Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu đa hình protein huyết thanh và trình tự vùng điều khiển D-loop ty thể của ba giống gà Ri, Mông và Đa cựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.37 KB, 61 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––



HỨA THỊ NGA




NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH PROTEIN HUYẾT THANH
VÀ TRÌNH TỰ VÙNG ĐIỀU KHIỂN D-LOOP TY THỂ
CỦA BA GIỐNG GÀ: RI, MÔNG VÀ ĐA CỰA





LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC





THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––





HỨA THỊ NGA



NGHIÊN CỨU ĐA HÌNH PROTEIN HUYẾT THANH
VÀ TRÌNH TỰ VÙNG ĐIỀU KHIỂN D-LOOP TY THỂ
CỦA BA GIỐNG GÀ: RI, MÔNG VÀ ĐA CỰA

Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 60.42.70


LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS NGUYỄN TRỌNG LẠNG



THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trọng Lạng -
Bộ môn Di truyền học, khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học
Thái Nguyên đã hƣớng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình tôi học tập và

nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Công nghệ DNA ứng
dụng Viện Công nghệ Sinh học đặc biệt là PGS.TS Nông Văn Hải đã tận
tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành bản khóa
luận này. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã đƣợc các anh chị
NCS Nguyễn Đăng Tôn, CN Địch Thị Kim Hƣơng, CN Vũ Hải Chi - cán bộ
nghiên cứu trong phòng quan tâm, hƣớng dẫn và cho tôi những lời khuyên
quý báu. Tôi luôn trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ hết mình đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các cán bộ của cơ sở Đào Tạo
thuộc Khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Hứa Thị Nga


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn
Hứa Thị Nga
























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A
bp
cs
C
ddNTP
dNTP

DNA
D-Loop
EDTA
EtBr
EtOH
Epp
G
Kb
kDa
mtDNA
NXB
NADH
PBS
PCR
RNA
RNase
SDS
T
TAE
Tm
Adenin
Base pair (cặp bazơ)
Cộng sự
Cytozin
Dideoxynucleside triphosphate
Deoxynucleside triphosphate
Deoxyribonucleic acid
Displacement loop - đoạn điều khiển ty thể
Ethylene Diamine Tetraacetic Acid
Ethidium brommide

Ethanol
Eppendorf
Guamin
kilo base
kilo Dalton
DNA ty thể (mitochondrial DNA)
Nhà xuất bản
Nicotinamide adenine dinucleotide
Phosphate - buffer saline
Polymerase Chain Reaction
Ribonucleic Acid
Ribonuclease
Sodium Doecyl Sulphate
Timin
Tris - Acetate - EDTA
Melting Temperature (Nhiệt độ nóng chảy)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần phản ứng khuếch đại gen ........................................... 28
Bảng 2.2. Chu trình nhiệt ............................................................................. 29
Bảng 2.3. Chu trình nhiệt cho PCR trong máy luân nhiệt GenAmp PCR
System 9700 .......................................................................................... 30
Bảng 3.1. Thống kê các điểm đa hình ở hai mẫu nghiên cứu so với trình tự
chuẩn ..................................................................................................... 41
Bảng 3.2. So sánh mức độ sai khác về trình tự nucleotide ............................ 42
Bảng 3.3. Thống kê sự xuất hiện các băng điện di protein huyết thanh gà thí
nghiệm ................................................................................................... 45



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của DNA ty thể Gà...................................................16
Hình 3.1. Ảnh điện di DNA tổng số ............................................................. 33
Hình 3.2. Ảnh chụp kết quả điện di sản phẩm PCR ...................................... 36
Hình 3.3. So sánh trình tự D-Loop của hai mẫu gà nghiên cứu Ri (RI) và Đa
cựa (Da) với trình tự tham khảo mã số AB114078 ................................. 40
Hình 3.4. Quan hệ di truyền của một số giống gà ......................................... 42
Hình 3.5: Phổ điện di SDS – PAGE protein huyết thanh. ............................. 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. SƠ LƢỢC VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI GÀ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA CÁC GIỐNG GÀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 4
1.1.1. Sơ lƣợc về nguồn gốc và vị trí phân loại của gà nhà ............................. 4
1.1.2. Một số đặc điểm của ba giống gà nghiên cứu ....................................... 5
1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ SINH HỌC PHÂN TỬ ............................................................... 7
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 8
1.3.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh máu
của gia cầm .............................................................................................. 8
1.3.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu tính đa hình protein huyết
thanh máu .............................................................................................. 10
1.3.3. Thành phần protein huyết thanh của gia súc và một số động vật ......... 11
1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TY THỂ GÀ ................................................................ 12
1.4.1. Cấu trúc và chức năng của ty thể ........................................................ 12

1.4.2. Sự tổng hợp protein trong ty thể ......................................................... 13
1.4.3. Chủng loại phát sinh của ty thể ........................................................... 14
1.4.4. MtDNA của động vật có xƣơng sống và mtDNA gà ........................... 14
1.4.5. Tình hình nghiên cứu DNA ty thể gà trên thế giới .............................. 17
1.4.6. Tình hình nghiên cứu DNA ty thể gà ở Việt Nam ............................... 20
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 22
2.1. VẬT LIỆU............................................................................................................... 22
2.2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ .................................................................................... 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2.1. Hóa chất ............................................................................................. 22
2.2.2. Thiết bị ............................................................................................... 23
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23
2.3.1. Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số từ máu của động vật ................. 23
2.3.2. Kĩ thuật điện di DNA trên gel agarose ................................................ 24
2.3.3. Phƣơng pháp điện di SDS-PAGE ....................................................... 25
2.3.4. Nhân vùng điều khiển D-Loop bằng kĩ thuật PCR .............................. 27
2.3.5. Tinh sạch sản phẩm DNA ................................................................... 29
2.3.6. Phƣơng pháp xác định trình tự ............................................................ 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 31
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA BA MẪU GIỐNG GÀ .................... 31
3.1.1. Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số từ máu gà ................................. 31
3.1.2. Nhân vùng điều khiển D-Loop của DNA ty thể .................................. 33
3.1.3. Xác định trình tự vùng điều khiển của DNA ty thể ............................. 37
3.2. THÀNH PHẦN ĐIỆN DI PROTEIN HUYẾT THANH GÀ THÍ NGHIỆM ............. 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 47


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gần một thế kỉ qua ngành chăn nuôi gia cầm đƣợc cả thế giới quan tâm
và phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Chăn nuôi gia cầm chiếm
một vị trí quan trọng trong chƣơng trình cung cấp protein động vật cho con
ngƣời. Gia cầm chiếm 20-25% trong tổng sản phẩm thịt, ở các nƣớc phát triển
thịt gà chiếm tới 30% hoặc hơn thế nữa.
Ở nƣớc ta ngành chăn nuôi gia cầm là một nghề sản xuất truyền thống,
giữ vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất. Đàn gia cầm ở nƣớc ta
phân bố không đều, đàn gà tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (66%), ở các
tỉnh phía Nam chiếm 34%. Đàn vịt thì ngƣợc lại phân bố chủ yếu ở các tỉnh
phía Nam (60%) và ở miền Bắc đàn vịt chỉ chiếm khoảng 40%.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số lƣợng đàn gia cầm của nƣớc ta
đến ngày 1/8/2004 là 218,15 triệu con, tƣơng đƣơng với số đầu con năm 2001
(218,1 triệu con) thấp hơn năm 2002 ( 233,3 triệu con) và năm 2003 (254,06
triệu). Sản lƣợng thịt là 316,41 ngàn tấn, thấp hơn năm 2001 (322,6 ngàn tấn),
năm 2002 (338,4 ngàn tấn) và 2003 (372,72 ngàn tấn). Sản lƣợng trứng là
3,94 tỷ quả, thấp hơn năm 2001 (4,16 tỷ quả), 2002 (4,85 tỷ quả) và 2003
(4,85 tỷ). Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm [10].Năm
2005, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hoàn thành việc xây dựng đề
án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm ở nƣớc ta. Theo đề án, ngành chăn
nuôi gia cầm phải chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang
sản xuất hàng hóa lớn theo hƣớng công nghiệp hóa và bán công nghiệp trên
cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung tại từng địa phƣơng;
mục tiêu là đến năm 2015, tổng đàn gia cầm đạt 560-580 triệu con, khối
lƣợng thịt 1000 nghìn tấn , sản lƣợng trứng 11,0 tỷ quả và tổng giá trị sản xuất
chăn nuôi gia cầm đạt xấp xỉ 20000 tỷ đồng [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2

Hiện nay 75-80% chăn nuôi gà ở nƣớc ta là sử dụng các giống địa
phƣơng, nuôi gà chăn thả với các giống truyền thống địa phƣơng cũng không
ngừng phát triển và hiệu quả ngày càng tăng bởi các giống địa phƣơng đã
đƣợc đầu tƣ để bảo tồn quỹ gen nhằm chọn lọc nâng cao năng suất. Các giống
gà nội của ta mặc dù có hạn chế về năng suất, nhƣng khả năng thích ứng với
điều kiện chăn nuôi Việt Nam cao, phẩm chất trứng thịt tốt đặc biệt là một số
giống gà còn có giá trị dƣợc liệu cao, tốt cho việc bồi bổ sức khỏe của con
ngƣời. Gà Ri của ta, gà của ngƣời H'Mông là một trong những giống gà có
phẩm chất quý đó.Và một giống gà hiện đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm về
phẩm chất, tác dụng của nó đó là gà Đa cựa.
Bên cạnh việc đánh giá chọn giống vật nuôi dựa vào những đặc điểm
hình thái còn dựa vào đặc tính di truyền, sinh lí, sinh hóa. Các đặc tính này
chịu sự kiểm soát bởi các gen, thuộc hệ gen của cơ thể sinh vật và sự tƣơng
tác giữa các gen với môi trƣờng. phân tích đa hình protein huyết thanh của
các giống gà để thấy đƣợc chất lƣợng của các giống gà thí nghiệm, so sánh
trình tự đoạn D-loop của các giống gà Ri, gà Mông, gà Đa cựa nhằm xác định
mối quan hệ di truyền giữa các giống gà, đó là một việc làm cần thiết nhằm
cung cấp thêm thông tin khoa học cho nghành chọn giống, tạo cơ sở cho việc
lai tạo các giống mới đáp ứng đƣợc các nhu cầu thị trƣờng hiện nay. Vì vậy
chúng tôi lựa chọn đề tài:
"Nghiên cứu đa hình protein huyết thanh và trình tự vùng điều
khiển D-loop ty thể của ba giống gà: Ri, Mông và Đa cựa" .
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- So sánh trình tự đoạn điều khiển trong DNA ty thể giữa các giống gà.
- Xác định mối quan hệ di truyền của ba đại diện của ba giống gà.
- Phân tích đa hình protein huyết thanh của ba đại diện của ba giống gà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Nội dung nghiên cứu

- Tách chiết và tinh sạch DNA tổng số từ mô máu của gà Ri, gà Mông,
và gà Đa cựa.
- Phân lập vùng D-Loop của hệ gen ty thể bằng kỹ thuật PCR.
- Xác định trình tự vùng D-Loop và so sánh với trình tự tham khảo đã
đƣợc công bố trên Ngân hàng trình tự gen quốc tế.
Trên cơ sở đó, đánh giá sơ bộ về sự khác biệt di truyền giữa ba đại
diện của ba giống gà nói trên. Từ đó cung cấp dữ liệu ban đầu cho các
nghiên cứu về đa dạng di truyền và cải tạo giống gà bằng Công nghệ gen
và Công nghệ tế bào.
- Dùng phƣơng pháp điện di để điện di huyết thanh của ba đại diện của
ba giống gà từ đó phân tích đa hình protein huyết thanh của ba đại diện của ba
giống gà nói trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƢỢC VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI GÀ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA CÁC GIỐNG GÀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sơ lƣợc về nguồn gốc và vị trí phân loại của gà nhà
Các giống gà hiện nay đƣợc hình thành từ quá trình lai tạo, tiến hóa lâu
dài và phức tạp của 4 loại hình sau của gà rừng.
- Gallus Bankiva: Phân bố ở Miến Điện, Đông Dƣơng và Philippin.
- Gallus Soneratii: Phân bố ở Tây và Nam Ấn Độ.
- Gallus Lafazetti: Phân bố ở Sri Lanca.
- Gallus Varius: Phân bố ở Inđônêxia.
Ở các vùng thung lũng sông Ấn, sự thuần hóa đầu tiên của gà nhà diễn
ra ở thời kỳ đồ đồng, khoảng 3000 năm trƣớc Công nguyên (CN). Vào
khoảng 2000 năm trƣớc CN gà đƣợc đƣa sang Trung Quốc. Sau đó gà phân
bố ở Hy Lạp, ở đây gà vừa là con vật để làm cảnh, tế lễ, và giải trí (chọi gà).
Thông qua ngƣời Hy Lạp có mối quan hệ buôn bán rộng rãi mà gà đƣợc đƣa

sang các nƣớc thuộc miền Địa Trung Hải và giữa Châu Âu. Đến thế kỉ I gà
nuôi đã đƣợc phân bố rộng rãi ở Trung Âu và Đông Âu.
Dẫn theo Nguyễn Đình Ân và nhiều tác giả, trong hệ thống phân loại
sinh giới, gà nhà có vị trí phân loại nhƣ sau:
Giới Động vật (Animalia)
Nghành Động vật có xƣơng sống (Chordata)
Lớp Chim (Aves)
Bộ Gà (Galliformes)
Họ Trĩ (Phasianidae)
Giống Gallus
Loài Gallus gallus
Phân loài Gallus gallus domesticus

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Theo tác giả Nguyễn Thị Mai [10] gà nhà của ta bắt nguồn từ gà rừng
Gallus bankiva hay còn có tên là Gallus gallus. Cách đây khoảng 3000 năm từ
giống gà hoang ban đầu, trải qua thời gian dài nhân dân ta đã tạo ra đƣợc
nhiều giống gà khác nhau: Gà chọi, gà Đông Cảo, gà Hồ, gà Mía, và gà Ri
đƣợc phân bố rất rộng rãi.
Theo tác giả Nguyễn Văn Tiêu, Nguyễn Duy Ti [12] việc nuôi gà ở nƣớc
ta đã có từ giai đoạn Phùng Nguyên cách đây 3500 năm. Cơ sở của kết luận
này là tƣợng gà bằng đất nung tìm thấy ở xóm Rền, Đồng Đậu, Vĩnh Phúc.
Theo Nguyễn Đức Tâm [9] nghề nuôi gà ở nƣớc ta muộn hơn cách đây
khoảng 3328 ± 100 năm, đến giai đoạn Đông Sơn (2800 ± 100 năm) đã có
tƣợng gà bằng đồng khá phổ biến.
Theo tác giả Đào Văn Tiến (1971) [11] thì gà đƣợc nuôi cách đây 3000 năm.
Theo các tài liệu nghiên cứu về khảo cổ và di chỉ tìm đƣợc cho thấy
vùng nuôi gà sớm nhất ở nƣớc ta nằm giữa hai dãy núi Ba Vì và Tam Đảo. Gà
nuôi lúc bấy giờ tầm vóc còn bé, khả năng sinh sản thấp và đó chính là tổ tiên

giống gà hiện nay. Trải qua thời kì dài làm nông nghiệp, chăn nuôi tùy theo sở
thích và điều kiện khí hậu, đất đai, trình độ canh tác, tập quán.. tổ tiên ta đã
tạo nên các giống gà khác nhau mà cho đến ngày nay vẫn tồn tại và phát triển
nhƣ gà Ri, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Tre...
1.1.2. Một số đặc điểm của ba giống gà nghiên cứu
1.1.2.1. Gà Ri
Có nguồn gốc thuộc nhóm gà rừng Gallus banguira thƣờng gặp ở các
nƣớc Đông Nam Á nhƣ Ấn Độ, Mianma, Malaysia...
Ở nƣớc ta gà Ri đƣợc nuôi phổ biến ở mọi miền trong cả nƣớc. Mầu
sắc lông có nhiều loại: Vàng , nâu, đen, trắng, xám...thể hiện tính pha tạp
nặng. Tầm vóc nhỏ, dáng thanh gọn, chân có hai hàng vẩy xếp nhƣ hình mái
ngói. Đến tuổi thành thục, con trống nặng từ 1,6- 2,2 kg; con mái nặng từ 1,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- 1,6 kg. Sản lƣợng trứng 80 - 100 quả/năm. Khối lƣợng trứng nhỏ: 40 - 50
gam. Gà Ri đƣợc chọn lọc, sản lƣợng trứng có thể đạt 120 - 130 quả/năm. Gà
Ri có sức chống chịu bệnh tật cao, thịt có hƣơng vị thơm ngon, phẩm chất tốt
[7].
Gà Ri có đặc tính cần cù, chịu khó kiếm ăn, khả năng chống chịu tốt
với thời tiết, bệnh tật, nuôi con khéo, đẻ trứng sớm với khẩu phần ăn nghèo
chất dinh dƣỡng 13-15% đạm thì vẫn nuôi đƣợc gà đẻ trứng bình thƣờng.
1.1.2.2. Gà Mông
Ở nƣớc ta gà Mông đƣợc nuôi chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc
trong các gia đình dân tộc thiểu số, đặc biệt là ngƣời H'Mông, đƣợc nuôi với
phƣơng thức chăn thả quảng canh không có đầu tƣ.
Đặc điểm gần giống với kiểu Bakira, Gà Mông có tầm vóc tƣơng đối
lớn từ 3 - 4kg, có chân cao, tốc độ sinh trƣởng khá, nhiều lông, ức nở, mào và
dái tai lớn, mỏ hơi cong và nhọn, màu sắc lông đa dạng. Gà Mông thích nghi
tốt với điều kiện thời tiết khí hậu, dịch bệnh, phẩm chất thịt ngon, ít mỡ, giàu

dinh dƣỡng. Tuy nhiên gà Mông thƣờng nuôi con và chăm sóc con kém hơn
gà Ri [7].
Gà Mông không những là món ăn ngon, bổ mà còn có giá trị dƣợc liệu
cao, rất tốt cho những ngƣời bị bệnh tim mạch. Đồng bào ngƣời Mông dùng
xƣơng, thịt của gà Mông nhƣ một loại thuốc bồi dƣỡng sức khỏe cho những
ngƣời ốm yếu. Gà mái đẻ ít và thƣa số trứng/mái/lứa là 13,65 quả, khoảng
cách giữa 2 lứa đẻ là 19,88 ngày. Trứng gà Mông có khối lƣợng ở mức trung
bình với 44,04g. Tỷ lệ vật chất khô ở lòng đỏ trứng là 50,56%, ở lòng trắng
12,41. Tỷ lệ protein lòng đỏ 16,66%, lòng trắng 11,01% lòng đỏ trứng có tỷ lệ
lipit khá cao 26,94% [20].
Đặc tính riêng biệt: Da, thịt, xƣơng và phủ tạng có màu đen chiếm 90%,
ngoại trừ màu lông do quá trình nuôi bị lai tạp, chƣa đƣợc chọn lọc nên màu sắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
lông gà Mông thƣờng rất đa dạng: Vàng rơm, nâu, đen, xám, hoa mơ, trắng......
Về tập tính, trƣớc đây, gà Mông đƣợc nuôi thả tự do nên tập tính có
phần hoang dại. Ban ngày gà đƣợc thả rông tự kiếm ăn, tối về chuồng hoặc
đậu trên cây ngủ. Thức ăn có thể là giun, dế, ngô, thóc....., ngƣời nuôi ít cho
ăn thêm.
1.1.2.3. Gà Đa cựa
Là giống gà địa phƣơng đƣợc nuôi ở chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía
bắc trong các gia đình dân tộc thiểu số. Tầm vóc tƣơng đối lớn, màu sắc lông
đa dạng: Xám, vàng, đỏ nâu.....Phẩm chất thịt ngon, ít mỡ. Gà có khả năng
chống chịu tốt với thời tiết, bệnh tật. Đặc điểm đặc biệt dễ nhận thấy là chân
có nhiều cựa nên đƣợc gọi là gà Đa cựa.
1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ SINH HỌC PHÂN TỬ
Sinh học phân tử nghiên cứu ở mức độ phân tử các phản ứng sinh học
xảy ra trong tế bào. Hoạt động của từng gen cũng nhƣ sự phối hợp giữa các
gen; Kiểm soát sự phiên mã, dịch mã cũng nhƣ sự phân bố của các protein

trong tế bào; các phản ứng sinh học đảm bảo hoạt động sống của tế bào cũng
nhƣ điều hòa hoạt động giữa các tế bào trong một mô, giữa các mô với nhau....
Sự phát hiện cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA bởi James D.Watson và
Francis H.C. Crick (1953) chính thức khởi đầu cho thời kì hiện đại của sinh
học phân tử.
Trải qua hơn nửa thế kỉ sinh học phân tử đã đạt đƣợc những thành tựu
vĩ đại mà đỉnh cao của sự phát triển này là những khám phá bản chất sinh học
của sự sống ở cấp độ phân tử và xây dựng các kĩ thuật sinh học phân tử ứng
dụng vào thực tiễn. Geneomics và Proteomics là vấn đề đang đƣợc quan tâm
đặc biệt hiện nay mà cơ sở của các lĩnh vực này là những phát hiện về cấu
trúc và chức năng của axit nucleic, về đặc điểm của genome nhân, genome ty
thể, genome lạp thể. Những đặc điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
các hệ gene cho phép ứng dụng vào thực tế chọn giống và nghiên cứu ở
ngƣời. Cùng với cấu trúc DNA và RNA còn có đặc điểm của quá trình tái bản
DNA và phiên mã cũng đƣợc quan tâm, vì nó là cơ sở của những kĩ thuật sinh
học phân tử - các thao tác ở DNA và RNA.
Phân loại học phân tử (Molecular systematics ) là sự phát hiện, mô tả
và giải thích tính đa dạng sinh học ở mức độ phân tử giữa các loài trong phạm
vi loài [16]. Các phƣơng pháp dùng trong phân loại phân tử: Hiện nay có hàng
loạt các phƣơng pháp đang đƣợc sử dụng trong phân loại học phân tử nhƣ:
Điện di isozym, phản ứng chuỗi polymerase (PCR); Kĩ thuật phân tích hiện
tƣợng đa hình của độ dài các phân đoạn ADN (RFLP technology); Phân tích
đa hình của ADN đƣợc nhân bản ngẫu nhiên (Random Amplified Polimorphic
DNA - RAPD) ;Phân tích tính đa hình chiều dài các phân đoạn ADN đƣợc
nhân bản có chọn lọc (Amplified Fragment Length Polimorphism-AFLP).......
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh máu

của gia cầm
Máu là một loại dịch thể lỏng, có màu đỏ, vị hơi mặn và đƣợc lƣu
thông liên tục trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu cũng là một mô lỏng (mô
máu) bao gồm các tế bào máu nhƣ: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ngoài ra
còn có huyết tƣơng (dịch ngoại bào). Máu cùng với các dịch thể khác của cơ
thể nhƣ: Dịch bạch cầu, dịch gian bào, dịch tiêu hóa...là những môi trƣờng
sống của tất cả các loại tế bào trong cơ thể và đƣợc gọi là nội bào. Máu là
thành phần rất quan trọng của nội môi. Nội môi luôn đƣợc ổn định và cân
bằng đã đảm bảo cho các quá trình sống của cơ thể đƣợc diễn ra một cách
bình thƣờng và do đó cơ thể mới đƣợc tồn tại, sinh trƣởng và phát triển
tốt...Các tế bào máu luôn đƣợc đổi mới trong cơ thể nhƣng vẫn luôn duy trì
một tỷ lệ tƣơng đối ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Việc nghiên cứu các thành phần của máu cũng nhƣ các chỉ số sinh lý,
hóa sinh máu có ý nghĩa quan trọng trong công tác giống, chỉ số sinh lý, hóa
sinh đã trở thành hằng số đặc trƣng cho phẩm chất giống, quy định đặc tính di
truyền bên trong cơ thể, từ đó cho phép khảo sát và điều tra các chỉ tiêu cho
công tác chọn giống và lai tạo giống gia súc, gia cầm.
Thành phần của máu: Lấy máu và chống đông rồi cho vào một ống
nghiệm, sau đó ly tâm, ta sẽ thấy máu đƣợc chia làm hai phần rõ rệt:
- Phần trên có màu vàng nhạt vì có các sắc tố màu vàng và chiếm
khoảng 55-60% thể tích của máu.
- Phần dƣới đặc hơn có màu đỏ thẫm, chiếm khoảng từ 40-45% thể tích
của máu, đó là các tế bào máu gồm có : Các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Lƣợng máu trong cơ thể là tỉ lệ % của khối lƣợng máu so với trọng
lƣợng cơ thể. Tỉ lệ này thay đổi tùy loài: Ở mèo 6,6%, ở thỏ 5,5% và ở gà
8,5% - 9% (gà 180 - 315ml; vịt 360ml).
Tỉ trọng của máu thay đổi thuộc vào tùy loài, thành phần nhóm tuổi

nhƣng mức độ thay đổi không lớn.
Số lƣợng hồng cầu, bạch cầu của gia cầm không giống nhau, phụ thuộc
vào giống, tuổi và giới tính.
pH của máu và hệ đệm: Phản ứng của máu phụ thuộc vào tỉ lệ ion H
+

và OH
-
trong máu, phản ứng máu nói chung ổn định ít có sự dao động giữa
các loài:
Máu Ngựa pH=7,4; Dê=7,49; Gà=7,42; Lợn=7,49.
pH máu đƣợc duy trì ở trạng thái ổn định nhờ sự hoạt động của cơ quan
bài tiết và các hệ đệm của máu: Hồng cầu có 5 đôi hệ đệm, huyết tƣơng có 4
đôi hệ đệm. Nghiên cứu về hệ đệm của máu là cơ sở để sử dụng các dung dịch
đệm trong điện di huyết thanh và hemoglobin cho phù hợp với pH của nó.
Trong điện di ngƣời ta sử dụng các dung dịch đệm khác nhau phù hợp với
từng đối tƣợng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.3.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu tính đa hình protein huyết
thanh máu
Trong những năm gần đây, nhờ các phƣơng pháp và kỹ thuật phân tích
sinh hóa hiện đại phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phƣơng pháp điện di và các
phƣơng pháp nhuộm hóa tế bào đã góp phần quan trọng để nghiên cứu, phát
hiện cấu trúc enzym của protein huyết thanh, sữa, các kiểu hemoglobin…trên
cơ sở đó nghiên cứu cơ chế phân tử của trao đổi chất, hoạt động của gen trong
tế bào. Nhiều dẫn liệu trong lĩnh vực phân tích tính đa hình di truyền của các
tính trạng hóa sinh đã đƣợc ứng dụng trong công tác chọn giống vật nuôi một
cách có hiệu quả.

Các tính trạng hoá sinh là những tính trạng muốn xác định nó, ngƣời ta
phải dùng các phƣơng pháp phân tích hoá học, hoá sinh học. Hƣớng nghiên
cứu di truyền học hoá sinh ngày càng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các đối
tƣợng vi sinh vật, thực vật, động vật và ngƣời. Nhờ cải tiến các kĩ thuật phân
tích hoá sinh ngày càng hiện đại, chính xác, có sự kết hợp giữa các máy phân
tích tự động với máy vi tính đã rút ngắn khá nhiều thời gian phân tích các tính
trạng tới hàng trăm, hàng nghìn lần.
Nghiên cứu tính đa hình di truyền của hemoglobin, protein, huyết thanh
máu, protein trong sữa hoặc các enzym trong máu và các cơ quan…..đã đƣợc
tiến hành từ lâu.
Năm 1955, Smithies O. đã chứng minh tính đa dạng di truyền các
protein huyết thanh máu động vật. Ông đã dùng hai phƣơng pháp chính là:
Phƣơng pháp miễn dịch học phát hiện nhóm globin, lipoprotein…và phƣơng
pháp miễn dịch học phát hiện hemoglobin, haptoglobin, transferin.
Nhiều nhà nghiên cứu về sau đã sử dụng các phƣơng pháp điện di trên
giấy, trên gel tinh bột, gel agarose, gel polyacrylamide…để xác định tính đa
hình của hemoglobin, các protein trong máu, mô cơ quan, sữa, trứng và các
enzym trong máu, trong các dịch của cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Protein huyết thanh máu là hỗn hợp các chất khác nhau. Ngƣời ta đã đi
sâu chứng minh vai trò quan trọng của các tiểu phần huyết thanh với các quá
trình trao đổi chất và liên quan của chúng với các chỉ tiêu kinh tế khác.
1.3.3. Thành phần protein huyết thanh của gia súc và một số động vật
Tùy theo phƣơng pháp xác định thành phần protein huyết thanh mà ta
đƣợc số tiểu phần (cấu tử) khác nhau.
Phƣơng pháp điện di trên giấy tách protein huyết thanh bò, lợn đƣợc
bốn tiểu phần chính; Anbumin là tiểu phần chạy nhanh nhất về phía cực
dƣơng, tiếp theo là các tiểu phần αglobulin, βglobulin, γglobulin.

Về thành phần protein huyết thanh của lợn, gà, cá và một số động vật
nuôi khác khi điện di trên giấy cũng đƣợc 4 tiểu phần chính là anbumin,
αglobulin, βglobulin, γglobulin.
Khi phân tích protein huyết thanh trên gel tinh bột thủy phân, gel
polyacrylamide…số cấu tử sẽ lớn hơn do mỗi tiểu phần ở trên giấy sẽ đƣợc
tách ra nhiều phần nhỏ nhƣ tiền anbumin, anbumin, hậu anbumin, α1globulin,
α2globulin βglobulin, γ1globulin, γ2globulin…
Anbumin là nguyên liệu xây dựng các tế bào, anbumin huyết thanh
đóng vai trò giữ áp lực thẩm thấu keo, vận chuyển và liên kết axít béo,
vitamin…
Anbumin liên quan đến một số tính trạng kinh tế nhƣ lợn sinh trƣởng
nhanh, tỷ lệ nạc cao thì chúng có hàm lƣợng anbumin cao.
αglobulin tuy hàm lƣợng thấp so với tổng lƣợng protein huyết thanh
nhƣng chúng có vai trò quan trọng trong liên kết với gluxit, lipit để tạo ra
lipoprotein, glucoprotein. Đồng thời, chúng tham gia vận chuyển cholestron.
Khi dùng thạch, tinh bột tách đƣợc 2 phần α1globulin, α2globulin.
α2globulin đƣợc quan tâm nhiều hơn vì nó chứa haptoglobin, nó liên quan
đến hàm lƣợng mỡ sữa và sự tích lũy mỡ sữa ở động vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
βglobulin có nhiệm vụ liên kết và chuyển hóa sắt, tạo máu, vận chuyển
các ion kim loại, chuyển hóa mỡ…
Khi tách βglobulin bằng gel tinh bột đƣợc phần transferin có vai trò
quan trọng trong việc tạo máu. Liên quan đến sản lƣợng sữa ở bò, sức kháng
bệnh tự nhiên ở gia súc.
γ globulin là tiểu phần rất quan trọng. Nó là protein miễn dịch, ở động
vật γ- globulin đƣợc chia ra làm 5 nhóm: IgA, IgG, IgH, IgD và IgE (do các
lympho B sản xuất). Các globulin miễn dịch có tác dụng chống lại các kháng
nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Thông qua hệ thống miễn dịch, các globulin

miễn dịch đã bảo vệ cho cơ thể, và có vai trò trong bảo tồn nòi giống [2].
1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TY THỂ GÀ
1.4.1. Cấu trúc và chức năng của ty thể
Ty thể là bào quan có mặt trong tất cả tế bào hô hấp hiếu khí, có chức
năng vô cùng quan trọng là trạm chuyển hóa năng lƣợng từ các phân tử dinh
dƣỡng thành dạng năng lƣợng tích trữ trong phân tử ATP là dạng năng lƣợng
cần thiết cho tất cả các hoạt động sống của tế bào.
Ty thể đƣợc Altman phát hiện vào năm 1894 và đến năm 1897 đƣợc
Benđa đặt tên là Mitochondria (theo tiếng Hy Lạp- Mistos là sợi và chondira-
là hạt) vì chúng có dạng sợi hoặc dạng hạt khi xem dƣới kính hiển vi thƣờng.
Ty thể là những thể nhỏ có màng bao bọc, số lƣợng ty thể trong các tế
bào rất khác nhau, có thể hàng trăm hoặc hàng nghìn. Ty thể có nhiều hình
dạng khác nhau nhƣ hình cầu, hình que, hình sợi... Ty thể có khả năng chuyển
động, thay đổi kích thƣớc, hình dạng và liên kết lại với nhau thành các cấu
trúc dài hơn hoặc phân ra thành các cấu trúc ngắn hơn. Trong tế bào, ty thể
thƣờng tập trung ở các nơi đang diễn ra sự trao đổi chất mạnh nhất.
Cấu trúc của ty thể đƣợc bao bọc bằng một màng kép lớp ngoài nhẵn,
lớp trong có nhiều nếp gấp chạy song song và ăn sâu vào trung tâm của ty thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Giữa hai lớp màng trong và màng ngoài có chứa dịch kẽ màng. Mặt ngoài của
lớp ngoài và mặt trong của lớp trong có chứa nhiều hạt với kích thƣớc từ 80-
90 A
o
chứa các enzyme và cofacto. Ty thể nhƣ một nhà máy để sản sinh ra
năng lƣợng của tế bào. Hệ thống sản sinh ra năng lƣợng trong ty thể bao gồm
hai quá trình oxy hóa và photphoril hóa. Quá trình oxy hóa giải phóng ra các
điện tử, các điện tử tác dụng nhƣ tác nhân tích lũy và biến đổi năng lƣợng.
Trong điều kiện nếu thiếu oxy sẽ diễn ra quá trình tổng hợp ATP là chất tích

lũy năng lƣợng dƣới dạng các cầu nối photphát giầu năng lƣợng. Tại ty thể sẽ
tiếp nhận các sản phẩm đƣợc phân giải từ các chất nhƣ protein, lipit và gluxit
diễn ra trong bào tƣơng đến dạng pyruvat và chuyển sang dạng Axetyl
coenzimA. Trong ty thể, axetyl coenzimA đã qua quá trình oxy hóa trong chu
trình Krebs. Với chu trình này, đã có bốn lần giải phóng 2H
+
nghĩa là giải
phóng hai điện tử. Các ion H
+
giải phóng ra đƣợc các chất vận chuyển H
+
tiếp
nhận chuyển vào chuỗi hô hấp và cuối cùng chuyển hydro cho oxy. Trong
chuỗi hô hấp, năng lƣợng giải phóng đƣợc tích lại dƣới dạng ATP. Ty thể còn
có đặc điểm là trong dịch nền của nó có những hạt DNA và ARN. Ty thể đã
sử dụng DNA làm khuôn mẫu để sản sinh ra ty thể mới.
1.4.2. Sự tổng hợp protein trong ty thể
Nhờ có đủ các nhân tố riêng của mình (mtDNA, mARN, tARN và
riboxom) nên ty thể có thể tự tổng hợp các protein cho mình. Sự tổng hợp
protein cũng diễn ra trên riboxom theo cơ chế chung, nhƣng axit amin khởi
động, giống nhƣ ở Bacteria là N-fomyl- methionin, chứ không phải methionin
nhƣ ở tế bào Eukaryota. Ty thể không thể tự tổng hợp tất cả protein của ty thể
bởi vì mtDNA chỉ chứa lƣợng nucleotit mã hóa cho khoảng 500 axit amin.
Rất nhiều protein của ty thể đƣợc tổng hợp từ mạng lƣới nội chất có hạt trong
tế bào chất theo mã của các gen trong nhiễm sắc thể của nhân, sau đó đƣợc
vận chuyển vào ty thể. Ty thể tự tổng hợp một số protein không hòa tan cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
cho màng trong và một số protein có chức năng điều chỉnh quá trình hoạt hóa

các gen ty thể của nhân tế bào.
1.4.3. Chủng loại phát sinh của ty thể
Trƣớc đây có giả thuyết cho rằng trong quá trình tiến hóa của tế bào thì
ty thể có nguồn gốc từ sự phân hóa của màng sinh chất ăn sâu vào tế bào chất,
về sau tách ra và phức tạp hóa hệ thống mào trở thành một bào quan độc lập,
với dẫn chứng là nhiều bọn vi khuẩn có cấu trúc mezoxom - là một phần của
màng sinh chất gấp nếp ăn sâu vào tế bào chất, có chứa các enzym và nhân tố
của sự hô hấp hiếu khí - đó là hình ảnh của ty thể ở dạng nguyên thủy. Nhƣng
hiện nay ngƣời ta công nhận giả thuyết cộng sinh về nguồn gốc chủng loại
của ty thể. Sự xuất hiện ty thể trong tế bào Eukaryota là kết quả cộng sinh của
một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào. Dẫn chứng thuyết phục nhất là trong ty
thể có chứa DNA giống DNA của vi khuẩn, riboxom của ty thể về kích thƣớc
và rARN giống với riboxm vi khuẩn, và đặc biệt là cơ chế và hoạt động tổng
hợp protein trong ty thể có nhiều đặc điểm giống với vi khuẩn.
1.4.4. MtDNA của động vật có xƣơng sống và mtDNA gà
MtDNA là sợi xoắn kép có cấu trúc vòng, có chiều dài chừng 5µm.
Trong tế bào mtDNA chiếm từ 1 - 5% DNA của tế bào. MtDNA tự tái bản
theo kiểu bán bảo thủ nhờ hệ DNA polimerase có trong chất nền ty thể và xảy
ra ở gian kỳ của chu kì tế bào. MtDNA có dạng vòng và không liên kết với
histon, điều này làm cho mtDNA khác với DNA của nhân tế bào và mtDNA
tƣơng tự với DNA của vi khuẩn. MtDNA là một trong các nhân tố qui định
tính di truyền tế bào chất.
Sự di truyền của các gen ty thể phụ thuộc vào hai yếu tố: Kiểu di truyền
của bản thân bào quan và số bản sao nhiễm sắc thể trong tế bào. Ở phần lớn
các loài, mỗi cá thể nhận đƣợc các bào quan từ mẹ cùng với tế bào chất của
trứng. Kiểu di truyền này đƣợc gọi là di truyền theo dòng mẹ. Kiểu di truyền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
này có đặc điểm: Thứ nhất, kiểu gen của con hoàn toàn do mẹ quyết định.

Nếu mẹ mang đột biến ở gen bào quan thì con sẽ có kiểu hình đột biến cho dù
bố bình thƣờng. Thứ hai, ảnh hƣởng đến kiểu di truyền này là số lƣợng bản
sao nhiễm sắc thể trong bào quan.
Phân tử mtADN có các đặc điểm chú ý sau:
- Tốc độ đột biến lớn gấp 5 lần so với gen nhân.
- Số lƣợng bản sao lớn.
- Đơn bội, không có sự tái tổ hợp.
- Chỉ di truyền theo dòng mẹ.
Mt DNA của động vật có xƣơng sống nói chung có dạng vòng kép,
gồm một chuỗi nặng (chuỗi H) giàu Guamin, và một chuỗi nhẹ (chuỗi L) giàu
cytozin, có chiều dài khoảng 5µm. Phân tử mtDNA không liên kết với protein
histone, có khả năng tái bản theo cơ chế bán bảo toàn nhờ sử dụng các
enzyme DNA polymerase trong chất nền ty thể. Ở đa số các động vật, phân tử
mtDNA chứa khoảng 16-17kb, mã hóa cho các loại protein/enzyme tham gia
vào các quá trình tổng hợp năng lƣợng, trao đổi chất...của tế bào, trong đó
gồm 22 loại tRNA, 2 loại rRNA 16S và 12S, 13 chuỗi polypeptide [15, 25].
Tất cả các động vật có xƣơng sống đã đƣợc phân tích đều có 37 gen
trên phân tử DNA ty thể và thƣờng không có khoảng trống giữa các gen
(không có intron). Tuy nhiên, trật tự sắp xếp các gen trong phân tử DNA dạng
vòng có thể không giống nhau giữa các loài, điều này đƣợc thể hiện rõ khi so
sánh trình tự genome ty thể các bậc taxon bậc bộ trở lên. Vì thế, các đặc điểm
về trật tự các gen trên ty thể có triển vọng đƣợc sử dụng nhƣ một dấu hiệu
phân loại với các taxon bậc cao [30].
Phân tử mtDNA có tốc độ tiến hóa nhanh hơn 5 lần so với các gen nhân
do thiếu cơ chế sửa chữa DNA do đó dẫn đến nhiều biến dị trong ty thể,
không chỉ giữa các loài mà còn cả trong cùng một loài. Bên cạnh đó, các biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
dị này không giống nhau giữa các ty thể trong cùng một tế bào và giữa các tế

bào khác nhau. MtDNA còn có đặc điểm đơn bội, không tái tổ hợp, di truyền
theo dòng mẹ, có nhiều bản sao trong tế bào và bền vững hơn DNA nhân
trong khi tách chiết do có cấu trúc dạng vòng [18], vì vậy có thể đƣợc sử dụng
nhƣ một dấu hiệu để nhận biết các sai khác di truyền.
Năm 1990, trình tự genome mtDNA lần đầu tiên đƣợc công bố trên đối
tƣợng gà Leghorn trắng bởi các tác giả Desjardins và Moais [16]. MtDNA có
chiều dài khoảng 16,8 kb và ngoài các gen cấu trúc còn có một vùng điều
khiển không mang mã di truyền gọi là vùng D-Loop. Tuy có nhiều đặc điểm
tƣơng đồng với hệ genome mtDNA của các động vật có xƣơng sống, hệ
genome mtDNA của gà vẫn mang những điểm khác biệt:
- Trên chuỗi nhẹ, trật tự gen theo chiều 5'-3' là NADH dehydrogenase
(ND5), Cytochrome b (Cyt b), tRNA
thr
, tRNA
pro
, ND6, tRNA
Glu
và vùng điều
khiển trong khi ở các động vật khác, gen Cyt b lại nằm gần vùng điều khiển
hơn [16].
- Ở gà thiếu 1 điểm khởi đầu sao chép nằm giữa 2 gen tRNA
Cys

tRNA
Asn
nhƣ ở các động vật có xƣơng sống khác [16].
- Gen Cytochrome oxydase I (COI) có bộ 3 mở đầu là GTG thay vì
ATG. Toàn bộ genome ty thể gà (Galuss galuss) đƣợc tổ chức nhƣ sơ đồ
trong hình 1.1.

×