong Hình 3.4. Trong ví dụ đơn giản này, lao động là đầu vào duy nhất. Độ dốc của hàm sản xuất gọi là sản phẩm cận biên của lao động; nó đem lại thêm sản.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> lượng do giờ lao động thêm tạo ra. Vì hãng chuyển dịch vụ lao động thành hàng hóa, các nhà kinh tế đôi khi gọi độ dốc của hàm sản xuất là tỷ lệ chuyển đổi cận biên.. của nền kinh tế và được thị trường cạnh tranh đảm bảo. __ (1) Đây là một trường hợp thông thường, trong một số trường hợp chi phí cận biên có thể không tăng. Những ngành không tăng hoặc không giảm được chi phí, gọi là có chi phí ổng định. Có một số ngành khi chi phí sản xuất cận biên có thể thực sự giảm mà vẫn tăng quy mô sản xuất. (2) Giá trị sản phẩm biên của lao động chính là cái mà hãng nhận được nhờ bán mỗi đơn vị sản phẩm (giá bán) nhân với số lượng sản phẩm tăng thêm do đơn vị lao động tăng thêm đó làm ra (sản phẩm lao động cân biên, hoặc tỷ lệ chuyển đổi cận biên). Phụ trương: Hiệu quả Pareto và cân bằng cạnh tranh – phân tích bằng biểu đồ. Hình 3.4 Hàm sản xuất của hãng. Hãng sản xuất tại điểm giá trị sản phẩm cận biên bằng tiền lương Hãng mong muốn tăng tối đa lợi nhuận. Khi quyết định thuê bao nhiêu lao động, hãng so sánh lợi ích tăng thêm mà mình nhận được (giá trị sản phẩm cận biên) (2) với chi phí tăng thêm (tiền công). Chừng nào giá trị sản phẩm cận biên của 1 giờ lao động tăng thêm cao hơn tiền công, hãng vẫn còn tiếp tục tuyển thêm lao động. Như vậy, ở điểm cân bằng thì giá trị sản phẩm cận biên của lao động sẽ bằng đúng tiền công. Giả sử rằng cái sẽ được sản xuất ra có giá là 1 đôla. Chúng ta sẽ thấy rằng hãng sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cận biên (sản phẩm lao động cận biên) bằng với tiền công. Nhưng hãy nhớ lại rằng, người lao động xác định tỷ lệ thay thế cận biên bằng với tiền công. Do đó, ở điểm cân bằng thì tỷ lệ thay thế cận biên bằng với tỷ lệ chuyển đổi cận biên. Nhưng đây lại chính là cái mà hiệu quả đòi hỏi phải có. Để thấy được là tại sao như vậy, hãy giả định rằng một người muốn dành một giờ để nghỉ ngơi, với một giờ đó mà anh ta có thể có được 4 chiếc kem. Giả sử với 1 giờ làm việc sản xuất được 5 chiếc kem. Rõ ràng là nên làm việc thêm một giờ ta được lợi hơn. Ngược lại, giả sử trong 1 giờ, và sản lượng sẽ giảm xuống 3 chiếc. Khi đó anh ta sẽ làm rút đi một giờ, và sản lượng sẽ giảm xuống 3 chiếc. Tuy nhiên người đó lại muốn bỏ đi 4 chiếc cho 1 giờ lao động giảm đi. Do đó, sự cân bằng giữa tỷ lệ thay thế cận biên và tỷ lệ chuyển đổi cận biên cần đến hiệu quả Pareto. Có ba điều kiện cần thiết để có hiệu quả Pareto. Giữa bất kỳ hai hàng hóa nào, tỷ lệ thay thế cận biên của các cá nhân phải như nhau (điều đó gọi là hiệu quả trao đổi): Tỷ lệ thay thế cận biên của tất cả các hãng những đầu vào khác nhau phải như nhau (gọi là hiệu quả sản xuất); và tỷ lệ chuyển đổi cận biên giữa bất kỳ hai hàng hóa nào đều phải bằng tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng (gọi là hiệu quả sản xuất hỗn hợp). Ở đây chúng tôi sẽ giải thích tại sao cần phải có các điều kiện đó và, nếu như không có thất bại của thị trường, thì thị trường cạnh tranh sẽ đảm bảo thỏa mãn những điều kiện đó như thế nào. Hiệu quả trao đổi Hiệu quả trao đổi liên quan đến cách phân bổ một lượng hàng hóa nhất định giữa các cá nhân. Hãy xem xét nền kinh tế với cung hàng hóa cố định (giả sử cung táo và cam cố định). Để đơn giản, chúng ta giả sử có hai người là Robinson Crusoe và Friday. Cái mà Crusoe không nhận được thì Friday nhận được. Do đó chúng ta có thể trình bày tất cả các cách phân bổ có thể thực hiện trong một hộp (gọi là Hộp Edgeworth – Bowley, mang tên hai nhà kinh tế – toán học người Anh đầu thế kỷ 20) mà trong đó trục hoành là tổng cung táo và trục tung là tổng cung cam. Trong Hình 3.6 cái mà Crusoe nhận được đo bằng góc trái – dưới (O) và Friday nhận được đo bằng góc phải – trên (O’). Với cách phân bổ thể hiện bằng điểm E, Crusoe nhận được OA táo và OB cam, trong khi đó Friday nhận phần còn lại (là O’A’ táo; và O’B’.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> cam). Lúc này, chúng ta vẽ đường bàng quan của Friday trong hoàn toàn bình thường nếu bạn lộn ngược cuốn sách.. không được dùng để sản xuất táo sẽ dùng để sản xuất cam. Mỗi điểm trong hộp là một cách phân bổ cụ thể giữa hai đầu vào đó. Trong Hình 3.7, chúng ta vẽ các đường đẳng trị. Đường đẳng trị là tổng thể những kết hợp có thể thực hiện các đầu vào vừa đủ để sản xuất một lượng sản phẩm nhất định. Chúng ta có thể có mức sản lượng tương tự nếu tăng đầu vào lao động và giảm đầu vào đất. Chúng ta gọi độ dốc của đường đẳng trị là tỷ lệ thay thế cận biên của đất để lấy lao động; nó cho 1 lượng đất tăng thêm cần để thay cho giảm lao động bằng 1 đơn vị.. Hình 3.6 Hiệu quả trao đổi. Bây giờ chúng ta hãy xác định độ hữu dụng của Crusoe. Hiệu quả Pareto đòi hỏi chúng ta phải tăng tối đa độ hữu dụng của Friday với độ hữu dụng còn lại cho Crusoe không đổi. Do đó chúng đặt câu hỏi, giả sử Crusoe trên đường bàng quan Uc, thì đường bàng quan cao nhất mà Friday có thể có sẽ như thế nào? Hãy nhớ rằng độ hữu dụng của Friday tăng lên khi chúng ta dịch xuống và sang trái (Friday có nhiều hàng hóa hơn và Crusoe ít hơn) Friday đạt độ hữu dụng cao nhất khi đường bàng quan tiếp tuyến đường của Crusoe tại E. Tại điểm này độ dốc của các đường bàng quan này bằng nhau, nghĩa là các tỷ lệ thay thế cận biên của cam đổi lấy táo là như nhau.. Một lần nữa hãy nhớ rằng số lượng đầu vào dùng để sản xuất táo được đo từ O’. Vì thế, các đường đẳng trị của táo có dạng như vậy; trông chúng hoàn toàn bình thường nếu lật ngược cuốn sách. Rõ ràng là hiệu quả sản xuất đòi hỏi rằng, đối với mọi mức sản xuất cam, sản lượng táo đều được tăng tối đa. Khi chúng ta chuyển xuống dưới và phía trái, thì nhiều nguồn lực được dùng để sản xuất táo hơn, do đó, những đường đẳng trị qua những điểm này là mức sản lượng táo cao hơn. Nếu chúng ta cố định mức sản lượng cam ở điểm tương đương với Qo, thì rõ ràng là sản lượng táo được tăng tối đa bằng cách tìm đường đẳng trị tiếp tuyến với Qo. Tại tiếp điểm, độ dốc của các đường đẳng trị là như nhau, tức là, tỷ lệ thay thế cận biên của đất để lấy lao động như nhau trong sản xuất táo cũng như trong sản xuất cam.. Các bên của Hộp Edgeworth – Bowley cho ta những phương án cung táo và cam. OA và OB là tiêu dùng hai loại hàng hóa của Crusoe. Friday sẽ nhận được cái mà Crusoe không nhận được, nghĩa là O’A’ và O’B’. Hiệu quả Pareto đòi hỏi sự tiếp tuyến của hai đường bàng quan (tại điểm E), khi tỷ lệ thay thế cận biên của cam lấy táo là bằng nhau. Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất là nói về phân bổ một lượng hàng hóa nhất định giữa những cá nhân, và phân bổ đó không tính đến vấn đề sản xuất. Sản xuất có hiệu quả là nói về việc phân bổ nguồn lực nhất định làm đầu vào sản xuất ra hàng hóa. Giả sử rằng có lượng cung cố định hai đầu vào là lao động và đất, để sản xuất ra táo và cam. Chúng ta biểu diễn tổng cung các nguồn (đầu vào) bằng một chiêc hộp như trong Hình 3.7. Đầu vào nào. Hình 3.7 Hiệu quả sản xuất. Một lần nữa, chúng ta thấy rằng cân bằng cạnh tranh sẽ thỏa mãn được điều kiện này. Tại mọi mức sản lượng, mỗi hãng đều muốn giảm thêm chi phí. Nếu chi phí 1 đơn vị đất đắt gấp đôi 1 đơn vị lao động, hãng sẽ chỉ thuê đất đến mức mà sản phâm cận biên của đất bằng hai lần sản phẩm cận biên của lao động. Nói cách khác, tỷ lệ cận biên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thay thế kỹ thuật sẽ bằng tỷ lệ giá lao động so với giá đất. Trong thị trường cạnh tranh, tất cả các hãng đều gặp phải giá cả như nhau, và vì vậy các hãng sẽ có tỷ lệ thay thế cận biên giữa các đầu vào. Điều đó sẽ đảm bảo cho hiệu quả sản xuất.. biên của người tiêu dùng. Từ đó, trong thị trường cạnh tranh lý tưởng, cả ba điều kiện cần thiết để có hiệu quả Pareto đều được đáp ứng.. Các bên của Hộp Edgewworth – Bowley cho thấy cung nguồn lực có thể thực hiện của đất và lao động. Nguồn lực để sản xuất cam là OA và OB; nguồn lực không dùng để sản xuất cam sẽ được dùng để sản xuất táo, đó là O’A’ và O’B’. Hiệu quả sản xuất đòi hỏi sự tiếp tuyến của các đường đẳng trị. Tại các điểm tiếp tuyến này, như điểm E, tỷ lệ thay thế cận biên của đất để lấy lao động là như nhau trong sản xuất táo và cam. Hiệu quả kết hợp sản phẩm Để lựa chọn được sự kết hợp tốt nhất để sản xuất táo và cam, chúng ta cần cân nhắc cả cái gì là khả thi về kỹ thuật lẫn ý thích của cá nhân. Đối với mỗi mức sản lượng cam, chúng ta có thể xác định từ công nghệ để tăng tối đa sản lượng táo. Việc đó sẽ tạo ra đường năng lực sản xuất. Với đường năng lực sản xuất đã định, chúng ta lại muốn có được độ hữu dụng cao nhất có thể đạt được. Để đơn giản, chúng ta giả định rằng tất cả các cá nhân đều có khẩu vị giống nhau. Trong Hình 3.8, chúng tôi đã thể hiện cả đường năng lực sản xuất và đường bàng quan giữa táo và cam. Độ hữu dụng được tăng tối đa tại điểm tiếp tuyến của đường bàng quan và đường năng lực sản xuất. Độ dốc của đường năng lực sản xuất gọi là tỷ lệ chuyển đổi cận biên; ngĩa là chúng ta có thể có thêm bao nhiêu cam nếu giảm sản xuất táo xuống 1 đơn vị. Tại tiếp điểm E, các độ dốc của đường bàng quan và đường năng lực sản xuất là như nhau, tức là, tỷ lệ thay thế cận biên của cam để lấy tạo bằng với tỷ lệ chuyển đổi cận biên. Chúng tôi cũng đã chỉ ra tại sao, trong điều kiện cạnh tranh, tỷ lệ chuyển đổi cận biên bằng với giá tương ứng của táo so với cam. Nếu bằng cách giảm sản xuất táo 1 đơn vị, mà giả sử các hãng có thể tăng sản xuất cam lên 1 đơn vị, và bán cam cao hơn giá táo, thì bằng việc tăng tối đa lợi nhuận, các hãng sẽ mở rộng sản xuất cam. Chúng tôi cũng đã chỉ ra tại sao trong điều kiện cạnh tranh, tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng sẽ bằng tỷ lệ giá. Do cả hai tỷ lệ thay thế và chuyển đổi cận biên đều bằng tỷ lệ giá, cho nên tỷ lệ chuyển đổi cận biên phải bằng tỷ lệ thay thế cận. Hình 3.8 Hiệu quả kết hợp sản phẩm Hiệu quả kết hợp sản phẩm đòi hỏi rằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên bằng tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng. Để đạt được độ hữu dụng cao nhất của người tiêu dùng, đường bằng quan và đường năng lực sản xuất phải tiếp tuyến (tại điểm E). Tại bất kỳ điểm nào khác, chẳng hạn điểm E’, độ hữu dụng đều thấp hơn điểm E. Sự đánh đổi giữa hiệu quả và phân phối Trong chương trước, chúng ta đã định nghĩa hiệu quả Pareto là trường hợp không ai có thể được lợi mà không làm cho người khác bị thiệt, và chúng ta đã chứng minh rằng một nền kinh tế thị trường sẽ có hiệu quả Pareto trong điều kiện thị trường không có các trục trặc. Tuy nhiên, cho dù nền kinh tế cạnh tranh là một nền kinh tế hiệu quả đi chăng nữa, thì sự phân phối thu nhập do nó mang lại vẫn có thể bị coi là chưa thỏa đáng. Vì thế, một trong những mục tiêu chính trong hoạt động của chính phủ là sửa đổi lại việc phân phối thu nhập. Việc đánh giá một chương trình công cộng thường đòi hỏi phải cân nhắc kết quả của nó về hiệu quả kinh tế và vấn đề phân phối thu nhập. Mục tiêu trọng tâm của kinh tế học phúc lợi là đưa ra một khuôn khổ nhằm giúp cho các đánh giá đó được tiến hành một cách có hệ thống. Kinh tế học phúc lợi là một nhánh của kinh tế học, nó nhằm vào những vấn đề có tính chất chuẩn tắc. Chương này sẽ cho thấy các nhà kinh tế quan niệm như thế nào về sự đánh đổi giữa hiệu quả và.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> công bằng. Trong các chương sau, chúng tôi sẽ trình bày những phương pháp định lượng hiệu quả phúc lợi của những chính sách mà một mặt làm thay đổi việc phân phối thu nhập, nhưng mặt khác lại có thể gây ra một sự mất mát về hiệu quả. Chúng ta hãy xem xét lần nữa một nền kinh tế đơn giản gồm hai cá nhân là Robinson Crusoe và Friday. Đầu tiên giả sử rằng Robinson Crusoe có 10 quả cam, trong khi Friday chỉ có 2 quả. Như vậy có vẻ là không công bằng. Sau đó, giả thiết rằng chúng ta đóng vai trò là chính phủ và cố gắng chuyển 4 quả cam từ Robinson Crusoe sang cho Friday, nhưng trong quá trình ấy 1 quả cam bị mất đi. Do đó đưa đến kết quả cuối cùng là Robinson Crusoe có 6 quả cam và Friday có 5 quả. Chúng ta đã loại bỏ được phần lớn sự bất công, nhưng trong quá trình loại bỏ đó, tổng số cam hiện có lại giảm đi. Như vậy chúng ta thấy có một sự đánh đổi giữa hiệu quả – tổng số cam hiện có – và công bằng. Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả là điểm chủ yếu của nhiều cuộc tranh luận về chính sách công cộng. Sự đánh đổi thường được miêu tả như trong Hình 4.1. Để đạt được công bằng nhiều hơn, thì phải hy sinh nốt lượng hiệu quả nào đó. Có 2 vấn đề được tranh luận. Thứ nhất, có sự không nhất trí về bản chất của sự đánh đổi. Để giảm mức độ bất công thì chúng ta phải từ bỏ hiệu quả đến mức nào? Liệu 1 hay 2 quả cam sẽ bị mất đi trong quá trình chuyển cam từ Crusoe sang Friday? Ví dụ, nhìn chung việc giảm sự không công bằng bằng biện pháp đánh thuế lũy tiến được xem như là dẫn đến tình trạng không khuyến khích làm việc, và do đó làm giảm hiểu quả. Song ở đây có sự không nhất trí về mức độ không khuyến khích làm việc tới đâu. Thứ hai, có sự không nhất trí về giá trị tương đối cần được ấn định cho sự giảm bất công so với sự giảm hiệu quả. Một số người cho rằng bất công là vấn đề trung tâm của xã hội, vì thế xã hội chỉ nên tập trung vào việc giảm thiểu mức độ bất công, bất kể hiệu quả đạt được đến đâu. Những người khác lại cho rằng hiệu quả là vấn đề trung tâm. Và cũng có những người cho rằng, giải pháp lâu dài và tốt nhất nhằm giúp đỡ người nghèo không phải là lo tới việc phân chia chiếc bánh như thế nào cho công bằng, mà làm sao tăng được kích cỡ chiếc bánh, làm cho nó càng lớn nhanh càng tốt, do đó có nhiều hàng hóa hơn cho tất cả mọi người.. Hình 4.1 Đánh đổi công bằng và hiệu quả. Muốn có nhiều công bằng thì nói chung phải hy sinh một phần hiệu quả Việc tối đa hóa hiệu quả thường được coi ngang với việc tối đa hóa giá trị thu nhập quốc dân: Một chương trình được coi là không hiệu quả nếu như nó làm giảm thu nhập quốc dân do không khuyến khích được công việc hoặc đầu tư. Và một chương trình được coi là có tác dụng làm tăng sự công bằng nếu như nó chuyển các nguồn lực từ người giàu hơn sang người nghèo hơn. Mặc dù tiêu chuẩn đánh giá trên đây hoàn toàn gần đúng, song các nhà kinh tế đã dành sự chú ý đáng kể vào việc nhận định những hoàn cảnh, trong đó tiêu chuẩn đánh giá như vậy có thể là sai lầm hoặc không áp dụng được. Ví dụ một chương tình có thể làm cho những người rất nghèo và những người rất giàu cùng có mức sống giảm đi, nhưng lại làm cho tầng lớp trung lưu giàu lên. Liệu như vậy thì sự bất công tăng hay giảm? Giả sử chính phủ tăng thuế và chi tiêu phung phí tiền của thu được, trong khi đó để duy trì mức sống như cũ, các cá nhân đã làm việc cật lực và nhiều thời gian hơn so với thời kỳ trước đấy. Theo cách đó đã được quy ước thì trường hợp ấy thu nhập quốc dân sẽ tăng lên, song “hiệu quả” như cách hiểu thông thường của chúng ta, sẽ giảm xuống. Những tiêu chuẩn đánh giá đã được chọn lựa thường có ảnh hưởng quan trọng tới chính sách. Một tiêu chuẩn đánh giá chung về sự bất công đã được sử dụng trong suốt 20 năm qua là chỉ số nghèo khổ. Chỉ số này đo lường một bộ phận dân số có thu nhập thấp hơn một mức giới hạn nào đó (đó là mức cho phép một hộ gia đình mua những thứ cơ bản phục vụ cho việc ăn ở… theo giá đô là Mỹ hiện hành). Mặc dù việc xác định gới hạn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nghèo khổ như thế nào đang còn là vấn đề gây tranh cãi lớn, song ở đây chúng ta không quan tâm đến nó. Điều làm chúng ta quan tâm là việc các viên chức chính phủ thường đánh giá các chương trình khác nhau theo góc độ tác động của chúng tới chỉ số nghèo khổ. Vì thế, giả sử chính phủ đang cố gắng lựa chọn giữa hai chương trình sau đây: Chương trình thứ nhất có tác dụng nhấc một số người ở vừa đúng dưới giới hạn nghèo khổ lên một mức thu nhập vừa đúng cao hơn giới hạn đó, và chương trình thứ hai có tác dụng làm tăng thu nhập của một số người rất nghèo, song chưa đủ để đẩy cuộc sống của họ vượt lên trên giới hạn nghèo khổ. Có thể là chính phủ đi đến kết luận rằng, chương trình thứ nhất đáng được thực thi hơn, bở vì nó làm giảm mức độ nghèo khổ “đã xác định”. Trong khi chương trình thứ hai không làm giảm được số người đó dưới giới hạn nghèo khổ, và như vậy không tác động được gì tới mức độ nghèo khổ “đã xác định”. Ví dụ trên đây còn minh họa cho một đặc điểm khác của hầu hết các chỉ số: chúng chứa đựng những đánh giá ngầm về giá trị. Một cách ngấm ngầm, chỉ số nghèo khổ cho thấy rằng sự thay đổi trong việc phân phối thu nhập giữa những người rất nghèo (sống dưới giới hạn nghèo khổ). Và sự thay đổi trong việc phân phối thu nhập giữa những người khá lên (sống trên giới hạn nghèo khổ) không quan trọng bằng sự thay đổi kết quả của nó là làm cho các cá nhân vượt được lên trên giới hạn nghèo khổ. Thực ra là mọi tiêu chuẩn để đánh giá mức độ bất công đều chứa đựng một sự đánh giá ngầm nào đó về giá trị; trong những năm gần đây, các hà kinh tế đã quan tâm tới việc đưa những đánh giá giá trị đó ra công khai. Liệu có những trường hợp việc đánh giá chính sách có thể được thực hiện mà không cần thực hiện những đánh giá về giá trị hay không? Các nhà kinh tế đã xác định được một hệ thống quan trọng những trường hợp như vậy. Hiệu quả Pareto và chủ nghĩa cá nhân Như chúng tôi đã lưu ý, mặc dù hầu hết các thay đổi về chính sách đều dẫn tới việc một số người được lợi trong khi những người khác chịu thiệt, song đôi khi cũng có những thay đổi làm cho một số người được lợi, nhưng không làm cho ai bị thiệt. Những thay đổi như vậy được xem như những cải thiện Pareto. Khi không còn có sự thay. đổi nào nữa có thể làm cho ai đó khá lên, đồng thời cũng không làm cho một người khác nghèo đi, thì chúng ta nói rằng việc phân bố nguồn lực đạt hiệu quả Pareto, hoặc đạt mức tối ưu Pareto. Ví dụ, giả sử rằng chính phủ dự tính xây một chiếc cầu. Những người muốn sử dụng chiếc cầu đó sẵn sàng nộp thuế cầu cao hơn mức đủ để trang trải chi phí về xây dựng và bảo dưỡng cầu. Việc xây dựng cầu này có thể là một sự cải thiện Pareto. Chúng tôi sử dụng từ “có thể” bởi vì luôn luôn còn có những người có thể bị bất lợi do việc xây dựng cầu gây ra. Ví dụ, nếu như chiếc cầu này làm thay đổi luồng giao thông thì một số cửa hàng có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của họ bị suy giảm và họ sẽ bị thiệt hại. Hoặc toàn bộ vùng lân cận có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do các phương tiện giao thông đi lại trên cầu gây nên. Thường thường vào những ngày hè hoặc giờ cao điểm hay có tình trạng dồn ứ người trước các trạm thu thuế đường và thuế cầu. Nếu như tăng mức thuế vào những thời gian đó và dùng số tiền thu được để cấp cho các trạm thu thuế bổ sung hoặc tăng thêm người thu thuế vào giờ cao điểm, thì tất cả mọi người có thể sẽ được lợi. Người ta thích trả một giá hơi cao hơn một chút để khỏi phải chờ đợi lâu. Nhưng vẫn có khả năng là sự thay đổi này không phải là một cải thiện Pareto: trong số những người xếp hàng có thể có một số người thất nghiệp, và họ rất ít lo lắng tới việc lãng phí thời gian nhưng lại rất lo lắng về việc phải đóng thêm tiền thuế. Các nhà kinh tế luôn luôn để ý tới việc cải thiện Pareto. Niềm tin cho rằng cần thực hiện mọi cải thiện như vậy được xem như là nguyên tắc Pareto. “Kết hợp” các thay đổi lại với nhau có thể thực hiện được một sự cải thiện Pareto ở những nơi mà bản thân từng sự thay đổi không thể làm được. Thật vậy, trong khi việc giảm thuế nhập khẩu thép sẽ không phải là một sự cải thiện Pareto, vì những nhà sản xuất thép có thể bị thiệt thòi, thì ngược lại sự cải thiện đó sẽ có được nếu như đồng thời tiến hành giảm thuế nhập khẩu thép, tăng thuế thu nhập cao lên một chút, và dùng số tiền thu được để tài trợ cho ngành thép; một sự kết hợp những thay đổi như vậy có thể làm cho mọi người trong nước được lợi (đồng thời làm cho những nhà xuất khẩu thép nước ngoài cũng được lợi)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiêu chuẩn hiệu quả Pareto có một đặc tính quan trọng mà chúng ta cần xem xét. Nó mang đặc tính cá nhân chủ nghĩa theo hai nghĩa. Thứ nhất, nó chỉ quan tâm tới phúc lợi của từng cá nhân, chứ không quan tâm tới phúc lợi tương đối của các cá nhân khác nhau. Nó hoàn toàn không quan tâm tới vấn đề bất công. Vì thế, một sự thay đổi tuy dẫn tới việc người giàu giàu thêm nhưng lại bỏ mặc người nghèo, vẫn được coi là một sự cải thiện Pareto. Tuy nhiên, có một số người cho rằng việc tăng mức độ cách biệt giữa người giàu và người nghèo là điều không mong muốn. Họ tin rằng điều ấy sẽ dẫn đến, ví dụ như, tình trạng căng thẳng trong xã hội mà không một ai mong muốn. Nhiều nước kém phát triển thường trải qua những thời kỳ tăng trưởng nhanh, trong đó tất cả các bộ phận chính của xã hội đều khá lên; nhưng thu nhập của người giàu tăng nhanh hơn thu nhập của người nghèo. Để đánh giá những thay đổi đó, liệu có thể chỉ cần mói rằng mọi người đều giàu lên hay không. Hiện chưa có sự nhất trí về lời đáp cho câu hỏi này. Thứ hai, nó biểu hiện sự nhận thức của từng cá nhân về phúc lợi của chính họ và phúc lợi ấy luôn được họ quan tâm đến. Điều này phù họp với nguyên lý chung về quyền phán quyết của người tiêu dùng, mà nội dung của nó nói rằng từng cá nhân là người đánh giá chính xác nhất về những nhu cầu và sở thích của mình, về những gì nằm trong lợi ích tối cao của chính mình. Quyền phán quyết của người tiêu dùng đối ngược với chủ nghĩa gia trưởng Hầu hết những người Mỹ đều tin tưởng mạnh mẽ vào quyền của người tiêu dùng; tuy nhiên cũng có một số hạn chế quan trọng cần lưu ý. Các bậc cha mẹ thường tin rằng họ biết rõ những gì là ích lợi nhất đối với con cái họ. Họ tin rằng các đứa trẻ không quan tâm hoặc không tính toán một cách đầy đủ mọi hậu quả do những hành động của chúng mang lại, và điều ấy là có bằng chứng nhất định; họ còn tin rằng các đứa trẻ thường thiển cận, chỉ chú ý tới những thú vui ngắn hạn một cách quá đáng so với sự chú ý tới chi phí hoặc lợi ích dài hạn. Chúng có thể quyết định đi xem phim hơn là ngồi học để chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng về kinh tế học, hoặc bỏ học để để đi kiếm tiền sao cho đủ tiền mua được một chiếc ô tô, và như vậy là chúng làm nguy hại tới cuộc sống tương lai lâu dài của chúng. Trong khi các chính. phủ chỉ có thể giải quyết được rất ít những gì xoay quanh vấn đề thứ nhất, nhưng họ lại ra sức thực hiện cái gì đó xoay quanh vấn đề thứ hai: hầu hết các nhà nước đều bắt buộc trẻ em phải đi học tới năm 16 tuổi. Trong Chương 3, chúng tôi đã lưu ý rằng, niềm tin về việc người lớn có thể có đầu óc thiển cận và chính phủ cần hướng dẫn họ, niềm tin đó được gọi là chủ nghĩa gia trưởng. Niềm tin này là cơ sở cho một loạt các hành động thường gây nên tranh cãi của chính phủ, kể cả việc cung cấp những hàng hóa được gọi là hàng khuyến dụng. Trong khi có quan điểm cho rằng hầu hết các chương trình của chính phủ nên được đánh giá dựa trên nền tảng cá nhân, tức là lưu ý xem chúng tác động như thế nào tới các cá nhân khác nhau, cũng như xem các cá nhân đó nhận thức như thế nào về mối lợi cho chương trình mang lại, thì lại có một số trường hợp quan trọng cho thấy có sự nhất trí rộng rãi – nhưng chưa phải là của tất cả mọi người – rằng nên đánh giá chương trình của chính phủ trên một bình diện rộng hơn, tức là phải dứt khoát tính toán tới nhiều mục tiêu xã hội hơn. Một số lượng lớn các luật lệ nhằm hạn chế những hành vi phân biệt đối xử – công bằng về nhà ở, công bằng về cơ hội tìm việc làm v.v… – có lẽ là những minh chứng quan trọng nhất cho quan điểm trên đây. Hàm hữu dụng và mức hữu dụng cận biên Để nghiên cứu bản chất của sự đánh đổi, chúng ta quay lại ví dụ về Robinson Crusoe và bạn anh là Friday. Bây giờ giả thiết rằng lúc đầu Crusoe có 100 quả cam và Friday chỉ có 20, như được biểu thị bằng điểm A trên Hình 4.2. Tiếp đó giả thiết rằng, vì chúng ta cố gắng lấy thêm nhiều cam của Crusoe để chuyển cho Friday, cho nên số cam chúng ta bị mất đi càng nhiều hơn so với một số lượng cam cân xứng. thật vậy, nếu chúng ta cố lấy đi 4 quả, thì Friday nhận thêm được 3 quả (Điểm B). Nhưng nếu chúng ta cố gắng chuyển 8 quả cam thì chúng ta mất đi 3 quả, do đó Friday chỉ nhận thêm được 5 quả (điểm C). Hệ thống các kết hợp khả thi được gọi là tập hợp cơ hội. Cần chú ý rằng ngoài điểm C ra, thậm chí nếu chúng ta cố gắng lấy đi thật nhiều cam của Crusoe, thì Friday cũng không nhận thêm được quả nào (anh ta chỉ có thể mang theo một lượng cam nhất định). Chúng ta nói rằng một điểm như điểm D là điểm phi hiệu quả Pareto: Crusoe được lợi tại C, nhưng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Friday không bị thiệt. Thậm chí có khả năng là tuy cố gắng mang nhiều cam hơn song anh ta lại thành công trong việc mang ít hơn. Thật vậy, nếu anh ta cố gắng mang 16 quả, thì anh ta đánh rơi suýt sao 3 quả. Tại E, cả Crusoe và Friday đều bị thiệt hại hơn so với tại C.. quát hơn, thì như chúng tôi đã đề cập ở Chương 3, độ dốc của một đường cong được tính toán bằng cách lấy mức thay đổi theo trục hoành, khi mức thay đổi theo trục hoành ấy chỉ là một số nhỏ.. Hình 4.3A: Hàm hữu dụng Hình 4.2: Tập hợp cơ hội Những thay đổi do chính sách đem lại thường phức tạp. giả sử chính phủ tăng thuế để lấy tiền chi cho tiện nghi công công nào đó. Cá nhân có thể phải làm việc vất vả hơn (thời gian nhàn rỗi của anh ta ít đi) và tiêu dùng ít hơn, và vì những thay đổi này mà anh ta bị thiệt; đồng thời anh ta lại được lợi do được hưởng lợi ích của tiện nghi công cộng đó mang lại. Chúng ta tóm tắt những thay đổi này dưới góc độ tác động của chúng tới phúc lợi cho các nhân, hoặc mức hữu dụng. Nếu nhưng thay đổi này là cho cá nhân được lợi theo nghĩa người đó thích hoàn cảnh mới hơn là hoàn cảnh cũ, thì chúng ta nói rằng mức thỏa dụng của người đó đã tăng lên. Như vậy, khi chúng ta đưa cho Friday ngày càng nhiều cam, thì mức thỏa dụng của anh ta tăng lên. Chúng ta gọi mối qua hệ giữa số lượng cam và mức hữu dụng cả anh ta là hàm hữu dụng; hàm này được miêu tả trên hình 4.3A. Mức hữu dụng thêm mà anh ta có được do nhận thêm 1 quả cam, được gọi là mức hữu dụng cận biên. Chúng ta đã biểu thị mức hữu dụng cận biên của Friday khi tăng từ 20 lên 21 quả cam (đoạn MU20) , và chúng ta cũng đã biểu thị mức hữu dụng cận biên khi tăng từ 21 lên 22 quả cam (đoạn MU21). Trong mỗi trường hợp, mức hữu dụng cận biên là độ dốc của các hàm hữu dụng. Độ dốc là tỷ lệ giữa sự thay đổi về mức hữu dụng và sự thay đổi về số lượng cam; nói một cách tổng. Hình 4.3B: Mức hữu dụng cận biên Hình 4.3 Hàm hữu dụng và mức hữu dụng cận biên. (A) hàm hữu dụng. Khi chúng ta đưa cho Friday nhiều cam hơn thì mức hữu dụng của anh ta tăng lên, nhưng mỗi quả cam đưa thêm đó lại làm cho anh ta có mức hữu dụng thêm ít đi. (B) Mức hữu dụng cận biên. Mức hữu dụng thêm mà anh ta có được, do nhận 1 quả cảm, bị giảm đi khi số lượng cam đưa cho Friday tăng lên, nó tương tự với độ dốc giảm xuống của hàm hữu dụng. Cần lưu ý rằng mức hữu dụng thêm khi chuyển từ 21 sang 22 tháp hơn mức hữu dụng thêm mà Friday có được khi chuyển từ 20 sang 21. Điều này phản ánh nguyên tắc chung của Mức hữu dụng cận biên giảm dần. Khi một cá nhân có.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> quá nhiều bất cứ cái gì, thì tại điểm cận biên, cái đó sẽ trở nên ít giá trị hơn; tức là lợi ích thêm ra do có thêm một đợn vị hàng hóa sẽ nhỏ đi. Như vậy, độ dốc của đường BC không bằng độ dốc của đường AB. Chúng ta vẽ đường hữu dụng cận biên của Friday tại từng điểm tiêu dùng cam trên hình 4.3 B (các nhà kinh tế thường qua tâm tới lợi ích được tăng thêm do việc dịch chuyển thêm một đơn vị của nguồn lực cho một người này hay một người khác sử dụng. Nói một cách khác, họ quan tâm tới lợi ích cận biên. Sụ phân tích kệt q ủa của việc chuyển đơn vị của nguồn lực cho một người này hay một người khác sử dụng gọi là phân tích cận biên). Cũng theo cách đó, khi chúng ta lấy bớt số cam của Crusoe, thì mức hữu dụng của anh ta giảm. và khi chúng ta lấy đi càng nhiều cam, thì mức hữu dụng mà anh ta bị mất đi do từng quả cam mất sẽ lại tăng lên.. Đấy là một trường hợp đơn giản. Chính sách của chính phủ thường ảnh hưởng tới mức hữu dụng không phải của riêng hai cá nhân, mà của tất cả các nhóm người. Các chương trình của chính phủ phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản chuyển vài quả cam từ một cá nhân này sang một cá nhân khác. Tuy nhiên, đường khả năng hữu dụng vẫn là cơ sở khái niệm tốt cho việc phân tích chính sách của chính phủ. Hiệu quả Pareto và đường khả năng hữu dụng Hãy xem xét khả năng hữu dụng được nêu trên Hình 4.5. Nếu các nguồn lực không được phân bổ một cách có hiệu quả, thì nền kinh tế sẽ hoạt động tại một điểm chẳng hạn như điểm I, phía dưới đường khả năng hữu dụng. Bất cứ sự thay đổi nào làm cho nền kinh tế nằm vào một điểm I’ (phía trên và bên phải điểm I) thì đấy là một sự cải thiện Pareto: cả hai nhóm trong xã hội đều khá lên. Mọi điểm nằm dọc theo đường khả năng hữu dụng đều phù hợp với hiệu quả Pareto hoặc với sự phân bố nguồn lực tối ưu Pareto. Không một người nào được lợi hơn mà không có ai bị thiệt thòi. Như vậy, câu hỏi thứ nhất đặt ra khi đánh giá bất cứ một chương trình công cộng nào là liệu nó có tiêu biểu cho sự chuyển động từ một điểm phi hiệu quả, nằm bên dưới đường khả năng hữu dụng tới một điểm hiệu quả nằm bên trên (hoặc ít nhất là gần sát) đường khả năng hữu dụng hay không? Hay liệu nó có miêu tả được một cách đơn giản sự chuyển động dọc theo đường khả năng hữu dụng, đưa đến việc một cá nhân (hoặc một nhóm người) khá lên trong khi một cá nhân khác (hoặc một nhóm người khác) nghèo đi hay không?. Hình 4.4: Đường khả năng hữu dụng đối với Crusoe và Friday Khi chung ta chuyển các quả cam từ Crusoe sang Friday, thì mức hữu dụng của Friday tăng, còn mức hữu dụng của Crusoe giảm. Điều này có thể được miêu tả bang một đường khả năng hữu dụng. Từ hình 3.1, hãy nhớ lại rằng đườngkhả năng hữu dụng biểu thị mức hữu dụng tối đa mà một cá nhân (hay một nhóm người) trong nên kinh tế có thể đạt được trong điều kiện xác đinh được mức hữu dụng của những người khác. Hình 4.4, miêu tả khả năng hữu dụng đối với một nền kinh tế đơn giải gồm hai người là Crusoe và Friday.. Tổng thống Reagan hình như đã tin rằng cả việc cắt giảm thuế năm 1981 lẫn việc cải cách thuế năm1986 đều là sự chuyển động giống như chuyển động từ I đến I’. Những người có thu nhập cao có thể đã được giảm thuế với một tỉ lệ lớn: tuy nhiên ông ta tin rằng tác động kích thích của việc cắt giảm thuế và cải cách thuế sẽ lớn tới mức mọi cá nhân đều được hưởng lợi. Mặt khác, sự tranh luận xem trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện nay hoặc trong tương lai có bị giảm sút hay không, cũng là một câu hỏi lớn đối với sự dịch chuyển dọc theo đường khả năng hữu dụng, như sự dịch chuyển từ A đến B; một sự đánh đổi giữa phúc lợi của những người già hiện nay và phúc lợi của những người già trong tương lai..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hình 4.5: Hiệu quả Pareto và đường khả năng hữu dụng Điều không may là nguyên tắc Pareto không đưa ra bất kỳ một điều chuẩn nào cho việc sắp xếp các điểm, như là A và B, nằm dọc đường khả năng hữu dụng. Nó không cho phép chúng ta nói A đáng ưa hơn B hoặc B đáng ưa hơn A. Nó không cho chúng ta một lời đáp cho câu hỏi: nên cắt giảm trợ cấp bảo hiểm hiện nay hay nên cắt bảo hiểm trợ cấp trong tương lai? Thực vậy, nó thậm chí không cho phép chúng ta nhận định về sự dịch chuyển từ các điểm nằm bên dưới đường khả năng hữu dụng, như là I, tới các điểm nằm trên đường khả năng hữu dụng, song không phải là bên trên phía phải của I. Vì thế, mặc dù A mang tính hiệu quả Pareto còn I thì không, nhưng nguyên tắc Pareto không cho chúng ta nói rằng A đáng lưu ý hơn B, hoặc ngược lại, B đáng ưa hơn A. Nếu một điểm không có hiệu quả Pareto, thì chúng ta biết rằng cần có một sự thay đổi nào đó nhằm làm cho mọi người được lợi, nhưng đấy là tất cả những gì mà chúng ta biết. Nhiều điều chứng tỏ sự không hiệu quả đã chứng minh một cách chính xác cho vấn đề này. Hãy xem xét ví dụ về việc tăng thuế cầu trong giờ cao điểm để trả cho số nhân viên thu thuế được bổ sung, mà nhờ đó sự đi lại được dễ dàng thuận tiện hơn. Giá trị thời gian tiết kiệm được vượt quá cái mà chúng ta phải trả cho các nhân viên thu thuế. Sự bố trí ít nhân viên thu thuế hình như diễn ra bên dưới đường khả năng hữu dụng. Nhưng nếu chúng ta tăng thêm số lượng nhân viên thu thuế, trả lương cho số người tăng thêm đó bằng biện pháp tăng thuế, thì một cá nhân có nhiều thời gian nhưng lại không có nhiều tiền, sẽ chịu thiệt thòi.. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất trong lịch sử về sự cải thiện hiệu quả dẫn tới làm cho nhiều người chịu thiệt thòi đã xảy ra ở Anh. Trong thời kỳ trung cổ mỗi làng đều có khoảng đất công cho phép mọi người trong làng đưa súc vật đến ăn cỏ. Việc các cá nhân không phải trả tiền sử dụng đất công đó đã dẫn tới tình trạng lạm dụng (chăn thả quá nhiều). Song tới thế kỷ 17 và 18, việc rào lại các khoảng đất công đó đã có tác dụng làm tăng năng suất; nhưng dân làng bị mất quyền cho súc vật của họ ăn cỏ thì bị thiệt. Một sự cân bằng mới xuất hiện ở (hoặc gần sát) đường khả năng hữu dụng, nhưng thay đổi đó không phải là một sự cải thiện Pareto. Hiệu quả Pareto và nguyên tắc đền bù Trước đây chúng ta nói rằng, thông thường để có trù tính một tập hợp những đổi thay có khả năng dẫn tới một sự cải thiện Pareto. Giá xe ô tô ở Mỹ tăng lên do hạn chế nhập khẩu ô tô của Nhật. Nếu chính phủ xem xét việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu, thì họ có thể hỏi người tiêu dùng xem là muốn hạn chế nhập khẩu tới mức nào để đổi lấy việc giá xe ô tô giảm xuống. Nếu số lượng mà họ muốn hạn chế vượt quá mức lợi nhuận bị giảm đi của ngành chế tạo ô tô Mỹ, cũng như vượt quá mức thu nhập của công nhân ngành chế tạo ô tô Mỹ, thì về nguyên tắc, hình như là chúng ta thực thi việc bãi bỏ hạn ngạch kết hợp với đánh thuế ở mức thỏa đáng vào người tiêu dung, chúng ta có thể tạo ra được một sự cải thiện Pareto. Chúng ta có thể đền bù cho những nhà sản xuất ô tô do việc bị mất hạn ngạch nhập khẩu. Trên thực tế, yêu cầu đền bù hiếm khi được thực hiện. Khi một đường cao tốc mới được xây dựng, thì các hoạt động kinh doanh dọc theo đường cao tốc cũ thường bị suy giảm, song các chủ kinh doanh không bao giờ được đền bù. Thỉnh thoảng mới có trường hợp được đền bù một phần; đối tượng có thể nhận một phần đền bù nào đó là những người sống ở vùng lân cận một sân bay sẽ được xây dựng, và vì thế họ biết được mức giá trị tài sản bị giảm xuống của họ. Tuy nhiên, có những người tin rằng tiêu chuẩn thích hợp cho việc đánh giá các chính sách là xem liệu giá trị tính bằng đô la của việc đổi chính sách đối với những người được hưởng lợi do sự thay đổi đó có vượt quá giá trị thiệt hại tính bằng đô la của những người bị thiệt thòi hay không. Trong trường hợp như vậy, thì về nguyên tắc người được.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> hưởng lợi có thể đền bù cho người thua thiệt. Nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc đền bù. Nó ngầm cho rằng giá trị của 1 đô la mà một cá nhân thu được sẽ đúng bằng giá trị của một đô la mà người khác mất đi. Những người phê phán nguyên tắc đền bù chỉ ra rằng, nếu một chính sách đưa lại những hậu quả về mặt phân phối, thì những hậu quả đó cần được giải quyết một cách dứt khoát. Người ta sẽ cố gắng định lượng mức độ hưởng lợi và thua thiệt cho từng nhóm; nhưng không có việc sắp xếp sao cho mối lợi của người hưởng lợi cân bằng với sự thiệt thòi của người chịu thiệt. Xã hội có thể sẽ quan tâm tới việc giảm 100 đô la trong thu nhập của một người nghèo hơn là quan tâm tới mức giảm nhiều hơn trong thu nhập của một người giàu. Nguyên tắc đền bù mách bảo chúng ta rằng, không nên yêu cầu Robinson Crusoe và Friday trao đổi cam cho nhau, trừ khi trong quá trình đó số lượng cam được tăng thêm. Do đó, với ví dụ đã nêu trên, với phân phối ban đầu là Crusoe có 100 quả cam và Friday có 20 quả, thì không nên có sự phân phối lại nữa, bởi vì trong quá trình phân phối lại đó sẽ có một số quả cam bị mất đi. Mặt khác, nên chấp thuận những dự án nào làm tăng được tổng số lượng cam, bất kể kết quả phân phối số cam đó ra sao. Như vậy, thì một sự thay đổi dẫn tới làm tăng số cam của Crusoe lên 120 quả và làm tăng số cam của Friday xuống còn 10 quả là đáng thỏa mãn, xét theo nguyên tắc đền bù. Vì vậy giờ có nhiều cam hơn, cho nên, theo nguyên tắc, Crusoe có thể đền bù cho Friday vì sự thay đổi đó. Những đền bù nào có thể cho một sự thay đổi nào đó của chính sách được coi là sự cải thiện Pareto thường không được thực hiện, bởi vì luôn vấp phải khó khăn trong việc xác định người được lợi và kẻ thua thiệt, cũng như mức độ hưởng lợi và mức độ thua thiệt của họ. Ví dụ , giả sử chúng ta đang xem xét việc xây dựng một công viên mới ở vùng ven thành phố. Những người ở vùng ven đó sẽ được lợi rất nhiều nếu công viên ấy được xây dựng. Lại giả sử tiếp rằng bạn là người được ủy quyền quản lý công viên, và bằng khả năng hiểu biết sâu sắc tới mức siêu tự nhiên, bạn nắm được sở thích của từng cá nhân. Khi bạn tính toán được mức độ được lợi của từng cá nhân do viêc xây dựng công viên, bạn nhận ra rằng giá trị được tính toán bằng đô la của công viên (cái mà mọi người. sẵn sang trả) lớn hơn so với chi phí công viên. Tất nhiên, có một số người đánh giá giá trị của công viên cao hơn rất nhiều so với những người khác. Nếu bạn bắt mỗi người phải trả tiền cho mức lợi do công viên mang lại cho họ, thì công viên sẽ là một sự cải thiện Pareto. Bằng cách so sánh, giả sử rằng bạn không thể phân biệt được những người thu lợi nhiều từ công viên với những người chỉ thu lợi chút ít (mặc dù bạn vẫn biết họ định giá trị của công viên là bao nhiêu bằng cách tính gộp). Nếu bạn bắt mọi hộ gia đình ở vùng lân cận đó phải đóng một mức thuế thống nhất để lấy tiền trợ cấp cho công viên, thì việc xây dựng công viên không phải là một sự cải tiến Pareto: sẽ có một số hộ gia đình mà lợi ích họ thu được thấp hơn số tiền thuế phải trả. Sự han chế về thông tin có giá trị đã gây nên một loạt các cản trở quan trọng tới việc thực hiện các kế hoạch khả thi về phân phối lại và đền bù. Hiệu quả Pareto và phân phối thu nhập Hãy nhớ lại phần thảo luận của chúng ta ở Chương 3 và Chương 4, có nhiều cách phân phối nguồn lực có hiệu quả Pareto. Mỗi điểm trên biểu đồ năng lực sử dụng đều có hiệu quả Pareto. Cân bằng thị trường khi không có thất bại thị trường tương ứng với một trong những điểm đó. Cũng bằng cách tương tự như vậy, không có phương án cung HHCC duy nhất tối ưu Pareto. Điểm giao nhau của đường cung và đường cầu trong hình 5.9 là một trong những mức cung có hiệu quả Pareto, nhưng cũng có những phương án khác nữa với nhiều ý nghĩa mang tính phân phối khác nhau. Để biết được mức độ hữu hiệu của HHCC phụ thuộc vào phân phối thu nhập như thế nào, hãy giả sử rằng chính phủ chuyển 1 đô la thu nhập của Crusoe cho Friday. Việc chuyển đó sẽ làm cho đường cầu HHCC của Crusoe dịch xuống, và đường cầu của Friday sẽ dịch lên. Nói chung, không lý do giải thích tại sao những thay đổi này phải vuông góc một cách chính xác với nhau để mức tổng cầu thay đổi một cách bình thường. Với cách phân phối thu nhập mới này, sẽ có mức HHCC hữu hiệu mới. Nhưng hiệu quả vẫn có đặc điểm là tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lẹ chuyển đổi cận biên. Nói cách khác, mỗi điểm trên đường năng lực sử dụng có thể được đặc trưng bởi HHCC khác nhau, nhưng tại mỗi điểm thì tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> dụng là 100 quả táo và 100 quả cam, đó là đường U1. Chúng ta cũng nhìn thấy tất cả những tập hợp táo và cam làm cho anh ta bàng quan với việc có 200 quả táo và 200 quả cam, biểu hiện trên đường U2.. Hình 5.9: Sản xuất có hiệu quả HHCC Việc mức HHCC hữu hiệu phụ thuộc vào phân phối thu nhập có một ý nghĩa quan trọng là người ta không thể tách những cân nhắc, tính toán về hiệu quả của việc cung cấp HHCC khỏi những cân nhắc về phân phối thu nhập. Mọi thay đổi trong phân phối thu nhập, chẳng han như xảy ra do thay đổi cơ cấu thues thu nhập, sẽ kèm theo những thay đổi tương ứng trong mức sản lượng HHCC. Đường bàng quan của xã hội và vấn đề phân phối thu nhập 23-11-2012 (VF) — Như chúng tôi đã nói, nguyên tắc Pareto không cho phép chúng ta so sánh giữa các tình huống một số cá nhân được lợi trong khi những cá nhân khác bị thiệt. Những thay đổi như vậy dính dáng tới các vấn đề phân phối thu nhập. Làm thế nào chúng ta cân đo được mức lợi của người được so với mức thiệt của người mất? Như chúng ta đã thấy ở Chương 3, công cụ cơ bản được các nhà kinh tế sử dụng khi phân tích các đánh đổi là đường bang quan. Hãy xem một cá nhân lựa chọn như thế nào giữa các hòm đựng lẫn lộn giữa cam và táo. Người đó thích những hòm đựng cả cam lẫn táo đều nhiều hơn. Người đó sẽ bang quan giữa hai hòm, trong đó một hòm ít táo hốn với hòm kia nhưng lại có nhiều cam hơn. Những tập hợp táo và cam mà người đó bang quan được đánh dấu trên hình 4.6, vạch ra đường bàng quan của người đó. Điều này có thể diễn đạt một cách hơi khác. Các đường bàng quan đưa ra một loạt các hòm khác nhau, và đem lại cho một cá nhân những mức hữu dụng bằng nhau. Cá nhân đó có cả một dãy những đường bàng quan lien quan tới mức hữu dụng khác nhau; ví dụ trên hình 4.6 chúng ta nhìn thấy tất cả những tập hợp táo và cam đem lại cho anh ta cùng một mức hữu. Rõ ràng độ hữu dụng trên đường bàng quan thứ hai cao hơn độ hữu dụng trên đường bàng quan thứ nhất. Số táo và cam càng nhiều thì độ hữu dụng càng cao. Xét cho cùng, chúng ta không cần thiết phải biết độ hữu dụng tăng lên bao nhiêu. Việc phân tích đường bàng quan cho phép chúng ta bỏ qua vấn đề đo độ hữu dụng. Tất cả các vấn đề ở chỗ, nếu một cá nhân ở trên đường bàng quan cao hơn, thì độ hữu dụng của anh ta cao hơn. Tương tự như hàm hữu dụng của cá nhân và đường bàng quan của cá nhân, chúng ta có thể xác định hàm phúc lợi của xã hội và đường bàng quan của xã hội. Chính vì các cá nhân tìm thấy sự hữu dụng từ những hàng hóa mà họ tiêu dung, cho nên xã hội mới tìm thấy phúc lợi của mình từ sự hữu dụng mà các công dân nhận được. Đường bàng quan của xã hội nêu ra những tập hữu dụng của các cá nhân khác nhau và đó là những tập hữu dụng mà xã hội bàng quan. Các đường bàng quan của xã hội cung cấp cho xã hội một cách thức suy nghĩ thích hợp về các loại đánh đổi thường gặp phải trong đó một nhóm thì được lợi và nhóm khác thì lại chịu thiệt. Rõ ràng là xã hội được lợi nếu tất cả mọi người được lợi – điều này phù hợp với nguyên tắc Pareto. Thật vậy, nhìn vào hình 4.7 ta thấy tất cả những tập hợp hữu dụng của nhóm 1 và nhóm 2 mà nằm ở đường bàng quan W2 của xã hội thì đều mang lại một mức độ phúc lợi xã hội cao hơn với những tập hợp nằm ở đường W1. hính vì có mối quan hệ đơn giản giữa các hàm hữu dụng và các đường bàng quan, cho nên giữa các đường bàng quan của xã hội và các hàm phúc lợi của xã hội cũng có một mối quan hệ đơn giản. Hãy nhớ rằng đường bàng quan của cá nhân là một loạt những tập hợp hàng hóa mang lại các độ hữu dụng bằng nhau cho cá nhân – hay nói một cách khác, trong những tập hợp đó hàm hữu dụng có cùng một giá trị. Đường bàng quan của xã hội là một loạt những tập hợp hữu dụng của các cá nhân hoặc các nhóm khác nhau, và chúng mang lại các mức phúc lợi bằng nhau cho xã hội – hay.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> nói một cách khác, trong những trường hợp đó hàm phúc lợi của xã hội có cùng một giá trị.. Hình 4.6: Đường bàng quan của cá nhân. họ cố gắng xác định ảnh hưởng của những chương trình được đưa ra đối với các nhóm dân cư khác nhau, và những ảnh hưởng như vậy thường được quy lại là những ảnh hưởng đối với hiệu quả và công bằng. Quy trình xác định các ảnh hưởng có thể thực hiện theo như chúng tôi đã làm ở đây: xác định hệ thống các cơ hội và phân tích các đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng; cân bằng giữa hai yếu tố hiệu quả và công bằng ở mức độ nào đó có thể thể hiện được kết quả cân bằng ấy bằng một đường bàng quan của xã hội, rồi miêu tả thái độ của xã hội đối với công bằng và hiệu quả. Trong một số trường hợp, đường bàng quan này của xã hội có thể được bắt nguồn từ những đường bàng quan cơ bản hơn của xã hội đối với phúc lợi cá nhân khác nhau. Chúng ta sẽ bắt gặp vô số ví dụ về việc phải lựa chọn giữa hiệu quả và công bằng . Ví dụ, nhìn chung nhìn một hệ thống thuế càng có tác dụng bao nhiêu về mặt phân phối lại thu nhập, thì nó lại càng tỏ ra không hiệu quả bấy nhiêu. Và như vậy có một sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. Tất nhiên có những ví dụ quan trọng về việc các hệ thống thuế như vậy đặt nền kinh tế xuống bên dưới đường khả năng hữu dụng của nó. Trong trường hợp đó có thể có khả năng tăng cả công bằng lẫn hiệu quả. Thuyết hữu dụng đối lại với thuyết Rawl. Hình 4.7: Các đường bàng quan của xã hội. CKhác với nguyên tắc Pareto, hàm phúc lợi của xã hội là nền tảng cho việc bố trí bất cứ kế hoạch phân bổ nguồn lực nào, và dựa theo hàm đó chúng ta chỉ có thể nói rằng tình huống này tốt hơn tình huống kia, nếu mọi người ít ra đều được lợi và một số người nào đó thì được lợi hơn. Như chúng ta sẽ thấy, vấn đề là ở chỗ cần xác định hàm phúc lợi của xã hội như thế nào. Những lựa chọn của xã hội trong thực tế Trong thực tế, các quan chức chính phủ không đi tìm những đường khả năng hữu dụng, và cũng không mô tả các hàm phúc lợi của xã hội. Nhưng. Các đường bàng quan của xã hội không làm một công việc nào khác ngoài việc phản ánh thái độ của xã hội. Như vậy, một xã hội quan tâm nhiều tới công bằng có thể sẽ không để ý tới việc Crusoe phải bỏ đi 70 quả cam để Friday nhận được một quả cam. Chừng nào Friday còn nghèo hơn Crusoe, thì bất cứ sự hy sinh nào của Crusoe để làm cho Friday giàu lên đều được coi là đúng. Mặt khác, một xã hội có thể chỉ quan tâm tới hiệu quả và hoàn toàn không để ý tới công bằng. Tất nhiên, khi ấy, không một việc phân phối lại cam nào từ Crusoe sang cho Friday sẽ được coi là đúng , nếu như trong quá trình ấy chỉ cần có một quả cam bị mất đi. Các quan điểm này đã được tranh luận rộng rãi giữa các nhà kinh tế và các nhà triết học. Một trong những quan điểm lâu đời nhất cho rằng phúc lợi của xã hội nên được thể hiện một cách đơn giản là tổng mức hữu dụng của cá nhân khác nhau. Quan điểm này được gọi là thuyết hữu.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> dụng do Jeremy Bentham đề xướng vào nửa đầu thế kỷ 19. Như vậy, trong nền kinh tế đơn giản của chúng ta gồm hai cá nhân, phúc lợi của xã hội là tổng mức hữu dụng của hai cá nhân đó. Hàm này có thể biểu diễn dưới dạng dưới đây: W = U1+U2 Tiêu chuẩn này chứa một hàm ý rõ rệt rằng, xã hội nên sẵn sàng bỏ chút ít độ hữu dụng của một số người nghèo để đổi lấy một mức lợi tương đương trong độ hữu dụng của người giàu. Sự đánh đổi mà xã hội đã sẵn lòng thực hiện giữa hai cá nhân không phụ thuộc vào độ hữu dụng của một trong hai cá nhân đó. Vì thế đường bàng quan của xã hội là đường thẳng (với độ dốc bằng âm 1, tức là xã hội sẵn sàng bỏ một đơn vị hữu dụng của cá nhân 1 để cá nhân 2 nhận được một đơn vị hữu dụng), như đã được mô tả trên hình 4.9A. (Ngoài ra, sự đánh đổi giữa 2 nhóm hoặc 2 cá nhân bất kỳ không phụ thuộc vào thu nhập của từng cá nhân khác trong xã hội). Cần nhấn mạnh rằng, với một hàm phúc lợi xã hội theo thuyết hữu dụng, xã hội không quan tâm đến việc tăng thêm 1 quả cam(hoặc 1 đô la thu nhập) đối với cá nhân 1, cũng như việc giảm một quả cam (hoặc 1 đô la thu nhập) đối với cá nhân 2. Nếu cá nhân 1 có mức thu nhập thấp hơn (cam ít hơn) cá nhân 2, thì mức tăng độ hữu dụng của cá nhân 1 do có thêm một quả cam (thêm 1 đô la) sẽ lớn hơn mức độ giảm độ hữu dụng đối với cá nhân 2. Điều mà hàm phúc lợi xã hội theo thuyết hữu dụng nói tới là sự tăng độ hữu dụng của mọi cá nhân là bằng nhau. Nhiều người có thể cho rằng khi một cá nhân thua thiệt hơn so với một cá nhân khác, thì xã hội không bàng quan trước sự giảm độ hữu dụng của người nghèo hơn (cá nhân 1) so với sự tăng ngang bằng độ hữu dụng của người giàu hơn (cá nhân 2). Xã hội sẽ chỉ sẵn lòng chấp nhận một sự giảm sút về độ hữu dụng của người nghèo, nếu có một sự gia tăng lớn hơn về độ hữu dụng của người giàu. Những đường bàng quan của xã hội phản ánh các giá trị đó được miêu tả trên hình 4.9B, và chúng hiện không phải như những đường thẳng mà là như những đường cong; do người nghèo ngày càng nghèo hơn, vì thế mức tăng độ hữu dụng của người giàu hơn làm sự bàng quan của xã hội phải ngày càng lớn hơn (tức là độ dốc của đường bàng quan của xã hội trở nên ngày càng dốc hơn.) Cuộc tranh luận này đã được John Rawls, giáo sư triết. học của trường đại học Harvard, đưa lên đến cực điểm. Thuyết Rawls cho rằng, phúc lợi của xã hội chỉ phụ thuộc vào phúc lợi của những người nghèo đó nhưng không giành được cái gì từ việc cải thiện phúc lợi của những người khác. Theo quan điểm của Rawls, không có sự đánh đổi. Nói một cách khác. Theo quan điểm, không có một mức tăng nào về phúc lợi của những người giàu có thể đền bù cho xã hội trước việc phúc lợi của những người nghèo khổ nhất bị giảm sút. Dưới dạng biểu đồ, quan điểm này được thể hiện bằng một đường bàng quan của xã hội có dạng chữ L, như trên hình 4.9C. Hãy xem xét một xã hội mà trong đó Nhóm 1 có một độ hữu dụng đặc biệt là U1*, Nhóm 2 có độ hữu dụng là U2* ít nhất là lớn bằng U1*. Nếu chúng ta tăng độ hữu dụng là U2* ít nhất là lớn bằng U1*. Nếu chúng ta tăng độ hữu dụng của nhóm thứ hai, đồng thời giữ độ hữu dụng của nhóm thứ nhất không đổi, thì chúng ta vẫn ở trên một đường hữu dụng như nhau của xã hội; nghĩa là xã hội không giàu lên. Nó không sẵn lòng bỏ bớt độ hữu dụng nào của nhóm 1 để nhóm 2 có thêm độ hữu dụng.. Hình 4.9 A. Hình 4.9 B.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> chủ nghĩa bình quân cực đoan có thể cho rằng chúng ta nên tiếp tục lấy đi các quả cam của Crusoe chừng nào Crusoe còn có nhiều cam hơn Friday, bất kể trong quá trình đó Friday có nhận được nhiều hơn hay không.. Hình 4.9 C Hình 4.9 Những hình dạng khác nhau của các đường bàng quan của xã hội Nếu ban đầu cả hai nhóm đều có độ hữu dụng như nhau thì phúc lợi của xã hội chỉ tăng khi phúc lợi cả hai Nhóm 1 và 2 cùng được tăng lên; và mức tăng chỉ bằng với mức tăng nhỏ nhất của bất cứ nhóm nào. So sánh các hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết hữu dụng và thuyết Rawls Các hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết hữu dụng và thuyết Rawls có ý nghĩa rất khác nhau. Bởi vì theo thuyết hữu dụng, mức độ tăng hữu dụng của tất cả các cá nhân được đánh giá là như nhau, cho nên nếu chúng ta có thể chuyển một cách không tốn kém các nguồn lợi từ một cá nhân này sang một cá nhân khác, thì hi vọng chúng ta sẽ cân bằng được độ hữu dụng cận biên về thu nhập của họ. Tức là, nếu độ hữu dụng thêm và một người nghèo nhận được từ 1 đô la thu nhập thêm (độ hữu dụng cận biên của người đó) vượt quá độ hữu dụng mất mát đối bới một người giàu do mất đi một đô la (độ hữu dụng cận biên của anh ta), tổng phúc lợi của xã hội (tổng mức hữu dụng) sẽ tăng lên do việc chuyển đồng đô la. Nếu việc chuyển các nguồn lực từ người giàu sang người nghèo mà phải tốn kém cái gì đó, thì chúng ta dừng lại ngay. Mặt khác, theo hàm phúc lợi của xã hội dựa trên thuyết Rawls, chúng ta tiếp tục chuyển các nguồn lực từ người giàu sang người nghèo cho tới khi trong quá trình đó chúng ta có khả năng làm cho người nghèo giàu lên; chúng ta không chú ý tới tốn phí mà người giàu phải chịu. Bằng ví dụ trước đây của chúng ta về việc chuyển cam từ Crusoe sáng Friday, một người theo thuyết Rawls sẽ tiếp tục lấy cam đi cho tới khi Friday nhận được nhiều cam hơn. Một người theo thuyết hữu dụng sẽ không đi xa như thế. Một người theo. Một ví dụ khác về sự trái ngược ý kiến là thái độ xử sự đối với một người bị gãy một chân. Giả sử anh ta được lắp một cái chân giả, và với cái chân giả đó anh ta có khả năng làm gần như bất cứ cái gì mà một người không gãy chân có thể làm. Do vậy, tai nạn (một khi chân bị gãy được “chữa”) không làm thay đổi độ hữu dụng cận biên của anh ta về thu nhập, mặc dù tổng độ hữu dụng của anh ta ở từng mức thu nhập có giảm đi. Khi ấy, một người theo thuyết hữu dụng sẽ nói rằng, xã hội nên đưa một chân mới cho người bị gẫy một chân. Việc làm đó sẽ tạo cho anh ta có điều kiện đạt được mức thu nhập như người không bị gãy chân và do đó độ hữu dụng cận biên về thu nhập của cả người bị gẫy chân và không bị gẫy chân sẽ như nhau. Một người theo thuyết Rawls thì cho rằng, chúng ta nên cho người bị gãy chân một khoản thu nhập them vừa đủ để anh ta có thể bàng quan giữa các trường hợp: giữ được nguyên vẹn chiếc chân tự nhiên của mình và bị gãy một chân, được lắp chân mới, và được nhận tiền đền bù. Người theo thuyết Rawls đó không quan tâm tới việc cân bằng các độ hữu dụng cân biên, mà quan tâm tới việc tối đa hóa phúc lợi của những người chịu thiệt thòi (ở đây là người bị gẫy chân). Sau đây là một cách xem xét nữa về sự khác biệt giữa các ý kiến. Giả sử chúng ta có thể hoặc đưa 1 đôla cho người nào đó có thu nhập là 10.000 đô la, hoặc đưa 1,05 đôla cho người nào đó có thu nhập là 20.000 đô la. Chúng ta sẽ làm gì đây? Giả sử rằng mọi cá nhân đều có hàm hữu dụng như nhau. Người theo thuyết Rawls có một câu trả lời đơn giản: Hãy đưa tiền cho người có thu nhập thấp hơn. Người theo thuyết hữu dụng sẽ hỏi: Phải chăng 1 đôla đưa cho người có thu nhập 10.000 đô la đáng giá hơn 1,05 đô la đưa cho người có thu nhập 20.000 đô la? Vì độ hữu dụng cận biên giảm dần, nên chắc là anh ta sẽ đưa 1 đô la cho người có 10.000 đô la. Nhưng bây giờ giả sử chúng ta đứng trước một sự lựa chọn giữa đưa 1 đô la cho người có thu nhập 20.000 đô la. Câu trả lời của người theo thuyết là không đánh đổi. Còn tiêu chuẩn của thuyết hữu dụng là đánh đổi. Cụ thể thuyết đó nói rằng, nếu có một khoản đền bù đủ lớn cho những đã khá giả, thì vẫn đáng làm cho họ khá giả hơn..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Rawls và chủ nghĩa bình quân Tuy nhiên, quan điểm của Rawls không phải là quan điểm mang tính chất bình quân chủ nghĩa nhất. Có thể có những thay đổi làm cho người bị thiệt thòi nhất trong xã hội được khá hơn chút ít và làm cho những người giàu được giàu them lên rất nhiều. Hầu hết các đánh giá đều cho rằng sự bất công tăng lên. Nhưng cũng giống như người theo thuyết hữu dụng, Rawls coi những đổi thay như vậy rất đáng mong muốn, bởi vì người nghèo nhất – đối tượng duy nhất mà ông ta quan tâm – có cuộc sống khá hơn; trong khi ấy một số người theo chủ nghĩa bình quân nói rằng những thay đổi như vậy là không đáng mong muốn, bởi vì chúng ta làm tăng sự bất công. Tương tự như vậy, một sự thay đổi làm cho người bị thiệt thòi nhất lại bị thiệt hơn nữa sẽ bị Rawsl phản đối, bất kể nó đưa tới sự bất công đến đâu. Như vậy, Rawls sẽ phản đối việc kém tích cực hơn, làm giảm thu nhập của chính phủ và như vậy là làm giảm cái có thể phân phối cho người nghèo, bất kể sự tăng thuế này là có ảnh hưởng tới vấn đề bất công. Các hàm phúc lợi xã hội dẫn xuất Tất nhiên có thể ai đó tuyên bố đâu là những đánh đổi mà anh ta coi là thích hợp, và cũng có thể ai đó tuyên bố về một loạt những đánh đổi khác nhau mà anh ta coi là thích hợp. Tuy nhiên, chúng ta thường nói giá như có một đường bàng quan của xã hội đối với xã hội hay đối với chính phủ. Liệu đây có phải đơn giản là nói đến sở thích thái độ của người có trách nhiệm ra quyết định thích hợp hay không, hoặc liệu đường bàng quan của xã hội có thể được dẫn xuất từ sở thích và thái độ của công dân tạo nên xã hội của chúng ta hay không? Đáng tiếc là hễ khi nào không có sự nhất trí – mà trên thực tế hiếm khi có sự nhất trí về vấn đề phân phối thu nhập – thì không thể có được một sự đồng tình của tất cả mọi người về biện pháp “tăng thêm” sở thích của các cá nhân khác nhau trong xã hội để đạt tới một hàm phúc lợi xã hội. Gần đây, một số nhà triết học và kinh tế đã cố gắng sử dụng thuyết giao kèo với nhà nước, hay thuyết giao kèo với xã hội, để hỗ trợ cho quan điểm của họ về hàm phúc lợi xã hội thích hợp. Thuyết giao kèo xã hội (do nhà triết học Pháp Jean Jacques Rousseau đưa ra cách đây trên 200 năm) nói rằng mọi người nên xem nhà nước như. thể cá nhân tự nguyện tập hợp lại với nhau vì lợi ích chung của họ; dân chúng ký một giao kèo, trong đó quy định các quyền lực và quyền lợi nhất định cho nhà nước, đổi lại những cái đó nhà nước cung cấp những dịch vụ nhất định, mà nếu không có nhà nước, dân chúng không thể có được, hoặc chỉ có thể có trong điều kiện tốn kém rất nhiều. Như vậy, theo quan điểm đó, một chương trình thuế được hoan nghênh phải là một chương trình dẫn tới việc mọi người được hưởng lợi hơn lên so với trường hợp phải sống trong điều kiện không có chính phủ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu thì thấy thuyết này chỉ dẫn dắt được chút ít cho vấn đề chính sách. Nếu ta hình dung cho một xã hội mà không có đường sá công cộng, không có giáo dục công, không có pháp luật, không có cảnh sát, không có những loại hàng hóa nào đó chính phủ cung cấp – thì chắc chắn rằng mọi cá nhân sẽ chịu thiệt thòi trong một thế giới chỉ chú ý đến cá nhân, không có thuế khóa và nhà nước, như họ đang sống trong một hệ thống hiện hữu. Rawls cho rằng, để có được một hệ thống những nguyên tắc cho các hàm phúc lợi xã hội dẫn xuất, người ta phải tự tách mình ra khỏi những lợi ích ích kỷ mà vốn sẽ hiếm ưu thế nếu như người ta biết rõ đâu là vị trí người ta đã được sinh ra. Như vậy, một phụ nữ sẽ đi tới một cách nhìn về cái gì là đúng trước khi bà ta biết vị trí của bà trong xã hội sẽ là gì. Bà ta sẽ tự hỏi, liệu ta sẽ coi cái gì là đúng ở đằng sau bức màn bí ẩn, nơi ta không biết liệu có đúng ta sẽ là con gái của Rockefeller hoặc là con của một người đàn bà nghèo hay không? Trung tâm điểm khi hình dung các lựa chọn ở đằng sau bức màn bí ẩn là người loại bỏ ảnh hưởng của những cá nhân khỏi sự phân tích. Trong tình huống đó, Rawls cho rằng moi cá nhân sẽ mong muốn xã hội theo đuổi nguyên tắc tối đa hóa phúc lợi của người chịu thiệt thòi nhất, và họ sẽ không sẵn lòng thực hiện bất kỳ sự đánh đổi nào – mọi thay đổi làm cho phúc lợi của người thiệt thòi nhất giảm xuống đều bị phản đối, cho dù những người khác có thể được hưởng lợi bao nhiêu đi chăng nữa. John Harsanyi của Trường ĐH California đưa ra một lý lẽ tương tự để biện hộ cho việc sử dụng hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết hữu dụng. Đằng sau bức màn bí ẩn người ta tưởng tượng rằng có thể các cá nhân đăng gặp phải một rủi ro, hoặc có thể đang có cơ hội trở thành người có thu nhập cao hay đang có nguy cơ lâm vào tình cảnh có thu nhập thấp. Câu hỏi các cá nhân xử sự như.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> thế nào khi gặp phải tình huống rủi ro đã được nghiên cứu một cách rộng rãi; theo những nhận định hoàn toàn đáng tin cậy (nhưng vẫn chưa được mọi người chấp nhận) thì các cá nhân sẽ tối đa hóa độ hữu dụng trung bình của họ. Khi chọn lựa trong số các rủi ro các nhau (các chương trình xã hội) nếu các cá nhân xử sự giống với (đằng sau bức mà bí ẩn) trường hợp lựa trong số các rủi ro khác nhau, thì rõ ràng rằng có thể dùng tiêu chuẩn hữu dụng để đánh giá phúc lợi xã hội. Như vậy thuyết hữu dụng có thể được xuất từ các tiền đề cơ bản hơn. So sánh giữa các cá nhân Trong khi nhiều nhà kinh tế phản đối hàm phúc lợi của xã hội vì không có chứng cớ thuyết phục cho lập luận nói rằng hàm phúc lợi của xã hội có dạng này (thuyết hữu dụng) hay dạng khác (thuyết Rawls), thì lại có những nhà kinh tế phản đối việc sử dụng các hàm phúc lợi của xã hội vì lý do hoàn toàn khác. Sự phản đối của họ thể hiện rõ ràng nhất đối với những hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết thỏa dụng. Với một hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết thỏa dụng, chúng ta thêm vào độ hữu dụng của các thành viên khác trong xã hội. Vì chúng ta cộng chung vào độ hữu dụng của Crusoe và Friday, cho nên chúng ta giả thiết rằng bằng cách này hay cách khác chúng ta có thể so sánh độ hữu dụng của hau người ấy dưới dang những con số có ý nghĩa. Tuy nhiên để so sánh giữa các cá nhân, như một công việc thực tiễn, ta không những phải giả thiết rằng việc so sánh độ hữu dụng có thể thực hiện được, mà còn phải giả thiết rằng tất cả các cá nhân đều cơ bản có độ hữu dụng như nhau. Nghĩa là, chúng ta phải công nhận rằng độ hữu dụng cận biên của một đô la đưa thêm cho một cá nhân chỉ phụ thuộc vào thu nhập của người đó, và rằng độ hữu dụng cận biên của một đô la đưa cho một người giàu sẽ thấp hơn độ hữu dụng cận biên của một đô la cho một người nghèo. Nhiều nhà kinh tế tin rằng việc so sánh độ hữu dụng giữa các cá nhân là không có ý nghĩa. Tôi có thể nói rằng mặc dù tôi có thu nhập cao hơn em trai tôi rất nhiều, nhưng tôi không hạnh phúc hơn; không chỉ có thế, tôi có thể nói rằng tôi biết tiêu tiền tốt hơn mức độ hữu dụng thêm của tôi xuất phát từ một đôla đưa cho tôi lớn hơn rất nhiều so với độ hữu dụng thêm mà em tôi sẽ đạt tới đo nhận thêm được 1 đôla. Làm thế nào mà người ta. có thể chứng minh được rằng tôi sai (hay đúng). Vì không tìm ra được lời giải đáp một cách có ý nghĩa cho câu hỏi liệu mức tăng độ hữu dụng do việc tôi có thêm 1 đô la có lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức độ hữu dụng của em trai tôi hay không, cho nên các nhà kinh tế lập luận rằng không thể có cơ sở khoa học cho việc so sánh phúc lợi. Hơn thế nữa, một số nhà kinh tế vốn tin là có thể so sánh mức độ hữu dụng giữa các cá nhân, cũng coi giả thuyết cho rằng tất cả các cá nhân đều có hàm hữu dụng gần như, nhau là không có sức thuyết phục. Tại sao chúng ta tin rằng với một đôla đưa thêm người giàu đạt độ hữu dụng ít hơn so với người nghèo? Trên thực tế, một số nhà kinh tế cho rằng hoàn toàn có cơ sở để nói là những cá nhân có khả năng kiếm được thu nhập cao (tức là có khả năng hơn trong việc chuyển lao động của mình thành tiền lương) cũng có khả năng hơn trong việc chuyển hàng hóa của mình thành sự hữu dụng). Do không có cơ sở “khoa học” cho việc so sánh phúc lợi như vậy, cho nên nhiều nhà kinh tế tin rằng các nhà kinh tế nên giới hạn mình trong việc miêu tả kết quả của những chính sách khác nhau, chỉ ra ai là người hưởng lợi và ai là người thua thiệt; và đó nên là mục tiêu phân tích của họ. Các nhà kinh tế này tin rằng việc đánh giá phúc lợi chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp việc thay đổi chính sách là một sự cải thiện Pareto. Đáng tiếc là, như chúng tôi đã nói, có rất ít các thay đổi chính sách là sự cải thiện Pareto, do đó việc không so sánh được phúc lợi giữa các cá nhân làm cho các nhà kinh tế có ít cái để nói. Tuy nhiên, người ta có thể coi các hàm phúc lợi của xã hội như là phương tiện thích hợp cho việc tổng kết các số liệu về sự tác động của sự thay đổi chính sách. Vấn đề công bằng hàm ý đánh giá 1 đôla đưa cho người nghèo có giá trị hơn một đô la đưa cho người giàu. Các hàm phúc lợi của xã hội chỉ đơn thuần đưa ra một phương pháp đánh giá có hệ thống về phần thu nhập tăng thêm cho các cá nhân có mức thu nhập khác nhau. Đo lường mức độ phi hiệu quả Khi đánh giá các chính sách được lựa chọn, các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm đến hậu quả kinh tế. Thuế khóa bị phê phán là làm giảm nhiệt tình lao động, còn các tổ chức độc quyền bị phê phán là làm hạn chế sản xuất và đẩy giá lên.Để đo lường.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> mức độ phi hiệu quả tính bằng đô la, các nhà kinh tế đặt câu hỏi: “Liệu một cá nhân sẽ sẵn lòng chi ra bao nhiêu để loại trừ được sự phi hiệu quả?”. Ta hãy xem xét sự phi hiệu quả do việc đánh thuế vào thuốc lá gây ra. Chúng ta từng hỏi cá nhân: Liệu anh ta sẽ chịu nộp bao nhiêu cho việc loại bỏ thuế thuốc lá? Giả sử câu trả lời của anh ta là 100 đô la. Như vậy, việc loại bỏ thuế thuốc lá và thay vào đó là bắt nộp khoản thuế khoán 100 đô la (nghĩa là một khoản thuế khoán mà anh ta sẽ phải trả bất kể anh ta đã làm gì) đã làm cho phúc lợi của anh ta không bị thay đổi. Mức chênh lệch giữa khoản thu nhập được tăng lên nhờ đánh thuế thuốc lá (giả sử 80 đô la) và khoản thuế khoán mà cá nhân sẵn sang trả, gọi là sự mất trắng của thuế thuốc lá. Và đấy là cách đo mức độ phi hiệu quả của thuế. Không phải thuế nào khác, mà chính là thuế khoán đã gây ra sự mất trắng, bởi vì nó buộc các cá nhân phải quên đi việc tiêu dùng những thứ mình thích để chỉ tiêu dùng những thứ chẳng có gì đáng ưa nhằm tránh đóng thuế. Như vậy , một loại thuế mà không làm tăng được thu nhập của chính phủ – vì các cá nhân hoàn toàn tránh mua những thứ hàng hóa phải chịu thuế – có thể sẽ phải chịu một gánh nặng thuế quá lớn. Chúng ta có thể tính sự mất trắng bằng cách sử dụng đường cầu được đền bù. Đường cầu ban đầu biểu thị mức độ cầu về một loại hàng hóa, chẳng hạn thuốc lá, tại từng thời giá thuốc lá. Nó cho biết cầu bị sụt như thế nào do giá tăng. Thông thường cầu sụt vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, khi giá thuốc lá tăng mọi người thay thuốc lá bằng những thứ khác (chẳng hạn như rượu). Thứ hai, khi giá thuốc lá tăng, nhiều người bị thiệt, và bị thiệt nên có thể họ muốn tiêu dùng ít hơn. Đường cầu được đền bù biểu thị cầu về một loại hàng hóa với giả thiết cho rằng khi giá loại hàng hóa đó tăng, các cá nhận được nhận một khoản thu nhập bổ sung đủ để cho độ thỏa dụng của họ không thay đổi. Nếu như khi các cá nhân nhận thêm thu nhập (đền bù cho việc tăng giá ) mà cầu về hàng hóa của họ không thay đổi,thì đường cầu ban đầu và đường cầu được đền bù sẽ trùng khớp nhau. Nếu một cá nhân chi tiêu tương đối ít cho việc mua sắm hàng hóa thì mức tăng thu nhập cần thiết để đền bù cho anh ta do bất kỳ sự tăng giá nào sẽ nhỏ, và do đó đường cầu ban đầu và đường cầu đền bù sẽ không khác nhau nhiều. giả sử chi phí sản xuất cho một điếu thuốc lá là Co và thuế làm cho giá tăng từ Co tới Co+t, trong đó t là thuế một bao thuốc. Chúng ta giả thiết một cá nhân tiêu dung qo, bao thuốc có chịu thuế, q1 bao thuốc sau. khi thuế bị bãi bỏ (nhưng được thay bằng một khoản thuế khoán, và do vậy anh ta không được lợi hay bị thiệt hơn so với khi có thuế thuốc lá). Chúng ta vẽ đường cầu được đền bù trên hình 4.10. Mức mất trắng được đo bằng diện tích tam giác ABC, phần này nằm dưới đường cầu được đền bù và bên trên Co, giữa phần sản xuất chịu thuế và phần sản xuất không phải chịu thuế. Tam giác ABC đôi khi được gọi là tam giác Harberger để tưởng nhớ nhà kinh tế học Arnold. Harberger thuộc trường đại học Chicago, người đã sử dụng các tam giác như vậy để đo những mức độ chi phi hiệu quả của việc đánh thuế một cách méo mó, mà cả mức độ phi hiệu quả do độc quyền gây ra. Tại sao tam giác Harberger là công cụ để đo mức mất mát? Giá cả cho chúng ta biết giá trị của đơn vị cuối cùng được tiêu dung; nghĩa là, tại qo, một cá nhân sẵn sàng đánh đổi Po = Co + t đơn vị thu nhập (với tiền ấy anh ta có thể mua những hàng hóa khác) để có được thêm một bao thuốc. Tất nhiên, khi anh ta có qo + 1 bao thuốc anh ta sẽ đánh giá bao thuốc thêm thấp hơn là khi anh ta có qo bao thuốc, và do đó cái giá mà anh ta sẵn lòng trả sẽ tụt xuống.. Hình 4.10: Đo lường mức độ phi hiệu quả Giả sử rằng ban đầu mức tiêu dung là 100 bao thuốc, và tiêu dung tăng lên thêm 10 bao khi thuế bị bãi bỏ; thuế là 10 xu và chi phí sản xuất là 1,00 đô la cho một bao thuốc (thu nhập thuế bằng 100 bao nhân với 10 xu cho một bao, hoặc 10 đô la). Cá nhân sẵn sàng trả 1,10 đôla cho bao thuốc thêm thứ nhất, 1,09 đô la cho bao thứ hai, 1,08 đô la cho bao thứ ba …Nếu thuế bị bãi bỏ, giá tụt xuống Co, chi phí sản xuất (1,00 đô la một bao), thì tổng số tiền mà cá nhân sẵn lòng trả sẽ bằng 10 xu nhân với 100 bao = 10 đô la (số tiền mà anh ta tiết kiệm được khi mua 100 bao thuốc đầu tiên và số tiền ấy bằng khoản thu nhập thuế); cộng với 10.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> xu cho bao thuốc thứ 101 và mức giá mà anh ta phải tính toán xem liệu anh ta sẽ sẵn lòng trả thêm bao nhiêu ngoài 1,00 đô la mà anh ta sẽ phải trả cho mỗi bao thuốc. Như vậy tổng số tiền anh ta sẵn lòng trả là 10,50 đô la. Vì thuế làm cho thu nhập tăng thêm 10 đôla, cho nên mức mất trắng là 50 xu. Tất nhiên, đây là khu vực ở bên dưới đường cầu được đền bù ở bên trên Co và giữa qo và q1. Quyết định chính sách Chủ đề trung tâm của chương này nói rằng hầu hết các quyết định chính sách đều đòi hỏi phải xem xét kỹ cả hai vấn đề: công bằng (phân phối) và hiệu quả kinh tế; và các quyết định thường đòi hỏi cả hai đều phải được cân bằng. Có một số ít thay đổi chính sách được coi là cải tiến Pareto; còn hầu hết đều ít ra là dẫn đến việc một số người sẽ bị thiệt thòi. Kinh tế học phúc lợi thể hiện sự hữu ích ở chỗ nó tạo ra một khuôn khổ cho việc thảo luận một cách có hệ thống các vấn đề trọng tâm là công bằng và hiệu quả. Nhiều công cụ mà các nhà kinh tế học phúc lợi sử dụng, như các hàm phúc lợi của xã hội và tam giác Harberger dùng để đo lường mức mất trắng, không phải là không còn vấn đề gì. Song những công cụ đó là một phương tiện hữu ích cho việc tổng kết và đánh giá tác động của các chính sách được lựa chọn đối với hiệu quả công bằng, nếu như chính sách được sử dụng một cách thận trọng, với sự thấu hiểu được những han chế của chúng. Kinh tế học công cộng: Tóm tắt chương 4 Tại chương 4 này chúng ta đã tìm hiểu về Kinh tế học phúc lơi: hiệu quả và công bằng. Dưới đây là tóm tắt những nội dung chính của chương này: 1. Kinh tế học phúc lợi – hoặc kinh tế học chuẩn tắc, quan tâm đến các tiêu chuẩn đánh giá các chính sách kinh tế được lựa chọn. Nói chung, nó chú ý cả vấn đề hiệu quả và công bằng. 2. Nguyên tắc Pareto dựa trên những giá trị của cá nhân. Nguyên tắc đó nói rằng nên chấp nhận và thực hiện những thay đổi tạo nên sự cải thiện Pareto, bất kể chúng dẫn tới sự bất công tới mức nào. 3. Nguyên tắc quyền phán quyết của người tiêu dùng nói rằng các cá nhân là người đánh giá chính xác nhất những nhu cầu sở thích của riêng mình. 4. Nguyên tắc đền bù là một tiêu chuẩn cho các quyết định chính sách trong những tình huống mà. sự thay đổi chính sách làm cho một số cá nhân được lợi và các cá nhân khác chịu thiệt và do đó không phải là sự cải thiện Pareto. 5. Hàm phúc lợi của xã hội là khuôn khổ cho viêc phân tích kết quả về mặt phân phối của một chính sách. Nó định rõ mức tăng độ hữu dụng cần thiết của một cá nhân này để đền bù cho mức giảm độ hữu dụng của một cá nhân khác. 6. Trong hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết hữu dụng, phúc lợi của xã hội bằng tổng độ hữu dụng của tất cả các cá nhân trong xã hội. 7. Trong hàm phúc lợi của xã hội theo thuyết Rawls, phúc lợi của xã hội bằng độ hữu dụng của người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội. 8. Phần mất trắng của thuế là phần phi hiệu quả của thuế. 9. Vì là một vấn đề thực tiễn, cho nên nói chung trong khi đánh giá các kiến nghị được lựa chọn, chúng tôi không phân tích sâu tác động của từng kiến nghị đối với những cá nhân trong xã hội, song chúng tôi tóm tắt các tác động của nó bằng cách miêu tả tác động của kiến nghị đối với một số đánh giá về bất công (hoặc tác động tới một số nhóm đã được định rõ), đồng thời miêu tả sự được lợi hoặc mất mát về hiệu quả. Những kiến nghị được lựa chọn thường là những đánh đổi giữa hiệu quả và phân phối; để đạt được công bằng hơn, người ta phải từ bỏ một phần hiệu quả. Những khác biệt trong các quan điểm nhằm vào bản chất của sự đánh đổi (người ta cần loại bỏ bao nhiêu hiệu quả để đạt được mức tăng nào đó về công bằng) và các giá trị (tại điểm cận biên, người ta sẽ sẵn lòng từ bỏ bao nhiêu hiệu quả để đạt được mức tăng nào đó về công bằng). Công bằng và hiệu quả Chương 1 đã lưu ý rằng các thị trường không phải là cách duy nhất để xã hội có thể giải quyết sản xất cái gì, thế nào và cho ai. Các nền kinh tế cộng sản chủ yếu dựa vào sự định hướng trung tâm hay mệnh lệnh. Thị trường có phải là cách thức tốt để phân bổ các tài nguyên khan hiếm không? Cách thức “tốt” là gì? Một số người có thu nhập cao hơn những người khác trong nền kinh tế thị trường có phải là công bằng không? Đó không phải là các vấn đề thực chứng về cách hoạt động của nền kinh tế mà là các vấn đề chuẩn tắc về nền kinh tế hoạt động tốt như thế nào. Chúng là chuẩn tắc vì sự đánh giá phụ thuộc vào những đánh giá giá trị được thực hiện bởi người đánh giá. Kinh tế học phúc lợi nghiên cứu các vấn đề về chuẩn tắc. Nó không mô tả cách thức hoạt động của nền kinh.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> tế mà đánh giá xem nó hoạt dộng tốt như thế nào. Các đảng cánh tả và cánh hữu không thống nhất về nền kinh tế thị trường hoạt động tốt như thế nào. Đảng cánh hữu tin rằng thị trường thúc đẩy sự lựa chọn, các động cơ và hiệu quả. Đảng cánh tả nhấn mạnh vào những thất bại của thị trường và sự cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ. Cái gì nằm phía sau sự không thống nhất này? Hai vấn đề được nhắc đi nhắc lại trong bàn luận của chúng ta về kinh tế học phúc lợi ở Phần 3. Thứ nhất là hiệu quả phân bổ . Nền kinh tế có sử dụng được phần lớn tài nguyên khan hiếm không hay chúng bị lãng phí? Thứ hai là cân bằng. Phân phối là hàng hóa và dịch vụ giữa các thành viên khác nhau của xã hội công bằng như thế nào? Công bằng và hiệu quả  Công bằng Công bằng ngang là việc đối xử giống nhau với những người giống nhau. Công bằng dọc là đối xử khác nhau với những người khác nhau để giảm bớt hiệu quả của những sự khác nhau ban đầu này. Khái niệm công bằng có phải là mong muốn hay không là sự đánh giá giá trị thuần túy. Công bằng nganh loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa những người có các đặc trưng kinh tế và hoạt động giống nhau. Công bằng dọc là nguyên lý Robin Hood về việc lấy đi của người giàu đem cho người nghèo. Nhiều người đồng ý rằng công bằng nganh là tốt. ngược lại, mặc dù ít người tin rằng người nghèo phải đói, ở chừng mực các tài nguyên phải được phân phối lại từ “ những người giàu có” sang “những người nghèo” để tăng công bằng dọc là một vấn đề mọi người không thống nhất.  Phân bổ tài nguyên hiệu quả Giả sử rằng những việc phân bổ tài nguyên được thực hiện bởi một người có quyền hành tuyệt đối ở trung tâm. Những phân bổ hiệu quả phụ thuộc vào công nghệ và tài nguyên sẵn có của nền kinh tế. giá trị cuối cùng của bất kỳ phân bổ tài nguyên nào cũng phụ thuộc vào những sở thích của người tiêu dùng, những sở thích đó quyết định cách thức mọi người đánh giá cái mà họ cho. Phân bổ tài nguyên hiệu quả là sự mô tả đầy đủ ai làm gì và ai được gì.. Hình 15.1 Phân bổ hàng hóa cho hai người Nếu hai người đánh giá lợi ích của mình theo số lượng hàng hóa họ nhận được, thì B là phân bổ tốt hơn A, A đến lượt nó lại là phân bổ tốt hơn C. Nhưng so sánh A với các điểm D, E hay F, đòi hỏi chúng ta phải áp dụng sự đánh giá về tầm quan trọng tương đối của lợi ích của David và Susie đối với chúng ta.. Hình 15.2 Giới hạn hiệu quả Giới hạn AB biểu thị số lượng tối đa các hàng hóa nền kinh tế có thể sản xuất ra cho một người với số lượng hàng hóa sản xuất cho người kia là xác định. Tất cả các điểm trên giới hạn là có hiệu quả Parento. David chỉ có thể có được lợi khi Susie bị thiệt và ngược lại. Phân phối hàng hóa giữa David – Susie ở điểm C công bằng hơn so với các điểm A và B. Hình 15.1 biểu thị một nền kinh tế với chỉ hai người, David và Susie. Phân bổ tài nguyên ban đầu ở A cho David số lượng hàng hóa và Susie số lượng . Các tài nguyên của xã hội có bị lãng phí không? Bằng việc tổ chứ lại, giả sử rằng xã hội có thể sản xuất ở B, phía đông bắc của A. Liệu David và Susie có đánh giá lợi ích bằng số lượng hàng hóa họ nhận được và liệu mỗi người trong số họ có được nhiều hàng hóa hơn không, B là sự phân bổ tốt hơn A. Cả David và Susie đều có nhiều hơn. Nếu có thể sản xuất tại B,.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> mà lại sản xuất tại A là không hiệu quả. Tương tự, chuyển từ A đến B làm cho cả David và Susie đều thiệt. Nếu có thể đạt mức A mà chỉ đạt mức C thì không hiệu quả. Chuyển từ A đến E hoặc F thì sao? Một người được lợi, người kia bị thiệt. Sự thay đổi này có được mong muốn hay không phụ thuộc vào cách thức chúng ta đánh giá lợi ích của David so với của Susie. Nếu chúng ta nghĩ lợi ích của David là rất quan trọng, chúng ta có thể thích F hơn A, F có lợi ích hơn A đối với David, cho dù lợi ích của Susie bị giảm. Những đánh giá giá trị về công bằng hay hiệu quả bị trộn lẫn với nỗ lực đưa ra những đánh giá về lãng phí hay không hiệu quả của chúng. Vì những người khác nhau sẽ đưa ra những đánh giá giá trị khác nhau, nếu không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi liệu chuyển từ A đến D, E hay F có được mong muốn không. Nó phụ thuộc vào người đưa ra sự đánh giá. Cố gắng tách sự bàn luận về công bằng khỏi sự bàn luận về hiệu quả, kinh tế học phúc lợi sử dụng ý tưởng hiệu quả Parento mang tên nhà kinh tế học Viltredo Pareto. Với một tập hợp sở thích của người tiêu dùng, tài nguyên và công nghệ, một sự phân bổ tài nguyên là hiệu quả Pareto nếu không có sự phân bổ khả thi nào khác làm cho một số người lợi hơn và không người nào bị thiệt. Trong Hình 15.1 chuyển từ A đến B hoặc từ A đến G được lợi Pareto, Susie được lợi, David không bị thiệt. Nếu B hoặc G là khả thi thì A là không có hiệu quả Pareto. Vẫn có cái cho không. Chuyển từ A đến D là cho David được lợi nhưng Susie bị thiệt. Tiêu thức Pareto chẳng có gì để nói về sự thay đổi này. Để đánh giá chúng ta cần một sự đánh giá về giá trị tương đối về lợi ích của David và Susie. Nguyên tắc Pareto ít được sử dụng trong việc so sánh các phẩn bổ trên cơ sở hiệu quả. Nó chỉ cho phép chúng ta đánh giá những sự di chuyển sang đông bắc hoặc tây nam như ở Hình 15.1. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể nói về hiệu quả mà không phải đưa ra những đánh giá giá trị về công bằng. Hình 15.2 đưa lập luận tiến xa hơn một giai đoạn nữa. Bằng việc tổ chức lại sản xuất, chúng ta có. thể làm cho nền kinh tế sản xuất ở đâu đó bên trong hay bên trên biên giới AB. Từ phía bên trong biên giới, có thể được lợi Pareto bằng việc chuyển đến đông bắc trên đường biên giới. bất kỳ điểm nào bên trong biên giới đều là không có hiệu quả Pareto. Có thể làm cho một người nào đó được lợi thêm mà không làm cho người khác bị thiệt. Nhưng tất cả các điểm trên đường biên giới là có hiệu quả Pareto. Một người có thể được nhiều hơn chỉ bằng việc cho người kia ít hơn. Vì không thể có lợi Pareto nên mỗi điểm trên đường biên giới là có hiệu quả Pareto. Như vậy, xã hội không bao giờ chọn một phân bổ không hiệu quả bên trong đường biên. Điểm nào trong các điểm hiệu quả trên đường biên là mong muốn nhất sẽ phụ thuộc vào đánh giá giá trị về giá trị tương đối về lợi ích của David và Susie, và đánh giá về công bằng. Cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto Kinh tế thị trường có tìm ra sự phân bổ tài nguyên có hiệu quả Pareto không, hay phải bị chi phối bởi sự can thiệp của chính phủ? Cân bằng cạnh tranh trong các thị trường tự do Giả sử rằng có nhiều người sản xuất và nhiều người tiêu dùng, nhưng chỉ có hai hàng hóa, bữa ăn và phim. Mỗi thị trường đều là tự do, không bị điều tiết và cạnh tranh hoàn hảo. Ở cân bằng, giả sử giá bữa ăn là 5£ và giá phim là 10£. Lao động là yếu tố sản xuất khả biến và công nhân có thể chuyển tự do giữa các ngành. Bây giờ chúng ta lập luận qua bảy bước. 1. Bộ phim cuối cùng đem lại cho những người tiêu dùng ích lợi bổ sung đánh giá ít (nhiều) hơn giá mua 10£ của nó, thì người tiêu dùng cuối cùng sẽ mua ít (nhiều) phim hơn. Tương tự, bữa ăn cuối cùng cũng phải đem lại cho những người tiêu dùng ích lợi bổ sung đánh giá 5£. Vì thế, những người tiêu dùng có thể đổi 2 bữa ăn (lợi ích đáng giá 10£) lấy 1 bộ phim (lơi ích đáng giá 10£) mà không làm thay đổi lợi ích của họ. 2. Vì mỗi hãng đạt giá bằng chi phí cận biên MC, nên MC của bữa ăn cuối cùng là 5£ và MC của bộ phim cuối cùng là 10£. 3. Lao động có mức lương như nhau trong cả hai ngành ở cân bằng cạnh tranh. Nếu không,.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> công nhân sẽ chuyển sang ngành trả lương cao hơn. 4. MC của sản phẩm trong ngành này hay ngành kia băng đơn giá tiền lương chia cho sản phẩm hiện vật cận biên của lao động MPL. Lương cao hơn làm tăng chi phí cận biên nhưng MPL cao hơn nghĩa là cần ít công nhân bổ sung hơn để tạo ra một đơn vị sản phẩm bổ sung. 5. Lương bằng nhau trong hai ngành nhưng chi phí cận biên của bữa ăn (5£) bằng nửa chi phí cận biên của phim (10£). Vì thế, MPL trong ngành sản xuất bữa ăn cao gấp đôi so với trong ngành sản xuất phim. 6. Vì thế, giảm sản lượng phim đi 1 đơn vị, chuyển lao động nhàn rỗi sang ngành sản xuất bữa ăn, làm tăng sản lượng bữa ăn lên 2 đơn vị. MPL trong ngành sản xuất bữa ăn cao gấp đôi trong ngành sản xuất phim. Sự phân bổ tài nguyên khả thi giữa hai ngành cho phép xã hội đổi 2 bữa ăn lấy 1 bộ phim. 7. Bước một nói rằng những người tiêu dùng có thể đổi 2 bữa ăn lấy một phim mà không làm thay đổi lợi ích của họ. Bước 6 nói rằng, bằng việc phân bổ lại tài nguyên, những người sản xuất có thể đổi một sản phẩm lấy 2 bữa ăn lấy 1 bộ phim. Vì thế, không có sự phân bổ tài nguyên nào có thể làm cho xã hội được lợi hơn. Vì không được lợi ích Pareto, nên vị trí ban đầu – cân bằng cạnh tranh trong cả hai ngành – là có hiệu quả Pareto.. những mua sắm từ một khoản thu nhập xác định để làm tăng lợi ích của họ.. Lưu ý vài trò quyết định của các giá trong kết quả nổi bật này. Giá làm được hai việc. Thứ nhất, chúng đảm bảo rằng vị trí ban đầu của cân bằng cạnh tranh thực sự là một cân bằng. Bằng việc cân bằng lượng cung và lượng cầu, giá đảm bảo rằng số lượng cuối cùng của hàng hóa được tiêu dùng có thể sản xuất ra. Chúng đảm bảo đó là một phân bổ khả thi.. DD là đường cầu về phim. Ở mỗi mức sản lượng bất kỳ như , bộ phim cuối cùng phải mang lại cho người tiêu dùng một mức thỏa dụng bằng bảng; nếu không, họ sẽ yêu cầu một lượng khác với . Đường cung SS cho ngành phim có tính cạnh tranh cũng là chi phí biên của phim. Nếu ngành ăn uống ở vị trí cân bằng cạnh tranh, giá của một bữa ăn cũng là giá trị mức thỏa dụng của nó đối với người tiêu dùng. Như thế, chi phí cận biên của một bộ phim không những là chi phí cơ hội của những bữa ăn, mà còn là giá trị của mức thỏa dụng biên mà người tiêu dùng có thể được hưởng từ những bữa ăn đó. Vì thế, tại bất kỳ mức sản lượng phim nào ở phía dưới Q*, mức thoải dụng biên của phim vượt quá mức thoải dụng biên của các bữa ăn bị hy sinh để sản xuất thêm một bộ phim nữa. Ở phía trên Q*, mức thỏa dụng biên của các bộ phim ít hơn mức thỏa dụng biên của các bữa ăn bị hy sinh. Điểm cân bằng E đối với phim và điểm cân bằng tương ứng trên thị trường tương đối với bữa ăn vì vậy đảm bảo rằng, các nguồn lực đã được phân bổ một cách có hiệu quả. Nhưng ở cân bằng cạnh tranh các giá thực hiện vao trò thứ hai. Mỗi người tiêu dùng và mỗi người sản xuất đều là người chấp nhận giá và không thể gây ảnh hưởng đến các giá thị trường. Trong ví dụ của chúng ta, mỗi người tiêu dùng biết rằng giá cân bằng của bữa ăn là 5£ và và giá cân bằng của của phim là 10£. Không biết gì về những hành động của những người tiêu dùng và những người sản xuất khác, mỗi người tiêu dùng tự động đảm bảo rằng bộ phim cuối cùng được mua lại đem lợi ích lớn hơn gấp hai lần bữa ăn cuối cùng được mua. Nếu không người tiêu dùng đó sẽ sắp xếp lại. Như vậy, bằng cách hành động cá nhân gặp các giá xác định, mỗi người tiêu dùng sắp xếp sao cho một bộ phim có thể đổi lấy 2 bữa ăn mà không làm thay đổi lợi ích. Tương tự, mỗi người sản xuất, bằng việc đặt chi phí cận biên của mình bằng giá của sản phẩm của mình, đảm bảo rằng chi phí cận biên của phim gấp đôi chi chí cận biên của bữa ăn. Như thế xã hội sản xuất ra một bộ phim bổ sung phải tốn tài nguyên gấp hai lần sản xuất ra một bữa ăn. Bằng việc sắp xếp lại sản xuất, chuyển lao động giữa hai ngành, xã hội có thể đổi 2 bữa ăn lấy 1 bộ phim, chính xác là sự đánh đổi này làm cho lợi ích của người tiêu dùng không bị ảnh hưởng.. Hình 15.3 Cân bằng cạnh tranh và hiệu quả Pareto.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> giữa hai ngành ngày. Không thể có sự phân bố lại các nguồn lực mà có thể làm cho tất cả người tiêu dùng để được lợi hơn. Do đó, như bởi “bàn tay vô hình”, các giá hướng dẫn những người tiêu dùng và những người sản xuất cá nhân, mỗi người theo đuổi lợi ích riêng của mình, đến sự phân bổ tài nguyên của nền linh tế mà có hiệu quả Pareto. Không ai có thể được lợi mà không làm cho người khác bị thiệt. Hình 15.3 đưa ra điểm giống thế. DD là đường cầu thị trường. Ở giá lượng phim được cầu. Bộ phim cuối cùng đem lại cho người tiêu dùng lợi ích đáng giá bảng, nếu không họ đã mua số lượng khác. Vì thế đường DD cũng biểu thị lợi ích cận biên của đơn vị phim cuối cùng mà những người tiêu dùng mua. Khi bộ phim được mua, bộ phim cuối cùng đem lại giá bảng chính xác bằng tổng lợi ích bổ sung cho những người tiêu dùng. Trong ngành cạnh tranh, đường cung SS cũng là chi phí cận biên của các bộ phim. Yếu tố biến đổi, lao động được trả đúng bằng sản phẩm giá trị cận biên của nó trong mỗi ngành. Khả năng thuyên chuyển lao động đảm bảo mức lương ở 2 ngành này là bằng nhau. Vì thế, chi phí cận biên của việc sản xuất phim cuối cùng là giá trị của các bữa ăn phải hy sinh bằng việc sử dụng người công nhân cuối cùng để sản xuất ra các bộ phim chứ không phải các bữa ăn. Các giá đảm bảo cho cả hai ngành đều ở cân bằng. Hình 15.3 cho thấy rằng ở cân bằng tại điểm E lợi ích cận biên của bộ phim cuối cùng bằng chi phí cận biên của nó. Nhưng chí phí cận biên của bộ phim cuối cùng là giá trị của các bữa ăn phải hy sinh, giá của các bữa ăn nhân với các bữa ăn bị bỏ mất vì sử dụng lao động để làm ra bộ phim cuối cùng đó. Nhưng ngành ăn uống cũng ở điểm cân bằng. Sơ đồ tương đương của ngành sản xuất bữa ăn cho thấy rằng giá cân bằng của bữa ăn cũng bằng lợi ích cận biên của bữa ăn cuối cùng được mua. Vì thế, giá trị của các bữa ăn bị hy sinh để tạo ra bộ phim cuối cùng cũng là lợi ích cận biên của bưa ăn cuối cùng nhân với số bữa ăn phải hy sinh. Do đó, nếu ngành sản xuất bữa ăn ở cân bằng cạnh tranh, đường chi phí cận biên đối với ngành sản xuất phim là giá trị bằng tiền bổ sung của ích lợi phải hy sinh bằng việc sử dụng các tài nguyên. khan hiếm để tạo ra một bộ phim bổ sung thay vì các bữa ăn đó. Đó là chi phí cơ hội tính theo ích lợi của các tài nguyên được sửu dụng trong ngánh sản xuất phim. Và cân bằng trong ngành sản xuất phim, bằng việc đặt lợi ích cận biên của các bộ phim bằng lợi ích cận biên của các bữa ăn phải hy sinh để sản xuất ra bộ phim cuối cùng, đảm bảo rằng tài nguyên của xã hội được phân bổ một cách hiệu quả. ở mức sản lượng phim nào đó dưới mức cân bằng Q*, lợi ích tiêu dùng của một bộ phim bổ sung cao hơn giá trị tiêu dùng cận biên của các bữa ăn phải hy sinh để sản xuất ra bộ phim bổ sung đó. Ở mức sản lượng phim nào đó trên mức cân bằng Q*, xã hội dành quá nhiều tài nguyên cho ngành sản xuất phim. Giá trị cân biên của bộ phim cuối cùng nhỏ hơn giá trị cận biên của các bữa ăn có thể được sản xuất ra bằng cách chuyển tài nguyên sang ngành ăn uống. Cân bằng cạnh tranh đảm bảo rằng không có tài nguyên thuyên chuyển giữa các ngành làm cho tất cả những người tiêu dùng được lợi. Công bằng và hiệu quả Mục trước đã chỉ ra rằng có nhiều phân bổ hiệu quả Pareto, mỗi phân bổ có sự phân phối lợi ích khác nhau giữa các thành viên khác nhau của xã hội. Cân bằng cạnh tranh trong tất cả các thị trường tạo ra một phân bổ Pareto nhất định. Cái gì xác định phân bổ nào? Mỗi người có khả năng bẩm sinh khác nhau, vốn con người khác nhau và của cải khác nhau. Những sự khác nhau này có nghĩa là mọi người kiếm được thu nhập khác nhau trong nền kinh tế. Chúng cũng ảnh hưởng đến kiểu cầu tiêu dùng. Brazil, với sự phân phối thu nhập và của cải rất không công bằng, có cầu cao về hàng hóa xa xỉ như những người hầu. Ở Đan Mạch theo chủ nghĩa bình quân hơn, không ai có thể thuê người hầu. Bẩm sinh khác nhau về khả năng, vốn và của cải, vì thế hàm ý các đường cầu khác nhau và xác định các giá và các số lượng cân bằng khác nhau. Về nguyên lý, bằng việc thay đổi sự phân phối khả năng kiếm thu nhập ban đầu, chúng có thể làm cho nền kinh tế chọn ra mỗi phân bổ hiệu quả Pareto có thể như cân bằng cạnh tranh của nó..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Đây là một ý tưởng hấp dẫn. Chính phủa được bầu ra để biểu thị những đánh giá giá trị của đa sos. Nếu thị trường đưa nền kinh tế đến giới hạn hiệu quả Pareto, chính phủ có thể đưa ra sự đánh giá giá trị về mỗi điểm trên đường gưới hạn mà nền kinh tế phải đạt được. Mọi cân bằng cạnh tranh đều có hiệu quả Pareto. Những phân bổ hiệu quả khác nhau tương ứng với những phân phối ban đầu về khả năng kiếm thu nhập trong nền kinh tế cạnh tranh. Chính phủ có thể hạn chế mình ở việc phân phối lại thu nhập và của cải thông qua đánh thuế và lợi ích phúc lợi mà không cần phải can thiệp để đảm bảo rằng tài nguyên được phân bổ một cách hiệu quả không? Đây dường như là một trường hợp hiệu lực đối với ý tưởng tự do kinh doanh. Chính phủ phải để thị trường làm công việc phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả. Chúng ta không cần những sự điều tiết, các tổ chức điều tiết hoặc các xí nghiệp nhà nước. Cũng chẳng cần ý tưởng tự do kinh doanh là tàn nhẫn. Chính phủ có thể phân phối lại thu nhập mà không phải làm xói mòn hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường tự do. Có thể ủng hộ lý lẽ của cánh hữu bằng những luận chứng kinh tế chặt chẽ.. Đánh thuế và sự bóp méo Để tài trợ cho việc trợ cấp cho những người nghèo, chính phủ phải đánh thuế thu nhập nhưng người giàu hoặc các hàng hóa mà người giàu mua. Giả sử rằng mọi người mua các bữa ăn nhưng chỉ những người giàu mới có thể đi rạp xem phim. Trợ cấp cho người nghèo có thể được tài trợ bằng thuế đánh vào phim. Trong Hình 15.4 giá trước thuế của phim đối với người tiêu dùng cao hơn giá sau thuế những người làm phim nhận được. Chênh lệch giữa hai mức giá là thuế đánh vào mỗi phim. Người tiêu dùng đặt giá kể cả thuế bằng giá trị của lợi ích cận biên mà họ nhận được từ bộ phim cuối cùng, nhưng những người cung đặt chi phí cận biên của phim bằng giá của phim thấp hơn một khoản bằng thuế. Ở cân bằng cạnh tranh hệ thống giá không còn làm cho chi phí cận biên của xã hộ của việc sản xuất phim bằng lợi ích cận biên của xã hội của những người tiêu dùng phim nữa. Lợi ích cận biên của bộ phim bổ sung thêm cao hơn chi phí cận biên của nó. Thuê đánh vào phim làm cho có quá ít phim. Tạo ra thêm một bộ phim khác công thêm vào lợi ích xã hộ nhiều hơn là chi phí xã hội.. Tuy nhiên, cũng có thể đưa ra lý lẽ của cánh tả. Hãy nhớ những hạn chế trong lập luận trên. Trong các điều kiện nhất định các thị trường tự do dẫn đến phân bổ có hiệu quả Pareto. Các điều kiện này giải thích sự khác nhau giữa hai quan điểm về cách thức hoạt động của nền kinh tế thị trường. Cánh hữu tin rằng đó là những hạn chế không đáng kể, không thách thức một cách nghiêm trọng lý lẽ ủng hộ thị trường tự do. Cánh rả tin rằng những hạn chế là quá nghiêm trọng nên cần có sự can thiệp đáng kể để cải thiện cách thức hoạt động của nền kinh tế. Sự méo mó và điều tốt thứ nhì Cân bằng cạnh tranh là có hiệu quả vì các hoạt động độc lập của những người sản xuất đặt chi phí cận biên bằng giá và những người tiêu dùng đặt lợi ích cận biên bằng giá, nghĩa là chi phí cận biên của việc sản xuất hàng hóa đúng bằng lợi ích cận biên của những người tiêu dùng. Sự méo mó tồn tại nếu chi phí sản xuất biên của xã hội để sản xuất một hàng hóa không bằng lợi ích cận biên của xã hội từ việc tiêu dùng hàng hóa đó.. Hình 15.4 Thuế đánh vào phim DD cho biết nhu cầu đối với phim và lợi ích biên của bộ phim cuối cùng đối với người tiêu dùng. SS cho biết số lượng phim được cung ứng ở mỗi mức giá mà nhà sản xuất nhận được và cũng là chi phí biên của xã hội để sản xuất phim. Giả sử mỗi đơn vị bộ phim chịu một khoản thuế bằng khoảng cách thẳng đứng EF. Để cho thấy giá tính cả thuế cần có để khuyến khích nhà sản xuất làm ra mỗi mức sản lượng, chúng ta phải vẽ đường cung mới SS’, là một đường luôn ở phía trên SS một khoảng cách thẳng đứng không đổi EF. Điểm cân bằng về lượng phim là Q. người tiêu dùng phải trả giá là , nhà sản xuất nhận được giá là và khoản thuế đối với mỗi bộ phim là khoảng.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> cách EF. Ở lượng cân bằng Q, lợi ích biên cho người tiêu dùng là , nhưng chi phí biên của xã hội là . Xã hội có thể thu được một khoản lợi ròng bằng cách sản xuất thêm phim. Do vậy, lượng cân bằng Q là không hiệu quả về mặt xã hội. Trước đây, chúng ta đã chỉ ra rằng chi phí cận biên của phim bằng giá trị của các bữa ăn bổ sung mà xã hội có thể có được bằng việc sử dụng tài nguyên theo cách khác. Bằng việc chuyển lao đọng từ ngành sản xuất bữa ăn sang ngành sản xuất phi, xã hội có thể làm cho một số người lợi mà không phải làm cho ai bị thiệt. Lập luận tương tự cũng đúng với bất kỳ hàng hóa nào mà chúng ta đánh thuế. Thuế tạo ra sự khác nhau giữa giá người mua trả và giá người bán nhận được. “ Bàn tay vô hình” không còn làm cho lợi ích xã hội cận biên của các tài nguyên bằng nhau ở những việc sử dụng khác nhau. Sự lựa chọn giữa hiệu quả và công bằng bây giờ đã rõ rằng. Nếu nền kinh tế là cạnh tranh hoàn hảo và nếu chính phủ bằng lòng với việc phân phối thu nhập hiện thời, thì cân bằng cạnh tranh là có hiệu quả và phân phối thu nhập là đáng mong muốn. Tuy nhiên, nếu như một sự đánh giá giá trị thuần túy chính phủ không thích phân phối thu nhập này thì chính phủ phải đánh thuế một số người để trợ cấp cho một số khác. Nhưng chính hành động tăng thuế tạo ra sự bóp méo. Cân bằng cạnh tranh được tạo ra có sự phân phối thu nhập đáng mong muốn hơn nhưng là kém hiệu quả hon. Chinhsphur có thể đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng. Một sự giải thích cho các thái độ chính trị khác nhau đối với kinh tế thị trường là sự khác nhau trong các đánh giá giá trị về công bằng. Sau đây chúng ta sẽ thấy rằng cũng có thể có những bất đồng trong nền kinh tế học thực chứng. Chúng ta nghiên cứu những bóp méo khác trong mục tiếp theo. Trước khi gác lại ví dụ thuế của chúng ta, có một điểm cần đưa ra. Điều tốt thứ nhì Khi không có sự bóp méo trong thị trường các bữa ăn, thuế đánh vào phim dẫn đến sự phân bổ tài nguyên không hiệu quả. Nếu chúng ta có thể. loại bỏ thuế đánh vào phim thì không ngành nào bị bóp méo và chúng ta có sự phân bổ tốt nhất. Tuy nhiên, giả sử định rằng chúng ta không thể được giải thoát khỏi thuế đánh vào phim. Chính phủ cần doanh thu thuế để trả cho quốc phòng hay đóng góp vào ngân sách EU. Với khoản thuế không tránh khỏi đánh vào phim, ít nhất không nên đánh thuế cả bữa ăn. Quan điểm hợp lý này thực tế là hoàn toàn sai. Giả sử rằng hai ngành dang ở cân bằng nhưng có thuế đánh vào phim. Ở bên trên, chúng ta đã thấy rằng quá ít phim được sản xuất ra và tiêu dùng. Suy ra có quá nhiều bữa ăn được sản xuất ra và tiêu dùng. Với thuế không tránh khỏi đánh vào phim, thuế đánh vào bữa ăn sẽ không gây trở ngại. Thuế thích hợp đánh vào bữa ăn sẽ phục hồi lại giá tương đối ban đầu của bữa ăn và phim. Với chỉ hai hàng hóa điều này sẽ phục hồi lại điều tốt nhất. Tuy nhiên, luôn có hàng hóa thứ ba, nghỉ ngơi. Các hộ gia đình giảm tiêu dùng, nghỉ ngơi để cung lao động cho công việc. Đánh thuế các bữa ăn và phim đạt được cân bằng hợp lý giữa bữa ăn và phim, nhưng cũng làm cho gia cả của cả hai không hợp lý so với giá nghỉ ngơi. Với thuế cao hơn, lương ròng giảm, làm thay đổi giá ẩn của nghỉ ngơi. Tốt nhất loại bỏ tất cả những bóp méo. Tốt nhì là kết quả hiệu quả nhất có thể đạt được với điều kiện không thể loại bỏ một số bóp méo. Tương phản với phân bổ tốt nhất, khi chúng ta đạt được hiệu quả đầy đủ bằng việc loại bỏ tất cả những bóp méo, bây giờ chúng ta có thể xây dựng nguyên lý tốt nhì. Giả sử rằng, chúng ta chỉ quan tâm đến hiệu quả nhưng có một sự bóp méo không tránh khỏi ở đâu đó trong nền kinh tế mà chúng ta không thể loại bỏ. trong ngành sản xuất bữa ăn sẽ là không hiệu quả khi đặt chi phí cận biên tư nhân bằng lợi ích cận biên tư nhân, một kết quả hiệu quả khi không có thuế đánh vào phim. Sẽ là hiệu quả khi cố ý đưa ra một sự bóp méo trong các bữa ăn để cân đối với sự bóp méo không tránh khỏi trong ngành sản xuất bữa ăn. Lý thuyết điều tốt thứ nhì nói rằng nếu phải có sự bóp méo thì sẽ là sai lầm khi tập trung sự bóp méo vào một thị trường. Sẽ là hiệu quả hơn khi dàn trải ảnh hưởng của nó mỏng ra trên một chuỗi lớn các thị trường..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Một số ứng dụng của nguyên lý này được tìm thấy trong các chương tiếp theo. Thế giới thực trong đó chúng ta đang sống tạo ra một số bóp méo không tránh khỏi. Với sự tồn tại của chúng, lập luận ở mục này hàm ý rằng chính phủ có thể tăng hiệu quả tổng thể cẩu cả nền kinh tế bằng việc đưa ra những bóp méo mới để bù trừ những bóp méo đang tồn tại. Bây giờ chúng ta cần biết nguồn gốc của những bóp méo mà chính phủ có thể hành động để bù trừ. Thất bại của thị trường Không có sự bóp méo nào thì cân bằng cạnh tranh có hiệu quả. Chúng ta sử dụng thuật ngữ thất bại của thị trường để chỉ tất cả tình huống trong đó cân bằng cạnh tranh là không hiệu quả. Khi đó những bóp méo ngăn cản “bàn tay vô hình” phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả. Bây giờ chúng ta liệt kê những nguồn gốc có thể của những bóp méo dẫn đến thất bại của thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo Chỉ có cạnh tranh hoàn hảo mới làm cho các hãng đặt chi phí cận biên bằng giá và do đó chi phí cận biên bằng lợi ích cận biên của người tiêu dùng. Trong cạnh tranh không hoàn hảo, những người sản xuất đặt chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên, thấp hơn giá bán đơn vị sản phẩm cuối cùng. Vì những người tiêu dùng đặt giá bằng lợi ích cận biên, nên lợi ích cận biên cao hơn chi phí cận biên trong các ngành cạnh tranh không hoàn hảo. Những ngành đó sản xuất ra quá ít. Sản lượng cao sẽ phụ thêm nhiều hơn cho lợi ích của người tiêu dùng so với chi phí sản xuất hay chi phí cơ hội của ác tài nguyên sử dụng.. thuyết kinh tế vi mô có được hấp thu trong bài giảng một giờ không? Số không. Các nguyên nhân của tính không hiệu quả là gì? Thời gian của mỗi người bị lãng phí. Một vali giá trị 10.000£ làm cho sinh viên mất hết thời gian học kinh tế vì tranh giành nhau để đạt được món lời to. Các cuộc chiến về phân phối là nguồn gốc của tính không hiệu quả. Các xã hộ thành công hạn chế chúng tới mức tối thiểu. Sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế để triệt tiêu những mặt trái của thị trường, về mặt nguyên tắc, cải thiện được hiệu quả. Nó cũng có thể tạo ra các cơ hội để tìm kiếm lợi tức. Giả sử rằng chính phủ điều tiết trao đặc quyền điều hành đường sắt, các trạm vô tuyến hay xổ số. những người đấu giá cạnh tranh sử dụng các số lượng khổng lồ tài nguyên thực để cạnh tranh với nhau. Tính riêng, thắng cuộc là quan trọng nên đáng chi nhiều tiên để làm tăng xác suất thành công. Nhưng về mặt xã hội nó gần với trò chơi tổng bằng không. Một nhà cung cấp đường sắt, TV hay dịch vụ xổ số có thể tốt hơn một ít so với người khác. Khuyến khích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp triển vọng là tốt chỉ khi nào lợi ích từ việc tìm ra người cung cấp tốt nhất chứ không phải người cung cấp kém hơn. Xã hội quyết định can thiệp để hạn chế thất bại của thị trường. Vẫn cần suy nghĩ xem dạng can thiệp nào tối thiếu hóa thất bại của chính phủ. Tìm kiếm lợi tức là một kênh qua đó thất bại của chính phủ có thể xảy ra. Công bằng Đánh thuế có tính chất phân phối lại gây những bóp méo phân bổ vì thọc vào một cái nêm vào giữa giá người tiêu dùng trả và giá người sản xuất nhận được. Ảnh hưởng hướng ngoại. Hộp 15-1 Tìm kiếm lợi tức Ở Mỹ những người vận động hành lang bắt chuyến bay sớm đến Washington DC. Ở châu Ân, họ đến Brussels. Trong những bữa ăn trưa đắt đỏ, công việc thuyết phục được thực hiện. Điều này liên quan gì đến hiệu quả và không hiệu quả? Nếu mục đich là cung cấp thông tin cho những người lập chính sách, có thể là, cũng giống như sự quảng cáo mang tính chất thông tin, hiệu quả sẽ tăng. Nhưng việc vận động hành lang đi xa hơn rất nhiều. Giả sử một giảng viên đi vào lớp học và đặt lên một vali mở khóa chứa 10.000£ bằng tiền mặt. Cô ta giảng bài hay trong một giờ mà chẳng ai nghe. Sinh viên lập kế hoạch đánh cắp cái vali. Lý. Ảnh hưởng hướng ngoại là những thứ như ô nhiễm, tiếng ồn và tắc nghẽn giao thông. Các hàng động của một người gây ra chi phí hoặc có lợi ích trực tiếp đối với những người khác nhưng cá nhân đó không tính đến. Đa số phần còn lại của chương này nghiên cứu sự bóp méo này. Vấn đề phát sinh vì không có thị trường cho những thứ như tiếng ôn. Vì thế thị trường và giá cả không thể đảm bảo rằng lợi ích cận biên bạn nhận được từ việc gây ra tiếng ồn bằng chi phí cận biên của tiếng ồn đó đối với những người khác. Các thị trường thiếu vằng: hàng hóa tương lai, rủi ro và thông tin.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Đó là các hàng hóa không có thị trường hoặc thị trường bị giới hạn. Trong Chương 13 chúng ta đã thấy rủi ro đạo đức và sự lựa chọn bất lợi ngăn cản việc hình thành thị trường bảo hiểm để xử lý rủi ro như thế nào. Cũng như với anh hưởng hướng ngoại, chúng ta không thể kỳ vọng các thị trường phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả nếu các thị trường đó không tồn tại.. lượng hóa chất thấp, ô nhiễm là không đáng kể. Con sông pha loãng những số lượng nhỏ chất thải mà người sản xuất hóa chất thải xuống. Khi lượng chất thải tăng, chi phí của việc gây ô nhiễm càng tăng. Những người chế biến thực phẩm phải lo lắng về độ tinh khiết của nước và xây dựng các nhà máy lọc nước đắt đỏ. Các mức ô nhiễm cao hoen nữa bắt đầu làm mòn các ống dẫn của họ.. Ảnh hưởng hướng ngoại. Hình 15.5 cho thấy chi phí cận biên tư nhân MPC của việc sản xuất hóa chất. Để đơn giản hóa, chúng ta coi MPC không đổi. Nó cũng cho thấy chi phí xã hội cận biên MSC của việc sản xuất hóa chất. Ở bất kỳ sản lượng nào, sự khác nhau giữa chi phí tư nhân cận biên và chi phí xã hội cận biên là ảnh hưởng hướng ngoại sản xuất cận biên. Đường cầu DD cho thấy người tiêu dùng sẽ trả bao nhiêu cho sản phẩm của người sản xuất hóa chất. Nếu hãng đó là người chấp nhận giá, cân bằng là ở điểm E và sản lượng của người sản xuất hóa chất là Q, ở đó chi phí cận biên tư nhân bằng giá của sản phẩm của hãng.. Một hãng hóa chất thải chất thải xuống hồ, làm ô nhiễm nước. Nó ảnh hưởng đến sản lượng của những người câu cá (được ít hơn và khó được hơn) hay việc tiêu dùng của những người bơi (nước bẩn). Không có “thị trường” cho ô nhiễm, hãng có thể gây ô nhiễm cho hồ mà không phải chịu chi phí. Lợi ích của nó dẫn đến nó gây ô nhiễm cho đến tận khi lợi ích cận biên của việc gây ô nhiễm (sản xuất hóa chất rẻ hơn) bằng chi phí cận biên của việc gây ô nhiễm, bằng không. Nó bỏ qua chi phí cận biên mà ô nhiễm áp đặt lên những người câu cá và những người bơi. Ảnh hưởng hướng ngoại nảy sinh nếu việc sản xuất hoặc tiêu dùng của một người ảnh hưởng về thể chất đến việc sản xuất hoặc tiêu dùng của những người khác. Ngược lại, bằng việc sơn ngôi nhà của bạn, bạn làm cho cả phố đẹp hơn và tạo ra lợi ích tiêu dùng cho người hàng xóm của bạn. Nhưng bạn sơn chỉ đến điểm ở đó lợi ích cận biên của bạn bằng chi phí cận biên của sơn bạn mua và thời gian bạn bỏ ra. Chi phí cận biên của bạn cũng là chi phí cận biên của xã hội nhưng lợi ích cận biên của xã hội cao hơn của bạn. Vì thế, có quá ít nhà được sởn.. Cân bằng cạnh tranh xảy ra ở E. Thị trường cân bằng ở giá P mà người sản xuất đặt bằng chi phí tư nhân cận biên MPC. Nhưng ô nhiễm gây ra ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất làm cho chi phí xã hội cận biên MSC cao hơn chi phí tư nhân cận biên. Về mặt xã hội, sản lượng hiệu quả là E’, ở đó chi phí xã hội cận biên và lợi ích xã hội cận biên bằng nhau. Đường cầu DD biểu thị lợi ích xã hội cận biên vì những người tiêu dùng đặt giá trị của lợi ích cận biên của đơn vị cuối cùng bằng giá. Bằng việc đưa ra sản lượng Q cao hơn sản lượng hiệu quả Q’, cân bằng thị trường tự do dẫn đến chi phí xã hội bằng diện tích E’EF. Diện tích này biểu thị phần chênh lệch giữa chi phí xã hội và lợi cíh xã hội của việc chuyển từ Q’ đến Q.. Trong cả hai trường hợp có sự khác nhau giữa việc so sánh chi phí cận biên và lợi ích cận biên của cá nhân với sự so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên của xã hội. Các thị trường tự do không thể làm cho mọi người tính đến những ảnh hưởng gián tiếp nếu không có thị trường cho các ảnh hưởng gián tiếp đó. Những sự khác nhau giữa chi phí, lợi ích tư nhân và xã hội Giả sử rằng hàng hóa gây ô nhiễm con sông, lượng ô nhiễm tăng cùng với sản lượng. Ở hạ lưu, các công ty sử dụng nước sông như một yếu tố để tạo ra nước xốt cho đậu đóng hộp. Ở mức sản. Hình 15.5 Chi phí xã hội của ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Ở sản lượng Q này, chi phí xã hội cận biên MSC cao hơn lợi ích xã hội cận biên của hóa chất, được cho bởi độ của đường cầu DD. Thị trường hóa chất bỏ qua ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất áp đặt cho các hãng khác. Ở Q lợi ích xã hội cận biên của đơn vị sản phẩm cuối cùng nhỏ hơn chi phí xã hội cận biên bao gồm cả ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất. Sản lượng Q là không hiệu quả. Bằng việc giảm sản lượng hóa chất, xã hội tiết kiệm được nhiều hơn trong chi phí so với phần mất trong lợi ích xã hội. Xã hội có thể làm cho một số người được lợi hơn mà không làm cho ai bị thiệt.. Ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất làm cho chi phí cận biên của cá nhân và xã hội khác nhau. Ảnh hưởng hướng ngoại của tiêu dùng làm cho lợi ích cận biên của tư nhân và xã hội khác nhau. Hình 15.6 biểu thị ảnh hưởng hướng ngoại có lợi của tiêu dùng. Trồng hoa hồng trong vườn trước nhà bạn cũng làm cho những người hàng xóm vui vẻ. Không có ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất, MPC là chi phí cận biên của cả xã hội và cá nhân của việc trồng hoa hồng. Bạn mất tiền mua cây và chi phí cơ hội của thời gian. DD là lợi ích của mình, bạn trồng số lượng Q hoa hồng. Nhưng bạn bỏ qua lợi ích tiêu dùng đối với những người hàng xóm của bạn. Lợi ích xã hội cận biên MSB cao hơn lợi ích tư nhân cận biên của bạn. Cân bằng thị trường tự do là ở E, nhưng sản lượng hiệu quả là Q’ vì lợi ích xã hội cận biên và chi phí xã hội cận biên bằng nhau ở E’.. Hình 15.6 Ảnh hưởng hướng ngoại có lợi của tiêu dùng Không có ảnh hưởng hướng ngoại củ sản xuất, chi phí tư nhân cận biên và chi phí xã hội cận biên trùng nhau. DD biểu thị lợi ích tư nhân cận biên và cân bằng thị trường tự do xảy ra ở E. ẢNh hưởng hướng ngoại có lợi của tiêu dùng làm cho lợi ích xã hội cận biên MSB cao hơn lợi ích tư nhân cận biên. E’ là điểm hiệu quả về mặt xã hội. Bằng việc sản xuất Q thay vì sản lượng hiệu quả A’, cân bằng thị trường tự do gây ra lãng phí tam giác EFE’. Sản lượng hiệu quả là Q’, ở đó lợi ích xã hội cận biên bằng chi phí xã hội cận biên. E’ là điểm hiệu quả. Xã hội mất bao nhiêu bằng việc sản xuất ở cân bằng thị trường tự do E, chứ không phải ở điểm hiệu quả E’? khoảng cách thẳng dứng giữa chi phí xã hội cận biên MSC và lợi ích xã hội cận biên biểu thị tổn thất xã hội cận biên của việc sản xuất đơn vị sản phẩm cuối cùng. Bằng việc mở rộng quá mức từ Q’ đến Q, xã hội mất tam giác E’EF trong Hình 15.5. Đây là chi phí xã hội của thất bại thị trường do ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất là ô nhiễm gây ra [1].. Hình 15.7 Số lượng hiệu quả của ảnh hưởng hướng ngoại MB và MC biểu thị lợi ích cận biên đối với người hang xóm và chi phí cận biên đối với bạn của một cây cỡ S*. Cỡ hiệu quả là S*, ở đó chi phí và lợi ích cận biên bằng nhau. Bắt đầu từ cỡ S*, bạn có thể trả người hàng xóm của bạn giá trị S*EDS, để cắt giảm S*. Dưới S*, bạn sẽ phải trả nhiều hơn nó đáng giá với bạn để cây cắt bớt đi nữa. Nói cách khác, người hàng xóm của bạn có thể trả bạn giá trị OAES* để có cây cỡ S*. Quyền sở hữu, trong trường hợp này dù bạn có được đền bù một cách hợp pháp vì mất ánh sáng đối với vườn của bạn, xác định ai phải đền bù cho ai chứ không phải kết quả S* của sự thỏa thuận..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Xã hội có thể được lợi tam giác EFE’, chênh lệch giữa lợi ích xã hội và chi phí xã hội, bằng việc tăng sản lượng hoa hồng từ Q đến Q’. Tam giác này biểu thị chi phí xã hội của thất bại của thị trường làm cho sản lượng cân bằng quá thấp. Quyền sở hữu và ảnh hưởng hướng ngoại Cây của hàng xóm của bạn làm mất ánh sáng của bạn, ảnh hưởng hướng ngoại có hại của tiêu dùng. Nếu luật quy định bạn phải được tiền bù đối với bất kỳ thiệt hại nào bạn phải chịu thì người hàng xóm của bạn phải trả tiền hoặc cắt bớt cây. Anh ta thích cây này và muốn phải trả bao nhiêu để bạn để cho cây ở cỡ hiện thời. Hình 15.7 cho thấy lợi ích cận biên MB mà anh ta có từ inch cuối cùng của cây và chi phí cận biên MC đối với bạn của inch đó. Ở cỡ cây hiện thời , tổng chi phí đối với bạn là diện tích . Đây là chi phí cận biên OA của inch thứ nhất, cộng chi phí cận biên của inch thứ hai, v.v…đối với cỡ hiện thời . Diện tích là các bạn cần được đền bù nếu cỡ cây là . Người hàng xóm của bạn định trả khi con gái của anh ta, một sinh viên kinh tế học, chỉ ra rằng ở cỡ lợi ích cận biên đối với bạn, lượng bạn phải được đền bù cho inch cuối cùng của cây. Đối với bố cô ta không đáng có cây to như thế. Cô ta chỉ ra rằng cũng không đáng cắt toàn bộ cây. Inch đầu tiên mang lại lợi ích cận biên đối với anh ta cao hơn lượng anh ta cần đền bù để cân bằng chi phí cận biên của bạn về inch đầu tiên đó. Một cây nhỏ có ảnh hưởng nhỏ đến ánh sáng của bạn. Ở cỡ cây hiệu quả S* lợi ích cận biên đối với người hàng xóm của bạn bằng chi phí cận biên đối với bạn. Trên S* anh ta cắt bớt cây, vì chi phí cận biên (và đền bù) cao hơn lợi ích cận biên của anh ta. Dưới S* anh ta tăng kích cỡ của cây và bạn trả bạn phần đền bù cho cận biên thấp hơn lợi biên thấp hơn lợi ích cận biên của anh ta. Ở cỡ hiệu quả S*, tổng chi phí của bạn là diện tích OAES*. Đây là phần đền bù bạn được trả. Quyền sở hữu là quyền kiểm soát cuối cùng, bao gồm quyền được đền bù vì ảnh hưởng hướng ngoại. Vì cây lớn hơn làm lợi một bên nhưng làm hại bên kia, cỡ cây hiệu quả và lượng hiệu quả ảnh. hưởng hướng ngoại không phải bằng không. Đó là chỗ lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên. Quyền sở hữu ảnh hưởng đến ai là người đền bù cho ai, một ứng dụng phân phối. Giả sử rằng không có luật đòi hỏi đền bù. Thay vì để cây của bạn mọc lên đến , áp đặt chi phí lớn đối với bạn, bạn có thể hối lộ người hàng xóm để họ cắt bớt cây. Bạn đền bù cho anh ta về thiệt hại lợi ích cận biên của anh ta. Bạn sẽ đền bù để cây được cắt bớt đến S* chứ không hơn. Ngoài cỡ này, bạn phải trả tiền đền bù nhiều hơn cho phần thiệt hại lợi ích cận biên so với phần bạn tự tiết kiệm cho mình ở chi phí thấp hơn ảnh hưởng hướng ngoại. Như vậy, bạn trả tổng cộng để đền bù phần tổn thất lợi ích từ việc cắt bớt cây từ đến S*. Ai có quyền sở hữu quyết định ai phải trả cho ai, nhưng không ảnh hưởng đến lượng hiệu quả do sự thỏa thuận xác định. Luôn luôn đáng đạt điểm ở đó lợi ích cận biên đối với một người bằng chi phí cận biên đối với người khác. Quyền sỡ hữu có ứng dụng phân phối – ai đền bù cho ai – nhưng cũng đạt được sự phân bổ hiệu quả. Quyền này tạo ra “thị trường thiếu vắng” cho ảnh hưởng hướng ngoại. Thị trường này đảm bảo rằng giá bằng lợi ích cân biên và chi phí cận biên và vì thế cả hai bằng nhau. Các nhà kinh tế nói rằng các quyền sở hữu “nội hóa” ảnh hưởng hướng ngoại. Nếu mọi người phải trả giá cho ảnh hưởng hướng ngoại họ sẽ tính đến ảnh hướng đó khi ra các quyết định tư nhân và sẽ không còn thất bại của thị trường nữa. Khi đó tại sao các ảnh hưởng hướng ngoại như tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm là vấn đề? Tại sao các cá nhân không tạo ra thị trường thiếu vắng thông qua hệ thống hối lộ hay đền bù? Có hai lý do tại sao khó tạo ra thị trường này? Thứ nhất là chi phí tổ chức thị trường. Ống khói nhà máy nhả khói vào nhà hàng nghìn khu vườn gần đó, nhưng tốn chi phí để thu mỗi nhà 1£ để hối lộ nhà máy để họ cắt giảm đến số lượng hiệu quả. Thứ hai, có vấn đề kẻ ăn không. Kẻ ăn không, không thể bị loại trừ khỏi việc tiêu dùng hàng hóa, không có động cơ mua hàng hóa đó. Một số người gõ cửa nhà bạn và nói: “Tôi thu tiền hối lộ từ những người quan tâm đến khói của nhà máy rơi vào vườn nhà mình. Tiền sữ được sử dụng để hối lộ nhà máy cắt giảm. Bạn có muốn đóng góp không? Tôi đang đi khắp 1000 nhà ở.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> gần”. Dù bạn quan tâm hay không, bạn nói:” tôi không quan tâm, tôi không đóng góp”. Nếu mọi người khác đóng góp, nhà máy sẽ cắt giảm và bạn không thể bị ngăn cản khỏi việc hưởng lợi ích. Khói không thể rơi vào mỗi vườn nhà bạn chỉ bạn không đóng tiền. Bất kể mọi người đóng góp bao nhiêu, chiến lược trội của bạn là trở thành kẻ ăn không. Mọi người còn lại cũng suy nghĩ tương tự, vì thế không ai đóng góp, mặc dù tất cả các bạn đều được lợi nếu đóng góp và khói giảm bớt đi.. luôn tăng. Bảng 15.1 cho thấy ô nhiễm khói mạnh ở Liên hiệp Anh. Cho thêm chì vào xăng cải thiện mức tiêu hao nhiêu liệu của xe hơi. Tuy nhiên, ô nhiễm chì từ chất thải xe hơi là những chất ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người. Từ năm 1972, Chính phủ liên hiệp Anh đã dần giảm lượng chì cho phép trong xăng. Chất thải chì trong không khí ở Liên hiệp Anh đã giảm từ 8000 tấn một năm 1975 xuống chỉ còn 1000 tấn một năm, mặc dù tiêu dùng xăng đã tăng đáng kể. Ô nhiễm nước. [1] Ngược lại, một người nông dân chi nhiều tiền để kiểm soát sâu hại làm giảm sâu hại của các nông trại xunh quanh. Nếu các ảnh hưởng hướng ngoại của sản xuất là có lợi, thì chi phí xã họi cận biên thấp hơn chi phí tư nhân cận biên. Giả sử ta thay đổi kí hiệu MSC và MPC trong Hình 15.5. Cân bằng thị trường tự do là ở E’ nhưng E bây giờ là phân bổ hiệu quả.. Các vấn đề môi trường 28-11-2012 (VF) Khi không có thị trường ẩn do ô nhiễm, những người gây ô nhiễm sản xuất quá nhiều. Những nhà sản xuất tư nhân bỏ qua chi phí họ áp đặt lên những người khác. Ở cân bằng, chi phí xã hội cận biên cao hơn lợi ích xã hội cận biên. Nếu khu vực tư nhân không thể tổ chức việc tính cước ảnh hưởng hướng ngoại mà ô nhiễm tạo ra, liệu chính phủ có thể không? Bằng việc tính cước ( thông qua thuế) đối với sự chênh lệch giữa chi phí tư nhân và xã hội cận biên, chính phủ có thể làm cho những nhà sản xuất tư nhân tính đến các chi phí mà họ áp đặt lên những người khác. Lập luận này về thuế ô nhiễm hay cước tắc nghẽn được xem xét ở chương tiếp theo. Thuế ô nhiễm, đặc biệt về o nhiễm nước được sử dụng ở nhiều nước. Nhưng hầu hết mỗi chính sách có một phương pháp khác nhau, áp đặt các chuẩn ô nhiễm để điều tiết lượng ô nhiễm cho phép. Ô nhiễm không khí Từ khi có Sắc luật Không khí sạch năm 1956, các hính phủ Liên hiệp Anh đã quy định các khu vực không khí sạch trong đó một số chất gây ô nhiễm, đáng lưu ý là khói do đốt than gây ra là bất hợp pháp. Số các thu vực không khí sạch quy định. Bảng 15.1 Ô nhiễm khói, Anh (triệu tấn/năm) Từ năm 1951 các chính phủ ở Liên hiệp Anh cũng đã áp đặt sự kiểm soát đối với việc thải chất thải xuống nước trên đất liền. Mặc dù chúng ta nghĩ về chất thải công nghiệp, nước cống là nguồn ô nhiễm quan trọng hơn. Từ năm 1970, các nhà chức trách quản lý nước địa phương ở Anh và Wale đã chi (theo giá năm 2003) trên 3 tỷ bảng một năm vào việc lọc nước và xử lý nước cống. Một nguồn quan trọng khác của ô nhiễm nước là nitrat sử dụng để bón phân co đất nông nghiệp. EU đã đưa ra những chuẩn chặt chẽ về độ tinh khiết của nước mà phải mất nhiều năm mới đạt được. Đánh giá chính sách ô nhiễm ở Liên hiệp Anh Điều tiết trực tiêp đối với ô nhiễm là một thành công hỗn hợp. Giảm ô nhiễm khói, sử dụng cùng với sương mù mùa đông tạo ra “sương khói” cô đặc là một thành công lớn. Nhiều con sông cũng sạch hơn và cá đã xuất hiện trở lại. Trong các trường hợp khác, điều tiết kém thành công hơn. Khó mà hiệu lực hóa các quy định về điều tiết như cấm các con tàu thải dầu xuống biển. Các bờ biển của Liên hiệp Anh vẫn nằm trong danh sách đen. Các nhà máy điện chạy bằng than đá vẫn thải những số lượng lớn Sulfua dioxide. Chính phủ có thể thắt thật nghiêm khắc đối với những người gây ô nhiễm không? Nhớ lại rằng số.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> lượng ô nhiễm hiệu quả không phải bằng không. Thực tế ô nhiễm vẫn tồn tại không chứng minh rằng chính sách đó là quá yếu. Kiểm soát ô nhiễm thường là thô và đơn giản. Tính chi phí xã hội và lợi ích cận biên của việc cắt giảm ô nhiễm là hiếm. Đo chi phí và lợi ích là khó khăn. Trong việc quyết định cắt giảm bao nhiêu ô nhiễm chì từ ô tô, chúng ta có thể ước lượng chi phí xã hội cận biên của việc sản xuất ô tô sử dụng nhiều nhiên liệu hơn trên một dặm. Thậm chí nếu các bác sỹ nhất trí về ảnh hưởng của chất thải chì đối với sức khỏe của các thế hệ hiện thời và tương lai như thế nào? Đây không chỉ là vấn đề về hiệu quả mà còn về công bằng, cả hai đều trong phạm vi thế hệ hiện thời – trẻ em nghèo sống ở trong thành phố bị tổn thương nhiều hơn làm chậm sự phát triển do không khí ô nhiễm chì hít phải – và các thế hệ khác. Những người tiêu dùng ngày nay chịu chi phí của việc làm sạch nhưng lợi ích của nó chủ yếu lại thuộc về những người tiêu dùng tương lai. Giá và số lượng Nếu các thị trường tự có xu hướng gây ô nhiễm quá mức, xã hội có thể cắt giảm ô nhiễm hoặc bằng việc điều tiết lượng ô nhiễm hoặc bằng việc sử dụng hệ thống giá để ngăn cản các hoạt động đó bằng việc đánh thuế chúng. Can thiệp thông qua hệ thống thuế có hợp lý hơn điều tiết lượng ô nhiễm một cách trực tiếp không? Nhiều nhà kinh tế thích thuế hơn hạn chế số lượng. Nếu mỗi hãng đặt giá giống nhau hoặc chịu thuế giống nhau đối với một đơn vị ô nhiễm cận biên thì mỗi hãng đều đặt chi phí cận biên của việc làm giảm ô nhiễm bằng giá của ô nhiễm. Sự phân bổ nào đó trong các hãng khác nhau có chi phí cận biên kahsc nhau của việc làm giảm ô nhiễm là phân bổ không hiệu quả. Nếu các hãng với chi phí cận biên thấp của việc làm giảm ô nhiễm thu hẹp hơn nữa và các hãng với chi phí cận biên cao của việc làm giảm ô nhiễm thu hẹp ít hơn, thì ô nhiễm thấp hơn đạt được với chi phí ít hơn. Vấn đề chính về sử dụng thuế chứ không phải những hạn chế số lượng là sự không chắc chắn về két quả. Giả sử ô nhiễm vượt ra ngoài mức giới hạn có những hệ quả mang tính chất thảm họa, ví dụ làm hại tầng ozon mọt cách không thể đảo. ngược. Bằng việc điều tiết số lượng một cách trực tiếp, xã hội có thể đảm bảo rằng thảm họa có thể tránh được. Kiểm soát gián tiếp, thông qua thuế hoặc cước có thể gặp phải rủi o là chính phủ tính sai tổng thuế và đặt thếu suất quá thấp. Ô nhiễm khi đó cao hơn so với dự định và có thể là thảm họa. Hộp 15-2 Không khí bị ô nhiễm Chloroflourocarbons (CFCs), khí thiên nhên sử dụng trong những việc như các bình phun là những thứ làm hại tầng ozone bảo vệ trái đất khỏi các tia nắng mặt trời. Không có màn bảo vệ ánh nắng này, nhiều người sẽ bị ung thư da. Tổ chức việc cắt giảm trên phạm vi quốc tế về ô nhiễm không khí là khó khăn: mỗi nước đều muốn trở thành kẻ ăn không, hưởng lợi ích của việc cắt giảm của các nước khác nhưng không đóng góp phần của mình. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy yếu tầng ozone được ký bởi gần 50 nước năm 1987. Trước nghị định thư này, sự suy yếu của tầng ozone dự kiến là 55 vào khoảng năm 2025 và 50% vào năm 2075. Trong Nghị định thư này, các nước đồng ý thực hiện các bước để giảm sự suy yếu của tầng ozone xuống 2% vào năm 2025 và không làm xấu hơn nữa kể từ sau đó. Những mục đích lạc quan này khó có thể đạt được. Kiểu thứ hai của ô nhiễm không khí còn quan trọng hơn nhiều. Hiệu ứng nhà kính phát sinh từ việc thải CFCs, mê tan, oxit nitơ và đặc biệt là điôxít các bon thành ô xi. Phá rừng để lấy đất chăn nuôi, khi cầu về thịt băm của thế giới tăng đã làm tăng tốc hiệu ứng nhà kính. Hệ quả là sự báo động toàn cầu. Mọi người ở London, Stockholm được rám nắng tốt hơn, những người ở châu Phi gặp hạn hán và đói. Khi các tảng băng tan, nước tăng lên, ngập lụt các khu vực thấp. Năm 2070 nhiệt độ sẽ tăng thêm 4 độ C và nước biển lên 45cm. Với mưa axit, tổ chức việc cùng cắt giảm toàn cầu là khó khăn. Năm 1997, Nghị định thư Kyoto thống nhất các chỉ tiêu quốc gia về mức tải thấp hơn của khí nhà kính. Bị ràng buộc vào 2008-12, Nghị định Kyoto sẽ phải cắt giảm lượng chất thải nhiều hơn so với sự tăng trưởng mà chính sách chẳng làm gì cả cho phép. Bảng sau cho thấy các mức năm 1990, hành vi thực trong các năm 1990 và mục tiêu cho năm 2012. Năm 2001, Tổng thống Mỹ George W Bush đã thông báo rằng Mỹ sẽ không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì nó không buộc các nước nghèo hơn như Ấn Độ và Trung Quốc làm phần giảm ô.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> nhiễm của mình. Vào tháng 7/2001, sau hội nghị ở Bonn, 178 nước quyết định tiến thêm bằng việc phiên bản yếu hơn về Nghị định thư Kyoto, bất chấp sự từ chối tham gia của Mỹ.. nhất, với “ kiểm soát thông qua hệ thống giá” đối với việc phân bổ mọt cách có hiệu quả cách mà các mục tiêu tổng thể này đạt được. Hộp 15-3 Các mục tiêu khí hậu EU có đáng ngại không?. Điều tiết tổng lượng ô nhễm với việc kiểm tra sự chấp thuận của cá nhân những người sản xuất chính là chính sách đơn giản tránh được những kết quả xấu nhất. Tuy nhiên, bằng việc bỏ qua những sự khác nhau trong chi phí cận biên của việc làm giảm ô nhiễm trong số những người gây ô nhiễm khác nhau, việc này không làm giảm ô nhiễm theo cách tiết kiệm chi phí cho xã hội. Các bài học từ Mỹ. Mỹ đã đi xa trong việc cố gắng sử dụng các quyền sở hữu và cơ chế giá để cắt giảm ô nhiễm một cách hiệu quả. Các sắc luật không khí sạch của Mỹ đã thiết lập một chính sách môi trường bao gồm việc mua bán chất thải và chính sách bong bóng. Các sắc luật này đặt ra chuẩn tối thiểu về chất lượng không khí và áp đặt những kiểm soát chất thải ô nhiễm đối với những người gây ô nhiễm cụ thể. Bất kỳ người gây ô nhiễm nào thải ít hơn số lượng xác định của họ sẽ nhận được tín chỉ giảm ô nhiễm (ERC), có thể bán cho người gây ô nhiễm khác muốn vượt quá giới hạn ô nhiễm được phân bổ của mình. Do đó, tổng lượng ô nhiễm bị điều tiết nhưng các hãng có thể giảm ô nhiễm với chi phí thấp hơn có thể có động cơ để làm thế và bán ERC cho các hãng mà việc giảm ô nhiễm tốn chi phí nhiều hơn. Chúng ta đến gần hơn với giải pháp hiệu quả trong đó chi phí cận biên của việc giảm ô nhiễm tốn chi phí nhiề hơn. Chúng ta đến gần hơn với giải pháp hiệu quả trong đó chi phí cận biên của việc giảm ô nhiễm bằng nhau ở tất cả các hãng. Khi một hãng có nhiều nhà máy, chính sách bong bóng áp dụng những kiểm soát ô nhiễm đối với cả hãng. Hãng có thể cắt giảm nhiều nhất ở nhà máy trong đó việc giảm ô nhiễm là rẻ nhất. Do đó, chính sách của Mỹ kết hợp “kiểm soát số lượng” đối với tổng ô nhiễm, trong dó rủi ro và không chắc chắn là lớn. Các chuyên gia trong thị trường mới nổi về đầu tư thân thiện với khí hậu sợ rằng kế hoạch then chốt cắt giảm lượng đi ô xít các bon (CO2) trong khí quyển có thể bị thất bại. Tranh luận tập trung vào các chương trình trao đổi chất thải của EU sẽ có hiệu lực vào năm tới và hình thành một cơ sở trung tâm cho việc đáp ứng các mục tiêu cho Hiệp định thay đổi khí hậu Kyoto đặt ra. Hầu hết các nước vẫn trôi dạt khỏi các mục tiêu dòi hỏi chát thải của EU phải thấp hơn 8% so với các mức năm 1990 trong thời kỳ 2008-12. Thị trường về giấy phép xả chất thải tạo ra động cơ tài chính để đầu tư vào công nghệ sạch hơn. Nhưng hệ thống này chỉ hoạt động tốt nếu giá của giấy phép cao hơn chi phí của việc đầu tư vào các công nghệ sản xuất xả ít chất thải hơn. Mối quan tâm hiện hời là chính phủ trong phạm vi EU đang cấp quá nhiều giấy phép cho doanh nghiệp, dẫn đến cung vượt quá giá giấy phép giảm. Năm 2004, Italy đã cấp giấy hép bằng 111% tổng chất thải CO2 của năm 2000. Kết quả của thị trường tương lai về giấy phép giảm từ 12 euro mộ tấn CO2 xuống euro một tấn.Tuy nhiên, có những cân nhắc khác. Chính phủ Anh đã khuyến nghị rằng sẽ hạn chế cấp giấy phép ở chừng mực mà Anh phải làm được nhiều hơn và thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định Kyoto. Tuy nhiên, doanh nghiệp quan tâm đến giá cao hơn của giấy phép sẽ đặt các doanh nghiệp Anh vào thế bất lợi đáng kể về chi phí so với các đối thủ EU của mình. Theo BBC News Online, 30 April 4 năm 2004.. Các thị trường không tồn tại: thời gian và rủi ro. Hai mục trước ta dã dành cho một ý tưởng. Khi ảnh hưởng hướng ngoại tồn tại, cân bằng thị trường tự do là không hiệu quả vì ảnh hưởng hướng ngoại bản thân nó không có thị trường hạ giá. Mọi ngời không tính đến chi phí và lợi ích của các hành động của mình gây ra cho người.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> khác. Không có thị trường cho ảnh hưởng hướng ngoại, hệ thống giá không thể làm cho lợi ích cận biên và chi phí cận biên bằng nhau. Bây giờ chúng ta bàn đến các “thị trường không tồn tại” khác, về thời gian và về rủi ro. Hiện tại và tương lai gắn với nhau. Mọi người tiết kiệm hoặc hạn chế tiêu dùng ngày hôm nay để tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Các hãng đầu tư, giảm sản lượng hiện thời bằng việc dành các nguồn lực cho đào tạo hoặc xây dựng, hoặc để sản xuất nhiều hơn trong tương lai. Xã hội phải lập các kế hoạch hôm nay về các số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong tương lai như thế nào? Một cách lý tưởng mọi người lập các kế hoạch sao cho chi phí xã hội cận biên của hàng hóa trong tương lai đúng bằng lợi ích xã hội cận biên của mình. Chương 13 đã bàn đến thị trường kỳ hạn, trong đó những người bán và những người mua làm hợp đồng hôm này về các hàng hóa sẽ giao trong tương lai ở giá đã thống nhất hôm nay. Giả sử có thị trường kỳ hạn về kim loại đồng trong năm 2008. Người tiêu dùng đặt lợi ích cận biên của đồng vào năm 2008 bằng giá kỳ hạn, người tiêu dùng đặt bằng chi phí cận biên của việc sản xuất đồng vào năm 2008. Với một tập hợp các thị trường kỳ hạn cho tất cả các hàng hóa cho tất cả các ngày trong tương lai, những người sản xuất và những người tiêu dùng ngày hôm nay đưa ra những kế hoạch nhất quán cho sản xuất và tiêu dùng tất cả các hàng hóa trong tương lai, và lợi ích xã hội cận biên của mọi hàng hóa bằng chi phí xã hội cận biên của nó. Chương 13 đã giải thích tại sao ít thị trường kỳ hạn tồn tại. Bạn có thể trao đổi vàng nhưng không phải là ô tô hay máy giặt. Vì không ai biết các đặc điểm tương lai của model năm tới của ô tô hay máy giặt là gì, chúng ta không thể viết những hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý dễ hiệu lực hóa khi hàng hóa được giao. Không có các thị trường này, hệ thống giá không thể làm cho chi phí cận biên bằng lợi ích cận biên của các hàng hóa tương lai đã được lập kế hoạch. Cũng có ít thị trường dự phòng hay bảo hiểm. Mọi người thường không thích rủi ro. Nó làm giảm lợi ích của họ. Xã hội có thực hiện số lượng hiệu quả các hoạt động có rủi ro? Một tập hợp đầy đủ các thị trường bảo hiểm làm cho rủi ro ở mỗi mức giá. Giá cân bằng làm cho chi phí và lợi ích xã hội cận biên của các hoạt động rủi ro bằng nhau. Tuy nhiên, sự lựa chọn bất lợi và rủi o đạo đức hạn chế việc tổ chức các thị trường bảo hiểm. Nếu một số hoạt động rủi ro. không được bảo hiểm ở một mức giá nào đó, thì hệ thống giá không thể hướng dẫn xã hội làm cho lợi ích và chi phí xã hội cận biên bằng nhau được. Các hàng hóa tương lai, và hàng hóa rủi ro là các ví dụ về hàng hóa với các thị trường không tồn tai. Giống như ảnh hưởng hướng ngoại, đây là các thất bại của thị trường. Cân bằng thị trường tự do nói chung là hiệu quả. Và lý thuyết điều tốt thứ nhì nói cho chúng ta rằng khi một số thị trường bị bóp méo thì chúng ta có thể không muốn các thị trường hoàn toàn không bị bóp méo. Chất lượng, y tế và an toàn Thông tin là không đầy đủ vì việc thu nhập thông tin là tốn kém. Điều này dẫn đến tính không hiệu quả. Người công nhân không biết rằng tiếp xúc với benzene có thể gây ung thư có thể làm việc lấy mức lương thấp hơn so với khi thông tin này sẵn có một cách phổ biến. Chi phí sản xuất của hãng có thể đánh giá thấp chi phí thực của xã hội và hàng hóa được sản xuất ra quá nhiều. Các chính phủ điều tiết y tế, an toàn và các chuẩn chất lượng vì họ nhận ra nguy cơ của sự thất bại của thị trường. Các ví dụ ở Anh bao gồm các sắc luật về y tế và an toàn lao động, quy định giám sát việc sản xuất thức ăn và dược phẩm. Sắc luật Fair Trading (thương mại công bằng) điều chỉnh việc bảo vệ người tiêu dùng và những quy định về giao thông và lái mô tô khác nhau. Việc luật hóa này khuyến khích việc cung cấp thông tin làm cho các cá nhân đánh giá lợi ích và chi phí chính xác hơn, và nhằm mục đích đặt ra và hiệu lực hóa các chuẩn được thiết kế để giảm rủi ro về bị thương hoặc chết. Cung cấp thông tin Hình 15.8 biểu thị đường cung SS về dược phẩm có khả năng có hại. DD là đường cầu nếu những người tiêu dùng không biết mối nguy hiểm đó. Ở cân bằng E số lượng Q được sản xuất ra và tiêu dùng. Với thông tin đầy đủ về các mối nguy hiểm, mọi người sẽ mua ít dược phẩm này hơn. Đường cầu D’D’ biểu thị lợi ích cận biên của người tiêu dùng có thông tin đầy đủ. Cân bằng mới ở E’ tránh được gánh nặng mất không EE’F từ việc sản xuất quá nhiều dược phẩm này..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> giám sát các quy định thì thường xã hội tự đặt ra các chuẩn. Áp đặt chuẩn. Hình 15.8 Thông tin và các hàng hóa không an toàn Người tiêu dùng không thể tự phát hiện ra những rủi ro gắn với một hàng hóa cụ thể. Cân bằng thị trường xảy ra ở E. Tổ chức chính phủ bây giời cung cấp thông tin về sản phẩm này. Do đó, đường cầu dịch chuyển xuống dưới và cân bằng mới ở E’, ở đó giá trị thông tin thật hay đầy đủ của một đơn vị hàng hóa bổ sung bằng chi phí xã hội cận biên của nó. Việc cung cấp thông tin ngăn cản tổn thất phúc lợi E’EF phát sinh khi những người tiêu dùng không có thông tin có thể sử dụng sự đánh giá cận biên sai về lợi ích của hàng hóa. Nếu thông tin được thu nhập không tốn chi phí thì mọi người sẽ biết rủi ro thực. Từ lợi ích xã hội EE’F chúng ta phải trừ đi các nguồn lực cần thiết để phát hiện ra thông tin. Cân bằng thị trường tự do là E vì nó không đánh giá để mỗi cá nhân tự mình kiểm tra mỗi loại thuốc trên thị trường. Đối với xã hội sẽ có ý nghĩa khi để cho một tổ chức điều tiết kiểm tra các loại thuốc, và bộ luật mà việc hiệu lực hóa nó đảm bảo rằng tất cả các cá nhân đều giả định rằng các loại thuốc đã được kiểm tra là an toàn. Việc công nhận an toàn hay chất lượng không cần thiết phải do chính phủ thực hiện. Sotheby’s certify Rembrandts, AA sẽ kiểm ra một xe đã qua sử dụng cho bạn, và những lái xe say rượu có thể gửi một nửa mẫu máu đến một tổ chức kiểm chứng tư nhân để chứng thực các kết quả phân tích của công an. Hai yếu tố ngăn cản việc sử dụng kiểm chứng tư nhân trong nhiều lĩnh vực về y tế và an toàn. Thứ nhất, công chúng nhận thức được mâu thuẫn giữa động cơ lợi nhuận và động cơ nói đúng sự thực. Các công chức có thể ít dễ bị lay chuyển hơn. Thứ hai, tổ chức kiểm chứng tư nhân có thể phải quyết định các chuẩn. Sai số nào phải được đưa ra vào các quy định an toàn? Dược phẩm phải an toàn như thê nào mới có chứng chỉ? Đây là các vấn đề của chính sách công cộng. Chúng liên quan đến các ảnh hưởng hướng ngoại và có những ứng dụng về phân phối. Cho dù xã hội có thể sử dngj các tổ chức tư nhân để. Lợi ích công cộng là quan trọng khi biết ít về sản phẩm và ở nơi mà các hệ quả của một lỗi nào đó mang tính tai họa. Ít người tin rằng các chuẩn an toàn đối với các nhà máy điện nguyên tử có thể được xác định một cách thích hợp bởi khu vực tư nhân. Khi các hãng đặt chuẩn, chính phủ tăng chi phí tư nhân của việc sản xuất bằng việc ngăn các hãng không được áp dụng các kỹ thuật tối thiểu hóa chi phí mà nếu không thì họ sẽ sử dụn. Đôi khi chính phủ có thông tin tốt hơn khu vực tư nhân. Đôi khi các chuẩn bù đắp các ảnh hưởng hướng ngoại mà cac hãng tư nhân bỏ qua. Đôi khi các chuẩn phản ánh sự đánh giá giá trị thuần túy dựa trên những cân nhắc phân bổ. Một lĩnh vực gây tranh cãi là đánh giá bản thân cuộc sống của con người. Các nhà chính trị thường kêu ca một cách lố bịch rằng cuộc sống con người nằm ngoài phạm vi của những tính toán kinh tế và phải được ưu tiên tuyệt đối ở bấ cứ giá nào. Chính phủ Anh đã nhắc đi nhắc lại sự khẳng định này sau thảm họa đường sắt Paddington vào tháng 10 năm 1999. Một nhà kinh tế sẽ đưa ra hai điểm để đáp lại. Thứ nhất, không thể thực hiện một mục đích như thế. Sẽ là quá tốn kém về các nguồn lực để cố gắng loại bỏ tất cả các rủi ro của cái chết sớm. Một cách hợp lý, chúng ta không đưa ra vấn đề này đi quá xa. Thứ hai, trong những lựa chọn nghề nghiệp và giải trí, ví dụ lại các xe đua ô tô hay leo núi, mọi người chấp nhận rủi ro. Xã hội phải hỏi xem những người ghét rủi ro nhiều hơn bao nhiêu so với những người mà chính phủ đang cố gắng bảo vệ. Ngoài một điểm nào đó, chi phí xã hội cận biên của việc giảm rủi ro hơn nữa sẽ cao hơn lợi ích xã hội cận biên. Phải mất nỗ lực rất lớn đểlàm cho thế giới chỉ an toàn hơn một ít và các nguồn lực có thể sự dụng ở nơi nào đó khác với tác động lớn hơn. Rủi ro bằng không là vô nghĩa về mặt kinh tế. Chúng ta cần biết chi phí của việc làm cho thế giới an toàn hơn một ít và chúng ta cần khuyến khích xã hội quyết định nó đánh giá lợi ích ở mức độ nào. Bằng việc né tránh nhiệm vụ “không dễ chịu” về việc nói rõ chi phí và lợi ích, xã hội gây ra sự phân bổ không hiệu quả trong đó chi phí cân biên và lợi ích cận biên của việc cứu mạng sống là rất khác nhau rong các hoạt động khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(39)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×