Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dap an de thi HKI Ngu Van 9 nam 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.42 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG. KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI LỚP 9 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi : NGỮ VĂN. ĐỀ CHÍNH THỨC. HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang) Phần I : Trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3.0 điểm) Câu số 1 2 3 4 5 6. Đáp án A C 4-1-2-3 B C A. Câu số 7 8 9 10 11 12. Đáp án A D C D B D. Phần II : Tự luận (7.0 điểm). I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50 ; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).. II. Đáp án và thang điểm Đáp án Câu 1 Tóm tắt nội dung chuyện xảy ra ở gia đình ông Sáu trong ba (2,0 đ) ngày ông nghỉ phép trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. - Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Ông Sáu mong gặp lại con nhưng bé Thu lại không nhận ông là cha. - Nguyên nhân là do vết sẹo trên khuôn mặt khiến ông Sáu không giống như trong ảnh. - Suốt ba ngày nghỉ phép, ông luôn vỗ về con nhưng bé Thu không những không chịu nhận cha mà ngày càng ương bướng… Ông Sáu nổi giận, đánh con. Bé Thu chạy sang nhà bà ngoại. - Được bà giải thích, bé Thu hiểu ra và trong giây phút cuối cùng. Điểm. 0,50 0,50 0,50 0,50.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu nhận cha trong sự xúc động của mọi người. Lưu ý : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách ; diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì đạt điểm tối đa. Câu 2 Học sinh chọn một trong hai đề : (5,0 đ) Thuyết minh về một loài hoa mà nhà em thường trưng/chưng vào ngày Tết Nguyên đán. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn thuyết minh. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt khá lưu loát ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết thực tế về loài hoa được trưng vào dịp Tết Nguyên Đán ở gia đình, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau : Đề 1 - Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh - Nội dung thuyết minh : + Màu sắc, cấu tạo, tính chất, đặc điểm,… nổi bật của hoa + Tác dụng, lợi ích… mà loài hoa mang lại - Ý nghĩa của việc trưng hoa ngày Tết - Nhận định chung về loài hoa ; thái độ, tình cảm của bản thân đối với đối tượng thuyết minh Lưu ý : Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau ; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. Đề 2 Trình bày cảm nhận về nhân vật Trương Sinh hoặc Vũ Nương. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt khá lưu loát ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau : 1. Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh : - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Vì mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh xin mẹ cưới về. Song chàng vốn có tính đa nghi và luôn phòng ngừa quá sức với vợ… - Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên thuộc diện đi lính loại đầu. - Bởi nghe lời con trẻ, thiếu suy xét ngọn ngành, cộng với bản tính đa nghi đã dẫn Trương đến sự ghen tuông mù quáng… - Cách xử sự của Trương (…) là cách của một người vũ phu, thất học. Nó đã phá tan hạnh phúc gia đình, đẩy người vợ đến con đường cùng phải quyên sinh… - Biết vợ vì mình mà chết oan nhưng đến khi Phan Lang về báo lại chuyện gặp Vũ Nương, Trương mới lập đàn tràng giải oan cho vợ ! - Nghệ thuật : yếu tố li kì, lối kể chuyện hấp dẫn gây xúc động người đọc.. 0,50 2,00 1,00 1,00 0,50. 0,50 0,50 0,50 0,50 1,00 0,50 1,00.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật. 2. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương : - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương + Vũ Nương đẹp người lại vừa đẹp nết + Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh : hiếu thảo với mẹ chồng ; chung thủy với chồng. - Bởi sự ghen tuông mù quáng của chồng mà Vũ Nương phải rơi vào bi kịch oan khuất và đi đến cái chết tức tưởi. - Nghệ thuật : yếu tố li kì, lối kể chuyện hấp dẫn gây xúc động người đọc. - Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật. Lưu ý : Bài làm của học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau ; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. ----------------- Hết -----------------. 0,50 0,50 1,00 1,00 1,00 1,00 0,50.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×