Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phat bieu 2011 ve y nghia ngay NGVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.5 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI PHÁT BIỂU</b>


<b>HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11</b>
Kính thưa q đại biểu, q thầy cơ và các em học sinh thân mến!
Mỗi năm, cứ đến ngày 20/11, những ai đã từng làm nghề dạy học đều có
những cảm xúc bâng khuâng xen lẫn niềm vui sướng tự hào về cái nghề cao quý
nhất trong các nghề cao quý của mình. Kỷ niệm lần thứ 30 ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11, tôi xin ôn lại những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam .


Từ năm 1982 trở về trước, ngảy 20/11 ở Việt Nam được gọi là ngày Quốc tế
<i><b>hiến chương các nhà giáo. Năm 1957, hội nghị liên hiệp quốc tế các Cơng đồn</b></i>
giáo dục họp tại Vac sa va ( Ba Lan ) gồm 57 nước tham gia, trong đó có Cơng
đồn giáo dục Việt Nam. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày
<i><b>Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Thực hiện quyết định đó, ngày 20/11/1958,</b></i>
ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Suốt 30 năm qua, ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống tốt đẹp của ngành giáo
dục và của dân tộc ta.


Thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và nhân dân, ngày 28/9/1982, Hội
đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, hằng
năm lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.


Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Những nhà giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là những người yêu
nước, là những chiến sĩ kiên cường trên mặt trận văn hóa. Họ đứng về phía nhân
dân và hành động vì tâm tư, nguyện vọng, lợi ích cao đẹp của dân tộc, của Tổ
quốc.


Dưới chế độ phong kiến, những thầy giáo chân chính khơng tự ràng buộc
mình trong quan niệm trung quân ái quốc. Họ đứng về phía nhân dân, tán thành
cách nhìn của nhân dân và hành động cùng với cách nhìn đó. Hành động ấy đi từ


không hợp tác, không ra làm quan triều đình như Võ Trường Toản; từ phê phán
triều đình, yêu cầu sửa sang chính sự để yêu nước yêu dân như Chu Văn An,
Nguyễn Bình Khiêm; đến khởi nghĩa chống lại triều đình như Cao Bá Quát, …


Từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, trong hàng ngũ những
người yêu nước chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau ln có những người
thầy dạy học như Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Tống Duy Tân, Bùi Hữu
Nghĩa, … Tiêu biểu cho lực lượng thầy giáo chống Pháp thời kỳ này là Nguyễn
Đình Chiểu, một ơng thầy, một nhà thơ và là một nhà yêu nước chống Pháp đến
cùng. Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt
động cách mạng của mình để tìm đường cứu nước đã có một thời dạy học ở Phan
Thiết. Đó chính là thầy giáo Nguyễn Tất Thành của trường Dục Thanh. Sự kiện
thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học đã trở thành niềm tự hào và vinh dự lớn lao
cho giáo giới Việt Nam ngày nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thầy Châu Văn Liêm, thầy Trần Phú, thầy Nguyễn Văn Cừ, thầy Trường Chinh,
thầy Tô Hiệu, thầy Lê Hồng Phong, thầy Ngô Gia Tự, thầy Phan Đăng Lưu, …


Hiện nay, các nhà giáo Việt Nam luôn cần cù sáng tạo trong lao động và dạy
học. Dạy học là một nghề rất khó, chỉ có yêu người và u nghề thoi chưa đủ, các
nhà giáo cịn tìm tịi, sáng tạo, nghiên cứu, cải tiến các phương pháp dạy học, đặc
biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng nhằm nâng cao chất lượng
dạy học, phục vụ đắc lực và kịp thời cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước
trong giai đoạn hiện nay cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô và các em học sinh thân mến!
Nhân kỷ niệm lần thứ 30 ngày Nhà giáo Việt Nam, ôn lại truyền thống từ
ngàn xưa. Rõ ràng đội ngũ của chúng ta rất xứng đáng với danh hiệu mà Bác hồ đã
khen tặng “ Người thầy giáo là người anh hùng vô danh ” và “ Cái danh hiệu đó thì
tượng đồng bia đá nào cũng khơng bằng ”.



Xin thay mặt cho toàn thể CB – GV – NV của trường xin cảm ơn các bậc
thầy vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng đã cống hiến trọn đời mình cho đất nước.
Xin cảm ơn các đồng chí tiền nhiệm đã đặt nền móng cho thành quả hôm nay của
trường. Xin cảm ơn quý thầy cô đã về hưu, người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân
của mình cho thế hệ học sinh thân yêu. Xin cảm ơn quý thầy cô đang ngày ngày
khắc phục những khó khăn, những vất vả đời thường để hồn thành nhiệm vụ cao
quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó. Tơi tin tưởng rằng,
trong thời gian tới, trường TH Long Đức B đạt nhiều thành tích hơn nữa trong sự
nghiệp trồng người.


Cuối lời, tơi xin chúc sức khỏe quý đại biểu, chúc quý thầy cô hưởng trọn
vẹn niềm vui trong ngày truyền thống của ngành, chúc các em học sinh luôn chăm
ngoan học giỏi.


</div>

<!--links-->

×