Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.43 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI THI RA ĐỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Họ và tên: LÊ MINH THƯƠNG Điện thoại liên hệ: 0167 6610 600 Tổ: sinh – hóa – TD – Công nghệ. Trường THCS Trần Phú. Huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa. Ngân hàng đề tham gia dự thi môn: Sinh học Khối lớp 9. Năm tốt nghiệp: 2003 Năm tham gia giảng dạy: tháng 09/ 2003. Môn đang dạy: sinh học 9.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Câu 1: Di truyền học chính thức ra đời vào năm nào? A. 1856 B. 1863 C. 1866 D. 1900 Câu 2: Trong sơ đồ lai, giao tử được kí hiệu là: A. T B. F C. G D. P Câu 3: Ở đậu Hà Lan, màu hoa nào là trội? A. Xanh B. Đỏ C. Vàng D. Tím Câu 4: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản, F1 có thể thu được tỉ lệ nào sau đây? A. 100% B. 1:2:1 C. 3:1 D. Cả B và C Câu 5: Gọi gen quy định tính trạng lặn là: A. Chữ cái in hoa B. Chữ cái in thường C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 6: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 thu được: A. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó B. 100% kiểu hình lặn C. 9:3:3:1 D. Cả A, B và C đều sai. Câu 7: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của MenĐen: A. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu. B. Đời con luôn có hiện tượng đồng tính. C. Đời con luôn có hiện tượng phân li. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 8: Đặc điểm của giống thuần chủng là: A. Nhanh tạo ra kết quả thí nghiệm. B. Có khả năng sinh sản mạnh. C. Có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó. D. Dễ gieo trồng. Câu 9: Đặc điểm của đậu Hà lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của MenĐen là: A. Sinh sản và phát triển nhanh. B. Có hoa lưỡng tính và khả năng tự thụ phấn cao. C. Có chu kì ra hoa và vòng đời trong 1 năm. D. Số nhiễm sắc thể ít và dễ phát sinh biến dị. Câu 10: Hiện tượng tính trạng trung gian xuất hiện là do: A. Gen trội át hoàn toàn gen lặn. B. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn. C. Gen lặn lấn át gen trội. D.Cả A, B và C đều đúng. Câu 11: Định luật phân li độc lập của các cặp tính trạng được thể hiện ở: A. Con lai thu được đều thuần chủng. B. Con lai đồng tính trung gian C. Con lai F2 luôn có sự phân li tính trạng. D. Cả A, B và C đều sai..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 12: Kết quả dưới đây xuất hiện ở sinh vật nhờ hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là: A. Làm tăng khả năng xuất hiện kiểu hình ở con lai. B. Làm giảm khả năng xuất hiện kiểu hình ở con lai. C. Làm giảm số lượng kiểu gen của con lai. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 13: Trong phép lai hai cặp tính trạng của MenĐen, ở F2, kiểu gen AaBb chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 1/16 B. 2/16 C. 4/16 D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 14: Trong sơ đồ lai, thế hệ xuất phát được kí hiệu: A. P B. F C. G D. F1 Câu 15: Ở loài hoa phấn, tính trạng trung gian là: A. Hoa đỏ B. Hoa trằng C. Hoa vàng D. Hoa hồng CHƯƠNG II : NHIỄM SẮC THỂ Câu 1: NST có dạng đặc trưng vào: A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối Câu 2: Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người là: A. 8 B. 23 C. 46 D. 48 Câu 3: NST dạng sợi mảnh vào kì nào trong chu kì tế bào? A. Kì trung gian B. Kì giữa C. Kì cuối D. Cả B và C Câu 4: Sau giảm phân, từ 2 tế bào ban đầu tạo ra bao nhiêu giao tử đực? A. 2 B. 4 C. 8 D. 12 Câu 5: Giao tử của ruồi giấm có số lượng NST là: A. 2 B. 4 C. 8 D. 12 Câu 6: Cặp NST giới tính ở người nam kí hiệu là: A. XX B. XO C. YO D. XY Câu 7: Đặc điểm của các NST trong các tế bào sinh dưỡng là: A. Luôn tồn tại theo từng cặp tương đồng. B. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng lẽ. C. Đóng xoắn cực đại. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 8: Cặp NST tương đồng là: A. Hai NST có cùng một nguồn gốc hoặc từ bố, hoặc từ mẹ. B. Hai NST giống nhau về hình dạng và kích thước. C. Hai crômatit giống nhau và dính nhau ở tâm động. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 9: Cặp NST giới tính ở người nữ kí hiệu là: A. XX B. XO C. YO D. XY Câu 10: Quá trình nguyên phân xảy ra gồm: A. 5 kì chính thức. B. 4 kì chính thức và 2 kì trung gian. C. 4 kì chính thức và 1 kì trung gian. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 11: Trong nguyên phân, NST xếp hàng vào kì: A. Kì đầu B.Kì giữa C.Kì sau D.Kì cuối.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 12: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở: A. Tất cả các tế bào trong cơ thể B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín C. Tế bào sinh dưỡng và hợp tử D. Cả A, B và C đều sai. Câu 13: Kết quả giảm phân I, số lượng NST trong mỗi tế bào con là: A. 2n NST đơn B.2n NST kép C. n NST đơn D. n NST kép. Câu 14: Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ nhờ: A. Quá trình nguyên phân B. Quá trình giảm phân C. Quá trình thụ tinh D. Cả A, B và C. Câu 15: Câu 13: Kết quả giảm phân II, số lượng NST trong mỗi tế bào con là: A. 2n NST đơn B.2n NST kép C. n NST đơn D. n NST kép. CHƯƠNG III: AND VÀ GEN Câu 1: ADN được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học: A. C, N, H B. O, P C. Cả A và B đếu đúng D. Cả A, B, C đếu sai Câu 2: Cấu trúc không gian của ADN gồm: A. 1 mạch B. 2 mạch C. 3 mạch D. 4 mạch Câu 3: Một ADN có chiều dài là 170 A0. Tổng só nu_ của ADN đó là: A. 50 B. 100 C. 150 D. 200 Câu 4: mARN có vai trò: A. Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc Prôtêin B. Vận chuyển axit amin tương ứng C. Cấu tạo nên ribôxôm D. Cả A, B và C đều sai. Câu 5: Prôtêin có mấy loại cấu trúc? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Loại nu_ nào của môi trường đến liên kết với Ađênin trên ADN trong quá trình tổng hợp ARN? A. T B. A C. U D. X Câu 7: Điều đúng khi nói về ADN: A. Là một bào quan trong tế bào B. Chỉ có ở động vật không có ở thực vật C. Chỉ có ở thực vật không có ở động vật D. Là đại phân tử, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Câu 8: Đường kính vòng xoắn của ADN là: A. 12A0 B. 20A0 C. 34A0 D. 72A0 Câu 9: ARN được cấu tạo từ những nguyên tố hóa học: A. C, N, H B. C, H, N, O, P C. C, H, N, O D. Cả A, B, C đếu sai Câu 10: Loại nu_ nào của môi trường đến liên kết với Ađênin trên ADN trong quá trình tổng hợp ADN? A. T B. A C. U D. X Câu 11: Kết quả của quá trình tự nhân đôi của ADN là: A. ADN con dài hơn ADN mẹ. B. ADN con giống hệt ADN mẹ C. ADN con ngắn hơn ADN mẹ D. Cả A, B và C đều sai.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 12: Loại nu_ nào của môi trường đấn liên kết với Guanin trên ADN trong quá trình tổng hợp ARN? A. T B. A C. U D. X Câu 13: Đặc điểm giống nhau trong tính chất của ADN và ARN là: A. Có tính đa dạng và đặc thù. B. Có chứa 3 loại đơn phân: A, T, G C. Có chứa 4 loại đơn phân: A, T, G, X D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 14: Phân tử Prôtêin bậc 2 có cấu tạo là: A. chuỗi axit amin dạng sợi B. 2 chuỗi axit amin dạng sợi C. 2 chuỗi axit amin dạng lò xo. D.Cả A, B và C đều sai. Câu 15: Prôtêin kháng thể có chức năng: A. Xúc tác các phản ứng B. Bảo vệ cơ thể C. Vận chuyển axit amin D. Cả A, B và C đều đúng. CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ Câu 1: Loại biến dị nào di truyền được? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Thường biến D. Cả A và B Câu 2: Các dạng đột biến gen: A. Mất một cặp nu_ B. Thêm hai cặp nu_ C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 3: Đột biến cấu trúc NST là: A. Những biến đổi trong cấu trúc NST B. Những biến đổi trong hình dạng NST C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 4: Ở người, cặp NST 21 tăng thêm 1 NST gây: A. Ung thư máu B. Bệnh Đao C. Tật dính ngón tay ở nam D. Bệnh Bạch tạng Câu 5: Ở người, thể tam bội có số lượng NST là: A. 12 B. 46 C. 69 D. 72 Câu 6: Biến dị nào sau đây không di truyền được? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Thường biến Câu 7: Nguyên nhân của đột biến gen: A. Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN B. NST co xoắn trong phân bào C. NST dãn xoắn trong phân bào D. Cả A, B và C đều đúng Câu 8: Các dạng đột biến cấu trúc NST bao gồm: A. Mất đoạn, lặp đoạn B. Mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn C. Lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn D. Mất đoạn, đảo đoạn Câu 9: Đột biến sau đây gây ung thư máu ở người là: A. Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 19 B. Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 20 C. Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 D. Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 22.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 10: Hiện tương số lượng NST trong tế bào tăng lên theo bội số của n (lớn hơn 2n) là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến dị bội thể D. Đột biến đa bội thể Câu 11: Thể 3 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng: A. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó. B. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó. C. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó. D. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó. Câu 12: Biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen trong môi trường sống khác nhau là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Thường biến D. Đột biến số lượng NST Câu 13: Lá cây rau mác trong nước dạng: A. Mũi mác B. Bản dài C. Hình kim D. Cả A, B và C đều sai. Câu 14: Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu: A. Kiểu gen B. Môi trường C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Kiểu gen là kết quả của sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường B. Kiểu gen không quy định kiểu hình C. Kiểu hình quy định kiểu gen D. Kiểu hình là kết quả sự ương tác giữa kiểu gen với môi tường. CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Câu 1: Trong nghiên cứu phả hệ, kí hiệu chỉ nam là: A.  B.  C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 2: Trẻ sinh đôi có: A. 1 trường hợp B. 2 trường hợp C. 3 trường hợp D. 4 trường hợp Câu 3: Bệnh Tớcnơ do: A. Không có NST giới tính B. Có 1 NST giới tính Y C. Có 1 NST giới tính X D. Có 2 NST giới tính Câu 4: Chức năng của ngành Di truyền y học tư vấn là: A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin B. Cho lời khuyên C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 5: Tiêu chí để đạt kế hoạch hóa gia đình: A. Chỉ sinh 1-2 con B. Chỉ sinh 2-3 con C. Chỉ sinh 3-4 con D. Cả A, B và C đều sai Câu 6: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời không được kết hôn với nhau? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7: Trong nghiên cứu phả hệ, kí hiệu chỉ nữ là: A.  B. XX C. Cả A và B đều đúng D. Cả A, B và C đều sai Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Mắt nâu là trội so với mắt đen. B. Mắt đen là trội so với mắt nâu C. Mắt đen trội không hoàn toàn so với mắt nâu. D. Cả A, B và C đều sai.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 9: Bệnh máu khó đông do: A. Gen trội quy định B. Gen lặn quy định C. Vi rut gây ra D. Cả A, B và C đều sai Câu 10: Mục đích nghiên cứu phả hệ là: A. Nghiên cứu thường biến B. Tìm đột biến C. Tìm biến dị tổ hợp D. Tìm đặc điểm di truyền của tính trạng Câu 11: Môi mỏng là tính trạng: A. Lặn B. Trội C. Trung gian D. Cả B và C Câu 12: Bệnh đao do: A. Có 3 NST 21 B. Có 3 NST X C. Có 3 NST Y D. Cả A, B và C đều sai. Câu 13: Bệnh bạch tạng có biểu hiện: A. Da, tóc, mắt màu trắng B. Da, tóc, mắt màu hồng C. Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng D. Tóc màu trắng, da và mắt màu hồng Câu 14: Bệnh câm điếc bẩm sinh thuộc dạng: A. Đột biến cấu trúc NST B. Đột biến số lượng NST C. Đột biến gen D. Thường biến Câu 15: 2 trẻ đồng sinh cùng trứng có biểu hiện: A. Giới tính khác nhau B. Có cùng một giới tính C. Ngoại hình không giống nhau D. Cả 3 yếu tố trên CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Câu 1: Nhân bản vô tính trong ống nghiệm là ứng dụng của: A. Công nghệ gen B. Công nghệ tế bào C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 2: Kết quả ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền là: A. ADN của virut B. ADN tái tổ hợp C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 3: Các tác nhân gây đột biến: A. Các tia phóng xạ B. Tia tử ngoại C. Sốc nhiệt D. Cả A, B và C Câu 4: Hiện tượng thoái hóa giống do kiểu gen nào ngày càng tăng? A. Đồng hợp trội B. Dị hợp C. Đồng hợp lặn D. Cả A, B và C đều sai Câu 5: Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi dùng F1 để: A. Làm giống B. Làm sản phẩm C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 6: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến: A. A20 và A30 B.K20 và K30 C. H20 và H30 D. Q20 và Q30.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 7: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở: A. Vật nuôi B. Cây trồng C. Vi sinh vật D. Vi sinh vật và vật nuôi Câu 8: Lai tế bào là phương pháp: A. Lai tế bào xooma của hai loài B. Ghép và gây kết hợp hai giao tử khác loài C. Lai tế bào sinh dục của hai loài D. Cả A, B và C đều sai Câu 9: Kĩ thuật gen được ứng dụng để: A. Chuyển đoạn ADN của tế bào nhận sang tế bào cho B. Tạo ra các dạng đột biến gen C. Chuyển một đoạn ADN của tế bào cho sang tế bào nhận D. Cả A, B và C đều sai Câu 10: Trong kĩ thuật gen, thể truyền được sử dụng là phân tử ADN của: A. Thực vật B. Động vật C. Nấm D. Vi khuẩn hoặc vi rút Câu 11: Hoocmon Insulin được sử dụng để: A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen B. Điều trị bệnh tiểu đường C. Sản xuất kháng sinh D. Cả A, B và C đều sai. Câu 12: Đặc điểm của tia tử ngoại khi gây đột biến là: A. Tác dụng cực mạnh B. Có khả năng xuyên sâu C. Không có khả năng xuyên sâu D. Cả A, B và C đều sai Câu 13: Đặc điểm của tia phóng xạ khi gây đột biến là: A. Tác dụng yếu B. Có khả năng xuyên sâu C. Không có khả năng xuyên sâu D. Cả A, B và C đều sai Câu 14: Hiện tượng không xuất hiện ở vật nuôi khi giao phối cận huyết là: A. Sức sinh sản của thế hệ sau giảm B. Xuất hiện quái thai C. Sức chống chịu giảm D. Con cháu xuất hiện các đặc điểm ưu thế hơn bố, mẹ Câu 15: Giống lúa DT17 được tạo ra khi cho lai hai giống lúa: A. DT10 và OM80 B. DT17 và DT21 C. DT21 và DT16 D. Cả A, B và C đều sai PHẦN II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Các nhân tố vô sinh của môi trường gồm: A. Đá, cây khô, không khí, Ruồi B. Xi măng, Không khí, bàn C. Cá rô, cát, Sán lá gan D. Cả A, B và C đều sai Câu 2: Điểm gây chết về nhiệt độ ở cá rô phi Việt Nam là: A. 50C B. 220C C. 300C D. 420C Câu 3: Xét về khả năng thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng của môi trường, thực vật được chia thành: A. Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa tối B. Nhóm cây ưa sáng C. Nhóm cây ưa bóng D. Cả B và C.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Câu 4: Quan hệ cùng loài ở các loài sinh vật gồm: A. Hỗ trợ và cộng sinh B. Cộng sinh và hoại sinh C. Hỗ trợ và cạnh tranh D. Cạnh tranh và hoại sinh Câu 5: Nhóm quan hệ hỗ trợ trong quan hệ khác loài gồm: A. Cộng sinh và hoại sinh B. Cộng sinh và hội sinh C. Hoại sinh và kí sinh D. Cả A, B và C đều sai Câu 6: Hươu và Nai ăn trên một cánh đồng thể hiện mối quan hệ: A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Cạnh tranh D. Kí sinh Câu 7: Môi trường là: A. Nguồn thức ăn của sinh vật B. Yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật C. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật D. Cả A, B và C đều sai Câu 8: Yếu tố dưới đay được xem là yếu tố hữu sinh: A. Con người, sán lá gan B. Ánh sáng, nhiệt độ C. Ánh sáng, con người, đất D. Cả A, B và C đều sai. Câu 9: Điều dưới đay đúng khi nói về trâu, bò: A. Loài động vật biến nhiệt B. Loài động vật hằng nhiệt C. Thích ăn động vật D. Tìm mồi vào ban đêm Câu 10: Sinh vật sau đây thuộc sinh vật biến nhiệt: A. Cây bàng, ếch, cá chép B. Ếch, cá chép, cá heo C. Nhái, gà, vịt D. Cả A, B và C đều sai Câu 11: Sinh vật sau đây thuộc sinh vật hằng nhiệt: A. Cây bàng, ếch, cá chép B. Ếch, cá chép, cá heo C. Nhái, gà, vịt D. Cá heo, bò, chim bồ câu Câu 12: Đặc điểm giúp cây giảm thoát hơi nước khi sống vùng nhiệt đới: A. Số lượng lỗ khí tăng nhiều B. Lá tăng kích thước C. Bề mặt lá có tầng cutin dày D. Cả A, B và C đều sai Câu 13: Quan hệ cùng loài là: A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống xa nhau D. Cả A, B và C đều sai Câu 14: Hiện tượng nào sau đây làm các cá thể cùng loài tách nhau ra: A. Nguồn thức ăn dồi dào B. Chỗ ở đầy đủ C. Số lượng cá thể trong bầy đàn tăng quá cao D. Cả A, B và C đều đúng Câu 15: Quan hệ cộng sinh thể hiện ở: A. Hổ đuổi bắt và ăn thịt nai B. Cỏ dại và lúa giành nhau nguồn ánh sáng C. Nấm và tảo sống với nhau tạo thành địa y D. Cả A, B và C đều sai..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI Câu 1: Quần thể sinh vật là: A. Tập hợp các cá thể cùng loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới B. Các cá thể sống trong một khoảng không gian nhất định C. Các cá thể sống ở một thời điểm nhất định D. Cả A, B và C Câu 2: Các đặc điểm khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác là: A. Lứa tuổi, Pháp luật B. Mật độ, kinh tế C. Pháp luật, kinh tế D. Cả A, B và C đều đúng Câu 3: Ở người có mấy dạng tháp tuổi? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Điểm khác nhau giữa quần xã và quần thể là quần xã có: A. Một loài B. Nhiều loài C. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng Câu 5: Câu phát biểu nào sau đây là không sai? A. Chuỗi thức ăn gồm nhiều lưới thức ăn B. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn C. Chuỗi thức ăn gồm nhiều lưới thức ăn có mắc xích chung D. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắc xích chung Câu 6: Khi quan sát một loài trong quần xã, có 5 điểm thấy loài đó và độ thường gặp là 50%, hỏi có mấy điểm không thấy loài đó khi quan sát? A. 5 B. 10 C. 15 D. 20 Câu 7: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật: A. Các loài cây trong một khu rừng B. Các động vật ăn cỏ trên một cánh đồng C. Các cá thể chuột đồng sống trên một ruộng lúa D. Cả A, B và C đều đúng Câu 8: Tập hợp dưới đây không phải quần thể là: A. Các con bò rừng trong một khu rừng B. Các con sói trong một khu rừng C. Các con ong mật trong một vườn hoa D. Cả A, B và C đều sai Câu 9: Tập hợp nào dưới đây không phải hệ sinh thái: A. Các con lợn nuôi trong trang trại. B. Các loài ở Rừng U Minh C. Các loài ở Đồng ruộng xã Vạn Bình D. Cả A, B và C đều sai Câu 10: Số lượng các thể trong quần thể tăng cao khi: A. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi B. Dịch bệnh C. Xãy ra cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể D. Cả A, B và C đều đúng Câu 11: Điều đúng khi nói về quần xã sinh vật là: A. Tập hợp các cá thể sinh vât cùng loài B.Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài C. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài D. Cả A, B và C đều đúng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 12: Các thành phần của một hệ sinh thái gồm: A. Sinh vật và các yếu tố không sống B. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất D. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất Câu 13: Yếu tố hữu sinh trong hệ sinh thái gồm: A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ C. Sinh vật phân giải D. Cả A, B và C đều đúng Câu 14: Trong chuỗi thức ăn, một mắt xích sẽ tiêu thụ: A. Mắt xích phía sau nó B. Mắt xích phía trước nó C. Mắt xích phía trên nó D. Cả A, B và C đều sai Câu 15: Đặc điểm mật độ có ở quần thể: A. Người B. Cây bàng C. Cá rô phi. D. Cả A, B và C đều đúng. CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Cách sống cơ bản của con người trong thời kí nguyên thủy là: A. Săn bắt động vật B. Hái lượm cây rừng C. Chăn nuôi trồng trọt D. Cả A và B Câu 2: Biện pháp bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: A. Sinh từ 1 đến 2 con B. Săn bắn động vật C. Chiến tranh D. Cả A và C Câu 3: Các loại khí gây ô nhiếm môi trường gồm: A. CO, CO2, NO2 B. O2, NO2 C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 4: Câu nào sau đây phát biểu sai? A. Chất độc hóa học gây ô nhiễm môi trường B. Chất thải rắn không gây ô nhiễm môi trường C. Sinh vật gây bệnh gây ô nhiễm môi trường D. Cả A, B và C đều sai. Câu 5: Biện pháp giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn có: A. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy B. Tạo bể lắng và lọc nước thải C. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây D. Cả A, B và C Câu 6: Biện pháp giúp giảm ô nhiễm không khí gồm: A. Xây dựng nhà máy xử lí rác B. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy C. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây D. Cả A, B và C Câu 7: Thành quả kĩ thuật được xem là quan trọng tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là: A. Chế tạo ra máy hơi nước B. Chế tạo các động cơ sử dụng điện C. Chế tạo ra xe ô tô D. Cả A, B và C đều đúng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu 8: Chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau: A. Trong xã hội công nghiệp, cách sống cơ bản của con người là săn bắt và hái lượm B. Con người biết sử dụng lửa từ xã hội công nghiệp C. Việc đốt phá rừng bừa bãi của con người đã gây nhiều hậu quả xấu D. Con người tạo máy hơi nước trong thời kì nguyên thủy Câu 9: Để góp phần bảo vệ môi trường, một trong những điều cần làm là: A. Tăng cường chặt phá cây rừng B. Tận dụng và khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên C. Chiến tranh D. Hạn chế sự gia tăng dân số. Câu 10: Tác nhân được xem là chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: A. Sự thay đổi của khí hậu B. Tác động của con người C. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh D. Do các loài sinh vật Câu 11: Các khí thải gây ô nhiễm không khí chủ yếu có nguồn gốc từ: A. Hoạt động hô hấp của con người B. Quang hợp của cây xanh C. Đốt cháy các nhiên liệu D. Cả A, B và C đều đúng Câu 12: Tài nguyên khoáng sản được con người khai thác nhiều nhất vào giai đoạn: A. Công nghiệp B. Nông nghiệp C. Nguyên thủy D. Cả A, B và C đều đúng Câu 13: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học môi trường sống là: A. Chiến tranh B. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết C. Các bao bì bằng nhựa D. Cả A, B và C Câu 14: Chăn nuôi và trồng trọt bắt đầu vào thời kì: A. Nguyên thủy B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Cả A, B và C đều sai Câu 15: Xây dựng công viên cây xanh và trồng cây là biện pháp gúp giảm ô nhiễm: A. Không khí B. Tiếng ồn C. Thiên tai D. Cả A và B đều đúng CHƯƠNG IV: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Tài nguyên tái sinh gồm: A. Rừng, đất nông nghiệp B. Rừng, mỏ vàng C. Mỏ vàng, mỏ sắt D. Rừng, năng lượng gió Câu 2: Tài nguyên không tái sinh gồm: A. Rừng ngặp mặn, Mỏ than B. Năng lượng thủy triều, mỏ vàng C. Mỏ vàng, mỏ sắt D. Cả A, B và C đều sai Câu 3: Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu gồm: A. Rừng ngặp mặn, mỏ sắt B. Năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời C. Mỏ vàng, mỏ than D. Cả A, B và C đều sai Câu 4: Bảo vệ hệ sinh thái rừng bằng cách: A. Khai thác rừng B. Trồng hợp lí C. Cả A và B D. Cả A, B và C đều sai.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 5: Theo luật bảo vệ môi trường, tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường phải: A. Bồi thường B. Di chuyển qua vùng khác C. Khắc phục hậu quả D. Cả A và C Câu 6: Câu phát biểu nào sau đây sai? A. Cần sử dụng hợp lí tài nguyên đất B. Không làm ô nhiễm nguồn nước C. Cần phải trồng rừng hợp lí D. Cả A, B và C đều sai Câu 7: Gió và năng lượng mặt trời được xếp vào: A. Tài nguyên tái sinh B. Tài nguyên không tái sinh C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu D. Cả A, B và C đều sai Câu 8: Nguồn năng lượng sạch là nhóm tài nguyên: A. Than đá, dầu mỏ B. Bức xạ mặt trời, nhiệt trong lòng đất C. Dầu mỏ, thủy triều D. Cả A, B và C đều đúng Câu 9: Người ta dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào tài nguyên tái sinh? A. Trong đất có nhiều vàng B. Nhiều quặng dầu mỏ C. Có nhiều than đá D. Thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, tăng chất mùn từ xác động, thực vật Câu 10: Hãy cho biết nguồn tài nguyên nào sau đây cùng một dạng: A. Dầu mỏ, sinh vật B. Khí đốt, năng lượng mặt trời C. Tài nguyên rừng, tài nguyên đất D. Cả A, B và C đều đúng Câu 11: Để bảo vệ tài nguyên rừng cần: A. Thành lập các khu bả tồn thiên nhiên B. Săn bắt động vật C. Chặt cây rừng D. Cả A, B và C đều đúng Câu 12: Hệ sinh thái dưới đây không phải hệ sinh thái trên cạn là: A. Vùng thảo nguyên B. Rừng mưa nhiệt đới C. Rừng lá rộng thường xanh D. Rừng ngập mặn Câu 13: Đối với chất thải công nghiệp, luật bảo vệ môi trường quy định: A. Tự do chuyên chở B. Xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp C. Đỗ ra sông D. Cả A, B và C đều đúng Câu 14: Hệ sinh thái nào là hệ sinh thái dưới nước? A. Rừng ngập mặn B. Rạng San hô C. Cả A và B D. Cả A, B và C đều sai. Câu 15: Rừng thuộc tài nguyên: A. Tái sinh B. Không tái sinh C. Năng lượng vĩnh cửu D. Cả A, B và C đều sai..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ĐÁP ÁN: PHẦN I: CHƯƠNG I 1 2 D C 9 10 B B. 3 B 11 D. 4 A 12 B. 5 B 13 C. 6 A 14 A. 7 A 15 D. 8 C. CHƯƠNG II 1 2 B C 9 10 A C. 3 A 11 B. 4 C 12 B. 5 B 13 D. 6 D 14 D. 7 A 15 C. 8 B. CHƯƠNG III 1 2 C B 9 10 B A. 3 B 11 C. 4 A 12 D. 5 D 13 A. 6 C 14 D. 7 D 15 B. 8 B. CHƯƠNG IV 1 2 D C 9 10 C D. 3 A 11 A. 4 B 12 C. 5 C 13 B. 6 D 14 B. 7 A 15 D. 8 B. CHƯƠNG V 1 2 A B 9 10 B D. 3 C 11 A. 4 C 12 A. 5 A 13 C. 6 C 14 C. 7 D 15 B. 8 A. CHƯƠNG VI 1 2 B B 9 10 C D. 3 D 11 B. 4 C 12 C. 5 B 13 B. 6 C 14 D. 7 B 15 A. 8 A. PHẦN 2: CHƯƠNG I 1 2 B D 9 10 B A. 3 D 11 D. 4 C 12 C. 5 B 13 D. 6 C 14 C. 7 C 15 C. 8 A.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> CHƯƠNG II 1 2 D C 9 10 A A. 3 C 11 B. 4 B 12 A. 5 D 13 D. 6 A 14 B. 7 C 15 D. 8 D. CHƯƠNG III 1 2 D A 9 10 D B. 3 A 11 C. 4 B 12 A. 5 C 13 B. 6 D 14 C. 7 A 15 D. 8 C. CHƯƠNG IV 1 2 A C 9 10 D C. 3 B 11 A. 4 C 12 D. 5 D 13 B. 6 D 14 C. 7 C 15 A. 8 B.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×