Cơ quan:
Họ tên:
Ngày sinh:
Chức vụ:
Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức
phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Liên hệ với cương vị
chức trách nhiệm vụ hiện nay, đồng chí phải làm gì?
Bài làm.
Thế giới chúng ta đang bước vào năm cuối của thập niên đầu thế kỷ XXI với nhiều
thay đổi nhanh chóng. Cùng với những vấn đề về toàn cầu hóa kinh tế, cách mạng
khoa học - công nghệ, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang..., nền kinh tế Mỹ lâm
vào khủng khoảng tài chính nặng nề nhất từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1929-
1933 và đang lan rộng ra nhiều nước. Cuộc khủng hoảng còn diễn biến phức tạp, khó
lường trước, có thể kéo dài trong một vài năm, gây ra suy giảm, suy thoái kinh tế thế
giới. Trong bối cảnh đó, một vấn đề nổi lên là nhân loại đang tìm cách vượt ra khỏi
cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế với một trong những giải pháp quan trọng hàng
đầu là nêu cao ý thức trách nhiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Mỹ Obama đề cập “nền kinh tế của
chúng ta đặc biệt bị suy yếu, một hậu quả của sự tham lam và vô trách nhiệm của một
số đối tượng”. Ông cho rằng “những ai đang leo lên quyền lực bằng con đường tham
nhũng, rằng các vị đang đi sai con đường lịch sử”. Cũng như Thủ tướng Đức, Tổng
thống Mỹ tuyên bố với Quốc hội sẵn sàng chịu trách nhiệm trước gói kích cầu do ông
đề nghị. Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Obama cho biết đã bắt đầu nghiên cứu kỹ
lưỡng ngân sách liên bang và xác nhận có thể cắt giảm khoảng 2000 tỷ USD trong
vòng mười năm tới; giải quyết triệt để tình trạng lãng phí, nạn tham nhũng và lạm
dụng trong các chương trình quốc gia. Cùng với việc công khai thu nhập, khước từ phi
1
đội trực thăng bảo vệ mới, Tổng thống Obama đã phê phán gay gắt tập đoàn AIG chi
tiền thưởng - tiền cứu trợ từ Chính phủ, tức là tiền thuế của dân - không đúng lúc.
Tổng thống Mỹ cho rằng “làm sao họ - một công ty rơi vào khủng hoảng do sự khinh
suất và tham lam - có thể biện hộ được sự xúc phạm trắng trợn đối với người nộp
thuế, những người đã bỏ tiền ra giúp công ty thoát hiểm... Đây không phải là chuyện
tiền bạc. Đây là những vấn đề liên quan tới giá trị nền tảng của chúng ta”.
Không chỉ ở Mỹ, ở Đức, mà hầu như cả thế giới đang nỗ lực cao độ trong việc thực
thi các giải pháp hữu hiệu về chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm để cứu vớt các
nền kinh tế. Nước Nga, sau khi Tổng thống và Thủ tướng công khai tài sản, nhiều
quan chức đã công khai tài sản. Thủ tướng Nhật công du bằng máy bay nhỏ. Hàn
Quốc cắt giảm dùng xe công xuống còn 30%; Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn
thép Busan Hàn Quốc đi xe Deawoo. Trung Quốc có “Ngày tiết kiệm trong công sở”
và thưởng 10% tài sản cho người tố cáo tham nhũng. Philippin có “Ngày không ô tô
trong quân đội”, tắt điều hòa sau 16 giờ 30, v.v… Một số Bộ trưởng, Thủ tướng các
nước xin từ chức, vì tự thấy không làm tròn trách nhiệm của nhân dân giao.
Rõ ràng là vấn đề nêu cao đạo đức công dân, phòng chống tham nhũng, thực hiện
trách nhiệm của người đứng đầu trên thế giới, ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức
phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, cung cấp nhiều thông tin và gợi cho ta nhiều suy
nghĩ bổ ích về việc thực hành đạo đức. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành trung ương
khóa X (1-2009) kiểm điểm “việc nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của các nước về
phòng chống tham nhũng còn ít; việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về
chống tham nhũng còn chậm”. Điều quan trọng nhất là bức tranh của thế giới càng
củng cố và khẳng định tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên
một giá trị phổ biến toàn nhân loại trong một thế giới đã có nhiều thay đổi.
Bối cảnh đất nước cũng khác nhiều so với lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những đổi thay trong đời sống kinh tế- xã hội Việt Nam, đặc biệt là quy mô nhỏ bé
của nền kinh tế, những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra càng khẳng
định việc thực hành đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa hết
sức to lớn.
Tuy nhiên, sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong bối cảnh hiện nay không phải chỉ vì những gì đang diễn ra trước mắt chúng ta,
như kinh tế khó khăn; tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn... mà phải nhận thức
sâu sắc rằng, thực hành đạo đức là vấn đề cơ bản và lâu dài, không chỉ đối với những
nước theo định hướng XHCN mà cả nhân loại. Nhận thức không chỉ dừng lại ở chỗ
2
kêu gọi cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, mà phải thấy nếu không nêu cao ý thức
trách nhiệm trong mọi công việc, đặc biệt là phòng, chống tham nhũng, lãng phí, là
chết. Thực tiễn cho thấy loài người muốn tồn tại và phát triển cần hai nguồn nhựa
sống: nguồn nhựa vật chất - phải có kinh tế làm nền tảng; nguồn nhựa tinh thần - phải
có văn hóa, đạo đức làm nền tảng. Đó là hai chân của đời sống con người. Riêng đối
với Việt Nam, một nước nông nghiệp phương Đông đi lên CNXH từ hàng ngàn năm
dưới chế độ phong kiến chuyên chế, gần trăm năm dưới chế độ thực dân không kém
phần chuyên chế, lại càng phải chú trọng đạo đức.
Những năm qua, chúng ta phát triển đất nước trên thế kiềng ba chân: xây dựng Đảng
là then chốt, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm và xây dựng văn hóa làm nền
tảng tinh thần của xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng văn hóa, đạo đức thường diễn ra
chậm hơn so với xây dựng kinh tế. Thậm chí khi GDP đang ở mức cao (8,48% năm
2007), các nhà khoa học đã cảnh báo nguy cơ đang tiềm ẩn trong sự tăng trưởng kinh
tế, mà nguy cơ này lại nằm ở “vốn xã hội”. Nơi này nơi khác, mức độ này mức độ
khác, chúng ta đang phải trả giá cho sự tăng trưởng nóng mà coi nhẹ giáo dục đạo
đức, yếu kém trong việc dạy làm người, không chú trọng phát triển bền vững với
những yếu tố về môi trường, tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội. Thiếu tinh thần
trách nhiệm, quan liêu dẫn tới tham nhũng, lãng phí- một trong những nguyên nhân
gây ra sự bất công, bất bình, bức xúc trong xã hội, làm suy giảm kinh tế và lòng tin
của nhân dân.
Với một cái nhìn tổng quan như trên, chúng ta dễ dàng nhận thức được rằng, trong
bối cảnh mới, tuy tình hình, đặc điểm đất nước và thế giới thay đổi nhiều, nhưng tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì không hề thay đổi, mang giá trị trường
tồn.
Trong di sản về đạo đức, cùng với việc đề cập đạo đức công dân, đạo đức của từng
ngành, từng lĩnh vực, từng lứa tuổi, Hồ Chí Minh chủ yếu đề cập đạo đức cách mạng
của cán bộ, đảng viên, và khi nói tới cán bộ, Người thường so sánh với nhân dân.
Mệnh đề “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân” là Hồ Chí Minh chủ yếu đề cập tới trách nhiệm của cán bộ đương chức,
đương quyền, so với nhân dân, họ là những người có quyền. Tại sao như vậy?
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhưng nhân dân cần được tổ
chức và có người dẫn đường. Cán bộ là gốc của mọi công việc. Mọi việc thành bại
đều liên quan tới cán bộ tốt hay xấu. Nhưng cán bộ lại là đầy tớ của dân, người phục
vụ dân. Cán bộ, đảng viên là tấm gương của xã hội, “đi trước để làng nước theo”.
3
Gương sáng thì dân soi, gương mờ thì dân quay lưng lại. Hồ Chí Minh chỉ rõ “đã là
cán bộ thì so với nhân dân, ít nhiều đều có quyền hành, cấp cao thì quyền to, cấp thấp
quyền nhỏ, Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn
của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.
Cán bộ phải hiểu vai trò, vị trí của dân và tự hiểu vai trò, vị trí của mình trong tiến
trình cách mạng. Sự hiểu biết đó để thấy rằng quyền lực cán bộ đang thi hành là quyền
lực của dân, trong tay dân, do dân ủy thác. Khi được ủy thác quyền lực thì cán bộ- như
Bác dặn- phải hết sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra
trước mặt trận, bao giờ đồng bào cho lui thì phải vui lòng lui. “Đồng bào cho lui”
nghĩa là khi cán bộ không còn tín nhiệm với nhân dân nữa, hoặc tự thấy chức vụ mình
đảm nhiệm quá lớn so với tài, đức của mình, hoặc công việc phụ trách trước dân mà
mình không hoàn thành... thì phải được miễn nhiệm, bãi nhiệm hay từ chức.
Cán bộ đảng viên phải hiểu rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng
ta dùng là của dân, thì việc phục vụ dân, công bộc của dân là lẽ đương nhiên. Mặt
khác phải thấy rằng Tổ quốc là Tổ quốc chung của mọi con dân nước Việt, con Lạc
cháu Hồng, mọi người phải có trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, đặc biệt trong đó, cán
bộ là đội ngũ ưu tú của dân tộc thì càng phải nêu cao tinh thần phục vụ Tổ quốc. Bác
Hồ đã dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước”.
Mỗi cán bộ phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc rằng, sự khác biệt về chất của các
thắng lợi chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng so với các thắng lợi dưới các
triểu đại phong kiến trước đây là ở chỗ thắng lợi do Đảng lãnh đạo đã “biến người nô
lệ thành người tự do”. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã dựng lên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Từ đó trở đi, nước ta là nước dân chủ: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, hết
lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương đều do dân cử ra.
Những nhận thức nêu trên cho thấy việc nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết
sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của cán bộ là điều tất yếu, dễ hiểu và người
cán bộ của dân- chứ không phải cha mẹ của dân như thời thực dân phong kiến- phải
phục vụ tốt đời sống nhân dân, phục vụ hàng ngày, phục vụ suốt đời.
Nội dung nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân trước hết thể hiện ở chỗ, người cán bộ phải nắm vững đường lối, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân
thực hiện, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, làm cho nhân dân hiểu và tin đường lối
4
của Đảng. Trách nhiệm của cán bộ là hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng và tốt
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cán bộ, cùng với việc chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, thì phải đi đúng
đường lối của quần chúng. Tức là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt
chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có
khuyết điểm thì thật thà phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình
mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu cần, kiệm, liêm chính
để nhân dân noi theo. Đồng thời phải khắc phục các nguyên nhân của bệnh quan liêu.
Đó là xa nhân dân, dẫn đến không nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý. Khinh nhân
dân, cho dân không hiểu chính trị, lý luận như mình. Sợ nhân dân, tức là khi có khuyết
điểm thì sợ dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa. Không tin cậy nhân dân,
tức là không hiểu rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm
cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy, to mấy, làm cũng được.
Không hiểu biết nhân dân, tức là cán bộ quên rằng nhân dân cần lợi ích thiết thực- lợi
ích gần, xa; riêng, chung; bộ phận, toàn cục; đối với nhân dân, không thể lý luận
suông, chính trị suông. Không yêu thương nhân dân, tức là cán bộ chỉ biết đòi hỏi dân,
không biết giúp đỡ, có trách nhiệm với dân.
Điều có ý nghĩa quan trọng nhất là phải làm tròn nhiệm vụ. Nhận thức chung về làm
tròn nhiệm vụ là làm tròn phần việc được giao; lời nói đi đôi với việc làm và phải chịu
hậu quả về việc không hoàn thành nhiệm vụ, lời nói không đi đôi với việc làm.
Làm tròn nhiệm vụ về phía hệ thống chính trị (Đảng, Quốc hội, Chính phủ) thì phải
điều tra, nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận, nhằm vào lợi ích chung của nhân dân mà đặt
chính sách. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Hồ Chí
Minh viết: “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần
chúng ra, trở lại nơi quần chúng.
Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên
cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải
thích cho quần chúng, và làm cho nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần
chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta
xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng,
phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm
cho quần chúng giữ vững và thực hành”. Ngược lại, “vì không biết gom góp ý kiến
của quần chúng, kinh nghiệm của quần chúng, cho nên ý kiến của những người lãnh
đạo thành ra lý luận suông, không hợp với thực tế”. Có nghị quyết, chính sách rồi thì
5