Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Tại sao viêm xoang lâu lành? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.5 KB, 8 trang )

Tại sao viêm xoang lâu lành?


Viêm xoang đang là bệnh phổ biến đến độ xoang nào không viêm mới lạ. Có
một điều cần lưu ý là hiện không thiếu thuốc điều trị viêm xoang nhưng rất
nhiều trường hợp viêm xoang cấp sau đó chuyển sang thể viêm xoang mãn tính
với đủ loại hậu quả nhiêu khê, gây ảnh hưởng bất lợi trên sức đề kháng của
bệnh nhân. Đó là chưa kể đến gánh nặng tài chính vì tình trạng nay đau mai
yếu gây trở ngại cho lao động, học tập.

Đáng nói hơn nữa là phần lớn bệnh nhân đã được điều trị với nhiều loại thuốc,
thậm chí thường khi với thuốc kháng sinh đời mới đắt tiền, ấy thế mà không riêng
gì ở nước mình, ngay cả ở các quốc gia đã có nền y tế với cấu trúc và hiệu năng ổn
định nhưng viêm xoang mãn từ viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng mãn,
viêm nha chu, viêm tai giữa... vẫn là vấn đề nhức nhối của cả bệnh nhân lẫn thầy
thuốc.

Lý do là vì phần đông bệnh nhân, kể cả không ít thầy thuốc, vẫn tưởng hễ có thuốc
là xong việc. Đó là chưa kể đến trường hợp thầy thuốc theo quan niệm muốn
chống viêm chỉ cần thuốc kháng viêm.

Trên thực tế, liệu pháp điều trị viêm xoang, theo kiểu nào cũng thế, nếu muốn đạt
hiệu quả tối đa, cần được hỗ trợ bằng một số biện pháp sau đây:

- Uống tối thiểu hai lít nước trong ngày bằng cách uống đều đặn mỗi giờ. Đừng
quên là muốn tống khứ đàm nhớt ứ đọng và gắn chặt như keo trong xoang thì
trước hết phải pha loãng.

- Tăng lượng kẽm dự trữ vì cơ thể thường thiếu khoáng tố này trong lúc viêm tấy.
Nên nhớ là vết thương khó lành nếu thiếu kẽm. Cũng đừng quên kẽm là nhân tố
sinh học cần thiết cho tác dụng tối ưu của nhiều loại thuốc kháng sinh. Nhờ kẽm


mà liều thuốc trung bình có được tác dụng cực đại.

- Đừng chỉ dựa vào thuốc kháng sinh với hóa chất tổng hợp mà nên cùng lúc áp
dụng hoạt chất kháng sinh thiên nhiên trong dâu tây, củ hành, gừng... thay vì vội
vã nuốt thuốc kháng sinh bất kể bài bản để rồi vô tình tiếp tay cho hiện tượng lờn
thuốc.

- Tiếp tế cho cơ thể sinh tố C nhiều hơn bình thường để yểm trợ hoạt động của hệ
miễn dịch, đồng thời bổ sung tiền sinh tố A, nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc
khỏe mạnh của da niêm (chẳng hạn với khoai lang ta, đu đủ, bí rợ...).

- Một trong các cơ quan phải tăng năng suất làm việc trong lúc xoang đang bị
viêm là tuyến thượng thận. Tuyến này lại chỉ được việc nếu cơ thể đừng thiếu
canxi. Chế độ dinh dưỡng dồi dào canxi trong lúc viêm xoang là biện pháp khéo
léo để cơ thể đừng hết pin quá sớm trong cuộc chạy đua chống bệnh.

Chữa viêm xoang mà chỉ cậy vào thuốc kháng sinh thì không có gì lạ nếu xoang
lâu lành, nếu bệnh dễ tái phát. Hiểu thêm cách hỗ trợ cho thuốc chính là đòn bẩy
để phác đồ điều trị có tác dụng nhanh, mạnh và toàn diện. Nói cách khác, thầy
thuốc có thể nhờ đó mà đơn giản hóa liệu pháp và thu ngắn liệu trình. Người bệnh
nào muốn gì hơn!
Tại sao đánh răng kỹ mà vẫn bị sâu răng?


Sự phát triển của nha khoa ngày nay với nhiều vật liệu và phương pháp phòng
ngừa sâu răng đã làm giảm tỉ lệ sâu răng một cách đáng kể. Tuy nhiên đó vẫn
còn là vấn đề ở một số trẻ em, trẻ vị thành niên và ngay cả đối với những người
trưởng thành.

Nguyên nhân gây sâu răng là do mảng bám chứa vi khuẩn bám chắc trên bề mặt

răng, đặc biệt ở vùng hố rãnh trên mặt nhai hoặc vùng tiếp xúc giữa các răng. Khi
ta ăn uống các chất có chứa đường hoặc tinh bột, vi khuẩn ở mảng bám sẽ biến các
chất này thành acid và tấn công vào men răng. Do đặc tính dính chắc của mảng
bám, các acid này được duy trì trên răng của bạn; sau nhiều lần tấn công, men răng
sẽ bị phá hủy và tạo ra các lỗ sâu trên răng.

Cách ngăn ngừa sâu răng:

- Chải răng ngay sau bữa ăn, chải đúng phương pháp với kem đánh răng có
fluoride.

- Làm sạch vùng tiếp xúc giữa các răng và kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa.

- Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, các chất có xơ và hạn chế ăn vặt.

- Sử dụng dung dịch súc miệng như Listerine có tác dụng diệt khuẩn, tiêu hủy
mảng bám và giảm viêm nướu.

- Khám răng thường xuyên để được làm sạch mảng bám - vôi răng.

- Nhờ nha sĩ xử lý bề mặt răng bằng các chất phủ bề mặt (sealant) để phòng ngừa
sâu răng, đặc biệt là ở vùng mặt nhai các răng hàm

×