Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của chu lai qua hai tác phẩm khúc bi tráng cuối cùng và mưa đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN HỮU ĐINH

KHUYNH HƯỚNG SỬ THI TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI (QUA HAI TÁC PHẨM
KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG VÀ MƯA ĐỎ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN HỮU ĐINH

KHUYNH HƯỚNG SỬ THI TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI (QUA HAI TÁC PHẨM
KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG VÀ MƯA ĐỎ)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.220.121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: NGUYỄN ĐỨC HẠNH


Thái Nguyên – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.

Thái Ngun, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đinh


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí Truyền thơng và Văn học,Trường Đại học Khoa học,
Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt
quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn là
PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác
giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đinh


iii

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 5
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 6
6. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn ................................................................................................... 7
Chương 1: TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI TRONG BỘ PHẬN TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI ...................................................................................................................... 8
1.1. Nhà văn Chu Lai sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác và tiểu thuyết của nhà
văn ......................................................................................................................................... 8
1.1.1. Khái lược về nhà nhà văn Chu Lai ......................................................................... 8
1.1.2. Khái quát về tiểu thuyết của Chu Lai .................................................................. 11
1.1.3. Vị trí đặc biệt của Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ trong tiểu thuyết của
Chu Lai ............................................................................................................................... 15

1.2. Tiểu thuyết của Chu Lai trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975
đến nay................................................................................................................................ 17
1.2.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975 đến nay ........................... 17
1.2.2. Vị trí và đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai trong bộ phận tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại từ 1975 đến nay ......................................................................................... 20
Chương 2: SỰ GIAO THOA GIỮA TIỂU THUYẾT SỬ THI HÓA VÀ TIỂU THUYẾT
PHI SỬ THI TRONG HAI TIỂU THUYẾT KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG VÀ MƯA
ĐỎ ............................................................................................................................................ 28
2.1. Tiểu thuyết của Chu Lai trong loại hình tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại .. 28
2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết sử thi hiện đại ................................................................... 28


iv

2.1.2. Sự giao thoa đặc trưng thể loại giữa sử thi và tiểu thuyết trong loại hình tiểu
thuyết sử thi Việt Nam hiện đại....................................................................................... 29
2.1.3. Tiểu thuyết của Chu Lai vừa tiếp nối vừa “phá vỡ” đặc trưng của tiểu thuyết
sử thi Việt Nam hiện đại .................................................................................................. 31
2.2. Sự tiếp nối và “phá vỡ” khuynh hướng sử thi trong hai tiểu thuyết của Chu
Lai ....................................................................................................................................... 36
2.2.1. Sự tiếp nối thi pháp tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại trong hai tiểu thuyết
của Chu Lai ........................................................................................................................ 36
2.2.2. Sự “phá vỡ” thi pháp tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại trong hai tiểu
thuyết của Chu Lai ............................................................................................................ 57
Chương 3: NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆTHUẬT CỦA CHU LAI TRONG KHÚC BI
TRÁNG CUỐI CÙNG VÀ MƯA ĐỎ .................................................................................. 70
3.1. Sáng tạo ở kết cấu nghệ thuật có sự giao thoa kết cấu tiểu thuyết với kịch bản
điện ảnh .............................................................................................................................. 70
3.1.1. Kết cấu tiểu thuyết có điểm tương đồng với kết cấu kịch bản điện ảnh.......... 71
3.1.2. Sử dụng một số thủ pháp kỹ thuật của điện ảnh trong hai tiểu thuyết ............. 74

3.1.3. Tiểu thuyết của Chu Lai có những yếu tố hấp dẫn của một kịch bản điện
ảnh ....................................................................................................................................... 75
3.2. Sáng tạo ở nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................... 79
3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .............................................................. 80
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật .................................................... 82
3.3. Sáng tạo ở ngôn ngữ nghệ thuật .............................................................................. 87
3.4. Sáng tạo ở giọng điệu nghệ thuật ............................................................................ 92
3.5. Sáng tạo ở phương thức sử dụng yếu tố tâm linh trong trần thuật ...................... 95
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 101


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Khuynh hướng sử thi là một trong những đặc điểm nổi bật của nền văn học
cách mạng Việt Nam trong suốt 30 năm chiến tranh 1945 – 1975. Từ sau năm 1975,
nhất là sau công cuộc đổi mới được đề xuất từ Đại hội VI năm 1986 của Đảng cộng sản
Việt Nam, cùng với sự đổi mới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, văn học
Việt Nam cũng từng bước tìm con đường thay đổi để hịa nhịp vào bản đồng ca chung
của cơng cuộc đổi mới tồn diện ấy. Nhìn vào thành tựu của văn học Việt Nam giai đoạn
này, chúng ta dễ nhận ra những đặc điểm khác biệt trong phương thức phản ánh con
người và cuộc sống so với văn học giai đoạn trước. Tuy nhiên như một quy luật tất yếu,
“quán tính” vận động của văn học sử thi Việt Nam hiện đại 1945 – 1975 vẫn ảnh hưởng
và chi phối ít nhiều đến văn học Việt Nam sau 1975 tuy mức độ có khác. Khuynh hướng
sử thi trong văn học 1945 – 1975 vẫn được tiếp tục trong các sáng tác về đề tài chiến
tranh của một số nhà văn như Chu Lai, Bảo Ninh, Dương Hướng … nhưng đã có những
vận động, biến đổi mang tính lịch sử. Tìm hiểu khuynh hướng này trong các sáng tác về
chiến tranh của Chu Lai là một việc làm cần thiết.

Chu Lai là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam
đương đại. Là một nhà văn có khối lượng tác phẩm đồ sộ viết về chiến tranh nhưng chưa
có một cơng trình nghiên cứu hay luận văn khoa học nào trực tiếp đề cập và nghiên cứu
chuyên sâu khuynh hướng sử thi trong tác phẩm cụ thể của Chu Lai. Mặt khác, qua khảo
sát một số tiểu thuyết của Chu Lai chúng tôi nhận thấy khuynh hướng sử thi vẫn được
tiếp tục trong cảm hứng nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu
nghệ thuật.v.v. Vậy nên chúng tôi chọn đề tài “Khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết
của Chu Lai(qua hai tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ)” làm đối tượng
nghiên cứu.
1.2. Khảo sát một số sáng tác của Chu lai, chúng tôi cũng nhận thấy rằng chúng
vừa nằm trong khuynh hướng sử thi vừa có sự “rạn vỡ” những đặc trưng cơ bản của
khuynh hướng sáng tác này. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải chỉ rõ những biểu hiện của
khuynh hướng sử thi và sự “rạn vỡ” đó, để có những đánh giá về sự tiếp nối nền văn học


2

chiến tranh trong văn học Hậu chiến ở Việt Nam, cùng những đóng góp cho cơng cuộc
đổi mới tiểu thuyết Việt Nam của Chu Lai.
1.3. Là một giáo viên Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông, nghiên cứu đề
tài này sẽ giúp chúng tơi có thêm tư liệu tham khảo bổ ích để góp phần giảng dạy tốt
hơn phần Văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Chu Lai là một hiện tượng văn học khá nổi bật trong nền văn học Việt Nam từ
những thập niên 80 của thế kỉ XX đến nay. Các tác phẩm của ông đã thu hút được sự
quan tâm của bạn đọc và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Về tiểu thuyết của Chu
Lai, đã có khá nhiều bài báo, luận án, luận văn tập trung nghiên cứu nhiều khía cạnh
trong thi pháp tiểu thuyết của ông. Qua các công trình ấy chúng tơi thấy các nghiên cứu
đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, về nội dung tư tưởng trong tiểu thuyết của Chu Lai:

Tiểu thuyết của Chu Lai đã có sự mở rộng, đi sâu vào đề tài chiến tranh và người
lính. Hầu hết các sáng tác của ông đều viết về chiến tranh và người lính với cái nhìn có
chiều sâu và đậm tính nhân bản. Đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận thành công
này trong sáng tác của Chu Lai. Tác giả Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “Tiểu thuyết
của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiến tranh và ý nghĩa
như một vấn đề lịch sử”[62]. Tác giả Nguyễn Hòa cho rằng: “Với khúc bi tráng mới,
Chu Lai muốn thể hiện cách nhìn của anh về chiến tranh qua những tình huống bi kịch
để chiêm nghiệm xem con người đã làm như thế nào để vượt thốt ra khỏi những tình
huống bi kịch ấy” [30]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh trong bài viết: Sự đổi mới quan niệm
về đề tài chiến tranh của các nhà văn Việt Nam sau 1975 đã nhận xét đề tài chiến tranh
trong tiểu thuyết Chu Lai: “Chu Lai là một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên nói
về bản chất của chiến tranh khác với quan niệm truyền thống”[60]. Tác giả Hoàng Thụy
Anh từ một tác phẩm cụ thể lại đưa ra nhân xét về sự giao thoa giữa chất sử thi và chất
tiểu thuyết trong sáng tác của Chu Lai: “"Mưa đỏ" đậm chất sử thi, là một bản giao
hưởng bi tráng, ở đó, Chu Lai khơng chỉ phản ánh tinh thần, sức mạnh chiến đấu mà
còn thẳng thắn chỉ ra những tổn thất, hi sinh rất lớn và có cái nhìn cơng bằng hơn khi
nói về những người bên kia chiến tuyến...”[3].


3

Số phận của người lính sau chiến tranh đã được Chu Lai đào sâu bằng cái nhìn trung
thực và dũng cảm. Những số phận, những mảnh đời còn nhiều khuất lấp đã được nhà
văn phát hiện và đúc kết thành những triết lí nhân sinh sâu sắc. Nhà văn Ma Văn Kháng
cho rằng: tiểu thuyết của Chu Lai đã“ đối mặt trực tiếp với những vấn đề bức bối của
đời sống xã hội hôm nay”[53]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh khẳng định: “Với một loạt
tác phẩm…Chu Lai vừa tái hiện cảnh chiến trận vừa đề cập tới những vấn đề có liên
quan mật thiết tới người lính hậu chiến: việc mưu sinh, chỗ đứng trong xã hội, cách ứng
xử với những người từng vào sinh ra tử vì cuộc sống hịa bình hơm nay”[59,tr.58].
Tiểu thuyết của Chu Lai đã thể hiện sự đổi mới quan niệm về hiện thực và con người.

Đa số các nhà nghiên cứu đều khẳng định Chu Lai đã phản ánh chiến tranh và người
lính với đầy đủ những biểu hiện chân thực nhất. Tác giả Lê Thành Nghị cho rằng“Chu
Lai đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay bị giấu kín”[50]. Trong
luận văn thạc sỹ “Tiểu thuyết Chu Lai thời kỳ đổi mới”, tác giả Nguyễn Văn Chung
khẳng định Chu Lai “từ cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh” đã “đi đến cái nhìn
đa diện về hiện thực thời bình” từ “Thân phận con người trong chiến tranh” đến “thân
phận con người trong cuộc sống đời thường”. Tác giả Nguyễn Hồng Sáu cho rằng:
Bằng ngịi bút đậm chất văn miêu tả, không ôm đồm đi vào “bề rộng” của không gian
cuộc chiến, mà đi vào chiều sâu của những chi tiết, những nhân vật; lột tả tính chất
khốc liệt và bi tráng, tác giả nhập hồn vào từng nhân vật để giúp bạn đọc thấy được tâm
trạng giằng xé trong từng cảnh huống: Cả sự dũng cảm và đớn hèn, cái thiện và cái
ác,… sự bùng nổ những trạng thái tích cực và tiêu cực… của những con người từng
giây, từng phút phải đối mặt với sự hy sinh, chết chóc đến bất cứ lúc nào”[56]. Các tác
giả: Hồng Diệu[6] và [7], Nguyễn Hương Giang[20], Nguyệt Hà[21], Phạm Thúy
Hằng[24]... cũng đã khẳng định những thành công trong việc đổi mới quan niệm về hiện
thực và con người trong tiểu thuyết của Chu Lai.
Thứ hai, về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Chu Lai:
Các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao những tìm tịi, cách tân nghệ thuật tiểu thuyết
của Chu Lai. Đáng chú ý là nhận xét của giáo sư Phan Cự Đệ: “Tiểu thuyết của Chu Lai
“không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ
thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, nghệ thuật đồng hiện”[14]. Từ một tác


4

phẩm cụ thể, tác giả Nguyễn Thanh Tú đánh giá: “Chu Lai trong Mưa đỏ đã đẩy ngòi
bút lách sâu, hóa thân vào nhân vật, gọi ra ở nhân vật những trăn trở, dằn vặt rất con
người không chỉ ở phía ta mà cả ở phía địch”[78]. Các phương diện khác trong nghệ
thuật tiểu thuyết của Chu Lai như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ
và giọng điệu cũng đã được quan tâm. Các tác giả Phạm Văn Mạnh[49], Tạ Thị Thanh

Thùy[74], Trần Thị Thanh Thủy[75], Phan Thị Thanh Trúc[77] đã nghiên cứu về thế
giới nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai, trong đó các tác giả đã phân tích các kiểu
nhân vật cũng như những thành công trong nghệ thuật xây dựng của nhà văn. Tác giả
Nguyễn Thị Thái[58] cũng đã phân tích chi tiết những đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu
thuyết Chu Lai dưới góc độ ngơn ngữ học...
Trong một cơng trình dày dặn khác – Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu
Lai của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, tác giả đã tập trung nghiên cứu cảm hứng nghệ
thuật, kiểu nhân vật trung tâm, không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Chu Lai. Trong đó, tác giả đã chỉ ra rằng tiểu thuyết của Chu Lai vừa có sự kết hợp
giữa“cảm hứng anh hùng và cảm hứng lãng mạn hô ứng tương giao – tương giao với
kiểu nhân vật anh hùng – lãng tử trong chiến tranh” với “cảm hứng bi kịch và cảm
hứng cảm thương tương giao hô ứng với kiểu nhân vật bi kịch” và “cảm hứng phê phán
hô ứng – tương giao với kiểu nhân vật phản diện – lưỡng diện hoặc tha hóa”. Về khơng
gian nghệ thuật, tác giả cũng chỉ rõ sự vận động từ “không gian sử thi” sang “không
gian tiểu thuyết” trong sáng tác của Chu Lai. Cụ thể là sự vận động từ “không gian xã
hội đa sắc thái” đến “không gian vật thể trực tiếp”, “không gian tâm tưởng”, “không
gian ảo giác – tâm linh” đậm chất tiểu thuyết. Về thời gian nghệ thuật, tác giả cũng
khẳng định sự chuyển biến từ “kiểu thời gian lịch sử - sự kiện” với “kết cấu phân tuyến
dối lập” rõ ràng sang “kiểu thời gian nghệ thuật đa tuyến”, thời gian “đơn tuyến đồng
hiện”, “kiểu thời gian đơn tuyến – hồi niệm”…Từ đó tác giả đi đến khẳng địnhsự
chuyển biến từ mơ hình tiểu thuyết sử thi sang mơ hình tiểu thuyết phi sử thi trong hai
chặng đường sáng tác của Chu Lai:“chất sử thi ngày một nhạt đi cùng với kinh nghiệm
cộng đồng, chất tiểu thuyết ngày càng đậm lên cùng với sự chiếm lĩnh vị trí chủ đạo của
kinh nghiệm cá nhân”[25,tr.20].
Như vậy, đã có rất nhiều vấn đề trong tiểu thuyết của Chu Lai được quan tâm khai
thác. Thấp thoáng trong các cơng trình ấy, với những mức độ khác nhau, vấn đề khuynh


5


hướng sử thi trong tiểu thuyết của Chu Lai đã được đề cập. Tuy nhiên, một cái nhìn
chuyên sâu, thấu đáo về khía cạnh này ở những tác phẩm cụ thể cịn vắng bóng. Với
mong muốn tìm hiểu cặn kẽ về khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của Chu Lai,
chúng tôi mạnh dạn đi vào khoảng trống này bước đầu với hai tiểu thuyết Khúc bi tráng
cuối cùng và Mưa đỏ, và hi vọng sẽ còn mở rộng để tìm hiểu vấn đề này trong tiểu thuyết
Việt Nam trong 30 năm đổi mới.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu khuynh hướng sử thi và sự
vận động biến đổi của nó trong hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ của
Chu Lai ở các phương diện sau: Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người; Cảm
hứng nghệ thuật; Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khuynh hướng sử thi trong tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi đặt
ra mục tiêu là nhận diện được sự tiếp nối những đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết
sử thi hiện đại Việt Nam trong sáng tác của Chu Lai, đồng thời cũng chỉ ra những
vận động trong sáng tác của ông từ mô hình tiểu thuyết sử thi đến mơ hình tiểu thuyết
“phi sử thi”. Qua đó khẳng định thành tựu, đóng góp của nhà văn với văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục tiêu như trên, nhiệm vụ của đề tài là phải khảo sát những đặc điểm ở
một số phương diện trong nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai,
chỉ ra những kế thừa thi pháp tiểu thuyết sử thi hiện đại và những đóng góp riêng của
nhà văn trong nỗ lực đổi mới và cách tân nghệ thuật tiểu thuyết. Làm rõ hành trình
chuyển đổi từ tiểu thuyết sử thi sang tiểu thuyết phi sử thi của tác giả – sự chuyển đổi
của Chu Lai không phải là tuyệt đối(sau nhiều tác phẩm có xu hướng phi sử thi lại có
những tác phẩm đậm chất sử thi). Từ đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn, vị trí
tiểu thuyết của Chu Lai trong văn xuôi đương đại.



6

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp văn hóa lịch sử: Phương pháp văn hóa lịch sử được sử dụng để
làm rõ sự gắn bó và biến đổi của tiểu thuyết Chu Lai trong mơi trường văn hóa lịch sử
Việt Nam từ sau 1975 đến nay.
- Phương pháp xã hội học: Phương pháp xã hội học được sử dụng để nhận diện
mối quan hệ giữa nội dung phản ánh trong tiểu thuyết Chu Lai với đời sống xã hội qua
các thời kì từ sau 1975 đến nay.
- Phương pháp Thi pháp học: Phương pháp Thi pháp học được sử dụng để phân
tích các yếu tố nội dung và nghệ thuật trong kết cấu hai tiểu thuyêt Khúc bi tráng cuối
cùng và Mưa đỏ.
- Phương pháp Tự sự học: Phương pháp Tự sự học được dùng để tìm hiểu các
phương tiện và kĩ thuật trần thuật trong hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa
đỏ.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thao tác nghiên cứu quen thuộc như: thống
kê, phân tích, so sánh...
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong hai tiểu thuyết Khúc bi tráng
cuối cùng và Mưa đỏ của Chu Lai. Chúng tôi sẽ so sánh với một số tiểu thuyết khác của
Chu Lai và của một số nhà văn cùng thế hệ với ông như Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang
Thụy, Bảo Ninh...
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết của Chu Lai trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại.
Chương 2: Sự giao thoa giữa tiểu thuyết sử thi hóa và tiểu thuyết phi sử thi trong
hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ
Chương 3: Một số sáng tạo nghệ thuật của Chu Lai trong Khúc bi tráng cuối cùng

và Mưa đỏ


7

7. Đóng góp của luận văn
Từ cái nhìn bao qt về tiểu thuyết của Chu Lai, luận văn đi sâu tìm hiểu hai vấn
đề lớn là sự kế thừa mơ hình nghệ thuật theo khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam
giai đoạn 1945 – 1975 và sự cách tân trong tiểu thuyết của Chu Lai qua việc làm “rạn
vỡ” khuynh hướng sử thi để thấy được đóng góp của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.
Đi từ một trường hợp cụ thể, chúng tôi hi vọng đóng góp một cái nhìn mới về xu
thế vận động trong thi pháp tiểu thuyết của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.


8
NỘI DUNG

Chương 1:
TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI TRONG BỘ PHẬN TIỂU THUYẾT VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Nhà văn Chu Lai sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác và tiểu thuyết của
nhà văn
1.1.1. Khái lược về nhà nhà văn Chu Lai
*Tiểu sử:
Chu Lai tên tên khai sinh là Chu Ân Lai(sau đổi là Chu Văn Lai), sinh ngày 5
tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng
Yên. Ông là nhà văn chiến sĩ với quân hàm đại tá, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980).
Chu Lai xuất thân trong một gia đình trí thức u nước. Cha ơng là nhà viết kịch

Học Phi(một trong những hạt nhân đầu tiên của hội Văn hóa cứu quốc - Giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2001) với những vở kịch cách mạng nổi tiếng
như: Một đảng viên, Chị Hịa, Cơ hàng rau, Bài ca nhân nghĩa... Anh trai của ông – nhà
soạn kịch Hồng Phi cũng là một nhà biên kịch tiêu biểu trong làng sân khấu đương đại
nước nhà. “Dòng máu” văn chương đã thấm vào Chu Lai từ những ngày thơ bé như lời
tâm sự của ông: "Cả nhà tơi khi đó sống chật chội trong khơng gian chừng hơn hai chục
mét vng, tơi có khi ngủ trong gậm giường vẫn nghe được những câu đàm đạo văn
chương của cha và những người bạn văn nghệ cùng thời với ông như Thế Lữ, Đào Mộng
Long. Những ngôn ngữ nghệ thuật ấy "nhập" vào anh em tôi từ tấm bé"(theo Nhà văn
Chu Lai và những "đồng nghiệp" trong gia đình, nguồn ). Thêm
nữa, gia đình ơng cũng chịu những đau thương mất mát như bao gia đình trên đất nước
Việt Nam những năm chống Mỹ(ơng có hai người anh là liệt sĩ). Hồn cảnh gia đình
như thế đã bước đầu hình thành tài năng và tâm huyết nghệ thuật cho nhà văn Chu Lai.
Cuộc đời nhà văn trải qua những bước ngoặt quan trọng, quyết định đến việc tạo
nên một Chu Lai tên tuổi như hôm nay. Chu Lai khởi đầu sự nghiệp với nghề diễn viên
sân khấu, ông đã vượt qua 6.000 thí sinh để có “chân” trong Đồn kịch nói Tổng cục


9

chính trị. Thời gian này ơng ln được “tín nhiệm” với những vai phản diện bởi ngoại
hình “rất ngầu” của mình. Cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, cả
nước là chiến trường. Phố phường Hà Nội vắng tanh bởi bao chàng trai đã lên đường
vào Nam chiến đấu. Chu Lai thấy mình ở lại với “phấn son”, với ánh đèn sân khấu thì
“vơ dun q”, và rồi “đơi mắt em nhìn anh mỗi sáng sẽ lùn đi, sẽ thấp xuống như anh
có điều gì khơng phải với cuộc đời”(lời trong Mưa đỏ cũng là tâm sự của chính nhà
văn). Chu Lai xin vào chiến trường, bỏ qua cơ hội đi học đạo diễn nước ngoài mặc dù
gia đình thuộc diện miễn nhập ngũ(Chu Lai có hai người anh đang chiến đấu ở chiến
trường). Chàng diễn viên Chu Lai trực tiếp cầm súng chiến đấu ở một đơn vị Đặc cơng
với địa bàn hoạt động chính là Vùng ven Sài Gòn. Thời gian mười năm cầm súng thực

sự là những trải nghiệm quý báu và đều trở thành chất liệu cho những sáng tác sau này
của nhà văn. Năm 1974, Chu Lai tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và
học khóa I tại trường viết văn Nguyễn Du. Tốt nghiệp, ông về công tác tại Tạp chí Văn
nghệ Quân đội cho đến khi nghỉ hưu(năm 2006).
Cuộc đời Chu Lai tiêu biểu cho một lớp trí thức trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ và gắn bó thủy chung với màu áo lính trong hịa bình.
*Sự nghiệp sáng tác:
Nhắc tới Chu Lai người ta thường nghĩ ngay tới một nhà văn với những tiểu
thuyết về chiến tranh vừa lãng mạn vừa gồ ghề, góc cạnh. Nhưng Chu Lai là cây bút văn
xuôi thành công ở cả truyện ngắn, và kịch. Gần một nửa thế kỉ lao động nghệ thuật với
sức sáng tạo dồi dào, Chu Lai đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đáng nể:
Tiểu thuyết là thể loại sở trường cũng là mảng sáng tác thành công nhất của Chu
Lai. Tiểu thuyết của ông hầu hết tập trung vào đề tài chiến tranh và người lính trong và
sau chiến tranh. Các tác phẩm chính gồm: Nắng đồng bằng(1978), Đêm tháng
hai(1979), Sơng xa(1986), Gió khơng thổi từ biển(1984), Vịng trịn bội bạc(1987), Bãi
bờ hoang lạnh(1990), Ăn mày dĩ vãng(1991), Phố(1993), Ba lần và một lần(1999), Cuộc
đời dài lắm(2001), Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần(2006), Hùng
Karo(2010), Mưa đỏ(2016)...
Bên cạnh tiểu thuyết, Chu Lai cũng gặt hái thành công ở một số thể loại khác như
truyện ngắn, kịch bản sân khấu và kịch bản điện ảnh... Về truyện ngắn có thể kể đến


10

những tác phẩm: Người im lặng(1976), Đôi ngả thời gian(1979), Phố nhà binh(1992)...
Về kịch bản có: Hà Nội đêm trở gió, Người Hà Nội(chuyển thể từ tác phẩm Phố), Người
mẹ tự cháy, Người đi tìm dĩ vãng(chuyển thể từ tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng), Hà Nội 12
ngày đêm, Tiếng cồng định mệnh(chuyển thể từ Khúc bi tráng cuối cùng )...
Chu Lai đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật: Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ

trang (Hội Nhà văn) cho tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng năm1993; Giải thưởng Văn học Bộ
quốc phòng năm 1994; Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết
Phố năm 1993; Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007; Giải thưởng Hội
nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Mưa đỏ năm 2016.
Với những đóng góp đáng trân trọng cho văn xuôi nước nhà, với những tác phẩm
có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, với tài năng và tâm huyết của một nhà văn chiến sĩ
luôn khát khao sáng tạo, Chu Lai đã trở thành gương mặt tiêu biểu của văn học Việt
Nam đương đại.
*Quan điểm sáng tác của nhà văn:
Qua hiện thực sáng tác, qua những bài báo, những cuộc trả lời phỏng vấn của
Chu Lai, chúng tôi nhận thấy những quan điểm sáng sau đây của nhà văn:
Trước hết là quan điểm về nhà văn, nghề văn. Theo Chu Lai văn chương là một
nghề sáng tạo vất vả, là duyên nợ nhưng đó thực sự là một cơng việc cao q, nó giúp
thanh lọc và nâng đỡ tâm hồn để con người không bị nhấn chìm, bị biến dạng trước cuộc
đời đa đoan: “cực hơn mọi nghề cơ cực trên đời nhưng không vùng thốt ra được như
thể đó là nghiệp chướng, là nỗi đa đoan đã trót mang nợ vào thân” nhưng “Cứ vùi đầu
vào trang bản thảo, cái cực sẽ có một vị ngọt rất lạ, lâu dần thành nghiện, thành ám
ảnh. Để rồi mỗi khi ghì được người vào bàn là mọi bực dọc, cáu kỉnh, cạn cợt chợt tiêu
tan, như được sàng lọc, được cứu rỗi linh hồn”(theo Hồng Thanh Quang - Nhà văn Chu
Lai: Viết, nỗi cơ cực dịu dàng, nguồn: antgct.cand.com.vn). Nhà văn phải là người có
tâm sáng tạo hết sức nghiêm túc, viết cái gì viết về đề tài nào cũng phải có sự nung nấu,
trăn trở và trên hết là phải có tình u mãnh liệt: “Vì vậy, có một ngun lý sáng tạo thế
này: Anh viết về đề tài nào cũng được, nhưng nếu khơng có một cái nền tình u chắc


11

chắn, thì coi như cuốn sách ấy đổ”(theo Nhà văn Chu Lai: “Bản chất của cuộc đời là
bi tráng”, nguồn: ).
Thứ hai, Chu Lai ln coi trọngtính chân thực của đối tượng phản ánh, mọi sự

bôi đen hay tô hồng, viết trần trụi quá hoặc viển vông quá đều không được chấp nhận.
Là một nhà văn thủy chung với đề tài chiến tranh và người lính, Chu Lai đã nghiêm túc
khẳng định: “Viết về chiến tranh, tôi cho rằng quan trọng nhất là phải chân thực (...)
quan trọng nhất là nêu lên được nỗi đau của nhân vật trong chiến tranh, vì chiến tranh
là nước mắt”[56]. Yếu tố chân thực đã trở thành đặc điểm riêng có của Chu Lai trong
hàng loạt tiểu thuyết về chiến tranh. Một hiện thực chiến tranh với đầy đủ các cung bậc
như: chiến thắng oanh liệt, sự hi sinh mất mát lớn lao, cái cao cả, cái thấp hèn... đã được
nhà văn tái hiện chân thực và sinh động.
Từ quan điểm sáng tác trên, chúng ta có thể thấy Chu Lai là nhà văn rất tâm huyết
và ý thức rất rõ về vai trò, sứ mạng cũng như trách nhiệm nặng nề của nhà văn.
1.1.2. Khái quát về tiểu thuyết của Chu Lai
Là một nghệ sĩ thành công trong nhiều lĩnh vực như truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết
nhưng Chu Lai là nhà văn chuyên sâu trong thể loại tiểu thuyết. Bởi ông cho rằng: “Tiểu
thuyết nói lên sức khỏe, diện mạo của một nền văn học. Do vậy, dù muốn hay khơng, vai
trị của tiểu thuyết là khơng thể phủ nhận và hồn tồn có thể hiểu được khi người ta
dành ưu ái cho thể loại văn học này”[17]. Tính đến thời điểm hiện tại, Chu Lai đã cho
ra đời 14 cuốn tiểu thuyết – một con số không nhỏ đối với một nhà văn. Điều đặc biệt
là tiểu thuyết của ông luôn bán khá chạy và có số lần tái bản cao. Tác phẩm của Chu Lai
luôn là sự lựa chọn của nhiều độc giả bởi nó thường “gây sốc” với một giọng văn góc
cạnh cùng những vấn đề “nhạy cảm” mà nhiều nhà văn khác còn né tránh. Mặc dù còn
bị “chê” ở một số yếu tố nhưng tiểu thuyết của Chu Lai đã khẳng định được vị trí vững
chắc trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại.
Khái quát những nét chung nhất về tiểu thuyết của Chu Lai chúng ta có thể thấy
một số đặc điểm như sau:
Về đề tài, Chu Lai là một trong số những nhà văn trực tiếp tham gia cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước với tư cách một người lính Đặc cơng. Bước ra khỏi chiến
tranh nhưng những kí ức oai hùng, gian khổ và sự hi sinh mất mát của cuộc chiến luôn


12


là nỗi ám ảnh khiến ông trở thành cây bút tiểu thuyết gắn bó sâu nặng, thủy chung với
đề tài chiến tranh cách mạng. Trong đề tài chiến tranh, hình tượng người lính đặc cơng
là hình tượng trung tâm trong nhiều tiểu thuyết của Chu Lai. Ở những hình tượng nhân
vật này, người đọc dễ nhận thấy chất bi và chất hùng ln đan xen hịa quyện với nhau.
Hình tượng người lính cách mạng trong tiểu thuyết của ơng ln là những con người
anh hùng có lí tưởng trong sáng, cao cả. Họ là những con người chiến đấu hết sức dũng
cảm, sẵn sàng hi sinh vì mục tiêu độc lập, tự do của dân tộc. Đó là Tám Linh trong Nắng
đồng bằng, một người lính đẹp cả ngoại hình lẫn tính cách, ln đi đầu trong tất cả các
trận đánh; Đó là Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, một người lính khỏe, đẹp, dũng cảm
và ngang tàng, anh là chỗ dựa của đồng đội, là nỗi khiếp sợ của kẻ thù với biệt danh “kẻ
sát nhân tài tử”; Đó là Vũ Nguyên trong Cuộc đời dài lắm, một người lính đẹp trai, võ
thuật cao cường và đậm chất nghệ sĩ với cây kèn Cla v.v. Không chỉ trong chiến đấu mà
ngay trong hịa bình với cơng cuộc xây dựng kinh tế cũng như đấu tranh chống lại cái
xấu, cái ác thì “phẩm chất anh hùng” của người lính trong tiểu thuyết của Chu Lai cũng
được khẳng định rất rõ ràng. Chúng ta có thể thấy sự vươn lên làm giàu đầy nghị lực
của Lãm trong Phố, hành động đấu tranh đến cùng với cái xấu, cái ác của Sáu Nguyện
trong Ba lần và một lần, sự cố gắng khơng mệt mỏi vì cuộc sống của hàng nghìn cơng
nhân của Vũ Nguyên trong Cuộc đời dài lắm... Nếu những hình tượng nhân vật ấy chỉ
đơn thuần mang đậm một phẩm chất hào hùng như thế có lẽ họ đã hòa lẫn vào bao nhân
vật trong các tiểu thuyết anh hùng ca khác. Nét riêng biệt trong hình tượng người lính
của Chu Lai đó là chất bi ln đi đơi với chất hùng. Chất bi trong các hình tượng này
biểu hiện ở chỗ nhân vật anh hùng thường mang những nỗi đau và cả sự hi sinh mất mát.
Đó là sự hi sinh đầy bi tráng của Sáu Hóa, là cái chết đau thương của Tùng trong Nắng
đồng bằng; là cái chết dầy bi kịch của Thu trong Ăn mày dĩ vãng; là cái chết đầy tiếc
thương của Lãm để bảo vệ hạnh phúc của người thủ trưởng cũ(Nam) trong Phố... Đó
cịn là bi kịch “lạc thời” của Hai Hùng khi khơng thể hịa nhập với cuộc sống hiện tại
nên phải “ăn mày dĩ vãng”; Đó cịn là bi kịch của con người thừa, con người “vơ tích
sự” của Nam trong Phố... Có thể nói, hình tượng nhân vật người lính của Chu Lai ln
có xu hướng được đẩy đến tận cùng: vẻ đẹp, tinh thần chiến đấu, sức mạnh là vô cùng

nhưng những nỗi đau, những bi thương mà họ gánh vác cũng là tận cùng của bi kịch.


13

Về thi pháp thể loại, tiểu thuyết của Chu Lai đã bám sát hành trình vận động của
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Chúng ta đều biết rằng, tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến
nay có sự vận động từ mơ hình sử thi sang mơ hình phi sử thi. Tiểu thuyết của Chu Lai
cũng có sự vận động tương tự. Tiểu thuyết đầu tay Nắng đồng bằng(1978) của nhà văn là
tiểu thuyết mang đậm dấu ấn của tiểu thuyết sử thi hiện đại ở các bình diện: Đề tài mang
đậm chất sử thi – đề tài chiến tranh cách mạng; Nhân vật trung tâm là những người anh
hùng với vẻ đẹp được mơ tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa; Ngơn ngữ trang nghiêm,
thành kính; Giọng điệu mang tính khẳng định, ngợi ca. Nhưng càng về sau, chất sử thi
trong tiểu thuyết Chu Lai càng nhạt dần, chất thế sự - đời tư ngày càng đậm qua hàng loạt
các tiểu thuyết như: Vòng tròn bội bạc(1987), Bãi bờ hoang lạnh(1990), Ăn mày dĩ
vãng(1991), Phố(1993), Ba lần và một lần(1999), Cuộc đời dài lắm(2001)... Trong những
tiểu thuyết vừa kể, nhà văn đã quan tâm tới số phận của người lính sau chiến tranh, những
bi kịch gia đình trong cuộc sống đời thường, những mất mát đau thương sau cuộc chiến,
ngôn ngữ đời thường được sử dụng tối đa, giọng điệu đối thoại, tranh biện được khai
thác... Tuy nhiên có một điểm đặc biệt là hành trình vận động về cảm hứng nghệ thuật và
tư duy nghệ thuật của Chu Lai không đơn giản là một đường thẳng, không phải là sự vận
động tuần tự từ tiểu thuyết sử thi sang tiểu thuyết phi sử thi mà có những điểm nhấn mang
tính đột phá. Chẳng hạn ngay sau hàng loạt những tiểu thuyết phi sử thi như: Ăn mày dĩ
vãng(1991), Phố(1993), Ba lần và một lần(1999)... lại đột ngột xuất hiện những tiểu
thuyết đậm chất sử thi như Khúc bi tráng cuối cùng(2004), Mưa đỏ(2016). Đặc điểm này
có lẽ là do phong cách sáng tạo của nhà văn. Không chỉ là cây bút bắt kịp sự phát triển
của tiểu thuyết trong việc khai thác các vấn đề thế sự - đời tư, Chu Lai cịn ln cố gắng
làm mới một đề tài quen thuộc, đề tài luôn “ám ảnh” nhà văn – đề tài chiến tranh cách
mạng.
Về giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật, đã có nhiều bài viết đánh giá phê bình

về tiểu thuyết của Chu Lai với cả hai luồng ý kiến “khen”, “chê”.
Người “khen” thì đánh giá cao những thành công sau đây của Chu Lai: Là nhà
văn khai thác đề tài chiến tranh và người lính bằng cái nhìn sâu sắc, tồn diện đậm chất
nhân bản: “Tiểu thuyết của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài
chiến tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử”[62]. Là nhà văn thành cơng trong việc
thể hiện số phận người lính sau chiến tranh, ơng đã dũng cảm nêu lên những góc khuất,


14

những u tối, những bi kịch của người lính thời hậu chiến, tiểu thuyết của Chu Lai đã
“đối mặt trực tiếp với những vấn đề bức bối của đời sống xã hội hơm nay”[53]. Là nhà
văn đã có những chuyển biến trong quan niệm về hiện thực về con người, chiến tranh
đã được ơng nhìn nhận bằng con mắt phân tích, lí giải; con người cũng được nhìn nhận
ở khía cạnh đa diện, lưỡng tạp chứ khơng cịn là những con người đơn phiến, một chiều.
Là nhà văn có những đóng góp nhất định trong việc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết:
“Tiểu thuyết của Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả
trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, nghệ thuật đồng
hiện”...”[14].
Người “chê” lại đưa ra những “nhược điểm” trong tiểu thuyết của Chu Lai ở một
số lĩnh vực như: “văn nhiều lời, ngôn ngữ đôi chỗ chưa thật chọn lọc, một vài chi tiết
nghệ thuật còn thơ”[25,tr.11]. Có ý kiến lại cho rằng kết cấu theo kiểu một kịch bản
trong nhiều tiểu thuyết của Chu Lai tạo ra những hạn chế nghệ thuật: “kết cấu tiểu thuyết
theo lối kịch bản dễ đẩy tới sự khiên cưỡng trong giải quyết xung đột; tăng điểm nhìn
nhưng chưa nắm bắt được sắc thái ngôn ngữ - tâm lý riêng đã làm cho cái nhìn đa chiều
xét đến cùng chỉ cịn là cái nhìn một chiều…”[29]. Ý kiến khác thì đánh giá tiểu thuyết
của Chu Lai đậm yếu tố giả trí và tính thương mại chứ chưa thực sự có chất lượng nghệ
thuật bởi nhà văn tập trung vào nhiều vấn đề có tính kích thích nhu cầu giải trí như yếu
tố bạo lực, yếu tố tình dục... Thêm nữa trong nhiều tiểu thuyết của ông, bàn tay “đạo
diễn” của tác giả tỏ ra lộ liễu.

Dù cịn có những “khen”, “chê” nhưng sự u mến và tìm đọc của đơng đảo độc
giả đã khẳng định những thành công của tiểu thuyết Chu Lai, xác lập chỗ đứng của ông
trên văn đàn. So với các nhà văn chống Mỹ cùng thời như Trung Trung Đỉnh, Khuất
Quang Thụy, Nguyễn Trí Hn... thì Chu Lai có sức viết khỏe, tạo được dấu ấn riêng
trên văn đàn và hứa hẹn những thành công ở chặng đường tiếp theo. Ngay cả những
“nhược điểm” trong sáng tác của Chu Lai cũng có thể xem là đặc điểm hơn là hạn chế
bởi nó phù hợp với thị hiếu của độc giả hôm nay.


15

1.1.3. Vị trí đặc biệt của Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ trong tiểu thuyết của
Chu Lai
Trong gia tài khá đồ sộ về tiểu thuyết của Chu Lai, Khúc bi tráng cuối cùng và
Mưa đỏ là những dấu mốc đặc biệt. Với những nỗ lực cách tân không mệt mỏi, những
tưởng nhà văn Chu Lai sẽ đi từ “tiểu thuyết sử thi” đến những tiểu thuyết “giải sử thi”,
“phi sử thi”. Nhưng thực tế sáng tác của ông lại không đúng với quy luật ấy. Mở đầu
với tiểu thuyết mang âm hưởng sử thi hào sảng Nắng đồng bằng(1978), Chu Lai quả đã
đến với khuynh hướng “phi sử thi” bằng những tiểu thuyết:Vòng tròn bội bạc(1987), Ăn
mày dĩ vãng(1991), Phố(1993), Ba lần và một lần(1999), Cuộc đời dài lắm(2001)...
Nhưng sau hàng loạt những tiểu thuyết đậm chất thế sự ấy lại đột ngột xuất hiện những
tiểu thuyết đậm chất sử thi đó là Khúc bi tráng cuối cùng(2004) và Mưa đỏ(2016). Ra
đời trong bối cảnh văn học bị lấn lướt bởi điện ảnh và công nghệ thông tin, trong bối
cảnh tiểu thuyết sử thi đã “quá thì”, trong bối cảnh mà người đọc cũng như nhiều nhà
văn khác đang quan tâm đến những vấn đề “nóng”, những bức xúc của xã hội hiện đại...
Nhưng hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ viết về một đề tài xưa cũ(chiến
tranh và người lính) vẫn thu hút được sự u thích của đơng đảo bạn đọc trong và ngồi
nước. Về mặt chun mơn, chúng lại khẳng định tên tuổi của Chu Lai bằng những giải
thưởng(Mưa đỏ được Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2016). Điều đó chứng tỏ
bút lực sung mãn, sự lơi cuốn trong thi pháp tiểu thuyết của Chu Lai và góp phần làm

nên Chu Lai với tư cách một nhà tiểu thuyết đã làm cho những đề tài cũ, thể loại cũ trở
nên tươi mới. Đồng thời nó cũng khẳng định sức sống của tiểu thuyết sử thi trong xã hội
hiện đại với những diện mạo mới.
Nói như vậy chúng tơi khơng có ý khẳng định Chu Lai đã khơi phục hồn toàn
thể loại tiểu thuyết sử thi theo đúng những đặc trưng của nó, mà muốn nêu lên một vấn
đề là sự giao thoa giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết – điều tạo nên dáng dấp vừa quen,
vừa mới mẻ trong tác phẩm của ông. Khảo sát hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng
và Mưa đỏ, chúng tôi nhận thấy rất rõ tính chất giao thoa đó ở cả nội dung tư tưởng lẫn
thi pháp nghệ thuật.
Hai tiểu thuyết Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ là những tác phẩm đậm chất
sử thi xét về các phương diện thi pháp thể loại. Về nội dung tư tưởng, hai tác phẩm đều
là những bản hùng ca ca ngợi sức mạnh, trí tuệ và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc Việt Nam,


16

nhắc nhở mỗi con người hôm nay hãy nhớ rằng để có cuộc sống tự do, độc lập các thế
hệ cha, anh đã đổi bằng xương máu, bằng nước mắt. Về mặt nghệ thuật tự sự, hai tiểu
thuyết đều lấy cảm hứng từ đề tài chiến tranh cách mạng và người lính – qua những sự
kiện lịch sử trọng đại của cuộc kháng chiến chống Mĩ để phân tích khám phá về tâm
hồn, tính cách và số phận con người. Khúc bi tráng cuối cùng lấy sự kiện là chiến dịch
Tây Nguyên tháng 3 năm 1975 – một sự kiện có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi mùa
xuân 1975. Mưa đỏ lấy bối cảnh là cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị trong 81
ngày đêm năm 1972 – sự kiện cũng có tính quyết định đến thắng lợi trên mặt trận ngoại
giao tại Hội nghị Pari của ta buộc Mỹ phải rút quân về nước. Xung đột trong hai tác
phẩm là xung đột cộng đồng, dân tộc giữa ta và kẻ thù Mĩ, Ngụy; Nhân vật chính diện
là những anh hùng cá nhân và tập thể anh hùng, họ là những người chiến sĩ dũng cảm,
sẵn sàng xả thân vì mục tiêu chung của dân tộc, họ là kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn và trí
tuệ của người Việt Nam; Khơng gian cũng mang tính sử thi kì vĩ, rộng lớn, đó là khơng
gian chiến trận bi hùng, khơng gian rừng núi kì vĩ, lãng mạn; Lời văn dành cho người

anh hùng đa số là lời văn sử thi, đó là những lời lẽ mang tính chất thành kính, ngợi ca...
Song song với chất sử thi khá đậm nét ấy, người đọc lại bắt gặp những dấu hiệu
của chất tiểu thuyết rất rõ ràng như: Bên cạnh xung đột cộng đồng, tác giả còn thể hiện
xung đột cá nhân trong một nhóm người, trong một con người. Người chiến sĩ phải đấu
tranh nội tâm với những dằn vặt về tâm hồn, giữa lòng dũng cảm và sự hèn nhát. Xung
đột không chỉ đơn thuần là địch – ta mà còn là xung đột giữa chúng ta, giữa những người
cùng chiến tuyến. Nhân vật anh hùng cũng khơng được lí tưởng hóa một cách cao độ
với vẻ đẹp lí tưởng. Người anh hùng cũng là những con người rất gần gũi, rất đời thường
với tất cả những cái tốt – xấu của con người; Bên cạnh không gian thời gian sử thi là
không gian đồ vật, không gian hẹp của tiểu thuyết. Đó là khơng gian trong những căn
hầm chiến đấu và sinh hoạt của bộ đội, không gian ngột ngạt trong các quán bar, căn cứ
chỉ huy của kẻ thù. Bên cạnh lời văn sử thi là những lời văn đậm chất văn xuôi của tiểu
thuyết. Đó là những lời văn miêu tả trần trụi sự thực của chiến tranh – khốc liệt và hi
sinh ghê gớm. Bên cạnh giọng điệu ngợi ca còn là giọng mỉa mai, giọng đau đớn...
Thêm nữa, hai tác phẩm Khúc bi tráng cuối cùng và Mưa đỏ còn thể hiện những
sáng tạo đáng ghi nhận của Chu Lai trong nghệ thuật xây dựng và thể hiện nội tâm nhân


17

vật, kết cấu cốt truyện cũng có nhiều sáng tạo theo kết cấu của kịch bản điện ảnh... điều
đó cũng góp phần làm cho tiểu thuyết của ơng vẫn có chỗ đứng trong lịng bạn đọc.
Với những lí do như trên, chúng tôi mạnh dạn chọn hai tiểu thuyết Khúc bi tráng
cuối cùng và Mưa đỏ để khảo sát để làm sáng tỏ sự kế thừa và cách tân của Chu Lai
trong thể loại tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại cũng như những đóng góp của nhà
văn cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
1.2. Tiểu thuyết của Chu Lai trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975
đến nay
1.2.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975 đến nay
Từ sau 1975 nhất là sau Đại hội lần thứ VI của đảng cộng sản Việt Nam, một

cơng cuộc đổi mới tồn diện trên tất cả các lĩnh vực đã được triển khai mạnh mẽ trong
đó có Văn học. Với tinh thần “cởi trói” cho văn nghệ và sự vận động tự thân của mình
để hòa nhịp với văn học thế giới, Văn học Việt Nam đã có những bước chuyển mình hết
sức quan trọng theo xu hướng dân chủ hóa. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì này cũng có
những thay đổi lớn.
Trước hết là sự thay đổi quan niệm về nhà văn, nhiều nhà văn lúc này ý thức rất
rõ rằng mình khơng chỉ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa mà cịn là nghệ sĩ phụng sự
nghệ thuật. Yếu tố nghệ sĩ được đề cao trong quan niệm của hầu hết nhà văn. Những
thay đổi trong quan niệm về văn chương cũng đã xuất hiện – nhất là quan niệm về chức
năng của văn học. Nhiều nhà văn cho rằng văn chương khơng chỉ là vũ khí chính trị,
văn chương cịn là sự tự nhận thức của con người, văn chương có chức năng hướng
thiện, chức năng dự báo, chức năng giải trí… Chẳng hạn, Nguyễn Huy Thiệp cho rằng
“Văn chương giúp cho con người nhận thức về mình, nhận thức sự hiểm nguy trong
đường đời”[70,tr.73]. Cịn Trần Huy Quang thì khẳng định “Tơi coi văn chương để giải
trí. Khơng có cơ đầu, khơng đánh bạc, nhảy disco thì đọc tiểu thuyết, thế thơi. Viết cũng
vậy, đều là trị chơi của người ta cả…”[59,tr.37]. Và còn rất nhiều ý kiến khác nữa, điều
đó cho thấy một diện mạo mới rất đáng mừng của văn học nước nhà.
Tiểu thuyết cũng được quan niệm và nhận thức khác trước “Nhiều nhà văn thừa
nhận: “Tiểu thuyết của ta yếu về hai phương diện: cũ về thi pháp và thiếu cái mới về
chất liệu”. Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc “tìm tịi một số thủ pháp mới”


18

nhà tiểu thuyết cần “sáng tạo quan niệm”, bởi khi “đổi mới cách nhìn thì sẽ có vơ số
chất liệu, chất liệu mới khơng phải là cái li kì, xa lạ””[59,tr.43]. Với những thay đổi đó,
tiểu thuyết đã dần chuyển mình từ loại hình tiểu thuyết sử thi sang loại hình tiểu thuyết
phi sử thi. Trước hết phải nói đến sự đa dạng về đề tài trong tiểu thuyết. Nếu giai đoạn
1945 – 1975 hầu hết tiểu thuyết đều tập trung vào hai đề tài lớn là xây dựng chủ nghĩa
xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà thì tiểu thuyết sau 1975 đã có sự mở rộng đề

tài. Ngoài đề tài chiến tranh, tiểu thuyết đã đề cập tới nhiều đề tài khác như: đề tài nông
thôn, đề tài đô thị, đề tài lịch sử. Tiểu thuyết cũng thể hiện rõ sự thay đổi trong quan
niệm về hiện thực và con người. Hiện thực trong tiểu thuyết thời kì này khơng chỉ là
những sự kiện, những vấn đề lịch sử - xã hội lớn lao, các nhà văn còn đặc biệt chú trọng
đến những cuộc đời riêng tư, những vấn đề đa dạng phức tạp của cuộc sống nhân sinh
thế sự. Những vấn đề mà trước đây chúng ta “né tránh” thì nay đã được hiện diện nhiều
trong tiểu thuyết chẳng hạn như vấn đề tình dục, sự mất mát đau thương trong chiến
tranh, vấn đề đồng tính…Con người trong tiểu thuyết cũng được nhìn nhận khác trước,
con người khơng cịn được miêu tả giản đơn, một chiều hoặc quá tốt, hoặc quá xấu như
tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn trước. Con người bây giờ được nhìn nhận ở nhiều góc
độ: “Khơng chỉ bó hẹp trong cái nhìn giai cấp, dân tộc, con người đã được nhìn nhận
từ góc độ tự nhiên, triết học, nhân bản…Bên cạnh con người đạo lí, con người bản năng
cũng được chú ý khai thác. Bên cạnh con người ý thức cịn có con người tâm linh, con
người vô thức. Bên cạnh con người vẹn tồn, lí tưởng cịn có con người khiếm khuyết,
bất tồn”[59,tr.41].
Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua tiểu thuyết ở một số đề tài. Nông thôn là một
đề tài lớn của văn học Việt Nam, ở những thời kì khác nhau đề tài này cũng được thể
hiện khác nhau. Trong tiểu thuyết trước cách mạng, nông thôn hiện lên là một thế giới
cổ hủ, lạc hậu, với những mâu thuẫn gay gắt giữa địa chủ và nông dân. Trong tiểu thuyết
1945 – 1975, là xung đột giữa tư hữu và công hữu, là quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Tiểu thuyết từ sau 1975, nông thôn đã hiện lên thật đa dạng. Bên cạnh sự đổi đời
của nông thôn là sự xuất hiện của rất nhiều yếu tố tiêu cực như tư tưởng dòng họ, bè
phái, các tệ nạn xã hội… đã được phản ảnh rất rõ nét trong tiểu thuyết, có thể kể một số
tác phẩm như: Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường, Ma làng – Trịnh
Thanh Phong, Giã biệt bóng tối – Tạ Duy Anh…


19

Sự đổi mới của tiểu thuyết dễ nhận thấy nhất có lẽ là tiểu thuyết viết về chiến

tranh. Nếu như tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 mang xu hướng sử thi hết sức đậm
đặc, gắn với những chiến công, kì tích thì tiểu thuyết sau 1975 có sự vận động từ xu
hướng sử thi gắn với những khó khăn, khốc liệt của cuộc chiến(thời kì 1975 - 1985) đến
xu hướng sử thi nhưng đặt đối phương trong tương quan về trí tuệ, nhân cách và xu
hướng phi sử thi gắn liền với số phận cá nhân(thời kì từ 1986 đến 2016). Tiểu thuyết về
chiến tranh thời kì này đặc biệt quan tâm đến số phận từng con người bằng cái nhìn nhân
bản. Đó là những hậu quả ghê gớm của chiến tranh(Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh),
là bi kịch của người hùng sau cuộc chiến, sự chối bỏ quá khứ, sự phản bội(Phố, Ăn mày
dĩ vãng – Chu Lai, Bến không chồng – Dương Hướng)… Ngay trong những tác phẩm
mang âm hưởng sử thi, thì cách miêu tả ta và địch cũng khác. Những nhân vật thuộc
phe ta khơng hồn tồn đẹp, khơng hồn tồn lí tưởng ngược lại những nhân vật thuộc
phe địch cũng khơng hồn tồn xấu, hoàn toàn ác độc và hèn nhát như tiểu thuyết 1945
– 1975(Khúc bi tráng cuối cùng, Mưa đỏ của Chu Lai là những trường hợp như thế).
Cái nhìn về chiến tranh giai đoạn này là cái nhìn của tư duy đối thoại khiến tiểu thuyết
vận động theo hướng dân chủ hơn.
Các đề tài khác cũng thể hiện sự “lột xác” của tiểu thuyết. Tiểu thuyết lịch sử
khơng cịn cái nhìn “chiêm bái”, “sùng kính” như cách của các nhà tiểu thuyết lịch sử
trước đây đã làm. Lịch sử giờ là cái cớ để nhà văn diễn tả những vấn đề nhân sinh chứ
khơng cịn là đối tượng cần làm sáng tỏ. Đặc biệt là cái nhìn giải thiêng của các nhà văn
đã khiến các nhân vật lịch sử hiện lên với tư cách của con người cá nhân, gần gũi, chân
thực hơn. Đề tài đô thị hiện lên với những ngổn ngang, phức tạp của đời sống, những
biểu hiện tiêu cực của con người như vô cảm, ham quyền lực và đồng tiền, sống buông
thả…ngay cả những vấn đề “nhạy cảm” như sex, tình dục, đồng tính…cũng được khai
thác bằng cái nhìn nhân bản của nhà văn.
Nghệ thuật thể hiện của tiểu thuyết từ sau 1975 cũng có nhiều cách tân. Các tác
phẩm được gia tăng chất tiểu thuyết, những vấn đề riêng tư trong đời sống con người
được quan tâm thể hiện. Yếu tố ảo, yếu tố tâm linh được khai thác. Yếu tố kì ảo có trong
khơng gian, thời gian nghệ thuật vừa làm giảm bớt sự trần trụi, sự nghiệt ngã của hiện
thực thậm chí đơi khi còn làm hiện thực hiện lên đa dạng hơn. Bên cạnh các chi tiết ảo
là nhân vật ảo như những hồn ma, những nhân vật lịch sử mang tính huyền thoại. Những



×