Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHAU TU DO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.52 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHÂU TỰ DO</b>


Chúng tôi ngược bờ sông Đáy về phố huyện Sơn Dương. Hai bên đường dọc theo nông trường chè Tân
Trào, những bụi cây trinh nừ ngại nắng khép kín lại. Những con suối lũ dềnh lên ào ào cuốn những cành cây
gãy chảy ra sơng. Từ đây cịn 12 kilơmét nữa là đến Tân Trào - Thủ đô lâm thời của cách mạng Việt Nam
thời trước khởi nghĩa, chúng tôi dừng chân nghỉ ở huyện lỵ.


Sơn Dương những ngày tiền khởi nghĩa gọi là châu Tự Do, cái tên gọi ấy có từ rằm tháng ba nǎm 1945. Ôn
lại những ngày lịch sử chói lọi và đầy kinh ngạc ấy, người dân Sơn Dương cịn nhắc nhở một buổi bình
minh sáng tươi, đội Cứu quốc quân 3 hạ đồn Đǎng Châu lần thứ hai, giết tri phủ Đèo Vǎn Phú, bắt tri châu
Hồng Thế Tâm, giải phóng cả vùng cánh cung rộng lớn của thượng huyện. Đồng chí bí thư huyện ủy,
người đã từng theo trung tướng Song Hào, kể cho chúng tôi nghe về một buổi sáng tinh mơ hai mươi lǎm
nǎm trước, Sơn Dương ngày ấy nổi dậy bằng giáo mác và súng khai hậu cướp châu đường, phá kho thóc,
bắt các hào lý nộp ấn, sắc và triện đồng. Từ đấy ủy ban nhân dân cách mạng châu Tự Do ra đời. Chính
quyền cách mạng đầu tiên ở nước ta được thiết lập ngay tại một huyện nhỏ.


Lần từng bước đi trên con đường rải đá giữa huyện lỵ, dấu vết của những chiến công một phần tư thế kỷ
trước và thành cũ Đǎng Châu, cỏ lan mặt đất vẫn cịn đó, Đǎng Châu, cái thành đầy khủng khiếp của chế độ
thực dân phong kiến miền núi, án ngữ trên ngã ba đường đi Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Yên đã kéo
cờ trắng đầu hàng cách mạng sau những phút súng nổ quyết liệt của một phân đội Cứu quốc quân từ Khuổi
Lịch (Tân Trào) kéo về.


Theo sách cũ Dư địa chí của Nguyễn Trãi trong ức trai di tập viết nǎm 1435 thì châu này thuộc phủ Đoan
Hùng, ǎn vào Tuyên Quang Thừa Tuyên. Tự thuở xưa, Sơn Dương là một hùng trấn. Nơi ấy núi non hiểm
trở, của cải dồi dào, thắng tích chẳng ít, dân khí ngang tàng, bao nhiêu lần quân Minh thèm muốn không
chinh phục được. Trên 600 nǎm trước, Sơn Dương gọi là Đễ Giang châu, tức là châu sông Đáy. Sơng Phó
Đáy chảy qua Sơn Dương hàng chục dặm, về gặp sông Lô rồi cùng sông Hồng hội ở ngã ba Hạc.(1)


Trung tuần tháng 5 nǎm 1945, Bác từ Sơn Dương về Tân Trào. Các anh Song Hào cùng một số đồng chí
đến đình Hồng Thái đón Bác. Hồng Thái có một mái đình nǎm gian dựng trên một khoảnh đất khá rộng. Một
cây đa xum xuê với tám cành lớn ngả bóng mát che rợp mái đình. Hai mươi bốn cây cột lim và hai vế câu


đối khắc song song trên đơi cột chính giữa đình:


<i>Đễ Giang tả bão linh nguyên hội</i>
<i>Ngọc tĩnh hữu triều thụy khí chung</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cu Khốt(2) thấy ơng cụ hiền lành, phúc hậu, vui vẻ sà vào lòng, Bác xoa đầu âu yếm:
- Cháu đã đi học chưa?


- Thưa cụ chưa ạ? Đồng chí Tiến Sự trả lời thay.
- Cháu đã lớn, đi học được rồi đấy!


- Thưa, chưa mua được giấy, chưa xin được trường.


Bác nhìn quanh xóm, tỏ vẻ ái ngại về sự thiếu cơm, đói chữ của con em đồng bào các dân tộc. Bác chỉ một
đồng chí vơ tuyến diện đi theo Bác.


- Ngày mai theo chú này, chú cho sách và dạy cho.


Thế rồi cu Khoát chạy theo các chú bộ đội xuống sàn xem các chú mắc dây trời của đài vô tuyến điện để bắt
liên lạc với các nơi.


Hồi ấy dân bản gọi Bác là "đồng chí già" hoặc "đồng chí cụ cũng có khi gọi là "đồng chí thượng cấp". Bà con
trong bản thấy ông cụ đã cao tuổi, không biết từ bản nào về mà chǎm chỉ lạ thường. Đêm đêm cụ ít ngủ, làm
việc đến khuya. Việc gì cụ cũng làm, ai ai cụ cũng thương yêu, chǎm sóc. Lúc gà rừng vừa vỗ cánh gáy
chào rạng đông, cụ đã dậy, vác ống bương đi lấy nước dưới suối. Ơng cụ qt nhà, ơng cụ tưới rau, hoặc
có khi đắp lại mương nước ở bờ ruộng. Làm xong những việc lặt. vặt ấy, cụ mới ngồi vào chiếu, bên bàn
máy chữ đặt trên khúc gỗ để làm việc. Bác thường nghe đồng chí Hồng Quốc Việt báo cáo tình hình cơng
tác, hoặc đồng chí Vǎn(3) đến xin ý kiến. Tiếng máy chữ tí tách đều đều và có lúc rất khẩn trương. Cũng từ
đây những lời hiệu triệu, những bản chỉ thị kêu gọi đồng bào đánh Tây, đánh Nhật, cướp chính quyền giành
tự do. Những bức thư ký tên Nguyễn A'i Quốc tung khắp núi rừng, về trung du, xuống tận đồng bằng, truyền


đi khắp nước.


Ban ngày bận việc, tối tối, Bác dành ít thì giờ gặp gỡ dân bản. Tiếng lành đồn xa, các gia đình quanh xóm
đến thǎm "đồng chí già", nghe đồng chí kể chuyện đánh Tây, Nhật nhất là những lời khuyên bảo của đồng
chí về việc tǎng gia, tiết kiệm, về học tập, về tình hình thời sự... Cách giáo dục của Bác bao giờ cũng nhẹ
nhàng, nhưng rất sâu sắc. Buổi đầu tiếp xúc có một câu chuyện nhỏ mà dân bản vẫn nhớ mãi đến giờ.
Hơm đó là một đêm hè, Bác cùng các mế (mẹ) các cụ, các chị quây quần trò chuyện bên bếp. Chuyện vui
Bác hỏi:


- Bà con ta có biết trên đời này cái gì quý nhất?


Mọi người thấy ông cụ nhanh nhẹn, vui tươi và hiền từ nên rất có cảm tình. Nhiều chị tranh nhau trở lời.
Người thì nói "cái nhà q nhất", kẻ thì cho "chiếc cày quý nhất", "con trâu q nhất", có chị nói to:
- Thưa dồng chí thượng cấp, đồng bạc trắng(4) quý nhất.


Tất cả đều đồng ý:


- Đồng bạc trắng là quý nhất!


Bác cười có vẻ đồng tình, nhưng Bác hỏi thêm:
- Đồng bạc quý nhất thì cất giấu ở đâu cho kín?
- Thưa "đồng chí già" giắt ở mái nhà ạ!


Một vài ý kiến khác:
- Chơn dưới đất ạ?
- Cài trên đầu cũng kín ạ?


Nhiều câu trả lời làm cuộc trị chuyện thêm sơi nổi. Bác thong thả phe phẩy chiếc quạt, và giải thích:


- Đồng bạc là q thật, muốn giữ kín, chơn giấu chỗ nào cũng được, mất có thể tìm, và làm ra được. Nhưng


cán bộ, bộ đội Cứu quốc quân về đây hoạt động, họ còn quý hơn tiền bạc. Có họ thì có tất cả. Họ là người
cùng ta đánh Tây, đánh Nhật, là tôi tớ của dân. Nước độc lập tự do thì nhà cửa, trâu bị, cày bừa, tiền bạc
đều có. Vậy ta phải giữ kín họ.


Một bà mẹ thắc mắc:


- Làm thế nào giữ kín được, thưa cụ?


Bác im lặng một lúc, xem mọi người cịn ai hỏi thêm điều gì khơng, cuối cùng Bác bảo:


- Muốn giữ kín họ phải thực hiện "ba khơng". Có người lạ mặt thì nói "khơng nghe", "khơng thấy" hoặc
"khơng biết". Có như vậy mới bảo vệ được cán bộ, bảo vệ được khu cǎn cứ, Tất cả mọi người đều cười vui
rung cả sàn nhà, và cứ thế một vài đêm sau cả bản họp lại để nghe "đồng chí già" trị chuyện một vấn đề
khác....


Các cụ Hương, cụ Vượng ở Khuổi Lịch - nơi đội Cứu quốc quân 3 ra đời tháng 12-1944 - cũng đến nghe
Bác nói chuyện. Các cụ rất ái mộ Bác: "Dân mình phúc bằng trời mới có được ơng cụ nhiều tuổi, tốt bụng và
anh minh như vậy, ông cụ dắt dẫn ta đánh Tây, đánh Nhật nhất định là phải thắng. Việt Nam mình nhất định
độc lập!"


Và cũng từ đấy, cán bộ, cơ quan Trung ương, rồi Đại hội, nhà in, máy móc di chuyển đi về nườm nượp suốt
đêm nhưng bí mật vẫn được giữ kín tuyệt đối. Lịng dân ở đây đối với Bác, với cách mạng, với A.T.K (an
toàn khu) thật vơ bến bờ. Đó là tường lũy vững chãi nhất cho thủ đô lâm thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

một chiếc gai lưỡi hùm trước mắt chúng. Mặc dầu hơm đó ta chưa kịp bố trí, nhưng nhân dân đã hết lịng
chở che, báo cho đồng chí Mơn, đồng chí Thâm và đồng chí Long Giang đưa quân ra chặn đánh ở các ngả
và ở đèo Chắn. Nhân dân hết lòng ủng hộ bộ đội chiến đấu. Giặc Nhật đành phải bỏ lại dưới chân đèo nhiều
xác chết, rồi hoảng sợ rút lui. Và từ đó, chúng khơng dám bén mảng đến đất Thánh của cách mạng nữa.
ở bản được vài tuần lễ, một hơm Bác gọi đồng chí Tiến Sự đến Bác rỉ tai nói nhỏ:



- Chủ nhiệm ngày mai có bận gì khơng? Chủ nhiệm nhớ mượn cho vài cái rìu, vài con dao nhé!
Thế rồi sáng hơm sau, lúc đồng chí Tiến Sự cịn ngái ngủ, Bác đã giục:


- Chủ nhiệm ơi, dậy đi thôi! Ta vào rừng làm lán.


Sau vài ngày, Bác cùng đồng chí Tiến Sự, đồng chí Cát tìm địa thế, chặt cây, cắt tranh làm nhà ở. Rồi một
sớm, Bác dời về nhà mới...


Vì sự cảnh giác của Bác "lai vơ ảnh, khứ vơ hình" nên khi về Hà Nội, Bác cho đốt cả lán cỏ bên suối. Giờ
đây trong khu rừng Nà Lừa chỉ còn lại tảng đá, nơi xưa kia Bác dùng làm bàn ǎn. Và ở đây, ngày nay một
hồ nước chứa hàng chục vạn khối, cùng một cơng trìilh thủy điện mọc lên. Nhân dân Tân Trào đời đời ghi
nhớ công lao của Bác. Đồng chí Kim Sơn ở bảo tàng Tun Quang có nhờ đồng chí Tiến Sự nhớ kỹ lại cǎn
nhà Bác ở lúc đó để phục chế lại. Hiện nay nhà chưa làm xong, nhưng ở bảo tàng Hồng Thái đã có mơ hình
cǎn nhà lá, nửa sàn, có bảy nấc thang tre với hai gian đơn sơ, trống trải... đây là "Phủ Chủ tịch lâm thời"
-"dinh" của vị Chủ tịch nước. Và chừng ấy cũng đủ nói lên cuộc sống thanh đạm giản dị của Bác, trong
những ngày Bác ở Tân Trào.


Chúng tơi men theo ngịi Khn Pén, qua Khao Nhì, về ghé thǎm đình Tân Trào.


Đình Tân Trào là một ngơi đình nhỏ khơng lợp ngói mà lợp bằng cọ. Nhưng chính nơi đây đã xảy ra một sự
kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta. 14 giờ 30 phút ngày 16-8-1945 Đại hội đại biểu
Quốc dân nhóm họp ở đây. Trên 60 đại biểu khắp các tỉnh ở ba miền Trung, Nam, Bắc, Việt kiều ở Xiêm,
Lào kéo về chật cả ngơi đình bé nhỏ, mở hội non sơng. Đồng chí Trường Chinh báo cáo trước Quốc dân
Đại hội về vấn đề chuẩn bị Tổng khởi nghĩa và thành lập ủy ban giải phóng dân tộc. Đại hội cử Bác làm Chủ
tịch ủy ban. Đó là Chính phủ lâm thời và là Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên của ta. Tại nơi đây, cụ Hồ
Chí Minh lần đầu ra mắt đại biểu quốc dân. Các chiến sĩ Giải phóng quân bắn ba loạt súng chào mừng, và
ngay chiều hơm đó, dưới gốc đa Tân Trào, nắng xiên qua vòm lá, đồng chí Võ Ngun Giáp đứng trên mơ
đất cao đọc bản Quân lệnh số 1 của ủy ban khởi nghĩa. Tân Trào từ đấy thật sự trở thành Thủ đô lâm thời
và là đại bản doanh của quân cách mạng. Trước cơ hội ngàn nǎm có một, Việt Nam giải phóng quân tiến về
chiếm Thái Nguyên. Các đơn vị giải phóng quân từ các chiến khu kéo về các tỉnh cùng nhân dân nhất tề nổi


lên giành lấy chính quyền, mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa truyền đi từ Tân Trào ngày 18-5-1945, thì Hà Nội
khởi nghĩa ngày 19-8, Huế ngày 23-8 và Sài Gòn ngày 25-8. Chỉ trong vòng một tuần lễ, nhân dân ta đã
đứng lên giải phóng tồn bộ đất nước. Sức lay trời chuyển đất của Đại hội Tân Trào là thế. "Dù đốt cháy dãy
Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập" lời Bác như chim bằng giang rộng cánh, đó là lời của
tổ tiên 4000 nǎm giục ta lên đường xông trận.


Chiều hôm đến Tân Trào, đứng trên chiếc xe bánh xích ủi đất mở đường, chúng tơi ngắm mãi ngơi đình làng
cũ, mái lá vừa được lợp lại, nắng thu nhuộm vàng vẳng nghe như từ trong nhang án giữa đình vọng lên lời
hiệu triệu của Bác bao nǎm trước.


Cây đa Tân Trào giờ đây vẫn xanh tốt. Chỗ mảnh đất dưới gốc đa Tân Trào, nơi Bác thường nói chuyện với
cán bộ học sinh trường quân chính giờ đây nhân dân địa phương dựng lên một nhà trẻ rộng thống, cịn
thơm mùi gỗ mới.


Ngày trước nơi đây Bác luyện quân, chỉnh cán, thì giờ đây thực hiện Di chúc Bác, Đảng bộ Tân Trào đang
vun trồng cho thế hệ mai sau. Tân Trào đã có trường cấp hai, có bệnh xá, nhà hộ sinh, có loa truyền thanh...
"Có độc lập tự do, thì có tất cả những điều Bác giải thích cho đồng bào Tân Trào ngày xưa, nay thành sự
thực.


Để ghi nhớ công ơn sâu nặng của người Cha, nhân dân Tân Trào đang xây nhà lưu niệm về Bác. Bê tông
nền nhà vừa đổ xong, những giàn giáo dựng dưới những cành đa để xây tường, dựng cột. Đồng chí Trung
Nguyên, chủ nhiệm hợp tác xã Tân Trào cho chúng tơi hay cịn bốn vạn hai nghìn viên gạch nữa là xây xong
khu nhà lưu niệm về Bác. Nhà lưu niệm rộng 27ó mét vng, ở đây sẽ trưng bày trên 400 hiện vật về Bác,
về Nhà nước dân chủ đầu tiên, về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, v.v... Trong đó có khẩu súng
kíp, trước khi về Hà Nội, Bác trao cho đồng chí Tiến Sự và cǎn dặn đồng chí Sự dùng súng đó để bắn qn
thù, bảo vệ chính quyền cách mạng.


<i>(1)Hạc Trì (Bạch Hạc Việt Trì)</i>


<i>(2) Con đồng chí Tiến Sự, sau làm công an huyện Sơn Dương</i>


<i>(3) Tức đồng chí Võ Nguyên Giáp</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /> Powerfull speaking english PHƯƠNG PHÁP NÓI TIẾNG ANH TỰ ĐỘNG
  • 18
  • 527
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×