Tải bản đầy đủ (.pdf) (302 trang)

Tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển đồng bằng sông cửu long nghiên cứu trường hợp xã an thủy (huyện ba tri, tỉnh bến tre) và thị trấn sông đốc (huyện trần văn thời, tỉnh cà mau)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 302 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

DƯƠNG HỒNG LỘC

TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ AN THỦY
(HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE) VÀ THỊ TRẤN
SÔNG ĐỐC (HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

DƯƠNG HỒNG LỘC

TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN
VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ AN THỦY
HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE) VÀ THỊ TRẤN
SÔNG ĐỐC (HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU)
Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC
Mã số: 62.31.03.10


LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Hồng Liên
2. PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:
1. PGS.TS. Lâm Bá Nam
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
PHẢN BIỆN:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp
2. PGS.TS.Phan An
3. PGS.TS. Nguyễn Đức Lộc

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự đóng góp hết sức q
báu của các tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Hồng
Liên và PGS.TS. Huỳnh Ngọc Thu đã tận tâm hướng dẫn khoa học trong quá
trính học tập, nghiên cứu và triển khai luận án.
Tơi xin chân thành cám ơn tập thể q Thầy/Cơ Khoa Nhân học, Phịng
Sau Đại học thuộc Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG-HCM), Ban chủ nhiệm
Khoa Văn học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin được biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và chính quyền nhân
dân nơi tơi nghiên cứu đã ủng hộ, giúp tơi hồn thành cơng trình này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2018
Nghiên cứu sinh


Dương Hoàng Lộc


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi và các số liệu, tư liệu trong luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Tất
cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Dương Hoàng Lộc


MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. Lý do nghiên cứu ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
7. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................ 8
8. Bố cục của luận án ................................................................................................... 8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 20
1.2.1. Các khái niệm .............................................................................................. 20

1.2.2. Quan điểm tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu................................................. 29
1.3. Diện mạo cộng đồng ngư dân ven biển ĐBSCL ................................................... 38
1.4. Tổng quan về hai cộng đồng nghiên cứu .............................................................. 45
1.4.1. Cộng đồng ngư dân An Thủy ....................................................................... 45
1.4.2. Cộng đồng ngư dân Sông Đốc ..................................................................... 52
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 61
Chương 2
CÁC HÌNH THỨC TÍN NGƯỠNG VÀ
SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN
2.1. Tín ngưỡng và sinh hoạt tín ngưỡng Cá Ơng .................................................. 63
2.1.1. Tín ngưỡng Cá Ơng: Nguồn gốc và niềm tin ................................................ 63
2.1.2. Sinh hoạt tín ngưỡng Cá Ơng ....................................................................... 73
2.2. Tín ngưỡng và sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ................................................. 85
2.2.1.Các hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu................................................................ 87
2.2.2. Sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu.................................................................... 110
2.3. Tín ngưỡng vong linh người mất trên biển .................................................... 124


2.3.1. Vong linh người mất trên biển: Niềm tin và thực hành.............................. 124
2.3.2. Lễ Trai đàn chẩn tế .................................................................................... 130
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 133
Chương 3
TÍN NGƯỠNG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN:
CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
3.1. Những chức năng của tín ngưỡng .................................................................. 135
3.1.1. Chức năng tâm lý....................................................................................... 135
3.1.2. Chức năng xã hội ....................................................................................... 152
3.2. Các đặc điểm của tín ngưỡng cộng đồng ngư dân ......................................... 163
3.2.1. Gắn liền với môi trường ven biển, biển địa phương ................................... 163
3.2.2. Sự kết hợp giữa thiêng và tục ..................................................................... 171

3.2.3. Giao thoa- tiếp biến văn hóa Việt-Hoa ....................................................... 175
3.2.4.Tính đa thần và sự hỗn dung tín ngưỡng với tơn giáo.................................. 181
3.2.5. Phản ánh đặc điểm lịch sử địa phương ...................................................... 187
3.3. Một số xu hướng biến đổi ............................................................................... 190
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 195
Kết luận .................................................................................................................. 197
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 204
Chú thích ................................................................................................................ 213
Phụ lục 1: Biên bản phỏng vấn sâu .......................................................................... 223
Phụ lục 2: Các bản đồ, sơ đồ, biểu bảng................................................................... 246
Bản đồ 3: Bản đồ hành chính huyện Ba tri (tỉnh Bến Tre) ........................................ 248
Bản đồ 4: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau............................................................... 249
Bản đồ 5: Bản đồ hành chính huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).......................... 250
Phụ lục 6: Nội dung các bài văn tế và chương trình lễ hội tiêu biểu ở các cơ sở tín
ngưỡng xã An Thủy và thị trấn Sông Đốc .................................................................... 265
Phụ lục 7: Hình ảnh liên quan .................................................................................. 279


1

DẪN LUẬN
1. Lý do nghiên cứu
Nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm bảy
tỉnh giáp biển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và
Kiên Giang. Các tỉnh này tiếp giáp với biển Đông và vùng biển Tây Nam với chiều
dài bờ biển là 732 km. Nguồn trữ lượng thủy hải sản nơi đây dồi dào nên thuận lợi
trong việc đánh bắt: Trữ lượng cá nổi của Tây Nam bộ đến 945.400 tấn và có khả
năng khai thác là 472.700 tấn. Đây được đánh giá là vùng có ngành thủy sản biển
phát triển bậc nhất cả nước vì có nhiều bãi tơm, bãi cá lớn, lại có vùng biển rộng,
nước biển ấm, thềm lục địa nơng. Thủy sản có vai trò quan trọng, nhất là đối với các

tỉnh ven biển, đạt trên 30% so với mức bình quân cả nước (Võ Minh Tập, 2004,
tr.17-21).
Vùng ven biển, hải đảo ở Việt Nam nói chung cũng như ĐBSCL nói riêng đã
được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong hơn một thập niên qua. Đáng chú
ý đã có những nghiên cứu về văn hóa của các cộng đồng ngư dân-chủ thể trực tiếp
khai thác, đánh bắt thủy hải sản trên biển. Đây là một trong những chủ đề lớn, trong
đó vấn đề tín ngưỡng của ngư dân thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu. Thông qua nghiên cứu tín ngưỡng góp phần tìm hiểu những mong muốn, ước
vọng của cộng đồng ngư dân trong cuộc sống, cũng như mối quan hệ giữa tín
ngưỡng với mơi trường sinh thái tự nhiên, sinh kế, lịch sử và đỡi sống văn hóa- xã
hội của cộng đồng. Ngồi ra cịn góp phần vào việc tìm hiểu, thúc đẩy việc bảo tồn
và phát huy các giá trị của tín ngưỡng trong bối cảnh hiện nay, hiểu rõ phương thức
trao truyền văn hóa cho các thế hệ sau, tăng cường hiểu biết của cộng đồng về các vị
thần được họ thờ cúng, gửi gắm niềm tin.
Vì vậy, để hiểu rõ diện mạo cũng như phân tích đâu là những động thái đưa
đến sự hình thành và tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng, việc gia tăng thực
hành tín ngưỡng của ngư dân hiện nay cũng như nhận diện các đặc trưng tín ngưỡng
của cộng đồng ngư dân nơi đây, chúng tôi chọn đề tài Tín ngưỡng của cộng đồng
ngư dân ven biển đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp xã An Thủy


2

(huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà
Mau) làm đề tài luận án tiến sĩ Dân tộc học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu như:
- Hệ thống cũng như phân loại các loại hình tín ngưỡng của cộng đồng ngư
dân An Thủy và Sông Đốc hiện nay nhằm hiểu rõ nhận thức cũng như niềm tin, suy
nghĩ của cộng đồng về các vị thần linh đang được thờ cúng.

- Nhận diện các chức năng và đặc điểm chính của từng loại tín ngưỡng, chú
trọng làm rõ vai trò, giá trị và những tác động của tín ngưỡng đối với đời sống cộng
đồng ngư dân ĐBSCL nói chung và ở hai khu vực An Thủy, Sơng Đốc nói riêng..
- Phân tích mối quan hệ giữa tín ngưỡng với các yếu tố như mơi trường tự
nhiên, sinh kế, quan hệ tộc người, lịch sử, văn hóa-xã hội của cộng đồng nhằm hiểu
rõ tính đa dạng của bức tranh tín ngưỡng các cộng đồng ngư dân ven biển ĐBSCL
hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các loại hình tín ngưỡng của cộng đồng
ngư dân An Thủy và Sông Đốc ở phạm vi cộng đồng. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên
cứu của tín ngưỡng mà luận án hướng đến gồm các hành vi, hoạt động liên quan
trực tiếp đến tín ngưỡng như: Cơ sở thờ tự, lễ hội, truyền thuyết, văn hóa nghệ thuật
(hát bội và múa bóng rỗi).
Cộng đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc là hai cộng đồng đa nghề nghiệp.
Vì vậy, để luận án mang tính tập trung và nổi bật nội dung, chúng tôi chú trọng trình
bày, phân tích cứ liệu thuộc về tín ngưỡng của nhóm ra khơi đánh bắt thủy hải sản
gồm tài cơng và ngư phủ cùng với chủ ghe, các chủ đại lý thu mua thủy hải sản là
những người liên quan trực tiếp đến hoạt động đánh bắt. Nhóm này mang tính đại
diện cho đặc điểm kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng.
Trong cơ cấu thành phần tộc người ở hai địa bàn khảo sát, ngồi người Việt,
cịn có người Hoa tham gia vào hoạt động ngư nghiệp của địa phương. Vì vậy, tín
ngưỡng của người Hoa cũng được tiến hành nghiên cứu và giới thiệu trong luận án.


3

Ngư dân An Thủy và Sông Đốc là hai cộng đồng đa tôn giáo (Phật giáo,
Công giáo, Tin Lành, Cao Đài). Tuy nhiên, trong đời sống tín ngưỡng của cộng
đồng, Phật giáo giữ vị trí quan trọng nên ảnh hưởng mạnh mẽ, quan hệ sâu sắc với
sinh hoạt tín ngưỡng. Nên, để tập trung và làm nổi bật nội dung nghiên cứu, luận án

này trình bày những ảnh hưởng của Phật giáo đến các hình thức tín ngưỡng, sinh
hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Những ảnh hưởng, quan hệ giữa tín ngưỡng với các
tơn giáo khác trong cộng đồng sẽ không đề cập đến.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Các hình thức tín ngưỡng hiện được ngư dân tin tưởng sâu sắc, gắn với đời sống
tinh thần của họ. Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất luận án đưa ra là: Tín ngưỡng và sinh
hoạt tín ngưỡng của ngư dân bao gồm những hình thức nào, đồng thời có chức năng ra
sao đối với cộng đồng ? Cụ thể, đó là vấn đề bất trắc, rủi ro của hoạt động ngư nghiệp
nên họ phải thường xuyên cúng bái, cầu nguyện để cầu xin sự phù hộ của thần linh
nhằm tìm kiếm chỗ dựa tinh thần, ổn định tâm lí, vững tin ra khơi. Ngồi ra, tín ngưỡng
cũng là cơ hội để kết nối cộng đồng, thể hiện văn hóa truyền thống lẫn trao truyền giá
trị văn hóa lẫn nhau giữa các thế hệ.
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai là thông qua sinh kế có thể nhận biết mơi trường
sinh thái có tác động, ảnh hưởng ra sao đến sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng ngư
dân? Đến với thần linh để cầu nguyện, con người phải điều chỉnh hành vi của mình
nhằm ứng xử phù hợp với cái thiêng. Mặt khác, các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí
của cộng đồng diễn ra xung quanh nơi thờ tự là cơ hội để họ hịa mình vào một khơng
gian khác, đó là khơng gian tục. Như vậy, câu hỏi nghiên cứu thứ ba đưa ra là: Khi
tham gia sinh hoạt tín ngưỡng, ngư dân thể hiện thái độ, hành vi như thế nào?
Gắn với câu hỏi thứ nhất, có thể đưa ra giả thuyết là các hình thức tín ngưỡng và
sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng đa dạng, gắn liền với ngư nghiệp. Mặt khác, ngư
dân ra khơi đánh bắt gặp rủi ro về bão tố, sóng gió, áp lực về thu nhập để nuôi sống bản
thân. Đồng thời, chủ ghe lại lo lắng về tài sản và nguồn vốn đầu tư cho mỗi chuyến ra
khơi. Họ dễ bị lỗ vốn, thậm chí ghe-tài sản lớn nhất của họ bị tịch thu khi vượt sang hải
phận nước khác. Một số chủ đại lý thu mua thủy hải sản lo về nguồn tiền đầu tư cho
ghe mà không thể thu hồi tồn bộ. Vì vậy, họ có các cách thể hiện niềm tin và cúng bái


4


khác nhau. Mặt khác, nhờ vào sinh hoạt tín ngưỡng đã tạo nên tính liên kết, thể hiện
đặc trưng văn hóa truyền thống, đồng thời là cách trao truyền giá trị truyền thống giữa
các thế hệ trong cộng đồng.
Với câu hỏi thứ hai, luận án tiên liệu rằng môi trường sinh thái, đặc biệt là qui
luật gió mùa hoạt động trên biển, tác động nhiều đến sinh hoạt tín ngưỡng của cộng
đồng, nhất là thời điểm tổ chức lễ hội của cộng đồng, cũng như tạo ra sự biến đổi trong
tín ngưỡng của họ hiện nay.
Liên quan đến câu hỏi thứ ba, dựa vào cách tiếp cận cấu trúc, có thể cho rằng hai
không gian cùng tồn tại song song khi người ta tham gia sinh hoạt tín ngưỡng là thiêng
và tục. Họ vừa có thể vừa cầu nguyện, bày tỏ niềm tin của mình đồng thời vừa vui chơi,
giải trí.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đây là luận án, một nghiên cứu thuộc về ngành dân tộc học. Vì vậy, trong q
trình khảo sát, chúng tơi vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative
research) để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu.
-Trước hết, chúng tôi thực hiện điền dã dân tộc học để ghi chép sinh hoạt văn
hóa, sinh tế, xã hội của cộng đồng. Đặc biệt, phương pháp này cịn có ý nghĩa cho việc
quan sát và tham dự sâu vào các hoạt động tín ngưỡng của người dân, nhất là khi họ tổ
chức lễ hội hay cúng bái cầu nguyện. Việc ghi chép lại để lưu giữ những sự kiện, hiện
tượng mà chúng tôi thấy được rất có ý nghĩa khi dùng để miêu thuật lại việc thực hành
tín ngưỡng của cộng đồng. Mặt khác, việc quan sát tham dự còn để nhận ra những hiện
tượng, những biểu tượng qua nghi lễ, đồng thời góp phần kiểm chứng thơng tin, tìm
hiểu sâu và khơi gợi các vấn đề thảo luận cho các cuộc phỏng vấn người dân.
- Thực hiện phỏng vấn sâu ở hai cộng đồng là phương pháp được chúng tơi sử
dụng. Trong đó, ưu tiên việc chọn mẫu theo nhóm đánh bắt trong cộng đồng gồm tài
công, ngư phủ, các chủ ghe cùng với những nghề nghiệp liên quan như các chủ đại lý
thu mua thủy hải sản, người bn bán tạp hóa, người làm nghề đóng ghe,… để tìm hiểu
mức độ tín ngưỡng của họ, tâm thế tham gia thực hành tín ngưỡng, những trải nghiệm
cá nhân. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn chọn mẫu theo yếu tố lứa tuổi gồm nhóm cao tuổi
và trẻ tuổi trong cộng đồng. Cách làm này sẽ tìm được những vị ngư dân cao tuổi hiểu



5

biết về nghề nghiệp, thực hành tín ngưỡng thường xuyên, am tường về lịch sử và văn
hóa cộng đồng, nắm bắt nhiều câu chuyện kể về thần linh, đồng thời lý giải nhiều biểu
hiện trong hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng. Mặt khác, những người trẻ tuổi sẽ có
quan điểm riêng của họ. Khi tham gia vào sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng, họ có quan
điểm và cách thể hiện riêng của bản thân, nhất là việc kế thừa công việc cúng tế tại các
cơ sở thờ tự. Đồng thời, chúng tôi cũng chú ý đến yếu tố giới khi lựa chọn đối tượng
phỏng vấn sâu. Trong tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng, nam giới là lực lượng chủ đạo đảm
trách việc tổ chức tại các lăng, miếu trong cộng đồng. Họ là chủ thể ra khơi đánh bắt
thủy hải sản. Tuy nhiên, nhiều người phụ nữ với vai trò là các chủ đại lý thu mua, chủ
ghe, thành viên trong các tổ chức thờ tự ở các lăng, miếu nên các thơng tin từ họ cung
cấp rất có giá trị. Những nội dung chính mà chúng tơi đặt ra trong các cuộc phỏng vấn
tập trung về thông tin nghề nghiệp bản thân, các tri thức của họ về cộng đồng, niềm tin
lẫn cách thể hiện niềm tin của họ vào thần linh, những rủi ro sinh kế thường xuyên xảy
ra, đặc biệt là nhận thức vị trí của mình mỗi khi tham gia vào khâu tổ chức các lễ hội
địa phương...
Ở cộng đồng ngư dân Sông Đốc, chúng tôi ưu tiên việc chọn lựa đối tượng
phỏng vấn trong nghề đánh bắt thủy hải sản có gốc gác hoặc định cư lâu năm ở địa
phương và một số chủ ghe An Thủy đến đây lưu trú. Họ đã có q trình cùng đánh bắt,
cùng tham gia sinh hoạt tín ngưỡng với nhau mà dễ thấy nhất là Lễ hội nghinh Ơng thị
trấn Sơng Đốc. Cho nên, qua phỏng vấn sâu họ sẽ cho thấy được q trình hội nhập,
tính liên kết và nhận diện ai là chủ thể sinh hoạt tín ngưỡng ở cộng đồng này.
- Các ghi chép ở thực địa (field notes) về địa bàn, các loại tôm cá sinh sống,
các phương thức đánh bắt thủy hải sản,… cung cấp nhiều tư liệu hữu ích cho luận
án. Vì vậy, những ghi chép từ những cuộc thảo luận nhóm thơng qua những cuộc trị
chuyện phi chính thức ở từng nhóm khác nhau trong cộng đồng (đại diện chính quyền,
đại diện các ban khánh tiết, ban trị sự, ban quản trị, hội miếu và có cả đại diện những

nghề nghiệp khác nhau,…) đã được triển khai và lưu giữ để tham khảo. Cách làm này
mang lại nhiều tư liệu sống động về lịch sử, văn hóa, quan hệ xã hội nghề nghiệp, hoạt
động sinh kế của từng cộng đồng.


6

Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp so sánh-đối chiếu để làm rõ
đặc điểm tín ngưỡng giữa hai cộng đồng nghiên cứu trên cơ sở đặc điểm tự nhiên và
sinh kế, tộc người, văn hóa. Ngồi ra, chúng tôi nhận thức rằng, việc lưu ý so sánh để
tìm ra những nét chung giống nhau và khác nhau giữa đặc điểm tín ngưỡng của hai địa
bàn nghiên cứu so với các địa bàn ven biển khác ở Nam bộ là một vấn đề cần lưu tâm.
Đặc biệt trong q trình viết luận án, chúng tơi cịn vận dụng thêm quan điểm
emic (quan điểm của người trong cuộc) và etic (quan điểm người ngồi cuộc) để
trình bày nội dung luận án. Bên cạnh đó, thực hiện quan điểm này nhằm hướng đến
mục đích minh chứng cho tính khách quan, trung thực về các nhận định mà chúng
tôi đưa ra.
6. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian
Vùng ven biển ĐBSCL trải dài qua địa bàn bảy tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên
cứu quá rộng, nhất là đặc trưng của mỗi cộng đồng khác nhau, nên chúng tôi lựa
chọn địa bàn khảo sát cho luận án này là xã An Thủy (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)
và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Chọn hai địa bàn này do
bởi:
Đây là hai địa bàn có cộng đồng ngư dân đánh bắt qui mơ lớn thuộc loại hình
bãi dọc (ven bờ, nằm sâu trong đất liền), khác với loại hình bãi ngang (nằm sát bờ
biển). Ở ĐBSCL, đặc trưng nổi bật của các cộng đồng ngư dân đánh bắt ven bờ nơi
này thuộc loại hình bãi dọc, gần các cửa sơng lớn để ghe tàu ra vào, neo đậu. Họ đã
có truyền thống đánh bắt thủy hải sản từ ven bờ trước năm 1975. Hiện tại, ngư dân

đã tiến ra khơi xa đánh bắt với nhiều ghe tàu được trang bị cơ sở vật chất hiện đại.
Đánh bắt thủy hải sản là sinh kế chính, giữ vị trí quan trọng đối với tồn bộ đời sống
kinh tế-xã hội của hai cộng đồng này.
Cũng như các cộng đồng ngư dân khác trên địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, cộng đồng ngư dân An Thủy nằm về phía đơng
nam của biển Đơng, trong khi đó thị trấn Sơng Đốc nối liền với vùng biển Tây Nam
và vịnh Thái Lan. Tuy cùng thuộc biển Đông, nhưng hai vùng biển này có sự khác


7

biệt về qui luật gió mùa hoạt động, nguồn lợi thủy hải sản, qui luật thủy triều…nên
dẫn đến những khác biệt trong hoạt động khai thác thủy hải sản. Vì thế, việc chọn
hai cộng đồng ngư dân An Thủy, Sông Đốc nghiên cứu cịn mang tính đại diện cho
ngư dân ở hai vùng biển này.
Đặc biệt, vì lý do sinh kế và xu hướng tìm kiếm mơi trường đánh bắt dồi dào
sản lượng hải sản lẫn sự an toàn cho ghe tàu, nên hơn 10 năm qua, có nhiều ghe
đánh bắt của ngư dân An Thủy chuyển sang khai thác hẳn trên vùng biển Tây Nam.
Họ chọn cửa sơng Ơng Đốc để lưu trú, làm nơi ghe tàu ra vào, bn bán lượng thủy
hải sản đánh bắt được. Vì vậy, các chủ ghe này đã tích cực tham gia vào các lễ hội
địa phương. Bên cạnh đó, mỗi khi các lăng miếu ở An Thủy diễn ra lễ hội, các chủ
ghe quay trở về địa phương để cúng bái cũng như thông báo cho các chủ đại lý thu
mua thủy hải sản lẫn chủ ghe của thị trấn Sông Đốc để cùng tham dự. Vì thế, giữa
hai cộng đồng này có mối liên kết chặt chẽ. Tất cả cùng bày tỏ niềm tin tưởng cũng
như thực hành tín ngưỡng để đáp ứng nhu cầu thiết thực, quan trọng của họ, đó là
cần một chỗ dựa tinh thần trước những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra trong hoạt động
đánh bắt thủy hải sản.
Đặc biệt, việc thực hành tín ngưỡng giữa hai cộng đồng này có nhiều sự khác
biệt bởi các yếu tố môi trường sinh thái tự nhiên, cấu trúc kinh tế, phương thức khai
thác hải sản và kể cả phương diện lịch sử. Vì vậy, qua thực tiễn nghiên cứu sẽ nhận

thức rõ hơn điều này. Đồng thời, đây là nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt
trong thực hành tín ngưỡng giữa hai cộng đồng ngư dân này. Qua đó cịn góp phần
tạo nên tính đa dạng hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển ĐBSCL
hiện nay.
* Phạm vi thời gian
Từ năm 2014 đến năm 2017 là quãng thời gian người viết tiến hành thâm
nhập cộng đồng, khảo sát điền dã, phỏng vấn sâu ở xã An Thủy, thị trấn Sông Đốc
để thu thập dữ liệu nghiên cứu phục vụ luận án. Tuy nhiên, các loại hình tín ngưỡng,
sinh hoạt tín ngưỡng được nghiên cứu trong phạm vi thời gian là tiến trình lịch sử
hỉnh thành và phát triển của hai cộng đồng này.


8

Dựa trên những dữ liệu này, nghiên cứu tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân
An Thủy, Sông Đốc nhằm hiểu về chức năng, vai trị, tác động của nó đối với đời
sống cộng đồng hiện nay.
7. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án này có những đóng góp như sau:
- Trên cơ sở dữ liệu khảo sát, điều tra, nghiên cứu tại hai cộng đồng. luận án
sẽ trình bày hệ thống, đầy đủ các hình thức tín ngưỡng lẫn những sinh hoạt tín
ngưỡng liên quan của họ. Cho nên, đây là cơ sở cho việc tiếp cận một cách cụ thể,
góp phần giới thiệu đầy đủ, tồn diện bức tranh tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân
ven biển ĐBSCL.
- Không chỉ dừng lại ở phạm vi khảo tả, luận án cịn phân tích những động
thái cụ thể, trực tiếp dẫn đến việc hình thành, gia tăng thực hành tín ngưỡng của
cộng đồng ngư dân An Thủy, Sơng Đốc. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng với đặc điểm
sinh kế, môi trường sinh thái, nguồn gốc lịch sử và quan hệ tộc người được quan
tâm xem xét, là tiền đề chính giúp nhận diện các đặc điểm nổi bật của tín ngưỡng
cộng đồng. Đồng thời, điều này góp phần làm sáng tỏ hơn những lý thuyết nhân học

khi được vận dụng nghiên cứu. Đây là hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tín
ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển ĐBSCL hiện nay.
- Luận án nhận diện một số xu hướng biến đổi của tín ngưỡng ở hai trường
hợp được chọn nghiên cứu trong đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng hiện nay.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, chú thích, nội dung chính
của luận án được phân chia bố cục thành ba chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên
cứu. Nội dung của chương này trình bày các vấn đề liên quan đến tình hình nghiên
cứu, những khái niệm cũng như quan điểm tiếp cận, lý thuyết nghiên cứu, tổng quan
về hai cộng đồng được chọn nghiên cứu.
- Chương 2: Các hình thức tín ngưỡng và sinh hoạt tín ngưỡng của cộng
đồng ngư dân. Nội dung của chương này giới thiệu về niềm tin, việc thờ cúng Cá


9

Ông, thờ Mẫu và vong linh người mất trên biển thông qua các đặc trưng cụ thể cũng
như những thực hành của cộng đồng như cơ sở thờ tự, lễ hội, văn hóa nghệ thuật.
- Chương 3: Tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân: Chức năng và đặc điểm.
Nội dung chương này tập trung phân tích chức năng tâm lý và chức năng xã hội của
tín ngưỡng, nhận diện những đặc điểm nổi bật cũng như một số xu hướng biến đổi
hiện nay của tín ngưỡng trong cộng đồng


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
* Các nghiên cứu về cộng đồng ngư dân
Nhiều quyển sách giới thiệu về cộng đồng ngư dân nhiều nơi trên thế giới đã
được nhiều nhà nhân học nước ngoài công bố. Đầu tiên, không thể không nhắc đến
quyển Argonauts of Western Pacific (Những người hùng của Tây Thái Bình Dương)
được xuất bản năm 1922 bởi nhà nhân học Malinowski. Nội dung của sách được
trình bày dưới dạng dân tộc chí, nổi bật là việc miêu tả những phong tục, nghi lễ và
phân tích biểu tượng văn hóa lẫn cấu trúc xã hội của cư dân đảo Trobriand thuộc về
phía Bắc của đảo New Guinea. Bên cạnh đó, Cynthia Chou xuất bản cơng trình
Những người du cư trên biển Indonesia: Tiền bạc, ma thuật và sự sợ hãi của Orang
Suku Laut (Indonesian sea Nomands: Money, magic and fear of the Orang Suku
Laut) vào năm 2003. Tác giả nghiên cứu tộc người Orang Suku Laut ở quần đảo
Riau. Trọng tâm của nghiên cứu này, dựa trên các dữ liệu nhân học thu thập được,
chỉ ra biểu tượng của tiền bạc và ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến các mối quan hệ
xã hội. Đồng thời, tác giả nhìn nhận ma thuật giữ vai trò quan trọng trong đời sống
tinh thần của họ nhằm giảm thiểu nỗi sợ hãi. Sâu xa hơn, Orang Suku Laut nhìn
nhận họ là người Mã Lai. Tuy nhiên, sự tương tác giữa họ với những người tự gọi
mình là người Mã Lai được đặc trưng bởi sự sợ hãi của ma thuật và phép thuật có
hại. Người du cư trên biển Orang Suku Laut tin rằng Qur’ran có chứa yếu tố ma
thuật đen. Trong khi đó, những người Mã Lai định cư xem người du cư trên biển là
nguy hiểm. lạc hậu và dơ bẩn. Ngoài ra, về lĩnh vực nhân học biển, chúng tôi tiếp
cận sách Những người sống trên biển: Nghiên cứu Nhân học biển (Those who live
from the sea: Study in Maritime Anthropology) do Estellie M.Smith tập hợp xuất
bản ở Mỹ năm 1980. Đây là một tuyển tập cung cấp những dữ liệu dân tộc học về
cộng đồng nghề cá ở châu Mỹ như Canada, Venezuela, Mỹ, Ecuador,… Chủ đề nổi


11

bật của sách phân tích nguồn gốc cộng đồng, kinh tế và tác động sinh thái cũng như

sự phát triển, thay đổi xã hội liên tục của ngư dân bản địa.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cộng đồng ngư dân nói chung cũng như văn
hóa nói riêng thật phong phú, bao gồm nhiều tỉnh, thành giáp biển từ miền Bắc đến
miền Trung và miền Nam. Cho nên, đây là hệ thống tư liệu mang giá trị khoa học
cao về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Đó là các cơng trình tiêu biểu như: Văn
hóa dân gian làng ven biển (Ngơ Đức Thịnh chủ biên) (2000), Văn hóa dân gian
các làng biển Bình Trị Thiên (Trần Hồng) (2018), Văn hóa dân gian của cư dân
ven biển Quảng Ngãi (Nguyễn Đăng Vũ) (2017),…Tuy nhiên, có thể giới thiệu các
nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
- Quyển sách Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam (2002) của Nguyễn Duy Thiệu
đã giới thiệu một cách tổng thể về quá trình hình thành, phát triển các nhóm ngư
dân ở nước ta và đối tượng được đề cập là các cộng đồng ngư dân chuyên nghiệp
tức là những người lấy hoạt động ngư nghiệp làm nguồn sống duy nhất hoặc chủ
yếu cho gia đình mình. Đặc biệt, trong sách này đề cập đến tổ chức xã hội nghề
nghiệp, văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng ngư dân cũng được phân tích rõ
qua một số cộng đồng cụ thể. Môi trường và sinh kế, tổ chức xã hội, nghề nghiệp là
những nội dung mấu chốt được tác giả triển khai xuyên suốt công trình.
- Quyển Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam bộ do Trần Hồng Liên (chủ biên)
(2004) là một nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn. Đây là một một nghiên cứu dân tộc
học theo phương pháp nghiên cứu trường hợp hai cộng đồng ngư dân Phước Tỉnh
(huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và Vàm Láng (huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh
Tiền Giang). Những phương diện của cộng đồng đã được nhóm nghiên cứu phân
tích khá rõ như q trình hình thành và phát triển, đời sống kinh tế và xã hội, sinh
hoạt văn hóa của ngư dân bản địa. Nghiên cứu cũng làm rõ được mối quan hệ giữa
môi trường tự nhiên vùng ven biển với nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, văn
hóa của ngư dân địa phương.
- Quyển sách Đời sống xã hội-kinh tế văn hóa của ngư dân và cư dân ven
biển Nam bộ ra mắt năm 2014 của Phan Thị Yến Tuyết là một công trình quan
trọng, có giá trị khoa học lẫn thực tiễn trong nghiên cứu cộng đồng ngư dân, cư dân



12

ven biển Nam bộ dưới góc nhìn Nhân học biển (Maritime Anthropology). Vì vậy,
những hướng tiếp cận nhân học biển hiện nay trên thế giới được người viết trình bày
khá chi tiết. Đồng thời, tác giả đã cho người đọc một cái nhìn khá tồn diện về mơi
trường tự nhiên cũng như diện mạo, đặc điểm chính về kinh tế, xã hội và văn hóa
của các cộng đồng ngư dân và cư dân sinh sống ở vùng ven biển, hải đảo của chín
tỉnh, thành Nam bộ. Các lý thuyết sinh thái học văn hóa, lý thuyết chức năng được
tác giả vận dụng nghiên cứu để làm sáng tỏ những chủ đề chính của quyển sách. Vì
vậy, những đúc kết quan trọng về đời sống kinh tế-xã hội-văn hóa của các cộng
đồng ngư dân và cư dân Nam bộ rất có ý nghĩa tham khảo. Đó là sự sáng tạo và
đương đầu ra khơi đánh bắt, dám đối mặt với nhiều rủi ro của họ để bám biển, đem
lại sự phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương. Mặt khác, những thách thức nảy sinh
trong hoạt động sinh kế của họ đã được tác giả nêu ra và phân tích thấu đáo.
- Đặc biệt, Phạm Thanh Duy đã hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2013 tại Đại
học Hải Dương Tokyo (Nhật Bản) Những vấn đề xã hội-văn hóa và sự phát triển ở
một cộng đồng ngư dân miền Nam Việt Nam: Trường hợp tại cộng đồng Sông Đốc,
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau (Socio-cultural issue and development in a
fishing community of southern Vietnam: A case stuydy of Song Doc communityin
Tran Van Thoi district, Ca mau province). Tác giả nhận định Sông Đốc là một cộng
đồng ngư dân lớn và thu hút khá nhiều người dân từ nơi khác đến vì có hoạt động
kinh tế biển phát triển. Tuy nhiên, luận án cịn cho biết có nhiều vấn đề xã hội đang
trở thành sự quan tâm của cộng đồng, đó là tội phạm, ma túy, đời sống gia đình
cũng như việc giáo dục trẻ em…Đó là chưa kể đến sự hủy hoại môi trường biển dẫn
đến nguồn cá bị cạn kiệt, sẽ có tác động khơng nhỏ đến sự phát triển nghề cá tại đây.
Cho nên, sự phát triển kinh tế trong thời gian qua vẫn chưa đảm bảo tính ổn định,
ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống văn hóa-xã hội của người dân địa phương. Luận
án này đã góp một cái nhìn về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã
hội cũng như sự phát triển bền vững của cộng đồng này trong thời gian tiếp theo.

Nhìn chung, qua một số tài liệu nghiên cứu trong, ngoài nước về cộng đồng
ngư dân giúp cho luận án kế thừa việc tiếp cận, nghiên cứu cộng đồng cần chú trọng
đến các nhân tố môi trường sinh thái, văn hóa-xã hội, nhất là sinh kế tác động đến


13

việc hình thành nên diện mạo, đặc điểm mỗi cộng đồng. Ngoài ra, các nghiên cứu
này nhấn mạnh tầm quan trọng của nghề đánh bắt hải sản-sinh kế chủ đạo của cộng
đồng. Mặt khác, qua hầu hết các cơng trình nghiên cứu đã công bố cho thấy hai
cộng đồng ngư dân An Thủy, Sông Đốc cần được nghiên cứu một cách tổng thể,
đầy đủ hơn nữa.
* Các cơng trình liên quan đến lý thuyết nhân học
Bộ Từ điển Nhân học (The Dictionary of Anthropology) (hai tập) của Thomas
Barfield (1998) đã ghi nhận tên tuổi, sự nghiệp của các nhà nhân học thuộc trường
phái cấu trúc, chức năng cũng như sinh thái học văn hóa như Claude Levi Strauss,
Bronislaw Malinowski, Arthur Reginald Radcliffe Brown, Julien Steward,… Điều
quan tâm nhất là trong cơng trình này các luận điểm khoa học của các trường phái
được tóm lược ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được
những kiến thức chính cũng như các luận điểm cơ bản của các lý thuyết.
Quyển Nhập môn lý thuyết nhân học (An Introdution to theory in
Anthropology) (2007) của Robert Layton được tham khảo. Trong quyển sách này,
cần quan tâm đến phần trình bày về hai trường phái lý thuyết chức năng và cấu trúc.
Trong hai chương này, tác giả đã giới thiệu tổng thể về hai hệ thống lý thuyết cũng
như diễn giải, dẫn chứng và đưa ra những phê phán thuyết phục để người đọc có thể
nhận biết một cách đầy đủ về ưu và khuyết điểm của hai trường phái lý thuyết này.
Sách Những vấn đề Nhân học tôn giáo (2006) do Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam thực hiện có trích bài “Ma thuật, khoa học và tơn giáo” của nhà nhân học
Bronislaw Malinowski. Bài viết này cho thấy rõ về các luận điểm chức năng tâm lý
của tín ngưỡng, tôn giáo mà ông khởi xướng qua nghiên cứu trường hợp cư dân đảo

Trobriand.
Tương tự, với lý thuyết chức năng xã hội, sách Cấu trúc và chức năng trong
xã hội nguyên thủy (Structure and funtion in primitive society) (1965)

của

A.R.Radcliffe-Brown trình bày tồn bộ những quan điểm chính của ơng về khuynh
hướng chức năng xã hội. Tác giả đã phân tích chức năng xã hội của các tập tục, nghi
lễ. Vì vậy, điều này rất cần thiết cho tác giả luận án kế thừa quan điểm để triển khai
nghiên cứu.


14

Ngô Thị Phương Lan đã tổng thuật những quan điểm cơ bản của thuyết sinh
thái học văn hóa qua bài viết “Thuyết sinh thái văn hóa và nghiên cứu văn hóa ở
Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (6/2016).
Tác giả nhấn mạnh đến thuyết sinh thái học văn hóa chính là nhằm lý giải các sự sắp
xếp của con người dựa trên sự thích nghi với mơi trường sinh thái. Với trường hợp
Julian Steward, lõi hay hạt nhân văn hóa mà ơng đưa ra bao gồm các dạng thức
chính trị, xã hội và tơn giáo có mối quan hệ chặt chẽ với sự sắp xếp kinh tế. Đặc
biệt, thích nghi và phương pháp khai thác môi trường là hai nội dung quan trọng của
sinh thái học văn hóa được bài báo này chỉ rõ.
Mặt khác, trong các cơng trình liên quan đến tín ngưỡng, nghi lễ được xuất
bản ở nước ngồi, chúng tơi tham khảo sách Nghi lễ và tín ngưỡng những bài đọc
trong Nhân học tôn giáo (Ritual and belief readings in the Anthropology of
Religion) được xuất bản 1999 bởi David Hicks. Quyển sách này tập hợp các bài
nghiên cứu của các nhà nhân học nổi tiếng trên thế giới như: Tylor, Durkheim,
Malinowski, Frazer, Max Weber,…xoay quanh mười một chủ đề chính. Chúng tơi
quan tâm đến các bài viết thuộc hai chủ đề nghi lễ và môi trường tự nhiên, tiêu biểu

có: Những biểu tượng nghi lễ, đạo đức và cấu trúc xã hội của người Ndembu của
Victor Turner, Nghi lễ của Edmund R.Lead, Qui tắc nghi lễ của những quan hệ mơi
trường của người New Guinea.
Như vậy, các cơng trình này đã giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện luận án
trên phương diện tiếp cận những lý thuyết được vận dụng nghiên cứu, giúp trả lời
những câu hỏi nghiên cứu mà luận án đặt ra.
* Các cơng trình nghiên cứu về tín ngưỡng của ngư dân vùng biển ở Việt
Nam nói chung cũng như ở Nam bộ và ĐBSCL nói riêng
Cho đến nay, việc nghiên cứu về tín ngưỡng ngư dân vùng biển đã có nhiều
cơng trình của các nhà nghiên cứu trong nước xuất bản. Tiêu biểu có thể kể đến
như: Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hịa của Lê Quang Nghiêm (1970), Về tín
ngưỡng và lễ hội cổ truyền của Ngơ Đức Thịnh (2007), Tín ngưỡng dân gian những
góc nhìn (2014), Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Nam bộ (2015) của Nguyễn Thanh
Lợi, Luận án tiến sĩ Tơn giáo tín ngưỡng của cư dân vùng biển Bạc Liêu do Trương


15

Thu Trang thực hiện (2017), Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam Đà Nẵng của
Nguyễn Xuân Hương (2009), Tín ngưỡng dân gian Phú Quốc được thực hiện bởi
hai tác giả Nguyễn Bình Phương Thảo- Nguyễn Thanh Lợi (2016), Luận án tiến sĩ
Biến đổi tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng trong q trình đơ thị hóa của Lê
Thị Thu Hiền (2007)…Nhìn chung, những cơng trình này mang giá trị tham khảo về
mặt tư liệu, phương pháp tiếp cận cũng như những đánh giá, phân tích, lý giải về
nguồn gốc, thực trạng các loại hình tín ngưỡng được người dân vùng biển nước ta
thờ cúng. Tuy nhiên, không thể khơng nhắc đến các cơng trình tiêu biểu sau đây:
Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa của Lê Quang Nghiêm xuất bản vào
năm 1970. Đây là một công trình có giá trị về mặt tư liệu rất cao. Trong sách này,
tác giả giới thiệu các hình thức thờ cúng của ngư phủ Khánh Hịa trước kia, gồm có
Cá Ông, Thiên Y A Na, Bà Lường,…Theo Lê Quang Nghiêm, ngư dân thờ cúng

những vị thần này để cầu mong công việc đánh bắt được thuận lợi, sản lượng dồi
dào. Đồng thời, tác giả tập trung giới thiệu, phân tích tục thờ Cá Ông của ngư dân
địa phương, đồng thời cho rằng đây là một hình thức tín ngưỡng khơng thể thiếu
được, mang nhiều nét văn hóa đặc sắc của cư dân vạn chài, gắn liền với huyền thoại
và thể hiện sự dung hợp giữa tín ngưỡng với Nho giáo, Phật giáo. Nhận định này là
cơ sở để người viết tiếp thu, vận dụng nghiên cứu tín ngưỡng Cá Ơng ở địa bàn
khảo sát.
Nguyễn Thanh Lợi có nhiều bài viết, sách cơng bố liên quan đến tín ngưỡng
của người dân vùng biển từ miền Trung trở vào. Bằng tập hợp và xử lý nguồn tư
liệu có được, tác giả này đi sâu khảo sát nguồn gốc, cách thức thể hiện niềm tin của
ngư dân qua truyền thuyết, nơi thờ tự, lễ hội, phong tục liên quan đến tín ngưỡng Cá
Ơng, Thủy Long, Bà Cậu,… Đặc biệt, trong quyển sách Tín ngưỡng thờ Thủy thần ở
Nam bộ, Nguyễn Thanh Lợi đã giới thiệu nguồn gốc, phân tích các đặc điểm nổi bật
của tục thờ Cá Ông, Bà Cậu, Bà Phi Yến, Thủy Long, Đại Càn. Qua phân tích của
tác giả, có thể dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm các hình thức tín ngưỡng này
vừa mang tính chất kế thừa, tiếp nối tín ngưỡng cư dân miền Trung vừa biểu hiện
tính chất hỗn dung, sự nhập nhằng do đặc trưng của vùng đất Nam bộ. Nguyễn
Thanh Lợi đã chọn cách tiếp cận tổng thể khi nghiên cứu các hình thức tín ngưỡng


16

này, vì tác giả cho rằng tín ngưỡng thuộc văn hóa dân gian nên gắn với đặc tính
ngun hợp.
Sách Văn hóa dân gian làng ven biển do Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian
thực hiện năm 2000 là cơng trình tìm hiểu văn hóa các cộng đồng ngư dân ven biển
từ Bắc bộ đến Thừa Thiên-Huế. Trong đó, tín ngưỡng của các làng ven biển này
được giới thiệu với những biểu hiện phong phú, đa dạng qua nghi lễ, kiêng kỵ,
truyền thuyết, cơ sở thờ tự. Điều này góp phần cho thấy làng ven biển- một khơng
gian văn hóa, nơi mà con người biết cách tồn tại, phát triển trong điều kiện mơi sinh

vùng ven biển vốn có nhiều nét riêng biệt, độc đáo.
Quyển sách Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa-Vũng Tàu (2004) của hai
tác giả Phan An & Đinh Văn Hạnh thực hiện cho thấy lễ hội giữ một vị trí quan
trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, giúp họ ổn định và phát triển, nhất là khi
vươn ra biển khơi cũng như có nhiều thay đổi để phù hợp nhu cầu cuộc sống. Mặt
khác, quyển sách miêu tả chi tiết về các lễ hội ở địa bàn ven biển của Bà Rịa-Vũng
Tàu. Cho nên, sách này mang đến người đọc nhiều tư liệu dân tộc học về tín
ngưỡng, lễ hội ở địa phương.
Tác giả Phan Thị Yến Tuyết đã khái quát bức tranh tín ngưỡng của các cộng
đồng ngư dân và cư dân vùng biển Nam bộ trong quyển sách Đời sống xã hội-kinh
tế văn hóa của ngư dân và cư dân ven biển Nam bộ (2014). Theo tác giả này, hoạt
động tín ngưỡng của ngư dân ven biển Nam bộ gồm có: Tín ngưỡng thờ cúng các
anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng Cá Ơng, tín ngưỡng thờ Mẫu và nữ thần (Bà
Chúa Xứ, Bà - Cậu, Bà Chúa Hòn, Thủy Long Thánh Mẫu, Bà Chúa Thượng, Quán
Thế Âm Bồ tát, Thiên Hậu Thánh Mẫu,…). Dựa trên thuyết chức năng và sinh thái
học văn hóa, tác giả bước đầu lý giải bản chất hành vi tín ngưỡng của ngư dân, đó là
nhằm gia tăng sức mạnh, tăng cường nhận thức của cộng đồng, thể hiện sự cộng
cảm, là “chất keo” gắn kết cộng đồng, đồng thời mang dấu ấn hoạt động sinh kế của
họ. Mặt khác, khi trình bày về tín ngưỡng thờ Mẫu, tác giả quan tâm đến việc truy
nguyên nguồn gốc. Trường hợp Thiên Y A Na trong mối quan hệ với Bà Chúa Xứ,
Bà Cậu, Bà Chúa Hòn, Hậu Thổ Phu Nhân được ngư dân ven biển Nam bộ thờ
phụng.


17

Như vậy, bên cạnh việc giới thiệu nguồn gốc của các hình thức tín ngưỡng,
các nhà nghiên cứu đã giới thiệu đặc trưng, bản chất của tín ngưỡng trong mối quan
hệ với ngư nghiệp. Ngoài ra, với cách tiếp cận hệ thống, các hình thái tín ngưỡng
này khơng chỉ dừng lại ở niềm tin mà cịn có cả các hình thức gắn liền với nó như lễ

hội, diễn xướng dân gian, cơ sở thờ tự. Cho nên, cách tiếp cận này được tác giả luận
án kế thừa, vận dụng nghiên cứu vào từng loại hình tín ngưỡng của cộng đồng ngư
dân An Thủy và Sơng Đốc. Bên cạnh đó, chức năng của tín ngưỡng đối với ngư dân
cũng được đề cập. Đây là cơ sở tạo ra tâm lý bình an, cố kết nội bộ cộng đồng vốn
dĩ thường xuyên đối mặt với các rủi ro, bất trắc trong hoạt động sinh kế. Luận điểm
quan trọng này được tác giả luận án vận dụng trong việc tìm hiểu, lý giải và phân
tích chức năng của tín ngưỡng trong đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng ngư
dân An Thủy, Sơng Đốc hiện nay.
* Các cơng trình đề cập đến tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân xã An
Thủy và thị trấn Sông Đốc
Luận án cần kế thừa những nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng của cộng
đồng ngư dân An Thủy và Sông Đốc trước nay, nhất là thu thập dữ liệu làm cơ sở
tìm hiểu, phân tích, đánh giá. Cho nên, các cơng trình: Sách Tỉnh Bến Tre trong lịch
sử Việt Nam (từ 1757 đến 1945) của Nguyễn Duy Oanh (2017), Địa chí Bến Tre do
Thạch Phương-Đồn Tứ (chủ biên) (2001), Văn hóa dân gian Nam bộ những phác
thảo của Nguyễn Phương Thảo (1997), Cà Mau xưa của Huỳnh Minh-Nghê Văn
Lương (2003), Đơi nét phác thảo văn hóa dân gian Cà Mau-một ấn phẩm của Hội
Văn học nghệ thuật Cà Mau xuất bản năm 2008 rất có ý nghĩa cho luận án này kế
thừa, nghiên cứu ở góc độ tư liệu lẫn ý kiến đánh giá. Tuy nhiên, khảo tả, phân tích
trực tiếp về hoạt động tín ngưỡng của hai cộng đồng ngư dân này, chúng tôi quan
tâm đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Luận án tiến sĩ Miếu, lăng, cung thờ ở Cà
Mau tín ngưỡng và giá trị nhân văn của Phan Văn Tú (2008). Tác giả luận án có đề
cập đến tín ngưỡng thờ Cá Ông và thờ Mẫu ở Sông Đốc trên phương diện nguồn
gốc hình thành và sinh hoạt tâm linh. Bên cạnh đó, luận văn thạc sĩ Văn hóa tín
ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển Bến Tre của Dương Hoàng Lộc (2009) và
một số bài viết liên quan như: Tín ngưỡng thờ Bà Thủy của cộng đồng ngư dân An


18


Thủy trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian (số 2/2010), bài viết Tìm hiểu tín ngưỡng
thờ Mẫu của cộng đồng ngư dân An Thủy-huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong Kỷ yếu
Hội thảo Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ-bản sắc và giá trị (tháng 4/2014), Tín
ngưỡng Thiên Hậu Thánh Mẫu của ngư dân thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn
Thời, tỉnh Cà Mau) trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu thực hành
tín ngưỡng trong xã hội đương đại (trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu) (2016). Những
nghiên cứu này, không chỉ dừng lại trên phương diện cung cấp tư liệu mà còn đề cập
đến chức năng đáp ứng nhu cầu trấn an tâm lý cho ngư dân cũng như việc kết nối
cộng đồng. Một bài viết khác của tác giả này: Lễ hội nghinh Ông ở Sơng Đốc-một
di sản văn hóa phi vật thể cần phát huy giá trị trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Văn
hóa dân gian với vấn đề biển đảo (2017) đã phân tích lễ hội nghinh Ơng dưới góc
nhìn di sản văn hóa để nêu bật vị trí, vai trị của lễ hội địa phương đối với cộng đồng
với ý nghĩa cần phải bảo tồn, phát huy giá trị của nó trong điều kiện hiện nay, nhất
là củng cố niềm tin cho ngư dân ra khơi bám biển. Trong bài viết Giao thoa văn hóa
Việt-Hoa qua các cơ sở thờ tự của cộng đồng tại thị trấn Sông Đốc in trong Kỷ yếu
Hội thảo quốc tế Văn hóa dân gian và giao lưu xun văn hóa ở Đơng Á (2017), tác
giả Dương Hoàng Lộc tiếp cận ở phương diện mối quan hệ giữa hai tộc người Việt,
Hoa trên địa bàn thị trấn Sơng Đốc qua dấu ấn giao lưu văn hóa tại các cơ sở thờ tự
ở đây. Tác giả đi đến kết luận: Nhờ vào quá trình cùng tham gia khai thác, tiêu thụ
nguồn lợi hải sản đã tạo điều kiện cho hai tộc người không ngừng tiếp xúc, học hỏi
và trao đổi các giá trị văn hóa tinh thần qua thời gian. Vì vậy, gợi mở này của tác giả
cần tham khảo để tiếp tục nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ đặc điểm tín ngưỡng của
ngư dân địa phương. Bên cạnh đó, trong Kỷ yếu Hội thảo Tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Nam bộ-bản sắc và giá trị (tháng 4/2014), bài viết Tín ngưỡng thờ Nữ thần ở huyện
ven biển Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau-dưới góc nhìn văn hóa biển do Bùi Thị Hoa
thực hiện cũng cần đề cập ở đây. Qua thống kê các cơ sở thờ tự dân gian tại huyện
Trần Văn Thời, tác giả cho biết: Thị trấn Sơng Đốc có tổng cộng năm cơ sở thờ tự
thì đến bốn cơ sở gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Tác giả đã khảo sát cụ thể và dẫn
chứng nhiều tư liệu về sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, Bà Thủy, Thiên Hậu của
người dân tại đây. Bùi Thị Hoa nhận định các sinh hoạt tín ngưỡng này bị tác động,



19

chi phối bởi môi trường sông nước, kênh rạch như một đặc điểm nổi bật của tín
ngưỡng địa phương.
Tóm lại, qua tham khảo các tài liệu trên, tác giả luận án rút ra nhận xét rằng
các loại hình cũng như sinh hoạt tín ngưỡng ở hai cộng đồng ngư dân An Thủy và
Sông Đốc cần được tiếp tục nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện hơn nữa. Thiết
nghĩ, các nghiên cứu này, ở phạm vi một bài viết, nên nội dung chỉ ở mức độ riêng
rẽ từng hình thức, từng sinh hoạt tín ngưỡng hoặc ở một hướng tiếp cận nào đó. Tuy
nhiên, cũng cần nói rằng, những tư liệu ở các bài viết cung cấp thì quan trọng, mang
tính tiền để luận án kế thừa và tiếp tục đi sâu tìm hiểu. Tuy có đề cập đến các chức
năng cũng như đặc điểm của tín ngưỡng ở hai cộng đồng này nhưng các tác giả chỉ
đề cập mức độ đơn giản, chưa đi sâu phân tích, nhất là gắn với hoạt động khai thác
và tiêu thụ nguồn tôm cá đánh bắt được. Vì thế, đây là vấn đề mà tác giả tiếp tục
triển khai nghiên cứu trong luận án này.
Nhìn chung, qua tổng hợp và đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến
luận án này, có thể đi đến những kết luận sau:
- Bức tranh về cộng đồng ngư dân ven biển ở nước ta đã được giới thiệu một
cách tương đối cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, sinh hoạt tín ngưỡng của họ khơng chỉ
dừng lại miêu thuật mà còn được một số nhà nghiên cứu phân tích, lý giải dưới
nhiều góc độ khác nhau nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, giá trị, chức năng lẫn ý nghĩa
đối với đời sống cộng đồng. Đây là những nội dung quan trọng, có tính khoa học mà
tác giả luận án cần vận dụng vào nghiên cứu tại địa bàn khảo sát.
- Như đã trình bày, mặc dù đã có một số nghiên cứu bằng các bài viết hội
thảo, bài báo đăng trên các tạp chí, thế nhưng việc triển khai nghiên cứu tồn diện
tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân An Thủy, Sông Đốc rất cần thiết. Đặc biệt,
thông qua các lý thuyết nhân học để làm nền tảng phân tích các chức năng, đặc điểm
của tín ngưỡng trong đời sống của cộng đồng. Đó là điều mà các nghiên cứu trước

đây chưa thực hiện hoặc chỉ mới đề cập bước đầu.


×