Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

cau hoi trac nghiem ATGT2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.85 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI THI TRẮC NGHIỆM ATGT NĂM 2012-2013 11. Khi đi bộ qua những nơi tầm nhìn bị che khuất em đi như thế nào để đảm bảo an toàn? A. Đi nhanh qua nơi tầm nhìn bị che khuất B. Đi chậm hoặc dừng lại để quan sát, nghe ngóng khi đảm bảo an toàn mới đi tiếp C. Cứ đi bình thường Đáp án: B 12. Người đi bộ không đi đúng phần đường quy định sẽ bị phạt tiền: A. Từ 40.000đ đến 60.000đ B. Từ 70.000đ đến 90.000đ C. Từ 100.000đ đến 200.000đ Đáp án: A 13. Khi đi xe đạp từ trong ngõ ra đường lớn, em cần đi như thế nào để đảm an toàn? A. Cho xe chạy chậm lại, quan sát các phương tiện tham gia giao thông từ hai hai phía trên đường lớn khi thấy an toàn mới ra đường lớn. B. Cứ đi ra đường lớn, các phương tiện tham gia giao thông trên đường lớn sẽ tránh C. Bám theo phía sau các phương tiện tham gia giao thông khác để ra đường lớn Đáp án: A 14. Người điều khiển xe đạp chở thêm bao nhiêu người là vi phạm các quy định về ATGT ? A.. Một người B.Một người và một trẻ em dưới 7 tuổi C. Một người và một trẻ em 7 tuổi trở lên Đáp án: C 15. Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách ? A. Chọn mũ thời trang mình thích, đội lên đầu và bấm khoá cài B. Mũ phải vừa với cỡ đầu của người đội, phải cài dây quai mũ dưới cằm một cách chắc chắn, không quá lỏng hoặc quá chặt C. Đội mũ vừa đầu, không cần cài quai Đáp án: B 16. Đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền: A.Từ 60.000đ đến 80.000đ B. Từ 100.000đ đến 200.000đ C. Từ 70.000đ đến 90.000đ Đáp án: B 17. Em đang đi xe đạp tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, em phải nhường đường cho xe đi từ bên nào? A. Xe đi bên trái B. Xe đi bên phải Đáp án: A.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 18. Xe đạp không có hệ thống hãm ( phanh, thắng ) hoặc có nhưng không có tác dụng khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền: a. Từ 40.000đ đến 50.000đ b. Từ 60.000đ đến 100.000đ c. Từ 120.000đ đến 150.000đ Đáp án: B 19. Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hoặc biển báo hiệu giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào? A. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông B. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông C. Hiệu lệnh của biển báo giao thông đường bộ Đáp án: B 20. Người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ bị phạt tiền: A. Từ 20.000đ đến 30.000đ B. Từ 40.000đ đến 60.000đ C. Từ 80.000đ đến 100.000đ Đáp án: B 21. Khi đi ô tô, xe buýt, em chọn phương án nào trong các phương án sau để đảm bảo an toàn? A. Đi lại khi xe đang chạy B. Ngồi ngay ngắn, không thò đầu, không thò tay ra ngoài cửa khi xe đang chạy C. Đứng lên, hoặc thò đầu ra ngoài cửa để xem cảnh vật xung quanh Đáp án: B 22. Khi đi trên ô tô, xe buýt mà đi lại, gây mất trật tự, đu bám vào thành xe, tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không đảm bảo an toàn khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền: A. Từ 100.000đ đến 200.000đ B. Từ 300.000đ đến 500.000đ C. Từ 600.000đ đến 800.000đ Đáp án: B 23. Người điều khiển xe đạp, xe máy không được thực hiện những hành vi nào sau đây? A. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị nghe nhạc B. Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh D. Cả 3 trường hợp trên Đáp án: D 24. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất? A. 5 m.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. 4 m C. 3 m Đáp án: A 25. Những hành vi nào dưới đây là góp phần đảm bảo trật tự ATGT đường bộ ? A. Ném gạch, đất, đá các vào phương tiện tham gia giao thông B. Đá bóng,chơi cầu lông, trượt Pa tanh trên đường bộ C. Báo cho người lớn biết khi thấy đường bị hư hỏng hoặc đường có vật cản gây nguy hiểm Đáp án: C 26. Để đảm bảo an toàn giao thông, các hoạt động nào sau đây không được thực hiện trên đường bộ? A. Phơi rơm, rạ, nông sản B. Trẻ em tụ tập chơi đùa C. Thả rông súc vật D. Cả 3 hoạt động trên Đáp án: D 27. Người đi bộ mang vác những vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy sẽ bị phạt tièn: a. Từ 60.000đ đến 80.000đ b. Từ 90.000đ đến 120.000đ c. Từ 150.000đ đến 200.000đ Đáp án: A 28. Người đi bộ muốn sang đường ở những nơi không có đèn tín hiệu, không có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn ? d. Quan sát các xe đang đi tới e. Quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi qua đường f. Sang đường một cách bình thường Đáp án: B 29. Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thuỷ, em cần làm gì để đảm bảo an toàn ? A. Mặc áo phao B. Ngồi ngay ngắn, không thò đầu, không thò tay ra ngoài cửa hoặc nghịch nước C. Chơi đùa thoải mái Đáp án: A và B 30. Khi em bất ngờ nhìn thấy một bạn đang chới với vì đuối nước trên sông, hồ, em sẽ làm gì để cứu bạn ? A. Nhảy xuống nước để cứu bạn mặc dù em không biết bơi B. Bình tĩnh kêu to gọi người lớn đến cứu bạn C. Hoảng sợ không dám làm gì Đáp án : B.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 31. Khi gặp người khiếm thị đi trên đường bộ không có công cụ báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị, em cần làm gì để giúp đỡ họ ? A. Dắt người khiếm thị đi B. Chỉ đường cho người khiếm thị C. Để người khiếm thị tự đi vì em còn vội đi học Đáp án: A.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×