Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Xe tăng M1 Abrams pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.31 KB, 5 trang )

Xe tăng Mỹ M1 Abrams
M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ sản xuất năm
1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Biến thể M1A1 được sản xuất từ 1985 có khối
lượng chiến đấu 57,2t; tốc độ lớn nhất 72 km/h; vỏ được tăng cường lớp hợp kim có
thành phần uran nghèo ... Trên cơ sở M1, đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng M60A1, xe
tăng phá mìn TMMCR, xe sửa chữa, cứu kéo ARV-90... Các xe M1 (-1A1) đã được sử
dụng trong chiến tranh vùng vịnh 1991 và đang được suất khẩu sang nhiều nước khác.
Xe tăng M1
Xe tăng bắc cầu M60A1 (Armored Vehicle Launched Bridge)
Đặc tính kỹ thuật
Giáp cho M1 được phát triển từ lớp giáp Chobham của người Anh- một tổ hợp sắp xếp
bao gồm các tấm kim loại, gốm và các khối rỗng. Đạn Sabot hoặc đạn Heat có thể xuyên
qua ngoài lớp giáp nhưng không thể xuyên vào trong gây thiệt hại cho kíp lái. Các vật
liệu gốm có khả năng hấp thụ nhiệt của vụ nổ và chịu được lực tác động vật lý. Phần còn
lại của khí nóng và mảnh vỡ kim loại sẽ được hấp thu vào các túi rỗng. Phiên bản Tank
M1 còn được gia cường thêm lớp Uranium nghèo giúp tăng cường khả năng bảo vệ.
Mặt giáp thường được bố trí nghiên để tăng chiều dày mà đạn phải xuyên thấu
Đạn được chứa trong các ngăn bọc giáp, nếu bị nổ thì các vách ngăn sẽ giúp bảo vệ an
toàn kíp lại hoặc ngăn vụ nổ phá hủy hoàn toàn chiếc tank. Một hệ thống kiếm soát số sẽ
ngăn chận bất cứ vụ gây cháy nào xảy ra bên trong chiếc tank.
Lái xe quan sát bằng ba kính tiềm vọng (còn được gọi là tầm nhìn khối). Đối với các hoạt
động ban đêm, lái xe dùng cảm biến đêm thay cho kính tiềm vọng. Ngoài còn có thể lái
tự động thông qua bảng điều khiển, được gọi là trình điều khiển tích hợp (DID). Màn
hình điều khiển còn cung cấp dữ liệu hành trình, cũng như các thông tin về tốc độ, nhiên
liệu và hiệu suất của động cơ.
Buồng lái và màn hình điều khiển của M1
M1 được trang bị hệ thống lọc khí để chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học
hay sinh học. M1 có hai hệ thống phóng lựu đạn khói về mọi hướng. Ngoài ra kíp lái
cũng có thể chuyển một ít nhiên liệu thành một đám mây khói ngụy trang dầy đặc.
Một chiếc M1 đang phun khói ngụy trang
Động cơ tuabin khí; công suất 1,100kw (1,500 hp); khả năng leo dốc 30 độ; vách đứng


1,24 m; hào rộng 2,77 m; lội nước sâu 1,22 m (không có thiết bị lội ngầm). Tốc độ lớn
nhất 72,4km/h; tầm họat động 500 km.
Động cơ trang bị cho M1
Tất cả các M1 khi tham chiến được liên kết với nhau bởi mạng thông tin cơ giới nội bộ
(IVIS). Sử dụng IVIS, chỉ huy có thể theo dõi hoạt động của các tank, truyền tải các bản
đồ và chia sẻ thông tin về quân địch. Để giấu thông tin liên lạc, các tín hiệu radio đều
được mã hóa.
Liên lạc giữa M1 với máy bay qua mạng IVIS
M1 với sự kết hợp của hệ thống điều khiển-điện tử tân tiến của Mỹ-Nhật, lớp giáp chắc
chắn của Anh, tính cơ động của Đức cũng như hỏa lực mạnh theo lý thuyết xe tăng Nga
làm cho M1 gần như ko có đối thủ trong các cuộc đấu tank. Tuy nhiên, để M1 hoạt động
tốt, cần phải có sự hỗ trợ của các lực lượng khác, chẳng hạn không quân. Ngoài ra M1
còn đòi hỏi hệ thống hậu cần tốt. Công nghệ và vũ khí về tank thế giới sẽ đuổi kịp M1 với
sự ra đời của háng tá các loại tank khác. Trong khoa học quân sự sự ưu thế về công nghệ
của một thiết bị thường có tuổi thọ rất ngắn.

×