Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

maudonkhieunai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.07 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập-Tự do-Hạnh phúc</b>


Xuyên Mộc, ngày 23 tháng 07 năm 2012
<b>ĐƠN GÓP Ý</b>


<i>(Về lớp võ thuật Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Cộng Ðồng xã Xun Mộc)</i>
<b>Kính gửi: - UBND xã Xuyên Mộc ;</b>


<b>- BCN Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Cộng Ðồng xã Xuyên </b>
<b>Mộc.</b>


Chúng tơi là một số phụ huynh có con em đang học võ do thầy Bùi Văn
Đệ tổ chức tại Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Cộng Ðồng xã Xuyên Mộc.
Xin trình bày một số ý kiến như sau :


Sau thời gian gần một năm cho con theo học học võ chúng tơi thấy cần
phải có ý kiến phản hồi để Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Cộng Ðồng xem
xét và làm sao để nơi đây thật sự là nơi sinh hoạt, vui chơi, học tập của mọi
người dân.


Đối lớp võ thuật của thầy Bùi Văn Đệ Chúng tôi nhận xét như sau : Tất cả
các khoản tiền thầy thu như học phí, thi lên đai, mua võ phục, binh khí đều cao
hơn so với các mơn võ khác đang tổ chức tại TTVH huyện Xuyên Mộc, Ví dụ :
mua hai bản tên cho võ sinh với giá 20.000đ. Trong khí đó con chúng tơi học tại
trường phổ thông mua bốn bản tên in đẹp và đầy đủ hơn chỉ với giá 6.000đ. Tiền
thi cho mỗi lên đai là 50.000đ cũng là quá cao. Tiền mua một đai là 50.000đ
nhưng giá thị trường mỗi đai trên dưới 30.000đ. Và những võ sinh đã đóng tiền
cho thầy khơng nhận đai cũng không thấy thầy trả lại tiền. Thiết nghĩ việc tổ
chức dạy võ là nhu cầu cần thiết của phụ huynh trong xã nhà là phát huy truyền
thống võ học dân tộc nhưng cũng khơng vì thế mà biến thành nơi kinh doanh.


Cũng không thể lớp võ thuật là lớp học dành cho con gia đình khá giả.


Việc dạy của Thầy chúng tơi cũng khơng thấy có tính sư phạm. Thầy luôn
la mắng võ sinh, nhiều khi dùng từ nặng lời. Mỗi lần có võ sinh phạm lỗi hình
phạt của thầy là bắt các em quì gối dang tay ra khiến những con em chúng tơi sợ
cứ địi nghỉ học. Nhiều khi các em bị phạt quì trên 20 phút. Thiết nghĩ một võ
sinh tập sai động tác thì nên chỉ lại cho các em nhớ, hoặc cho một bạn giỏi chỉ
lại, hoặc phạt cho chạy một hai vòng quanh sân vừa tăng thể lực vừa rút ngắn
thời gian để các em còn tập tiếp. Một số nơi khác cho các em hít đất, đứng tấn
qua hình phạt nhằm tăng thể lực cho võ sinh. Cịn hình phạt q gối và dang tay
mang tính bạo hành trẻ em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

này cho lớp kia nghỉ nên chất lượng cũng khơng có. Hệ thống các bài quyền của
mơn võ cổ truyền khó tập và biểu diễn hơn các mơn võ khác. Chỉ có các em từ
11 tuổi trở lên mới có thể học được. Cịn các em nhỏ 6, 7 tuổi thì khó theo kịp
nếu khơng có năng khiếu hoặc khơng có sự chỉ bảo tận tình của thầy. Chúng tôi
nghĩ khi thầy thấy con em chúng không thể học được thì thầy thơng báo cho phụ
huynh biết để chúng tôi cho con em nghỉ học chờ lớn hơn nữa rồi sẽ học lại.
Đằng này Thầy khơng nói gì, khơng bao giờ gặp phụ huynh để nói về việc học
của con em họ ra sao, có nên theo lớp tiếp hay không, về nhà cần cho các em ôn
luyện động tác nào… Chúng tơi đóng tiền vào để Thầy dạy cho con em chúng
tôi chứ không phải đến để múa máy vơ ích. Do đó nhiều võ sinh đi học cả năm
trời mà thầy cứ bắt đi đi lại lại một bài quyền. Có phải các em khơng có khả
năng hay thầy dạy không tới nơi tới chốn. Chúng tôi cịn có suy nghĩ thầy cho
các em tập đi tập lại một bài quyền để Thầy kéo dài thời gian thu tiền. Việc thu
tiền Thầy thu đầy đủ và chưa thấy Thầy miễn giảm cho con nhà nghèo hay hộ
chính sách.


Ở các môn võ khác chúng tôi thấy các huấn luyện viên khi luyện tập luôn
cho võ sinh làm các động tác luyện dẻo. Như xoạc chân để đá được cao, các


động tác cúi người trước sau để làm dẻo lưng (hông) nhưng chúng tôi không
thấy tập đến bao giờ. Do đó nhiều lần quan sát chúng tơi thấy nhiều em học cả
năm trời rồi mà đá vẫn chưa đúng thế. Và các em thì khơng thể đá cao hơn như
khi chưa học.


Nguyên tắc của võ học là học đòn thế căn bản, học quyền mới học song
đấu. Dựa trên quyền để phân thế từ đó ứng chiến thực tế. Nhưng chúng tôi thấy
thầy mở một lớp song đấu mà các em khơng cần học quyền và địn thế căn bản.
Khơng biết có phải Võ cổ truyền Việt Nam dạy như vậy khơng. Ngồi ra có võ
sinh được thầy cử đi thi đấu và đạt giải nhưng thật ra các em này đã học môn võ
khác trước (vovinam) rồi, đã có kĩ năng song đấu. Và thầy chỉ luyện tập mấy
ngày và nói là học trị của mình đào tạo như vậy thật không hay chút nào.
(Nhiều em chưa biết một bài quyền một thế đánh của mơn võ mình học mà đã đi
thi đấu rồi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

mà làm lớp trưởng của một lớp mà ai cũng là đàn anh mình. Dù rằng chức danh
lớp trưởng cũng chỉ là cho có nhưng khi tun bố cũng phải hợp tình hợp lí.


Ngồi ra việc sân bãi khơng đủ điều kiện ánh sáng cũng là điều chúng tôi
bức xúc. Võ sinh thì đơng, ánh sáng thì mờ ảo chỉ chiếu rõ khoảng nữa sân tập.
Nhiều lúc các em tập sai đúng thế nào thầy cũng khó thấy được và việc sửa sai
sẽ khơng tồn vẹn. Thiết nghĩ khi Thầy tổ chức một lớp dạy thì cần phải tạo điều
kiện sân bãi bảo đảm phù hợp với việc tập luyện.


Quyền học tập, vui chơi, rèn luyện là quyền mà tất cả trẻ em được hưởng.
Khơng thể nói chúng tơi mở lớp như vậy, dạy như vậy ai thích học thì học
khơng thì thơi. Và việc thu học phí, thu các khoản tiền thi lên đai, mua dụng
cụ… cần được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo cũng như giải trình rõ ràng trước
phụ huynh. Không thể việc thu các khoản tùy tiện như hiện nay và mang hình
thức kinh doanh. Và cũng không thể việc học môn võ Cổ truyền là việc dành


cho ai có tiền thì học khơng tiền thì thôi.


Về việc dạy và tổ chức lớp học cần phải khắc phục những điểm trình bày
ở trên. Với số lượng võ sinh đơng có thể tổ chức thành hai khoa học : ba , năm
bảy và hai, tư, sáu. Hoặc Thầy phải mời thêm huấn luyện viên về dạy cho phù
hợp.


Việc mở lớp võ cổ truyền tại sân Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Cộng
Ðồng xã Xuyên Mộc có làm đúng thủ tục hay chưa : Như được thơng qua cấp
lãnh đạo là Trung tâm Văn hóa huyện. Có được sự giới thiệu của Hội võ Cổ
truyền cấp trên hay không? Giấy phép (bằng cấp) được mở lớp của thầy Đệ có
hợp lệ hay khơng? (Biết đâu những gì thầy dạy cho con em chúng tơi khơng
thuộc hệ thống võ cổ truyền Việt Nam). Giữa Trung tâm và Thầy Đệ có làm bản
hợp đồng hay khơng? Có qui định các khoản thu học phí mua võ phục trang
thiết bị phù hợp với địa phương hay không?…


Những ý kiến trên là do một số phụ huynh có con theo học trao đổi và
trình bày lên các cấp. Chúng tơi không muốn làm lớn chuyện chỉ muốn Ban chủ
nhiệm TTVH và CĐ làm việc với thầy Đệ để xem xét những vấn đề chúng tơi
đưa ra và có điều chỉnh hợp lý hơn. Nếu thầy Đệ cho rằng những ý kiến, nhận
xét trên không đúng xin Thầy mời tất cả các phụ huynh có con em đang học hay
đã nghĩ học võ đến họp, lúc đó chúng tơi đến để đối chất với Thầy. Chúng tơi có
thể cung cấp số điện thoại của các nơi bán trang thiết bị thể thao để so sánh giá
cả.


Việc cho con em học võ là nhu cầu cấp thiết của một số phụ huynh. Rất
mong các cấp chấn chỉnh lại phong trào TDTT xã nhà phát triển


</div>

<!--links-->

<a href='o/132/130-130/1556-1556.html'> </a>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×