Tải bản đầy đủ (.pdf) (281 trang)

Phụ nữ trong văn hóa chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 281 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------VÕ THỊ MỸ

PHỤ NỮ
TRONG VĂN HÓA CHĂM
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
MÃ SỐ: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phú Văn Hẳn
2. TS. Trần Ngọc Khánh

Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Phan Xuân Biên
2. PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. Phan Xuân Biên
Phản biện 2: PGS.TS. Thành Phần
Phản biện 3: PGS. TS. Bùi Chí Hồng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Phụ nữ trong văn hóa Chăm là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi, khơng có sự trùng lắp, sao chép của bất
kỳ đề tài luận án hay cơng trình nghiên cứu khoa học nào của các tác
giả khác.
Tác giả luận án



VÕ THỊ MỸ


I

MỤC LỤC

DẪN NHẬP..................................................................................

1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................

3

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu ....................

15

4. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và hƣớng tiếp cận ...................

16

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................


20

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................

22

7. Nội dung triển khai ...................................................................

23

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................

24

1.1.1. Các khái niệm về giới tính, giới, phụ nữ ............................

24

1.1.2. Tiếp cận nghiên cứu văn hóa giới .......................................

31

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...........................................................

42

1.2.1. Định vị văn hóa Chăm .......................................................


42

1.2.2. Tổng quan về vai trị phụ nữ trong văn hóa Chăm .............

54

Tiểu kết .........................................................................................

62

CHƯƠNG 2:
PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHĂM
2.1. PHỤ NỮ TRONG TÍN NGƯỠNG ....................................

64


II

2.1.1. Yếu tố nữ trong tín ngƣỡng thờ thần Mẹ xứ sở Po Inƣ Nƣgar 64
2.1.2. Yếu tố nữ trong tín ngƣỡng thờ sinh thực khí Linga - Yoni

69

2.2. PHỤ NỮ TRONG LỄ HỘI ĐỀN THÁP, DÒNG TỘC ...

71

2.2.1. Vai trò của bà Pajau trong các nghi lễ đền tháp ............


71

2.2.2. Vai trò của bà Rija trong các nghi lễ dòng tộc ..............

75

2.3. PHỤ NỮ TRONG CÁC NGHI LỄ VÕNG ĐỜI ...............

78

2.3.1. Vai trò của bà Rija trong lễ đặt tên ................................

78

2.3.2. Vai trò của bà Buh trong lễ tang ....................................

80

2.3.3. Vai trò của bà Buh trong lễ trƣởng thành ......................

86

2.3.4. Yếu tố “nữ” trong lễ cƣới ..............................................

88

Tiểu kết ........................................................................................

93


CHƯƠNG 3:
PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA NGƯỜI CHĂM
3.1. PHỤ NỮ TRONG TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ .....

95

3.1.1. Phụ nữ trong văn hóa dịng họ, gia đình mẫu hệ ...........

96

3.1.2. Vị trí phụ nữ trong xã hội .............................................

99

3.2. PHỤ NỮ TRONG TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN ....

104

3.2.1. Phụ nữ trong hoạt động giao tiếp ..................................

104

3.2.2. Hình ảnh phụ nữ Chăm trong sáng tác nghệ thuật ........

108

Tiểu kết .........................................................................................

120


CHƯƠNG 4:
PHỤ NỮ TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI CHĂM


III

4.1. PHỤ NỮ TRONG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN....

123

4.1.1. Phụ nữ Chăm trong văn hóa ẩm thực ............................

123

4.1.2. Phụ nữ Chăm trong văn hóa trang phục ........................

133

4.1.3. Phụ nữ Chăm trong tập quán cƣ trú, lao động và nghề
nghiệp ............................................................................................

149

4.2. PHỤ NỮ TRONG ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ........

159

4.2.1. Phụ nữ Chăm ứng xử với đời sống vật chất .................

159


4.2.2. Phụ nữ Chăm ứng xử với đời sống tinh thần ................

164

Tiểu kết .........................................................................................

176

KẾT LUẬN ..................................................................................

178

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................

184

PHỤ LỤC .....................................................................................

205

PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH...........................................................

206

PHỤ LỤC 2: TỪ TIẾNG CHĂM TRONG LUẬN ÁN ...........

233

PHỤ LỤC 3: NỘI DUNG PHỎNG VẤN .................................


241


IV

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT
Cb.

Chủ biên

DT

Dân tộc

Đài TNVN

Đài tiếng nói Việt Nam

Hội LHPN TP. HCM

Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh

KHXH

Khoa học xã hội


KHXH & NV

Khoa học xã hội và Nhân văn

M–P

Malayo - Polynesian / Mã lai - Đa đảo

NCS

Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

PN

Phụ nữ

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc (United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization).


Ngoài ra, một số từ tiếng Chăm đƣợc sử dụng trong luận án đƣợc giải
thích thêm trong phần phụ lục 2 (từ trang 229 đến trang 233).


1

DẪN NHẬP

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một trong những nền văn hóa điển hình
của khu vực Đơng Nam Á, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Việt
Nam còn là một quốc gia đa tộc ngƣời, đa ngôn ngữ. Các dân tộc đều có
những đóng góp quan trọng trong q trình hình thành và phát triển văn hóa
Việt Nam. Mỗi cộng đồng tộc ngƣời đều có những đặc trƣng về văn hóa tạo
nên bản sắc riêng trong q trình giao lƣu, tiếp biến văn hóa.
Ngƣời Chăm là một trong 53 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên
mảnh đất Việt Nam, có nền văn hóa phong phú. Ngƣời Chăm ngày nay tiếp
tục lƣu giữ những giá trị truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị văn
hóa mới, góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt
Nam.
Văn hố của ngƣời Chăm đƣợc thể hiện qua chữ viết, trang phục,
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm, lễ hội, văn học,
nghệ thuật dân ca, múa Chăm,… đã trở thành di sản của nền văn hóa Việt
Nam. Ngƣời Chăm xƣa sớm tiếp xúc với bên ngồi, giao lƣu với văn hóa
Ấn Độ, văn hố Islam,... Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ là sự ảnh hƣởng của
đạo Phật, đạo Hindu và việc thờ ba vị thần Brahma, Vishnu, Siva trong kiến
trúc của các tháp Champa - tiền văn hóa Chăm ngày nay là những minh
chứng. Ngoài hàng trăm tác phẩm văn học dân gian của ngƣời Chăm mang
nét văn hoá Ấn và trong tiếng Chăm không chỉ vay mƣợn nhiều từ ngữ
cùng gốc với ngơn ngữ Pali - Sanskrit mà cịn mƣợn ln cả hệ thống chữ

Phạn để xây dựng hệ thống chữ viết Akhar Thrah (loại chữ viết phổ thông
của ngƣời Chăm hiện nay).


2

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, vấn đề “giới” với trọng tâm là thân
phận và vai trò của ngƣời phụ nữ đã đƣợc các nhà xã hội học, nhân học,
dân tộc học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu
về giới, về ngƣời phụ nữ, phụ nữ các dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ
trong các xã hội mẫu hệ,… còn rất ít và tản mạn. Ngƣời Chăm là một trong
năm dân tộc (Raglai, Churu, Giarai, Êđê) thuộc nhóm ngơn ngữ Mã Lai Đa Đảo (Malayo - Polynesian), ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) còn lƣu
giữ phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ cho đến ngày nay. Cùng với vai
trò và vị thế của mình trong xã hội mẫu hệ, ngƣời phụ nữ Chăm (ngƣời bà,
ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời con gái,…) đƣợc phản ánh rõ nét trong các lĩnh
vực tổ chức gia đình - hơn nhân, chế độ thừa kế tài sản, tổ chức xã hội,…
Đề tài “Phụ nữ trong văn hóa Chăm” đƣợc chọn để làm luận án tiến
sĩ chuyên ngành Văn hóa học với mong muốn nghiên cứu trình bày làm rõ
hơn ngƣời phụ nữ trong bức tranh văn hóa của ngƣời Chăm, một cộng đồng
tộc ngƣời sinh sống lâu đời, có nhiều quan hệ văn hóa với các dân tộc ở
Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu đề tài “Phụ nữ trong văn
hóa Chăm” hƣớng mục tiêu tìm ra bản sắc riêng của phụ nữ Chăm, tìm
hiểu đặc trƣng gia đình mẫu hệ, hiểu thêm vị trí, thế đứng của ngƣời phụ nữ
trong xã hội Chăm xƣa, xem xét sự đóng góp của phụ nữ Chăm trong xã
hội truyền thống và những thay đổi đang diễn ra trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nhƣ tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 9 Ban Chấp Hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (Nghị quyết 33-NQ/TW
đƣợc ban hành vào ngày 9/6/2014); Nghị quyết 06/NQ-BCH ngày
19/2/2014 của BCH Hội LHPN Việt Nam; Quyết định 178/QĐ-TTg ngày
28/01/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ,... trong thực hiện bình đẳng giới,

góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ và vì sự tiến bộ của các phụ nữ; phụ
nữ là ngƣời dân tộc thiểu số.


3

Nghiên cứu vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ Chăm trong các khía
cạnh văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử trong xã hội
truyền thống sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm tộc ngƣời Chăm, hiểu
rõ hơn cơ chế xã hội của một cộng đồng còn bảo lƣu yếu tố mẫu hệ phản
ánh rõ nét trong sinh hoạt văn hóa, lối sống, ứng xử, lễ nghi cộng đồng, xã
hội, gia đình, trong tập tục cƣới xin, ma chay, trong tín ngƣỡng dân gian,…
Do vậy, đề tài “Phụ nữ trong văn hóa Chăm” góp phần nghiên cứu xã hội
và văn hóa của một dân tộc có q trình lịch sử lâu đời, có vị trí quan trọng
trong việc thực hiện chính sách dân tộc, phát triển xã hội trong giai đoạn
hiện nay.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Khi đặt ra đề tài nghiên cứu về “Phụ nữ trong văn hóa Chăm”,
chúng tơi hƣớng mục tiêu tìm hiểu những khía cạnh liên quan đến giới, phụ
nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số, ngƣời Chăm, văn hóa Chăm, phụ nữ Chăm,…
những vấn đề đã, đang đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi
đã tiếp cận đến hai mảng tƣ liệu nghiên cứu sau:
2.1. Nghiên cứu về giới, phụ nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số
Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vấn đề giới, và đặc biệt
là vai trò phụ nữ nói chung, vai trị của phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng
trong đó có phụ nữ dân tộc Chăm ở nhiều bối cảnh xã hội khác nhau, đặt
trong những mối liên hệ khác nhau. Có thể kể đến một số lĩnh vực cụ thể
nhƣ: phụ nữ và tôn giáo; phụ nữ và vấn đề việc làm; phụ nữ và sự thụ
hƣởng những dịch vụ xã hội; vai trò phụ nữ trong gia đình và xã hội theo
chuẩn mực của các nền văn hóa, trong bối cảnh phát triển khác nhau… Đối

tƣợng phụ nữ trong các nghiên cứu này rất phong phú về độ tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, nơi sinh sống, tình trạng hôn


4

nhân… Nghiên cứu về giới, về phụ nữ trong quan hệ gia đình - xã hội - tơn
giáo là những lĩnh vực đang đƣợc quan tâm, có thể kể đến một số đề tài
nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
“Giáo trình Xã hội học về giới” của Hoàng Bá Thịnh, nêu rõ những
lý thuyết về giới; lý thuyết phát triển và vai trò của phụ nữ trong phát triển;
lý thuyết nữ quyền và phong trào giải phóng phụ nữ; các phƣơng pháp
nghiên cứu xã hội học về giới…. Giáo trình này cũng đề cập chi tiết về bất
bình đẳng, cơng bằng xã hội và cơng bằng giới; bản sắc giới; vai trị giới,
mối liên hệ giữa giới và giáo dục, lao động, quản lý, sức khỏe; quan hệ giới
trong gia đình.
Cơng trình“Giới, việc làm và đời sống gia đình” của Nguyễn Thị
Hịa (chủ biên) là cơng trình tổng hợp của nhiều tác giả, bƣớc đầu vận dụng
khái niệm cơ bản về giới vào thực tiễn ở Việt Nam, đề cập đến năng lực và
vị trí của nữ giới trong xã hội đơ thị, các vấn đề phụ nữ trong gia đình
đƣơng đại và phân tích vấn đề tri thức nữ trong các công ty liên doanh và
một vài hiện tƣợng đặc thù trong đời sống ở đơ thị của giới nữ.
Cơng trình “Phụ nữ và giới” của Bùi Thị Tỉnh xuất bản 2010 trình
bày quan điểm giới và con đƣờng giải phóng phụ nữ trên lập trƣờng triết
học hiện sinh của Simone de Beauvoir, một nhà văn, nhà triết học hiện sinh
Pháp, ngƣời đƣợc coi là “một trong những nhân vật dẫn đầu phong trào nữ
quyền” và mở ra “làn sóng nữ quyền thứ hai” của phƣơng Tây thế kỷ XX.
Cơng trình này một lần nữa tìm về cội nguồn của chủ nghĩa hiện sinh, vấn
đề “giới”, cách mạng về “giới” và những mục tiêu giải phóng phụ nữ.
“Theo Ph. Angghen, nguyên nhân của sự phân biệt quyền lực, phân chia gia

cấp, quan hệ giới và vị trí lệ thuộc của phụ nữ là do chế độ tƣ hữu quy định.
Lịch sử loài ngƣời đƣợc bắt đầu bằng chế độ thị tộc mẫu hệ, tức quyền lực


5

nằm trong tay phụ nữ. Nhƣng dần dần, do nhu cầu tất yếu của việc phát
triển sản xuất, đàn ông đảm nhận việc lao động, làm ra của cải vật chất ni
sống cả gia đình, kể từ đó, quyền lực đƣợc chuyển sang tay ngƣời đàn ông.
Cùng với sự phát triển của sản xuất ấy, chế độ tƣ hữu ra đời đã chuyển xã
hội từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ thị tộc phụ hệ” [Bùi Thị Tỉnh
2010: 116]. Đó là một hệ quả tất yếu của “quá trình phát triển kinh tế và
quyền tƣ hữu về tài sản”, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bất ổn định về
kinh tế, bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tác phẩm này cũng cho rằng, trong
sự phân biệt giới, nam giới luôn đƣợc hƣởng nhiều đặc quyền hơn phụ nữ,
nhƣng họ chỉ có thể thực hiện đƣợc đặc quyền này khi có sự chấp thuận
ngầm của phụ nữ. Vì thế, bản thân ngƣời phụ nữ phải tự ý thức về mình và
chịu trách nhiệm về sự phân biệt giới.
Cơng trình “Phụ nữ và một số vấn đề giới trong thập kỷ 2001-2010
tại Việt Nam” do Nguyễn Thị Ngân Hoa chủ biên, xuất bản năm 2011 gồm
các bài viết liên quan đến vấn đề di cƣ và những ảnh hƣởng của nó đến đời
sống của phụ nữ với vai trò ngƣời vợ và ngƣời mẹ; các vấn đề liên quan
đến phụ nữ dân tộc thiểu số tại một số cộng đồng dân tộc có truyền thống
mẫu hệ trong quá trình phát triển, vấn đề giới trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe sinh sản,... Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa cho rằng ngƣời phụ nữ dân
tộc thiểu số Raglay và Cơ Ho có truyền thống “mẫu hệ” đề cao vai trị của
ngƣời phụ nữ trong gia đình nhƣng do họ có học vấn thấp, do rào cản về
ngơn ngữ và ảnh hƣởng của văn hóa phụ quyền nên địa vị cao trong gia
đình của họ ngày càng suy giảm [Nguyễn Thị Ngân Hoa 2011: 96]; và điều
này cũng đƣợc Nguyễn Phƣơng Yến đề cập đến trong bài viết “Người phụ

nữ dân tộc Raglay và Cơ Ho đối diện với sự mở rộng “quyền lực” của nam
giới” trong Cơng trình “Phụ nữ và một số vấn đề giới trong thập kỷ 20012010 tại Việt Nam” do Nguyễn Thị Ngân Hoa chủ biên.


6

Trong “Hội thảo Quốc tế với chủ đề Phụ nữ Việt Nam trong bối
cảnh biến đổi xã hội nhanh” đƣợc tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày
29-30/6/2011 gồm 20 bài viết về nghiên cứu giới ở Việt Nam với các khía
cạnh nhƣ lý thuyết và phƣơng pháp, giáo dục và đào tạo, phụ nữ trong gia
đình và xã hội với sự hiện diện của các nhà nghiên cứu về giới nhƣ Mai
Huy Bích, Vũ Tuấn Huy, Thái Thị Ngọc Dƣ, Lê Ngọc Hùng, Bùi Thế
Cƣờng, Vũ Mạnh Lợi,… Bùi Thế Cƣờng, Quách Thu Cúc, Nguyễn Thị
Nhung, Nguyễn Thị Minh Châu với bài viết “Vị thế và vai trò phụ nữ trong
gia đình và cộng đồng: trường hợp ba cộng đồng phụ nữ Việt, Chăm và
Khmer tại Tây Ninh và Kiên Giang” đã đƣa ra quan điểm về vai trị giới
trong ba lĩnh vực: sản xuất (những cơng việc do phụ nữ và nam giới thực
hiện nhằm tạo ra thu nhập hoặc để tự tiêu dùng), tái sản xuất và ni dƣỡng
(những hoạt động tạo ra nịi giống và tái tạo sức lao động gồm việc sinh
con, nuôi dạy con, chăm sóc các thành viên khác trong gia đình và đảm
trách các cơng việc nội trợ, giặt giũ...), hịa nhập cộng đồng và xã hội
(những hoạt động nhằm đảm bảo lợi ích chung cho cộng đồng nhƣ hoạt
động xây dựng và cải thiện môi trƣờng sống, tổ chức và tham gia các lễ hội,
trao đổi thông tin, họp hành…). Bài viết phân tích vai trị của phụ nữ trong
mối quan hệ qua lại giữa hai giới nhằm phát hiện mơ hình phát triển vì lợi
ích của cả hai giới nói chung và của nữ giới nói riêng hƣớng đến phát triển
gia đình và cộng đồng.
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu các vấn đề về giới đã đƣa ra các
khuyến nghị về giải pháp tạo sự bình đẳng giới, quan tâm nhiều hơn đến
quyền lợi của phụ nữ nhƣng cũng cần đến những nỗ lực của chính ngƣời

phụ nữ phải vƣợt qua những chi phối về phong tục, tôn giáo, kinh tế, và
định kiến xã hội.


7

2.2. Nghiên cứu liên quan đến ngƣời Chăm, văn hóa Chăm, phụ nữ
Chăm
Các cơng trình nghiên cứu ngƣời Chăm và về Champa cũng đƣa ra
những tƣ liệu liên quan đến vai trò, vị thế của phụ nữ trong cộng đồng
ngƣời Chăm. Trƣớc hết có thể kể đến Nguyễn Khắc Ngữ với cơng trình
“Mẫu hệ Chàm” (Tủ sách khoa học Nhân Văn, Sài Gịn - 1967) đƣợc cho là
cơng trình đầu tiên tập hợp và giới thiệu những hiểu biết của ngƣời Chăm
về chế độ mẫu hệ trong xã hội ngƣời Chăm.
Cơng trình “Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam”
của Nguyễn Văn Luận xuất bản 1974 nói đến tổ chức xã hội cổ truyền của
ngƣời Chăm là hình thức mẫu hệ, dựa trên dịng huyết hệ bên mẹ.
Cơng trình “Văn hóa Chăm” của nhóm tác giả Phan Xn Biên, Phan
An, Phan Văn Dốp xuất bản 1991 đã phác thảo một bức tranh về văn hóa
Chăm với những đặc trƣng phong phú, đa dạng trong tiến trình phát triển
của xã hội Chăm. Trong phần trình bày về nếp sống gia đình và xã hội, các
tác giả chú ý đến yếu tố “mẫu hệ” với vai trò của ngƣời đàn bà lớn tuổi
nhất, thuộc thế hệ cao nhất đƣợc coi là chủ gia đình, có trách nhiệm đối với
mọi thành viên về mọi mặt trong cuộc sống hằng ngày nhƣ kinh tế, tôn giáo
lễ nghi,…
Phan Thị Yến Tuyết với công trình “Nhà ở - Trang phục - Ăn uống
của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long” (Nxb. Khoa học xã hội,
1993), trong phần viết về trang phục của cộng đồng ngƣời Chăm vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (tr.251-tr.263), tác giả trình bày những kế thừa
của trang phục truyền thống của ngƣời Chăm ở Trung Bộ cùng những yếu

tố địa phƣơng vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình sinh sống,
giao lƣu văn hóa, và những trang phục của tôn giáo Islam.


8

Trƣờng Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) và Jabatan Muzium dan Antikuiti
(Bảo tàng quốc gia Malaysia) phối hợp thực hiện công trình “Costumes of
Campa, the Malay Group in Vietnam” (Trang phục thời kỳ Campa của
nhóm Mã Lai tại Việt Nam) xuất bản năm 1988. Đây là bộ sƣu tập công
phu và có giá trị về các loại trang phục của ngƣời Chăm.
Ngơ Đức Thịnh với cơng trình “Trang phục cổ truyền các dân tộc
Việt Nam” xuất bản năm 2000, đƣa ra cách thức ăn mặc cổ truyền của 54
dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, tác giả trình bày về trang phục cổ
truyền của dân tộc Chăm ở Ninh thuận, Bình Thuận và Nam Bộ trong
chƣơng 11 (tr. 205 - 214).
“Gia đình và hơn nhân của người Chăm ở Việt Nam” của Bá Trung
Phụ (Nxb. Văn hóa dân tộc, 2001) mơ tả các loại hình và các nghi lễ gia
đình, quan niệm trong hơn nhân, quy tắc và hình thái hơn nhân, nghi lễ đám
cƣới của các nhóm ngƣời Chăm (thiên về cộng đồng Chăm Bani). Với cơng
trình này, Bá Trung Phụ đã đề cập đến vị trí phụ nữ Chăm trong gia đình,
chứng minh đặc trƣng của chế độ mẫu hệ đƣợc thể hiện trong quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình, chế độ kế thừa tài sản, vai trị quyết định của
phụ nữ trong gia đình và chế độ cƣ trú bên vợ, sự biến đổi gia đình và hơn
nhân của ngƣời Chăm từ sau năm 1975.
Trần Ngọc Khánh với luận án tiến sĩ “Hoa văn thổ cẩm của người
Chăm” (2003), với những nghiên cứu về đặc trƣng hoa văn trên nền thổ
cẩm của ngƣời Chăm, đƣa ra những phân tích, so sánh với hoa văn thổ cẩm
ở Tây Nguyên, cùng những giá trị của hoa văn trong đời sống ngƣời Chăm
hiện nay.

“Văn hóa - xã hội Chăm - nghiên cứu và đối thoại” của Inrasara
(Nxb. Văn học, 2003) làm nổi bật đức tính của phụ nữ Chăm gắn với nét


9

đẹp của nghề dệt thổ cẩm của ngƣời Chăm hiện nay và trong văn học dân
gian Chăm.
“Nghề dệt Chăm truyền thống” (do Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên,
2003) cùng với tập thể tác giả đƣa ra những dẫn chứng nghề dệt Chăm
đƣợc tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, thừa kế các phƣơng thức kỹ
thuật, kỹ năng truyền thống, góp phần đƣa ra các sản phẩm có giá trị về văn
hóa, kinh tế và xã hội, trong đó phụ nữ có vai trị chính trong duy trì và phát
triển nghề nghiệp truyền thống.
“Lễ hội của người Chăm” của Sakaya (Nxb. Văn hóa dân tộc, 2003)
giới thiệu các lễ hội văn hóa tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời Chăm ở Ninh
Thuận, ngƣời đọc cũng có thể hiểu thêm vai trò của ngƣời phụ nữ Chăm
trong sinh hoạt văn hóa dân gian.
“Vương quốc Champa” của Lƣơng Ninh do Đại học quốc gia Hà Nội
tái bản năm 2006, nghiên cứu về giai đoạn lịch sử vƣơng quốc Champa.
Năm 2005, một nhóm tác giả đã tập hợp các bài nghiên cứu về ngƣời
Chăm và cho xuất bản cơng trình “Đời sống văn hóa xã hội cộng đồng
Chăm thành phố Hồ Chí Minh” do Phú Văn Hẳn làm chủ biên gồm 17 bài
nghiên cứu, đề cập tới nhiều lĩnh vực từ thực trạng kinh tế, văn hóa, xã hội
đến tơn giáo, hơn nhân, gia đình, văn học nghệ thuật, giáo dục, từ tổ chức
cộng đồng của ngƣời Chăm thành phố Hồ Chí Minh đến tổ chức tôn giáo
tại thánh đƣờng. Trong công trình này có thể lƣu ý bài viết “Người phụ nữ
Chăm Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thanh Tuấn (tr.143
- 151) cho thấy cái nhìn riêng về phụ nữ Chăm ở Nam Bộ - một cộng đồng
theo đạo Islam.

Nguyễn Lê Minh Tấn với “Hệ thống thân tộc, hơn nhân - gia đình
của người Chăm ở Tây Ninh (nghiên cứu trường hợp xã Suối Dây, huyện


10

Tân Châu, tỉnh Tây Ninh)” (luận văn Thạc sĩ, trƣờng ĐH KHXH & NV Tp.
Hồ Chí Minh, 2005) cho rằng ngƣời Chăm ở Tây Ninh theo chế độ phụ hệ
nhƣng vẫn còn bảo lƣu rất nhiều tàn dƣ của chế độ mẫu hệ trong tổ chức lễ
cƣới, vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình.
Phan Văn Dốp và Nguyễn Thị Nhung với cơng trình “Cộng đồng
người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ trong quan hệ giới và phát triển” xuất bản
năm 2006 trình bày những vấn đề về phụ nữ Chăm liên quan đến vấn đề kế
hoạch hóa gia đình, tham gia các dự án địa phƣơng, cải thiện môi trƣờng
sống, sức khỏe sinh sản trong phát triển cộng đồng.
Võ Công Nguyện (2006) với “Một số đặc điểm trong đời sống kinh
tế hộ gia đình của người Chăm Hồi giáo Nam Bộ” đã phân tích, lý giải một
số đặc điểm trong đời sống kinh tế hộ gia đình nhìn từ góc độ lao động và
việc làm, về mức sống và thu nhập, về giới trong lĩnh vực hoạt động kinh tế
và vai trị vị trí của ngƣời phụ nữ nhƣ thế nào trong đời sống kinh tế hộ gia
đình.
Người Chăm (Nxb. Thông tấn Hà Nội, 2009), giới thiệu về ngƣời
Chăm ở những khía cạnh nhƣ nguồn gốc và phân bố dân cƣ; tháp Chăm và
nghệ thuật điêu khắc Chăm, lễ hội, phong tục tập quán, trang phục - trang
sức (tr. 60 - 76) trong đó có 2 trang viết về trang phục của ngƣời Chăm và
các trang hình ảnh về một số trang phục của ngƣời Chăm nhƣ trang phục
tôn giáo, trang phục ngày thƣờng…
Dr. Sharif Abdel Azeem (chuyển ngữ Mieu Abbas và Fatiha Trần)
với cơng trình “Phụ nữ trong Islam” trình bày về sự giáo dục phụ nữ,
quyền thừa kế phụ nữ, về tài sản của vợ, về ngƣời mẹ, khăn trùm đầu của

phụ nữ Islam,…


11

Nguyễn Mạnh Cƣờng với cơng trình “Văn hóa - lối sống của những
người theo Hồi giáo” xuất bản năm 2010, trình bày về lịch sử hình thành
đạo Hồi, lối sống của ngƣời theo Hồi giáo, Hồi giáo trong xã hội hiện đại.
Phan Văn Dốp - Vƣơng Hồng Trù với cơng trình “100 câu hỏi đáp
về người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh” xuất bản năm 2011 với những
câu hỏi tổng quan về ngƣời Chăm ở Việt Nam đến từng khía cạnh nhỏ
trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của ngƣời Chăm ở thành phố Hồ Chí
Minh, với các câu hỏi nhƣ phụ nữ Chăm Hồi giáo có vai trị nhƣ thế nào
trong gia đình, trang phục nữ giới ngƣời Chăm ở thành phố có những đặc
điểm gì…
Phạm Thị Thanh Huyền với bài viết “Kinh Koran với vấn đề phụ nữ
và gia đình” trong Hội thảo Khoa học về “Văn hóa - xã hội các nước Ả Rập
truyền thống và hiện đại” tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 9 năm
2012 cho thấy Hồi giáo cũng đƣa ra những quan điểm của mình về ngƣời
phụ nữ thể hiện trong kinh Koran và giáo luật Hồi giáo.
Phú Văn Hẳn và các cộng tác viên với cơng trình “Văn hóa người
Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh” xuất bản năm 2013, trình bày về quá
trình hình thành cộng đồng Chăm ở Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh, các
vấn đề về văn hóa vật chất và tinh thần, ngƣời Chăm trong quá trình hội
nhập và phát triển.
Liên quan đến đề tài “Phụ nữ trong văn hóa Chăm” cũng có thể kể
đến bài viết “Hình ảnh phụ nữ được tôn trọng trong Islam của tác giả
Muhammad bin Ibrohim Al-Haamd (dịch thuật Abu Hisaan Ibnu Ysa) năm
2010 đƣa ra một số câu Kinh từ Thiên Kinh Qur‟an và một số Hadith nói về
hình ảnh của ngƣời phụ nữ trong Islam với sự che chở bảo vệ và tôn trọng

của Islam dành riêng cho phụ nữ; Đạo Thị Thanh Hƣơng với “Người phụ


12

nữ Chăm trong đời sống gia đình ở tỉnh Ninh Thuận” (luận văn Thạc sĩ,
trƣờng ĐH KHXH &NVTp. Hồ Chí Minh, 2006), nghiên cứu góp phần làm
rõ những thay đổi trong xã hội ngƣời Chăm hiện nay nhƣ phụ nữ Chăm
đƣợc đi học nhiều hơn, tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, các
đoàn thể xã hội…; “Văn hóa tổ chức cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ”
(Võ Thị Mỹ, luận văn thạc sĩ, trƣờng ĐH KHXH &NV Tp. Hồ Chí Minh,
2008); “Văn hóa mẫu hệ Chăm” (Nguyễn Thị Diễm Phƣơng, luận văn thạc
sĩ, trƣờng ĐH KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh, 2009).
Cơng trình “Tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ bản sắc và giá trị” do
Võ Văn Sen - Ngô Đức Thịnh - Nguyễn Văn Lên (đồng chủ biên) (Nxb.
ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh - 2014) gồm 68 bài viết, trong đó có 03
bài viết liên quan đến tín ngƣỡng thờ mẫu của ngƣời Chăm có so sánh với
ngƣời Khmer, ngƣời Kinh nhƣ: “Bàn thêm về hình tượng muk Juk (bà Đen)
- một hóa thân của nữ thần Po Ina Nagar người Champa trong tín ngưỡng
thờ mẫu của người Việt ở Nam Bộ” của tác giả Trƣơng Văn Món có nhận
định “Mỗi bộ phận trên cơ thể của Nữ thần còn là tƣợng trƣng cho từng bộ
phận của vũ trụ”. Ngồi việc giải thích vũ trụ bằng những bộ phận thân thể
của nữ thần, tƣ liệu cịn viết “Nữ thần có 8 cái bùa phép (dalapan takai
sarak). Mỗi cái bùa lập ra trời đất, mặt trời, mặt trăng (Yang harei, Yang
bilan), thân thể con ngƣời; tạo thành Champa Ahier và Champa Awal/Bani.
Nữ thần còn tạo ra lịch pháp, dạy ngƣời Champa biết sử dụng ngày tháng
năm (ba harei balan ka anak adam). Nữ thần còn tạo ra xứ “Bal Huk” (Củ
Hũ - Mỹ Tƣờng - Ninh Thuận). Nữ thần trao cho Po Yang Ama (thần cha)
cai quản xứ “Bal Lai” (Ba Tháp - Ninh Thuận), Po Debata Thuer cai quản
xứ “Padarang” (Phan Rang)… Tƣ liệu trên còn đề cập đến Po Ina Nagar là

vị thần đầu tiên giáng thế xuống trần gian và đấu tài với Po Yang Ama
(thần cha) trong việc tạo dựng vũ trụ. Cuối cùng, nữ thần chiến thắng, tự


13

sinh ra lại thần Po Yang Ama hiện thân của Siva (ong sibayong). Sau đó,
tiếp tục sinh ra 9 vị thần khác và các vua Champa để cai quản đất nƣớc (Po
Ina Nagar trun salipan Yang ginreh padang nagar palei)” [Võ Văn Sen Ngô Đức Thịnh 2014: 522]. Tục thờ “Bà Đen” (Muk Juk) hay các loại
tƣợng “màu đen” (Bal Juk) là tục thờ phổ biến ở các dân tộc Đơng Nam Á
có ảnh hƣởng văn minh Ấn Độ. Hiện nay ở các đền Ấn Giáo ở Bali, Mã Lai
đều còn giữ tục thờ tƣợng thần màu đen gọi là nữ thần Kali. Đối với nữ
thần tối cao của ngƣời Champa, ngoài tên Po Ina Nagar và Muk Juk (Bà
Đen), nữ thần cịn có tên Bhagavati - một hóa thân của thần Kali của Ấn Độ
[Võ Văn Sen - Ngô Đức Thịnh 2014: 523]. Nhƣ vậy, tục thờ Thánh mẫu Po
Inƣ Nƣgar - Muk Juk (Bà Đen) của ngƣời Chăm có sự gần gũi với tục thờ
Mẫu và tục thờ Bà Đen của ngƣời Việt, ngƣời Khmer. Bài viết “Thần nữ
Thiên Y A Na trong đời sống cư dân vùng Thuận Hóa” của Lê Đình Hùng,
Lê Nữ Khánh Trang cho biết Thiên Y Ana là một biến thể từ nữ thần Po Ina
Nagar; Thiên Y Ana những dấu ấn tín ngƣỡng. Từ đó, đi đến kết luận “Tín
ngƣỡng thờ Thiên Y Ana ở vùng Thuận Hóa là một trƣờng hợp của q
trình tiếp biến văn hóa Việt - Chiêm. Dẫu có nhiều thay đổi trong đời sống
văn hóa tín ngƣỡng ở Thuận Hóa nói riêng và cả miền Trung nói chung,
mẫu hình giao lƣu tiếp biến văn hóa đối với Nữ Thần Thiên Y Ana trên
vùng Thuận Hóa chúng ta có thể nhận ra những dấu vết nào đó trên vùng
đất phƣơng Nam, khi ngƣời Việt dung hợp văn hóa với các cộng đồng
Champa, Khmer, Hoa để tạo nên nét đặc trƣng trong sắc thái tín ngƣỡng
thờ nữ thần, thờ mẫu ở Nam Bộ” [Võ Văn Sen - Ngô Đức Thịnh 2014:
534].
Cơng trình “40 năm nghiên cứu văn hóa Chăm” của Phan Quốc Anh

Phú Văn Hẳn - Bùi Đức Hùng - Võ Cơng Nguyện (Đồng chủ biên) do Nxb.
Văn hóa Dân tộc Hà Nội xuất bản năm 2015 với 40 bài viết của các nhà


14

nghiên cứu gắn với vùng đồng bào Chăm, giàu kinh nghiệm về văn hóa Chăm
nhƣ Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Quốc Anh, Bùi Khánh Thế, Võ Công
Nguyện, Thành Phần, Phú Văn Hẳn, Bá Trung Phụ, Đổng Văn Dinh, Đàng
Năng Hịa, Trƣợng Tính,… phác thảo ra những nét khát qt chung về văn
hóa - xã hội Chăm, về những di tích, di vật khảo cổ học, về tơn giáo, tín
ngƣỡng, về ngôn ngữ và văn học nghệ thuật Chăm; phân tích sâu và từ nhiều
góc độ nhƣ các loại hình hoạt động kinh tế, tín ngƣỡng, làng nghề, nhạc cụ,
hơn nhân…và ảnh hƣởng của giao lƣu tiếp biến văn hóa Ấn, văn hóa Arab,
văn hóa Việt với văn hóa Chăm; phân tích hiện trạng văn hóa - xã hội của
ngƣời Chăm hơm nay, dƣới sự tác động của q trình hội nhập, của nền văn
minh, công nghệ và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đã biến đổi, làm
mai một đi những nét truyền thống của dân tộc; những đề xuất, kinh nghiệm
trong công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của ngƣời Chăm.
Nhìn chung, giới khoa học xã hội đã nghiên cứu đến nhiều khía cạnh
của ngƣời Chăm, đƣợc miêu tả, ghi nhận, nhìn nhận ở nhiều góc nhìn dân
tộc học, nhân học, tơn giáo, ngơn ngữ, văn học hoặc đánh giá theo cách
nhìn của văn hóa dân gian... Đây là những tƣ liệu đáng quý trong việc
nghiên cứu về ngƣời Chăm, về văn hóa Chăm, phụ nữ Chăm. Tuy nhiên,
các cơng trình nghiên cứu về ngƣời phụ nữ Chăm cịn rất ít chƣa làm sáng
tỏ các khía cạnh văn hóa liên quan đến vai trị phụ nữ Chăm trong mối quan
hệ hữu cơ giữa văn hóa truyền thống với hiện đại. Trên cơ sở kế thừa các tƣ
liệu nói trên, đề tài “Phụ nữ trong văn hóa Chăm” chúng tơi đƣa ra hƣớng
tiếp cận phụ nữ Chăm trong văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa
ứng xử.



15

3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu liên quan đến tìm hiểu vai trị của phụ nữ
trong văn hóa Chăm trên các lĩnh vực nhƣ văn hóa nhận thức, văn hóa tổ
chức và văn hóa ứng xử trong xã hội truyền thống của phụ nữ Chăm. Phân
tích - đối chiếu, nghiên cứu các mối quan hệ giữa chúng cũng nhƣ các quy
luật phát triển văn hóa của ngƣời Chăm, đề tài nghiên cứu tập trung vào
giới, vào phụ nữ với những cách thức của ngƣời phụ nữ khi ứng xử với môi
trƣờng tự nhiên và xã hội, cũng nhƣ cách thức ứng xử của ngƣời phụ nữ
Chăm trong sáng tạo văn hóa Chăm.
3.2. Đề tài nghiên cứu dƣới góc nhìn văn hóa học, trong khơng gian
văn hóa Chăm ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, xem xét đến các mặt của đời
sống văn hóa, từ văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống đến văn hóa
ứng xử với mơi trƣờng tự nhiên và xã hội.
3.3. Nguồn tƣ liệu phục vụ nghiên cứu thực hiện đề tài gồm các
chuyên khảo, công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả thuộc
nhiều chuyên ngành khác nhau nhƣ dân tộc học, khảo cổ học, văn hóa học,
văn học nghệ thuật, … cung cấp các tƣ liệu cần thiết cho quá trình so sánh,
đối chiếu các tác phẩm văn học nghệ thuật, các cơng trình kiến trúc, sự kiện
lịch sử để tìm ra các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong giao
lƣu, tiếp biến từ đó có các nhận định, đồng thời bổ sung một số thông tin
khoa học cần thiết.
Tài liệu thu thập trong quá trình khảo sát tại vùng ngƣời Chăm cƣ trú
lâu đời nhƣ ở Ninh Thuận - Bình Thuận, một số địa bàn ở Nam Bộ nhƣ An
Giang, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho việc kiểm chứng
các nhận định trong nghiên cứu. Ở Ninh Thuận, nghiên cứu sinh đã khảo
sát tại các làng Tân Bổn, Vụ Bổn (làm nông) thuộc xã Phƣớc Ninh (Thuận



16

Nam), Hậu Sanh (Ninh Phƣớc), Bỉnh Nghĩa (Thuận Bắc)…, Bàu Trúc (làng
gốm), Mỹ Nghiệp (làng dệt), Phú Nhuận, Thành Tín, Văn Lâm, An Nhơn…
(các làng Chăm theo tôn giáo Bani)... Ở Bình Thuận, nghiên cứu sinh đã
khảo sát tại thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh… Ở An Giang, quan sát
làng Châu Giang, Châu Phong, Vĩnh Hanh,... Nghiên cứu sinh cũng gặp gỡ,
trò chuyện với nhiều ngƣời Chăm sống, làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh
nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đời sống văn hóa nhận thức, văn
hóa tổ chức và văn hóa ứng xử trong xã hội truyền thống của phụ nữ
Chăm…. Trong quá trình thu thập tƣ liệu, chúng tôi đã phỏng vấn hơn 50
lƣợt ngƣời (nam và nữ, khác nhau ở nhiều độ tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, tơn giáo…) để cung cấp thêm dữ liệu trong q trình hồn chỉnh
luận án.
4. CÂU HỎI, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG TIẾP
CẬN
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án “Phụ nữ trong văn hóa Chăm” đặt ra nhiệm vụ giải đáp các
câu hỏi để làm rõ vai trị của ngƣời phụ nữ trong văn hóa Chăm nhƣ thế
nào? Tìm hiểu những tác động chủ quan và khách quan làm thay đổi các vai
trò của phụ nữ Chăm ra sao? Ngày nay, vai trò của phụ nữ Chăm thay đổi
nhƣ thế nào so với trƣớc đây? Mức độ chủ động của ngƣời phụ nữ Chăm
trong việc thay đổi vai trị của mình hiện nay nhƣ thế nào? Những rào cản
nào làm chậm nhận thức trong việc thay đổi vai trị của phụ nữ Chăm trong
gia đình và xã hội? Các chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân tộc thiểu số nói
chung, phụ nữ Chăm nói riêng của Đảng, Nhà nƣớc trong thời gian qua đã
tác động nhƣ thế nào đến sự thay đổi của vai trò phụ nữ Chăm hiện nay? Từ
những câu hỏi trên giúp cho nghiên cứu sinh có thêm tƣ liệu để đối chiếu,



17

so sánh, tìm hiểu về vai trị của phụ nữ Chăm trong truyền thống và hiện
tại.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ những câu hỏi nhƣ trên, chúng tôi xây dựng một số giả thuyết
nghiên cứu để kiểm chứng thông qua quá trình thu thập và xử lý thơng tin
nhƣ ngƣời phụ nữ Chăm trong chế độ mẫu hệ truyền thống là ngƣời chủ gia
đình, con cái sinh ra đều mang huyết thống bên mẹ, ngƣời con gái út là
ngƣời thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, con gái đi cƣới chồng. Tuy nhiên,
việc điều hành các sinh hoạt chung của cộng đồng, đặc biệt là những sự vụ
quan trọng, là nam giới (phía bên mẹ) chứ khơng phải là ngƣời phụ nữ;
hiện nay vai trò của ngƣời phụ nữ Chăm đã có nhiều biến đổi do tác động
bởi nhiều ngun nhân nhƣ tín ngƣỡng, tơn giáo, chính sách của nhà nƣớc,
kinh tế và các yếu tố xuất phát từ bản thân ngƣời phụ nữ nhƣ trình độ học
vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, vị thế xã hội…; xác định vai trị giới, vai trị của
ngƣời phụ nữ khơng chỉ là sự phân chia công việc giữa phụ nữ và nam giới
mà cịn thơng qua việc xác định các vai trị nhƣ quản lý gia đình - cộng
đồng, tham gia lao động,…; phong tục, tập quán của ngƣời Chăm đã ăn sâu
vào tiềm thức ngƣời phụ nữ Chăm nhƣ con gái phải giữ nhà, con gái phải đi
cƣới chồng, con gái cho đi học thì chỉ cần biết đọc, biết viết là đƣợc, phụ nữ
là ngƣời sinh con, chăm lo cho gia đình, đàn ơng lo việc xã hội nên ngƣời
phụ nữ trƣớc đây ít cơ hội tiếp xúc với mơi trƣờng bên ngồi, chỉ chăm lo
cho gia đình, ít có vai trị, vị trí trong xã hội; chƣa có những chính sách cụ
thể nhằm phát huy vai trị của phụ nữ ngƣời dân tộc thiểu số nói chung, phụ
nữ Chăm nói riêng. Ngày nay, vai trị và vị thế của phụ nữ Chăm đã từng
bƣớc đƣợc khẳng định trong gia đình, trong cộng đồng và xã hội.



18

4.3. Các hƣớng tiếp cận
Khi nghiên cứu về con ngƣời, cộng đồng xã hội, chúng ta thƣờng vận
dụng các lý thuyết kinh điển trong nhân học, xã hội học để lý giải các hiện
tƣợng xã hội nhƣ cấu trúc luận, chức năng luận, thuyết xung đột… những
lý thuyết này tùy theo từng góc độ mà ngƣời nghiên cứu áp dụng để lý giải
các hiện tƣợng của cộng đồng xã hội, những động thái văn hóa, xã hội biểu
hiện hành vi của mỗi cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Đề tài “Phụ
nữ trong văn hóa Chăm”, chúng tơi sử dụng thuyết sinh thái văn hóa,
thuyết hậu hiện đại để làm cơ sở lý luận trong nghiên cứu và phân tích vấn
đề.
- Thuyết sinh thái văn hóa (Cultural ecology): Trong nhân học sinh
thái, nổi bật cách tiếp cận nghiên cứu sự tƣơng tác giữa tự nhiên và văn hóa
gắn liền với tên tuổi Julian Steward (1902-1972). Julian Steward nghiên
cứu sinh thái văn hóa - phân tích mối quan hệ giữa một nền văn hóa và mơi
trƣờng để tìm hiểu những biến đổi xã hội bên trong mang tính chất tiến hóa
phải bắt đầu từ sự thích nghi với mơi trƣờng để biến thành một nền văn hóa
tĩnh. Khái niệm “loại hình văn hóa” đóng vai trị quan trọng trong lý luận
của Steward, nó đƣợc định nghĩa nhƣ là một tập hợp những nét tạo nên hạt
nhân của nền văn hóa. Những nét này nảy sinh nhƣ hậu quả thích nghi của
nền văn hóa đối với mơi trƣờng và xác định trình độ hịa nhập giống nhau
của chúng. Hạt nhân văn hóa là tập hợp những đặc điểm gắn liền một cách
trực tiếp nhất với những hoạt động sản xuất ra những phƣơng tiện tồn tại và
với thiết chế kinh tế của xã hội, chính trị, tơn giáo tƣơng tác mật thiết với
việc sản xuất ra những phƣơng tiện tồn tại” [Khoa Nhân học - Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân Văn 2013: 48]. “Các đặc điểm của các hệ
thống cổ truyền, đảm bảo sự sống cho cộng đồng văn hóa - tộc ngƣời, ảnh
hƣởng của những liên hệ sinh thái đến sức khỏe con ngƣời, tác động của



19

nền văn hóa đến cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Trong việc nghiên cứu
những đặc điểm bảo đảm sự sống, ngƣời ta chia sự đảm bảo ấy thành hai
mặt vật chất và tinh thần. Là sự thích nghi về thể chất của con ngƣời với
môi trƣờng tự nhiên và sự thích nghi xã hội - văn hóa thể hiện qua những
yếu tố nhƣ ăn, ở, mặc,…; sự thích nghi về tâm lý của con ngƣời với môi
trƣờng tự nhiên xung quanh bằng cách áp dụng những phƣơng pháp do văn
hóa quy định để cân bằng cuộc sống tinh thần [Khoa Nhân học - Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn 2013: 49].
Trong luận án này chúng tôi sử dụng thuyết sinh thái văn hóa để
phân tích làm rõ vai trò, mối quan hệ của phụ nữ Chăm và văn hóa Chăm,
và đây là mối quan hệ cộng sinh, tác động qua lại lẫn nhau. Trong cộng
đồng Chăm, chế độ mẫu hệ vẫn đƣợc lƣu truyền nên vai trò của ngƣời phụ
nữ Chăm rất quan trọng và phải có ứng xử thích hợp để gìn giữ bản sắc văn
hóa, phong tục, tập quán,... rất riêng của ngƣời Chăm, mà khi nhắc đến
chúng ta không thể nhằm lẫn với các văn hóa tộc ngƣời khác nhƣ các lễ hội
trên đền tháp (Katê, Rija Nagar, Cabur…), hệ thống lễ nghi nơng nghiệp,
hệ thống lễ Rija, các cơng trình điêu khắc, trang phục, ẩm thực... Do vậy,
mà trong văn hóa Chăm ln có ngƣời phụ nữ Chăm và ngƣời phụ nữ
Chăm là một phần khơng thể thiếu góp phần làm nên bản sắc văn hóa
Chăm.
- Thuyết hậu hiện đại (Postmoderne): quan điểm phân tích hậu hiện
đại luận bắt nguồn từ kiến trúc học và các ngành nhân văn. Hậu hiện đại
luận giải thích sự đa dạng của các hệ tƣ tƣởng chính vì vậy là lý thuyết phù
hợp để vận dụng vào đề tài nghiên cứu này nhằm để xem xét sự tác động
của nhiều hệ tƣ tƣởng đến sự biến đổi vai trò ngƣời phụ nữ Chăm: giao lƣu,
tiếp biến với văn hóa ngƣời Kinh do q trình cộng cƣ. Giao lƣu văn hóa

ln là nguồn gốc của sự biến đổi, hình thành những nét mới trong sự phát


×