Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI VÀ QUY HỌACH ĐẾN NĂM 2020 CÁC CHỢ NHỎ Ở ĐÔ THỊ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.92 KB, 5 trang )

TỔ CHỨC, SẮP XẾP LẠI VÀ QUY HỌACH ĐẾN NĂM 2020 CÁC CHỢ NHỎ
Ở ĐÔ THỊ VÀ KHU TẬP TRUNG DÂN CƯ CỦA CÁC VÙNG NÔNG THÔN
VIỆT NAM, GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN LAO
ĐỘNG VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TS. Nguyễn Thị Lan
TT Nghi ên cứu kỹ thuật và QLMT

1. Tổng quan tình hình phân bố các chợ nhỏ của VN
Nguồn gốc sự hình thành các chợ, thường có ở đâu?:
Chợ là nơi trưng bầy hàng hoá, mua-bán hàng, là nơi, tập trung
người mua hàng và bán hàng. Nơi giao lưu đường thuỷ ở các khu vực có
nhiều sông, rạch như đồng bằng sông Cửu Long, nơi giao lưu cuả đường
thuỷ và đường bộ hoặc giao lưu đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc vận chuyển, bốc dỡ, hàng hoá. Chợ họp trên sông cũng có ở Cần
Thơ và một số nơi khác cuả miền Tây Nam bộ. Các chợ nhỏ trong báo
cáo này là những chợ như thế nào, quy mô bao nhiêu, phụ thuộc vào từng
điạ phương. Nhìn chung, các chợ này vẫn có tên chợ, đa số là các chợ tự
phát, ở gần các khu trung tâm cuả các chợ lớn. Trong khoảng 10 năm
gần đây, công nghiệp hoá phát triển, các nhà máy, các xí nghiệp có nhiều
công nhân nên khi tan ca họ cần mua sắm nhanh gọn và tiện ngay bên
đường nên các chợ tự phát họp ven đường cũng mọc lên khá nhiều.
Ngoài ra, các chợ tự hình thành trong các khu chung cư như chợ
Hoàng Hoa Thám ở quận Tân Bình, chợ không có tên mà gần bên đường
Hoàng Hoa Thám nên ngươì dân tự đặt tên cho dễ nhớ.
Thời gian họp chợ?
Họp chợ có thể theo ngày giờ quy định, theo phiên. Ví dụ ở nhiều
vùng nông thôn, chợ chỉ họp ngày chẵn, hoặc chỉ theo ngày lẻ, tính theo
âm lịch và chỉ tập trung họp vào buổi sáng. Ở trong các đô thị, chợ họp cả
ngày, buổi trưa nghỉ, buôn bán tập trung vào sáng sớm, chiều và cả buổi
tối. Các chợ này bán chủ yếu là hàng lương thực - thực phẩm, đồ gia
dụng, quần áo, trái cây, ăn uống, giải khát, …


Ai bán ở các chợ nhỏ và thường bán hàng gì?
Người bán là những người buôn bán nhỏ, họ chỉ rải bạt, để kệ bầy
hàng hoá, rất đơn giản. Tìm hiểu sơ bộ cho thấy những người bán ở các
chợ nhỏ trong các đô thị lớn đa số là ngươì di cư ở nơi khác đến. ở
Tp.HCM, khu vực Tân Bình có rất nhiều người từ Quảng Ngãi vào, ở
Bến Tre lên buôn bán, mở quán ăn uống, giải khát. Đa số họ là những
người nghèo.
Một số mặt hàng họ phải tự đi lấy về ở các chợ “đầu mối” hay tại
các “mối” bán sỉ về để bán lẻ hàng hóa. Có một số mặt hàng được người
khác mang đến “bỏ mối” hàng ngày theo giờ do 2 bên thỏa thuận và có
thể được thanh toán ngay hoặc thanh toán “gối đầu” 1 lô hàng.
Người mua là ai ở các chợ nhỏ ?
Họ là những ngươì ở gần chợ, trong phạm vi trung bình khoảng
500m đến 3.000m, thường khoảng vài trăm mét đến khỏang 1.000m. Họ
đi bộ hoặc đi xe đạp, xe honda hoặc có người chỏ xe honda. Khi chợ ít
người, họ vưà đi, vưà mang cả xe vào chợ để mua bán. Khi nào đông
người, họ mói gởi xe.
Người mua ngại vào chợ lớn vì sợ tốn thời gian và tiền gởi xe,
hoặc họ chỉ mua một ít hàng, trong đó chủ yếu là rau-củ,quả, cá thịt, v.v..
Những rủi ro: Nhiều người cho rằng mua ở đây hàng hóa có giá rẻ
vì người bán thì trốn thuế, tính nhân công rẻ, nhưng có nhiều yêu stố tiêu
cực như thường cân thiếu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh,
an tòan thực phẩm.
2. Ô nhiễm và hậu quả môi trường từ các chợ nhỏ
Hiện nay đa số các chợ ngay bên cạnh tuyến đường lớn nên nhiều
người buôn bán, bán hàng trên xe đạp, xe bagác, bãi giữ xe, người đợi
chờ người mua hàng để chở về đợi ở phía ngoài chợ. Người và xe đã lấn
chiếm lòng lề đường, gây ùn tắc, cản trở giao thông. Một số chợ nhỏ họp
lưu động cùng với một nhóm người buôn bán hàng lưu động trên xe đạp,
xe ba gác.

Việc buôn bán đã gây ô nhiễm môi trường do rác, nước thải bưà bãi.
Rác làm tắc nghẽn cống thoát nước, gây úng ngập đô thị, bồi lắng cống, hố
ga thoát nước, gây ô nhiễm môi trường nước các sông rạch. Ô nhiễm do mùi
hôi, ô nhiễm do nước thải xả bừa bãi ra đường, làm hư hỏng đường, mất mỹ
quan đô thị.
3. Tổ chức sắp xếp lại
Nhu cầu mua-bán hàng hóa càng ngày càng phát triển. Hiện nay hệ
thống siêu thị đã mở ra và đi vào hoạt động ở hầu hết các tỉnh thành trong
cả nước với các mặt hàng đa dạng và chất lượng khá đảm bảo. Tuy nhiên,
hàng lương thực –thực phẩm chỉ có trong một số siêu thị và nhìn chung
giá khá cao so với giá tại các chợ nhỏ.
Nhiều người dân lao động chưa có thói quen đi siêu thị mua các
mặt hàng dành cho ăn uống hàng ngày. Vì vậy, việc tồn tại các chợ nhỏ
trong các đô thị và khu tập trung đông dân của vùng nông thôn là đương
nhiên.
Các biện pháp đã thực hiện: Trong thời gian vừa qua công an có
đưa xe cảnh sát đi gom đồ đạc cuả những ngươì bán hàng lấn chiếm lòng
lề đường nhưng như “bắt cóc, bỏ điã” không có kết quả. Ví dụ bắt cuả họ
một cái cân, hôm sau họ đã mua cái khác để tiếp tục bán hàng ở một nơi
gần đó. Các biện pháp thực hiện không có kết quả. Ngươì ta vẫn ngang
nhiên bán hàng và ngươì mua vẫn tiếp tục mua hàng.
Do đó, các cơ quan chức năng của các cấp chính quyền địa phương
cần phải sắp xếp, quy định các khu vực bán hàng ở các chợ nhỏ sao cho
người mua hàng có thể dễ dàng tiếp cận, nhiều khi không cần gởi xe vẫn có
thể mua được hàng.
Khu vực chợ Hòang Hoa Thám ở P.13 Q. Tân Bình là một ví dụ.
Chợ bố trí trong khu dân cư nằm giữa 2 tuyến đường Hòang Hoa Thám
và đường Bình Giã, chợ họp cả ngày và ban đêm vẫn có một số hàng bán
tạp hóa, đồ dùng gia đình, quần áo. Chợ Tân Sơn Nhất ở quận Gò Vấp
cũng được bố trí trong khu dân cư cách xa đường Nguyễn Oanh của quận

Gò Vấp.
Quy hoạch các chợ nhỏ
Việc lựa chọn vị trí để sắp xếp, thay thế các chợ không phù hợp là
cần thiết và cấp bách. Để quy họach cần xác định các nơi có nhu cầu về
chợ hoặc các cửa hàng tập trung cho một số hộ kinh doanh.
Thông thường nơi nào tập trung người đi làm. Bên cạnh các nhà
máy xí nghiệp, các khu công nghiệp cần bố trí các chợ cung ứng các mặt
hàng nhu yếu phẩm phục vụ cho công nhân.
Các khu đô thị mới, các nơi gần các trường học, bệnh viện, trung
tâm văn hóa, gần các trạm xe búyt, … cần có các chợ.
Các chợ này đầu tư dạng đơn giản, có sự hỗ trợ của nhà nước để
những người nghèo có thể đóng tiền mua sạp ở mức vừa phải, vào buôn
bán phục vụ cộng đồng.
4. Nhận xét và kiến nghị
Xu thế hiện nay, những hộ gia đình khá giả hoặc các cơ quan đơn
vị mua nhiều hàng vào siêu thị mua hàng hoặc mua ở nhiều ở siêu thị
“Metro” với các thẻ mua hàng thường xuyên sẽ được giảm giá. Số lượng
này qua điều tra sơ bộ khỏang 20-25%.
Các chợ nhỏ góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động
trong đó chủ yếu là những người nghèo, buôn bán nhỏ, hoặc bán các mặt
hàng không cần vốn lớn, lấy công làm lời.
Trong giai đọan hiện nay đến năm 2020 đối với Việt Nam, việc tồn
tại các chợ nhỏ là điều kiện đương nhiên. Các hộ gia đình có thói quen đi
chợ buổi sáng về nấu ăn trong ngày và hầu như ngày nào cũng đi chợ đối
với các hộ gia đình có người ở nhà nội chợ, có người giúp việc hoặc các
quán ăn, các tiệm ăn hay cửa hàng. Còn đối với những người công nhân
hoặc người công nhân viên chức nhà nước, các nhà kinh doanh thường đi
chợ buổi chiều khi đi làm về mua luôn thức ăn và họ chủ yếu chỉ ăn tối ở
nhà. Buổi sáng sớm và buổi trưa họ ăn ở các quán cơm, hay ăn trưa tại
nhà máy, xí nghiệp. Ước tính số lượng này khoảng 50-60%.

Hàng hóa bán sỉ ở các chợ đầu mối tập trung vào buổi chiều gần tối
và sáng sớm khoảng 3-4 giờ sáng, chợ nhỏ thường họp từ 5-6 giờ sáng
đến trưa hoặc cả ngày.
Một vấn đề cần giải quyết là quy họach các điểm bán hàng ăn uống
giải khát tự phát ở rất nhiều nơi trong các đô thị và các khu tập trung dân
cư. UBND và công an các phường, xã cần quản lý chặt chẽ hơn sự hình
thành và phát triển các chợ nhỏ và họ sẽ bị cách chức nếu họ không thực
hiện quản lý được các chợ này. Đồng thời, phải phạt kiểm tra thường
xuyên những người buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, gây ô nhiễm môi
trường.
Tăng cường kiểm tra an tòan thực phẩm, vệ sinh và đưa lên các
phương tiện thông tin đại chúng những hậu quả môi trường của việc mua
bán hàng hóa ở các người bán rong, bán dạo, ở các chợ tự phát, v.v. để
người mua không mua hàng của họ.
Tạo các gian hàng cung cấp đầy đủ các mặt hàng lương thực- thực
phẩm trong các khu công nghiệp, các trường học, các bệnh viện, các nơi
tập trung dân cư có nhu cầu mua sắm hàng ngày.
Đối với từng địa phương các cấp cần có dự án nghiên cứu lựa
chọn, quy hoạch, sắp xếp các chợ hoặc các gian hàng buôn bán lương
thực-thực phẩm, các dịch vụ cho phù hợp. Bố trí chỗ để xe, gởi xe, giảm
chi phí gởi xe máy ở các chợ nhỏ, quy định 1.000đồng/xe máy và
500đ/xe đạp hoặc những nơi có mặt bằng có thể tạo hàng lang rộng để
người mua có thể dẫn xe vào và mua hàng.
Ngoài ra, việc cải tạo hệ thống giao thông đường bộ, quy hoạch các
tuyến đường phù hợp sẽ góp phần giảm thiểu các chợ họp ven đường. Ví
dụ đường cao tốc, đường 1 chiều hoặc có dải phân cách xe honda đi bên
trong, xe đạp đi phía ngòai, các hẻm được mở rộng dành cho xe honda, xe
đạp, đường lớn chỉ dành cho ô tô, xe búyt, v.v. Khuyến khích mọi người
đi xe búyt, các trạm dừng chân sẽ có các cửa hàng phục vụ.



















×