Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Chuyển biến kinh tế xã hội huyện phong điền thành phố cần thơ trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------

Từ Minh Lan

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN
( THÀNH PHỐ CẦN THƠ) TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
GIAI ĐOẠN 1986 – 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh, 3/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------o0o----------

Từ Minh Lan

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN
( THÀNH PHỐ CẦN THƠ) TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
GIAI ĐOẠN 1986 – 2010

CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ

: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN ĐẠT
Thành phố Hồ Chí Minh, 3/2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tổ
chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Tiến sĩ Lê Văn Đạt đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài, cám ơn thầy đã khơng quản khó khăn, dành nhiều thời gian và công sức chỉ
bảo cho tôi.
Các thầy, cô khoa Lịch Sử của trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh cũng như các giảng viên thỉnh giảng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
khoa học quý báu trong suốt khóa học.
Phịng Sau đại học trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điêì kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa học và luận văn.
Cục thống kê Thành phố Cần Thơ, Phòng thống kê huyện Phong Điền,
Huyện ủy huyện Phong Điền, Quận Ủy quận Cái Răng, Ủy ban nhân dân các xã
Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới, Nhơn Ái.
Các tác giả của các những tài liệu mà tơi dùng tham khảo hoặc trích dẫn
trong luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2012
Từ Minh Lan


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu, hình ảnh thu

thập và phân tích trong đề tài này là trung thực, khơng trùng với bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu và tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn trong
luận văn tơi đều chú thích nguồn rõ ràng, chính xác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2012
Học viên thực hiện

Từ Minh Lan


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾXÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN TRƯỚC NĂM 1986 ....................................................... 6
1.1 Khái quát về vùng đất, con người huyện Phong Điền ................................................. 6
1.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................... 8
1.1.3 Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Phong Điền qua các thời
kỳ lịch sử ...................................................................................................................... 16
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh huyện Phong Điền sau ngày giải phóng đến trước đổi
mới (1975-1985) .............................................................................................................. 23
1.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................................ 23
1.2.2. Tình hình văn hóa- xã hội ................................................................................. 27
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................ 30
CHƯƠNG 2: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN PHONG ĐIỀN TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2010 ........................................................................................................................... 32
2.1. Huyện Phong Điền trong thời kỳ đất nước đổi mới.................................................. 32

2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới .......................................................................................... 32
2.1.1.1 Tình hình Thế Giới ...................................................................................... 32
2.1.1.2 Tình hình trong nước .................................................................................. 33
2.1.2. Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng ................................................................. 34
2.2. Chuyển biến về kinh tế Huyện Phong Điền từ năm 1986 đến năm 2010 ................. 37
2.2.1. Thời Kỳ 1986 -2003........................................................................................... 37
2.2.1.1. Nông nghiệp, chăn nuôi .............................................................................. 37
2.2.1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ............................................................. 44
2.2.1.3. Thương nghiệp- dịch vụ.............................................................................. 45
2.2.1.4. Giao thơng................................................................................................... 47
2.2.1.5. Tài chính .................................................................................................... 48
2.2.2 Thời kỳ 2004- 2010 ............................................................................................ 49
2.2.2.1. Nông nghiệp, chăn nuôi .............................................................................. 49
2.2.2.2 Thủ công nghiệp –công nghiệp .................................................................... 58
2.2.2.3 Thương mại- dịch vụ- du lịch ...................................................................... 61
2.2.2.4. Giao thông................................................................................................... 64
2.2.2.5. Tài chính ..................................................................................................... 66
2.2.2.6 Đầu tư cơ bản ............................................................................................... 66
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 68
CHƯƠNG 3: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN TRONG NHỮNG
NĂM 1986 - 2010 ............................................................................................................... 70
3.1. Chủ trương đổi mới về xã hội của Đảng ................................................................... 70
3.2. Biến dổi về xã hội huyện Phong Điền từ năm 1986 đến năm 2010 ......................... 71
3.2.1. Thời kỳ 1986- 2003 ........................................................................................... 71
3.2.1.1. Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình .................................. 71
3.2.1.2. Giải quyết việc làm, thu nhập đời sống ...................................................... 72
T
0
3


30T

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

30T

T
0
3

T
0

3

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

T
0
3

T
0

3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

T
0
3

T
0
3

30T

30T

T
0
3


30T

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

30T

30T


T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

30T

30T

30T

T
0
3

30T


30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

30T

30T

30T

30T

T
0

3

30T

30T

T
0
3

30T

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0

3

30T

30T

30T

T
0
3

T
0
3


3.2.1.3. Thực hiện chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo ...................................... 72
3.2.1.4. Giáo dục – đào tạo, Văn hóa – thông tin .................................................... 73
3.2.1.5. Y tế, thể dục thể thao .................................................................................. 76
3.2.1.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ......................................... 78
3.2.2. Thời kỳ 2004- 2010 ........................................................................................... 79
3.2.2.1. Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình .................................. 79
3.2.2.2. Giải quyết việc làm, thu nhập đời sống ...................................................... 79
3.2.2.3 . Thực hiện chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo ..................................... 80
3.2.2.4. Giáo dục – đào tạo, Văn hóa – thơng tin .................................................... 81
3.2.2.5. Y tế, thể dục thể thao .................................................................................. 86
3.2.2.6. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ......................................... 88
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 90
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 97
30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

T
0
3

30T


30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3


30T

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

30T

30T

30T


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê đất canh tác ở huyện Phong Điền năm 1991-1995: ............................ 38
Bảng 2.2. Thống kê diện tích đất canh tác năm 1996-1997: .............................................. 39
Bảng 2.3. Thống kê diện tích trồng cây lương thực và màu năm 2001-2003: .................... 39

Bảng 2.6. Thống kê đàn heo của một số xã huyện Phong Điền năm 1991-1995: .............. 42
Bảng 2.4. Thống kê diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản của huyện năm 2001-2003:
............................................................................................................................................. 40
Bảng 2.5. Thống kê diện tích và sản lượng trồng cây ăn quả năm 2001-2003: .................. 41
Bảng 2.7. Thống kê đàn gia súc ở huyện năm 2001-2003:.................................................. 43
Bảng 2.8. thống kê khai thác lâm sản năm 2001-2003: ....................................................... 43
Bảng 2.9. Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001-2003: ..................................... 45
Bảng 2.10. Thống kê doanh thu giao thông năm 2001-2003:.............................................. 48
Bảng 2.11. Thống kê tình hình trồng lúa và màu ở huyện năm 2004-2010: ....................... 50
Bảng 2.13.Diện tích trồng rau đậu các loại năm 2005-2010: .............................................. 51
Bảng 2.12. Thống kê diện tích trồng bắp và các loại cây có chất bột củ năm 2005-2010 : 51
Bảng 2.14.Diện tích trồng cây cơng nghiệp hàng năm 2005-2010: .................................... 52
Bảng 2.15. Thống kê diện tích trồng cây ăn quả năm 2005-2010: ...................................... 53
Bảng 2.16. Thống kê đàn gia súc của huyện năm 2005-2010: ............................................ 54
Bảng 2.17. Thống kê diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản năm 2005-2010: ............ 55
Bảng 2.18. Thống kê giá trị kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm 2005-2010: .. 56
Bảng 2.19. Thống kê cơ sở thủ công nghiệp- công nghiệp từ năm 2004-2010: .................. 58
Bảng 2.20. Thống kê số cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo ngành nghề năm
2005-2010: ........................................................................................................................... 59
Bảng 2.21.Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ( giá hiện hành)
từ năm 2004-2010: ............................................................................................................... 60
Bảng 2.22. Thống kê Số người tham gia lao động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn
huyện từ năm 2004-2010: .................................................................................................... 60
Bảng 2.23. Thống kê số cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện từ năm 2005-2010: ............ 61
Bảng 2.24. Thống kê các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ
từ năm 2005-2010: ............................................................................................................... 62
Bảng 2.25.Thống kê tình hình mức hàng hóa bán ra và doanh thu của các thành phần kinh
tế từ năm 2005-2010: ........................................................................................................... 62
Bảng 2.26. Thống kê số người tham gia kinh doanh từ năm 2005-2010: ........................... 63
Bảng 2.27. Thống kê tình hình doanh thu đường thủy bộ ở huyện năm 2004-2009: ......... 64

Bảng 3.1. Thống kê tình hình giáo dục trên địa bàn huyện năm 1996-1998: ...................... 74
Bảng 3.2. Thống kê tình hình giáo dục trên địa bàn huyện năm 2001-2004: ...................... 75
Bảng 3.3.Thống kê số gia đình văn hóa mới và ấp văn hóa mới từ năm 1995-1997: ......... 78
Bảng 3.4. Thống kê tình hình khối mầm non và mẫu giáo năm 2004-2005: ...................... 82
Bảng 3.5. Thống kê số trường từ năm 2004-2010: .............................................................. 82
Bảng 3.6. Thống kê số lớp, học sinh và giáo viên trên địa bàn huyện năm 2004-2011: .... 82
Bảng 3.7. Thống kê mạng lưới y tế huyện từ năm 2004 đến năm 2010: ............................. 86
T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3


T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T

0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3


T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T

0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3


T
0
3

T
0
3

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3


T
0
3

T
0
3

30T

T
0
3

30T

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T

0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3


T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

T
0
3

30T

T
0
3


1


MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Chuyển biến kinh tế và xã hội” là một đề tài không mới, trước đây đã từng có
nhiều đề tài nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế và xã hội của một triều đại, một
quốc gia hay một tỉnh ở giai đoạn lịch sử nào đó. Việc nghiên cứu này nhằm có cái
nhìn tổng qt, đánh giá những thay đổi về đời sống kinh tế cũng như những thay
đổi xã hội, thấy được những mặt tích cực và hạn chế qua đó sẽ đánh giá được các
chính sách, đường lối phát triển kinh tế của nhà nước ở từng giai đoạn lịch sử cụ
thể.
Việc nghiên cứu đề tài “Chuyển biến kinh tế và xã hội” sẽ giúp cho chúng ta
hiểu thêm về vai trò, năng lực quản lý kinh tế của nhà nước ở tại một thời điểm mà
chúng ta nghiên cứu. Chính các kết quả nghiên cứu, đánh giá sự thay đổi tình hình
kinh tế- xã hội ở một thời điểm cụ thể, của một địa phương, sẽ có tác dụng đối với
nhà nước, giúp cho nhà nước nhìn lại thành quả đạt được trong suốt q trình thi
hành những chính sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội vừa qua. Trên cơ sở đó,
nhà nước sẽ đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để có những điều chỉnh , bổ xung
cho đường lối phát triển kinh tế - xã hội kế tiếp.
Chính vì tầm quan trọng đó nên việc nghiên cứu đề tài “Chuyển biến kinh tế xã hội” không bao giờ là đề tài cũ.Trái lại, đề tài này ngày càng được quan tâm nhất
là từ năm 1986 cho tới nay, khi mà Đảng và nhà nước ta đang triển khai công cuộc
đổi mới đất nước, các bài báo cáo tổng kết thành tựu đạt được trên các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội , văn hóa, giáo dục …không đơn giản chỉ là những con số
tổng kết hay thống kê mà chính những con số đó sẽ phục vụ cho công tác hoạch
định đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở tương lai.
Cần thơ là vùng đất được xem là thủ phủ của Miền Tây. Trước đổi mới, Cần
Thơ là vùng đất chủ yếu phát triển về nơng nghiệp. Mặc dù vùng đất này có những
điều kiện thuận lợi để phát triển cơng nghiệp (có cảng cần thơ, sân bay Trà Nóc,
Trường Đại Học Cần Thơ nơi đào tạo nguồn nhân lực,… ) nhưng do chưa có chính


2


sách phát triển kinh tế phù họp ở thời điểm trước 1986, nên chưa phát huy hết các
tiềm lực vốn có của vùng đất này.
Từ năm 1986 trở đi, với đường lối chủ trương đổi mới đúng đắn của Đảng và
nhà nước, nền kinh tế của Cần Thơ có sự chuyển biến theo hướng cơng nghiệp hóa,
phát triển du lịch và dịch vụ. Một số khu cơng nghiệp hình thành, q trình đơ thị
hóa cũng diễn ra, các khu dịch vụ- du lịch cũng ra đời. Dựa trên đường lối phát triển
kinh tế của Đảng và Nhà nước nói chung và của tỉnh cần thơ nói riêng, chính
quyền ở các huyện trực thuộc tỉnh Cần Thơ cũng có những kế hoạch phát triển kinh
tế riêng tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương. Trong số các huyện ở tỉnh
Cần Thơ thì huyện Phong Điền cũng có chương trình phát triển kinh tế của mình.
Đó là sự kết hợp phát triển nông nghiệp một ngành vốn là truyền thống của nước
ta cộng với phát triển dịch vụ - du lịch miệt vườn đây là một loại hình phát triển
kinh tế hiện nay đang được khuyến khích. Mơ hình kinh tế này vừa giữ được diện
tích nơng nghiệp,vừa góp phần tăng thu nhập cho nhân dân, cải thiện đời sống nông
dân, thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Chính vì
lẽ đó, việc nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế và xã hội của huyện Phong Điền là
điều cần thiết nhằm rút ra những mặt tích cực, cũng như những mặt cịn hạn chế để
trong tương lai sẽ hoạch định hướng phát triển của huyện tốt hơn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Như đã trình bày ý trên, việc nghiên cứu về Kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới ở
một quốc gia nói chung hay một vùng nơng thơn nói riêng ln là vấn đề cấp thiết
được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở Trung ương và địa phương quan tâm.
Đã có những cơng trình nghiên cứu cấp quốc gia hay cấp tỉnh về đề tài này như :
“Đổi mới kinh tế Việt Nam thực trạng và triển vọng,” của Đặng Đức Đạm, nhà xuất
bản tài chính Hà Nội 1977, của Lê Đình Thắng chủ biên với tác phẩm “Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lý luận và thực tiển” nhà Xuất bản: Nông
nghiệp, 1998; đề tài cấp tỉnh “ cần thơ 35 năm xây dựng và phát triển” của Ủy ban
nhân dân TP Cần Thơ năm 2010, riêng việc nghiên cứu về đề tài cấp huyện trong



3

những năm 1986 -2010 thì cịn rất hiếm. Vấn Đề đánh giá sự thay đổi kinh tế- xã
hội vùng đất Phong Điền chỉ được phản ánh, khái quát và kết thúc ở thời kỳ huyện
mới bắt đầu thành lập như tác phẩm “Biên khảo lịch sử Phong Điền - Cần Thơ” của
BHC Đảng bộ huyện Phong Điền xuất bản năm 2005, một số báo cáo của Ủy ban
nhân dân các xã huyện Phong Điền, Niên giám thống kê lưu trữ tại Cục thống kê
huyện, Cục thống kê Thành Phố Cần Thơ, các bài báo cáo về tình hình kinh tế - xã
hội hàng năm của Ủy ban nhân dân các xã. Một cơng trình nghiên cứu viết về q
trình thay đổi kinh tế- xã hội huyện Phong Điền trong giai đoạn 1986-2010 chưa có,
những cơng trình trên chỉ phản ánh được tình hình diễn biến kinh tế -xã hội hàng
q, hàng năm của huyện nhưng chưa phản ánh sự những thay đổi về kinh tế- xã hội
của huyện qua thời kỳ đổi mới .
Vì thế với những số liệu phản ánh về tình hình kinh tế- xã hội của huyện như
đã kể trên sẽ giúp cho chúng ta tiếp cận vấn đề để hoàn thành đề tài này.
3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế- xã hội huyện
Phong Điền từ năm 1986 đến 2010
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội ở huyện Phong Điền thuộc
Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên trong chừng mực nhất định đề tài cũng đề cập đến
các vùng thuộc địa bàn cũ của huyện Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang và tỉnh Cần
Thơ trước khi tách tỉnh.
Lý do của phạm vi trên là từ năm 1975 huyện Phong Điền là một phần của huyện
Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang và tỉnh Cần Thơ sau này. Vì thế tất cả các chính
sách chủ trưởng của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ tỉnh , Huyện bộ về phát triển kinh
tế và xã hội nhất định cũng sẽ tác động trực tiếp huyện Phong Điền ngày nay.



4

Về thời gian: từ năm 1986 đến 2010 trong đó chủ yếu là từ năm 2004 đến năm
2010 khi huyện được thành lập
3.3 Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội
của huyện Phong Điền từ năm 1986 đến 2010, nhằm nhìn lại những gì mà huyện đã
đạt được sau 25 năm đổi mới nhằm rút ra những mặt mạnh, những mặt hạn chế
trong suốt quá trình đổi mới nhằm làm thành những bài học kinh nghiệm của quá
trình đổi mới và phát triển kinh tế cho tương lai của huyện.
4.NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu và giải quyết đề tài chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu như sau:
Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính
quyền, Đảng bộ của tỉnh, huyện về vấn đề phát triển kinh tế kinh tế- xã hội của
huyện trong thời kỳ đổi mới
Các niên giám thống kê lưu trữ của cục thống kê tỉnh, huyện.
Các bản báo cáo tổng kết nhiệm vụ và phương hương nhiệm vụ 5 năm của
tỉnh, huyện
Các bản báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội từng năm của huyện
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu, đề tài chủ yếu dựa trên quan điểm triết học Mác- Lê Nin,
phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích: tập họp các tài liệu, tư liệu
Phương pháp so sánh nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế và xã hội của huyện
ở từng thời kỳ
Phương pháp logic, phương pháp thống kê trình bày vấn đề theo thứ tự thời
gian nhất định, đánh giá nhận xét vấn đề, rút ra ưu khuyết điểm của từng vấn đề nêu
trên



5

5. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Tái hiện lại q trình chuyển biến kinh tế- xã hội của huyện Phong Điền trong
25 năm đổi mới (1986-2010)
Làm nổi bật những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế của huyện
Có thể dùng luận văn để làm tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn
được chia thành 3 chương.
CHƯƠNG 1: Khái quát về vùng đất, con người, tình hình kinh tế - xã hội
huyện Phong Điền trước năm 1986
CHƯƠNG 2: Chuyển biến Kinh tế huyện Phong Điền từ năm 1986 đến năm 2010
CHƯƠNG 3: Chuyển biến xã hội huyện Phong Điền trong những năm 1986
đến 2010


6

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ
HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN TRƯỚC NĂM 1986
1.1 Khái quát về vùng đất, con người huyện Phong Điền
1.1.1 Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý: Phong Điền nằm ở phía Nam trung tâm thành phố Cần Thơ, phía
Bắc giáp với quận Ơ Mơn, Bình Thủy, phía Đơng giáp quận Cái Răng và quận Ninh
kiều, phía Tây giáp với huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp với tỉnh Hậu Giang. Diện tích
tồn huyện là 12.359,56 ha, trong đó có 10.678,57 ha đất nông nghiệp, 1.311,76 ha

đất chuyên dùng, 353,83 ha đất thổ cư và 15,40 ha đất chưa sử dụng
Huyện thuộc vùng trũng, vì thế vào mùa mưa hay mùa lũ thường dễ ngập úng
nhưng nhờ vào hệ thống đê bao, kênh rạch chằng chịt nên việc tháo nước ra sông lớn
được nhanh chóng nhờ đó mà ít bị ảnh hưởng đến vụ mùa và diện tích gieo trồng.
Khí hậu thời tiết: Phong Điền thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi
năm có hai mùa gió đó là gió tây nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 độ ẩm cao,
mưa nhiều, gió Đơng Bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 khơng khí khơ, nóng ,
trên địa bàn huyện đơi khi có gió lốc, nhiệt độ trung bình là 27 độ c, lúc cao nhất là
35 độ c( từ tháng 4 đến tháng 10), thấp nhất là 20,3 độ c ( từ tháng 11 đến tháng 3),
lượng mưa trung bình các tháng trong năm 1.415,7 mm, độ ẩm trung bình các
tháng trong năm là 82,3 %. Nhìn chung khí hậu huyện Phong Điền tương đối ổn
định, có các điều kiện thời tiết khí hậu đặc trưng của vùng châu thổ sông Cửu Long
, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm và các tháng trong năm không nhiều như các tỉnh
phía bắc, có số ngày nắng trong năm khá cao, ít chịu ảnh hưởng của gió bão và
khơng khí lạnh. Thời tiết, khí hậu của Phong Điền thuộc loại mưa thuận gió hịa,
thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan
môi trường thích hợp phát triển kinh tế theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch
sinh thái.


7

Chế độ thủy văn và nguồn nước: dòng chảy các con sông và kênh rạch ở
huyện Phong Điền phụ thuộc vào dịng chảy của con sơng Cần Thơ và kinh xáng Xà
No cũng như các kinh rạch ở tả ngạn và hữu ngạn sơng Cần Thơ. Các phụ lưu có
nước ngọt quanh năm có tác dụng cung cấp nước tưới tiêu vào mùa khô và tháo úng
vào mùa mưa lũ. Ngồi ra, nó cịn có tác dụng cung cấp phù sa cho đồng ruộng và
đóng vai trị quan trọng trong giao thơng, tạo cho Phong Điền có một vị trí quan
trọng để phát triển nông - công – thương nghiệp và dịch vụ.
Đất đai và khoáng sản: do nằm cập bờ sông Cần Thơ, nên vùng đất này

được phù sa sơng Hậu bồi đắp. Vì thế, thổ nhưỡng ở đây thuộc loại phù sa ngọt,
màu mỡ nên thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả, sơng ngịi chằng chịt
thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vì thế, sau khi chia tách thành lập huyện
Phong Điền, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã quy hoạch huyện thành 2
vùng sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy hết thế mạnh của huyện. Theo đó thì các
xã Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Tân Thới, Giai Xuân chuyên canh cây ăn trái, sinh vật
cảnh và các mặt hàng nông sản, phục vụ khách du lịch, các xã Nhơn Nghĩa, Trường
Long thì chuyên sản xuất lúa chất lượng cao, rau an tồn, chăn ni gia súc, gia
cầm, ni trồng thủy sản tạo ra hàng hóa có chất lượng cao cung cấp cho thị trường.
Khống sản hầu như là khơng có.
Về giao thơng: hệ thống giao thơng đường bộ, huyện có tỉnh lộ 923 chạy qua
trung tâm huyện, nối liền huyện Phong Điền với các huyện, quận khác của thành
phố. Do nằm cập bờ sơng Cần Thơ và có kinh xáng Xà No cùng với hệ thống kinh
rạch chằng chịt nên giao thơng đường thủy cũng góp phần làm cầu nối giữa huyện
với các vùng lân cận. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản ở vùng sâu mang
ra chợ để trao đổi bn bán, việc hình thành chợ nơng sản trên sông (chợ nổi Trà
Niền) tạo nên một nét độc đáo của một huyện thuộc vùng “sông nước miền Tây”.
Hiện nay, nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và ngành giao thơng, huyện
có hệ thống giao thơng khá hồn chỉnh ở các xã, ấp, tạo điều kiện thơng thoáng cho


8

việc đi lại, học hành và vận chuyển hàng hóa của nhân dân ở các xã, ấp, góp phần
thúc đẩy kinh tế- văn hóa huyện phát triển.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Vùng đất Thành phố Cần Thơ Nói chung và huyện Phong Điền nói riêng có
lịch sử hình thành gắn liền với quá trình mở cõi của các chúa Nguyễn, được hình
trong suốt một thời gian lâu dài với các biến cố lịch sử.
Vào thế kỷ XVII-XVIII, do hồn cảnh lịch sử kinh tế và chính trị của Đại

Việt, một số lưu dân người Việt đã bỏ quê tìm đường về vùng đất phương nam với
hy vọng tìm một vùng đất mới để dung thân. Với mục đích đó lưu dân người Việt
đến vùng đất ngày càng nhiều, từ thế hệ này đến thế hệ khác, lưu dân người Việt đã
đỗ mồ hơi nước mắt, thậm trí là cả xương máu, tính mạng để biến vùng đất sình lầy
nước đọng, hoang vu này thành một vùng đất trù phú mà ngày nay nó được mệnh
danh là vựa lúa của cả nước - đó là vùng đất Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Cần Thơ vốn có tên gọi là Trấn Giang, được khai hoang từ thời Mạc Cửu,
Ông vốn là người Hoa nhưng vì khơng thần phục nhà Thanh nên đem cả gia đình
xuống vùng đất phương nam này lập nghiệp, Ơng là người có cơng khai phá Hà
Tiên, lập nên thương cảng Hà Tiên nổi tiếng là sầm uất, chính vì thế mà Hà Tiên
nhiều lần trở thành đối tượng cướp phá và xâm lược của giặc cướp và quân Xiêm.
Để đối phó với hiểm họa trên, họ Mạc đã thần phục các chúa Nguyễn nhằm dựa vào
thế lực quân sự chúa Nguyễn để bảo vệ vùng đất đã khai phá này. Tuy nhiên, vùng
đất này vẫn thường xuyên diễn ra chiến sự, điển hình như: tháng 10 năm 1771 quân
xiêm tấn công Hà Tiên rồi tràn xuống Trấn Giang, quân họ Mạc cùng với nhân dân
Trấn Giang chống trả đẩy lùi quân Xiêm.
Trong cuộc chiến giữa chúa Nguyễn và nghĩa quân Tây Sơn, vùng đất Trấn
Giang cũng là nơi diễn ra một cuộc giao tranh giữa đôi bên . Tháng 3- 1777 quân
Tây sơn đánh chiếm Gia Định, Mạc Thiên Tứ đưa chúa Nguyễn về nương náu ở
Trấn Giang, quân Tây Sơn tiến xuống chiếm Trấn Giang, chúa Nguyễn là Tân


9

chánh Vương Nguyễn Phúc Dương và Vương Định Vương Nguyễn Phúc Thuần lần
lượt bị quân Tây Sơn bắt diệt, Nguyễn Ánh là cháu trốn thoát dẫn tàn binh ra đảo
Thổ Chu chờ cơ hội phục thù. Tháng 6-1784 được sự trợ giúp của quân Xiêm,
Nguyễn Ánh đem quân về đánh chiếm lại Trấn Giang và một số vùng ở Nam Bộ.
Được tin cấp báo , tháng 1-1785, Nguyễn Huệ cấp tốc đem quân vào Nam chặn
đánh quân Xiêm lập nên chiến thắng lẫy lừng ở rạch Gầm Xoài Mút (Tiền Giang Mỹ

Tho). Thua to ở Mỹ Tho, Tiền Giang, Nguyễn Ánh rút quân về Trấn Giang, quân Tây
Sơn truy kích về đánh Trấn Giang, Nguyễn Ánh rút ra đảo Thổ Chu.
Sau khi đánh bại quân Xiêm, Nguyễn Huệ rút quân về miền Trung chuẩn bị
đối phó với quân Thanh và triều Lê ở Bắc Hà. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh
củng cố lại binh lực, tháng 10-1787 Nguyễn Ánh đánh chiếm Trấn Giang, cuộc
chiến giữa quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn tiếp diễn cho đến năm 1802 vương triều
Tây Sơn sụp đỗ, nhà Nguyễn được thành lập
Qua các biến cố lịch sử kể trên, thì vùng đất Cần Thơ xưa là vùng đất ít nhiều
có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự nên từng là vùng đất “chiếm đi, giành
lại” của quân Chúa Nguyễn và quân Tây Sơn
Sau khi thành lập vương triều Nguyễn, vấn đề khai hoang mở rộng diện tích
canh tác, khắc phục hậu quả chiến tranh là vấn đề được các vua nhà Nguyễn đặc
biệt quan tâm. Vùng đất Trấn Giang mặc dù được khai hoang từ thời Mặc Cửu
nhưng nhìn chung vẫn là vùng đất cịn hoang hóa, đất rộng người thưa. Năm 1803
vua Gia Long cho định lại dư đồ Tây sông Hậu đổi tên Long Hồ thành dinh Hoằng
Trấn sau đó đổi thành Vĩnh Trấn, năm 1808 đổi thành Trấn Vĩnh Thanh một trong
những trấn của Gia Định, lúc bấy giờ ở Nam Bộ có Biên Hịa, Trấn Phiên An, Trấn
Vĩnh Thanh, Trấn Vĩnh Tường, Trấn Hà Tiên (Trấn Giang bây giờ là huyện Vĩnh
Định, phủ Định Viễn, Trấn Vĩnh Thanh). Năm 1832, Vua Minh Mạng thực hiện
cuộc cải cách hành chính lớn trong đó cho đổi các Trấn thành Tỉnh, Nam Kỳ Lục
Tỉnh hình thành gồm :
+ Biên Hịa, Gia Định, Định Tường là 3 tỉnh Miền Đông


10

+ Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên là 3 tỉnh Miền Tây
Huyện Vĩnh Định tách ra khỏi Phủ Định Viễn sáp nhập vào phủ Tân Thành
thuộc An Giang, năm 1839 Vua Minh Mạng đổi tên huyện Vĩnh Định thành huyện
Phong Phú thuộc phủ Tuy Biên tỉnh An Giang, lấy làng Tân An làm huyện trị của

huyện phong phú
Để đẩy mạnh công cuộc khai hoang ở Nam Bộ, nhà Nguyễn cho đào nhiều
con kênh như kênh Thoại Hà nối liền Long Xuyên với Rạch Giá (1818), Kênh Vĩnh
Tế nối Châu Đốc Với Hà Tiên (1819-1824), lực lượng khai hoang cũng được nhà
Nguyễn chú ý chiêu mộ, bằng nhiều hình thức và nhiều nguồn đưa vào vùng Nam
Bộ để khai hoang, khai khẩn tới đâu lập làng tới đó.
Đối với vùng đất Phong Điền, vào năm 1834 bắt đầu có cư dân đến khai phá,
ở xã Mỹ Khánh có gia đình Ơng Nguyễn Văn Phù và bà Hồ Thị Nghĩa đến khai
hoang, ở Giai Xn thì có gia đình ơng Nguyễn Văn Lâm và gia đình bà cai tổng từ
miền Trung đi thuyền độc mộc vào khai hoang, năm 1820- 1840 có ông bà Lê Đăng
Nguyệt gốc ở Sa Đéc đến khai hoang lập nghiệp …
Như thế, với chính sách đẩy mạnh công cuộc khai hoang của nhà Nguyễn,
vùng đất Phong Điền vốn là vùng đất sình lầy nước đọng, nay bước đầu được khai
phá để dần dần trở thành vùng đất có thể canh tác, trồng trọt. Q trình khai hoang
này được đẩy mạnh hơn ở thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1867 đến 1945.
Năm 1884, với việc buộc triều đình Nguyễn ký hiệp ước Pa- tơ- nốt, thực dân
Pháp hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam. Năm 1897, công cuộc khai thác
thuộc địa bắt đầu được triển khai. Kế tục công cuộc khai hoang của nhà Nguyễn ở Nam
Bộ, Pháp đẩy mạnh tiến độ khai phá đất đai, Pháp cho đào hệ thống kênh rạch để dẫn
nước nhằm thoát úng, rửa phèn ở những vùng sâu, bằng các công cụ kỹ thuật được xem
là tiên tiến lúc bấy giờ đó là xáng cạp, xây dựng cầu, mở đường giao thông.
Ở Phong Điền từ năm 1901 đến 1903, Pháp cho đào kênh Xà No nối sông Cần
Thơ với Rạch Cái Tư ( Hỏa Lựu) là nhánh của sông cái Lớn ( Rạch Giá) đổ ra vịnh
Xiêm La. Cơng trình này do công ty Montvenoux của pháp trúng thầu ở Pa Ri với


11

giá là 3 cắc rưởi 1 thước khối tức 35 xu một mét khối, công ty đã điều động 4 chiếc
xáng hơi nước mỗi chiếc với 350 mã lực để thực hiện cơng trình, về nhân cơng thì

Pháp cho mộ phu từ các tỉnh ở Bắc Kỳ. Con kênh này có tác dụng xổ phèn đem
nước ngọt và phù sa từ sơng Hậu về bồi đắp.
Cơng trình này là sáng kiến của Guêry, được viên toàn quyền Paul Doumer
phê duyệt. Sau khi cơng trình hồn thành, chính quyền Pháp đã ưu đãi cấp đất cho
Guêry 25000 héc ta để thành lập đồn điền. Đối với dân phu thì cấp mỗi người 4 héc
ta để khai hoang, sau 5 năm thì được quyền sở hữu. Ngồi ra, Pháp cịn tổ chức bán
đấu giá một số diện tích đất đai. Một số người có tiền hoặc vay vốn ngân hàng để
mua đất, sau đó, họ cho nơng dân khơng có ruộng th để canh tác và thu tơ, 3 năm
đầu thì khơng phải nộp gì cả, nơng dân được vay vốn để mua sắm nơng cụ hoặc để
ăn khi có hoa lợi, đến năm thứ 4 thì bắt đầu nộp 3 giạ trên 1 héc ta sau đó tăng dần
lên từ 30 đến 40 giạ trên một héc ta, tức khoảng 40% hoa lợi. Với hình thức đó,
nhiều đồn điền lớn nhỏ ở vùng kinh xáng Xà No thuộc huyện Phong Điền ra đời.
Gắn với công cuộc khai hoang vấn đề cơ sở hạ tầng cũng được Pháp chú ý và cho
tiến hành xây dựng như đường xá, chợ, trường học …
Năm 1931, pháp cho xây dựng hương lộ 4 ( lộ Vòng Cung, ngày nay là lộ
923) từ Cái Răng vào Phong Điền dài 15 km, từ Phong Điền đến Cầu Nhiếm Ba Se
dài 13km, bên phía Nhơn Nghĩa làng cho dân đắp đất làm lộ cặp mé sông chạy từ
Vàm Sáng đến Ba Láng. Tuy lộ nhỏ nhưng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi lại của người dân, hình thành cầu nối giữa thành thị và nơng thơn.

*Chú thích: có giả thuyết cho rằng địa danh phong Điền là do vua Tự Đức đặt cho. Bên cạnh đó
có giả thuyết cho rằng là những người khẩn hoang vùng đất này là di dân miền Trung, họ mang
theo tên quê hương mình mà đặt cho vùng đất này.


Các mặt hàng nông sản và các loại sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời
sống hàng ngày được trao đổi, điều này lại góp phần hình thành nên chợ ở Phong
Điền. Nhà lồng chợ được xây để làm nơi tụ họp mua bán, các dãy nhà phố, nhà nền
đúc hoặc nhà cao cẳng được xây dựng, các cửa tiệm tạp hóa phần lớn là do người
Hoa làm chủ. Là địa bàn nơng nghiệp nên huyện có nơng sản khá dồi dào, lại có cơ

sở hạ tầng giao thơng, thuận lợi nên nông sản ở vùng sâu được nông dân dùng ghe
xuồng chở ra chợ bn bán, sau đó mua lại các vật dụng cần thiết. Quá trình này
diễn ra thường xuyên đã dẫn đến việc hình thành nên chợ nổi trên sông đây là một
nét độc đáo của vùng đất này.
Về mặt địa giới hành chính: tháng 02/1876 Sối phủ Pháp tại Sài Gịn quyết
định nhập huyện Phong Phú với các đơn vị khác để lập thành hạt Cần Thơ. Đến năm
1889 huyện đổi thành quận, hạt đổi thành tỉnh. Cần Thơ có 5 quận, 10 tổng, 94 làng
+ Làng Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh thuộc tổng Định Bảo (quận Châu
Thành).
+Làng Giai Xuân, Tân Thới thuộc tổng Định Thới.
+Làng Trường Long thuộc tổng Thới Bảo (quận Ô Mơn).
Thời Mỹ –Ngơ Đình Diệm, địa giới hành chính Cần Thơ tiếp tục có sự điều
chỉnh. Cần Thơ lúc này có 5 quận, 8 tổng và 40 xã với diện tích là 162257 ha với
dân số 393761 người, tỉnh lỵ là thị xã Cần Thơ, nằm tiếp giáp với Vĩnh Long, Vĩnh
Bình, Ba Xuyên, Chương thiện, Kiên Giang, An Giang. Trong 5 quận đó thì quận
Châu Thành trụ sở đặt ở thị trấn Cái Răng gồm 2 tổng, 15 xã
+ Tổng Định Bảo có 7 xã : Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Thạnh An,
Tân Phú Thạnh, Thường Thạnh, Thường Thạnh Đơng.
+ Tổng Định An có 8 xã :An Bình, Đông Phú, Giai Xuân, Long Tuyền, Phú
Hữu, Phú Thứ, Tân An và Thuận Đức.
Sau 30/4/1975, huyện Châu Thành được thành lập, là huyện thuộc tỉnh Hậu
Giang.


Ngày 26/12/1991, chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng,
huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ, gồm thị trấn Cái Răng và 13 xã: Đông Phú,
Phú An, Phú Hữu, Đông Thạnh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Phú Thạnh, Đông
Phước, Thạnh Xuân, Trường Long, Tân Thuận, Tân Hịa, Trường Long Tây. Tỉnh
Cần Thơ lúc đó có diện tích 2.965,36 km², dân số là 1.832.045 người. Tỉnh lỵ là
thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Thốt nốt. Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Vị

Thanh, Long Mỹ
Theo Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 6 tháng 11-2000 của Chính phủ, huyện
Châu Thành A tỉnh Cần Thơ cũ được tái lập, huyện Châu Thành A gồm 8 đơn vị
hành chính trực thuộc là các xã Tân Thuận, Thạnh Xuân, Tân Hoà, Trường Long,
Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long Tây và Tân Phú Thạnh. Cịn huyện Châu
Thành gồm 6 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã Đông Thạnh, Đông Phú, Đông
Phước, Phú An, Phú Hữu và Thị trấn Cái Răng.
Theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của chính
phủ về thành lập các quận của Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, huyện
Châu Thành A tách 531,52 ha diện tích tự nhiên và 6.339 nhân khẩu của xã Tân Phú
Thạnh vào thành lập quận Cái Răng, riêng các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường
Long được sáp nhập với ba xã khác là Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới để thành
lập huyện Phong Điền.
Như vậy hiện nay huyện Phong Điền bao gồm các xã : Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa,
Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới và Trường Long với tổng diện tích là 12.359,56 ha
trong đó đất nơng nghiệp chiếm 10.678,57ha, với 102.853 người (năm 2005)
Như thế, suốt thời gian dài hình thành, từ lúc người Việt đến khai hoang lập
nghiệp trên vùng đất này dưới thời chúa Nguyễn, triều Nguyễn, rồi trải qua 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp, Chống Mỹ cứu nước, cho đến ngày khi miền Nam hoàn
toàn giải phóng và đến khi huyện Phong Điền được thành lập; vùng đất này đã
không ngừng biến đổi theo thời gian. Khó có thể hình dung được bộ mặt nơng thôn
của huyện ngày xưa và diện mạo mới của huyện ngày nay. Với đường giao thông


trải nhựa, cầu bê tông suốt con đường tỉnh lộ 923. Các tuyến giao thông xã liền xã,
xã liền huyện, với khu hành chính mới của huyện được xây dựng, khu đô thị mới,
các trạm cấp nước sạch, hệ thống giáo dục bao gồm đầy đủ các bậc học, với hệ
thống y tế từ huyện đến các xã, với hệ thống cung cấp điện đến các xã…Những thay
đổi trên có thể nói là nhờ vào cơng cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta khởi
xướng năm 1986.

Vốn là vùng đất được phù sa sông Hậu bồi đắp nên nông nghiệp được xem là
ngành kinh tế mũi nhọn của huyện như trồng lúa, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây
công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản.
+Trồng lúa :lúa là cây trồng chủ lực của huyện một năm 3 vụ, năm 2004 với
diện tích 11.449 ha, đạt 50.767 tấn/ năm ,giá trị sản xuất nông nghiệp 303.269
triệu đồng ( theo thời giá), lúa đông xuân 4.043 ha, đạt 24207 tấn, năng suất 59,87
tạ/ha, hè thu 3.586 ha, đạt 12.240 tấn, năng suất 34,13 tạ/ha, thu đông 3.820 ha đạt
14.320 tấn, năng suất 37,49 tạ/ha [ 35, tr35-45]
+ Diện tích trồng cây ăn quả năm 2004 đạt 5372 ha, giá trị sản xuất 138.172
triệu bao gồm các loại trái cây như cam mật, cam, sảnh, quýt đường, quýt ta, quýt
tiều, bưởi. xồi cát Hịa Lộc, sầu riêng, măng cụt, chơm chơm, mít… đặc biệt là dâu
Hạ Châu trở thành loại trái cây đặc sản của huyện.[ 35, tr36-tr49]
+ Nuôi trồng thủy sản: năm 2005 huyện thu được 16.150 triệu đồng từ nguồn
nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá và tôm, 8399 triệu đồng từ nguồn khai thác tự
nhiên.[ 35, tr62]
Ngoài nghề nơng, người dân Phong Điền cịn khéo tay trong lĩnh vực chế biến
và nghề thủ công nghiệp. Các sản phẩm chế biến từ gạo như: bánh hỏi, bún, bánh
tráng, các sản phẩm được chế biến từ trái cây như chè bưởi, xôi sầu riêng, mứt trái
hạnh, mứt me, mứt tầm ruột…các nghề thủ công như: ghe tam bản nổi tiếng ở miền
Tây do các trại đóng ghe ở Phong Điền, Vàm Xáng, Cái Sơn làm ra, các nhà xay xát
lúa, hãng chế biến nước mắm Thiên Thiên Hương nằm trên trục lộ Vòng Cung.


Ngồi nơng nghiệp ra, với điều kiện vị trí địa lý mang tính đặc thù riêng
huyện cịn có những địa danh, những di tích lịch sử để phát triển ngành du lịch như
Bưng Đá Nổi, Lung Cột Cầu ở ấp Nhơn Thành xã Nhơn Nghĩa nơi phát hiện có
nhiều di tích văn hóa Ĩc Eo; khu mộ cụ Phan Văn Trị ở Nhơn Ái, bia chiến thắng
Ông Hào thuộc xã Trường Long, các vườn trái cây trồng các loại trái đặc sản như
vườn cam, vườn dâu, vườn xoài, vườn quýt tiều, khu du lịch Mỹ Khánh. Đến với
Phong Điền, du khách cịn có thể tham quan chợ nổi, ngắm nhìn sông nước và cảnh

sinh hoạt mua bán trên sông của người dân miền Tây, miền sông nước như chợ nổi
Cái Răng, chợ nổi Trà Niền.
Cũng như các vùng khác, tín ngưỡng tôn giáo không thể thiếu trong đời sống
tâm linh của con người. Ngồi tín ngưỡng truyền thống là thờ cúng tổ tiên, Phong
Điền hiện nay có nhiều tơn giáo và tín ngưỡng như đạo Phật huyện có 4 chùa ở xã
Nhơn Ái, Mỹ Khánh,Tân thới với số tăng ni phật tử 185 người, đạo Tin Lành có
nhà thờ ở xã Nhơn Ái trên 1600 tín đồ, đạo Thiên Chúa có nhà thờ ở rạch Ơng Hào
với trên 1700 tín đồ, đạo Cao Đài phát triển mạnh từ cách mạng tháng 8- 1945 với
nhiều hệ phái có các thánh thất ở Giai Xuân và Tân Thới với số tín đồ 987 người,
đạo Hòa Hảo ra đời năm 1939 và phát triển mạnh lúc cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất
bại số tín đồ hiện nay của huyện là 226 người ( năm 2005). Với sự đa dạng về tôn
giáo như thế nên trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kẻ thù đã lợi
dụng tôn giáo (đạo Cao Đài, đạo Hào Hảo) khích động sự thù giữa các tơn giáo để
phá hoại cách mạng. Hiện nay với chính sách đồn kết dân tộc và tơn giáo nhà nước
ta vẫn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo cho nhân dân theo đúng luật pháp
qui định, vì thế mà đời sống tín ngưỡng của nhân dân huyện trở nên phong phú và
đa dạng.
Tuy là vùng đất thuần nông, từ khi hình thành và phát triển, ngồi đời sống
kinh tế, vùng đất còn phát triển cả về văn học dân gian, đờn ca tài tử một loại hình
nghệ thuật khá phát triển ở Nam Bộ.


+ Văn học dân gian : như truyền thuyết ( về các địa danh ở huyện), các giai
thoại ( về các nhân vật lịch sử ở huyện), truyện cười phản ánh về sinh hoạt đời
thường của người dân địa phương trong lao động, trong chiến đấu
+ Văn vần : ca dao, tục ngữ, câu đố, câu hò phản ánh cuộc sống lao động sản
xuất, kinh nghiệm lao động, ca ngợi quê hương
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền.
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê

Hay là
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền.
Thương em thì cứ đến
Chớ có lụy phiền vì đị giang
Hay
Phong Điền chợ nổi trên sơng
Bồng bềnh mặt nước, chợ đơng sớm chiều
Phong Điền cũng chính là nơi sản sinh ra những nghệ nhân đờn ca tài tử Nam
Bộ, cùng với các khu di tích lịch sử như khu mộ Cụ Phan Văn Trị, khu di tích Ơng
Hào được du khách trong và ngoài nước biết đến. Với những ưu điểm và đặc thù
riêng của địa phương, bằng sự phấn đấu và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân, Phong Điền tập trung nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa theo bốn
tiêu chí; từng bước nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần cho nhân dân
vững tin phấn đấu tiến lên xây dựng thành quận văn hóa - đơ thị sinh thái của thành
phố Cần Thơ.
1.1.3 Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân huyện Phong Điền qua
các thời kỳ lịch sử
Năm 1858, Pháp nổ súng chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam, năm 1862 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đơng Nam Kỳ, triều đình Nguyễn ký hiệp
ước nhượng 3 tỉnh Miền Đông cho Pháp, năm 1867 Pháp chiếm luôn 3 tỉnh Miền


Tây Nam Kỳ. Như vậy, từ năm 1858 đến 1867, sau gần 10 năm Pháp chiếm toàn bộ
Nam Kỳ, trong suốt khoảng thời gian đó, Pháp ln ln đối phó với cuộc chiến
tranh của nhân dân Nam Kỳ do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo như cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân Miền Đông do Trương Định lãnh đạo, cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân Kiên Giang, Rạch Giá…
Ở huyện Phong Điền, năm 1866-1867 diễn ra cuộc đấu tranh của nông dân ở
Ba Láng, Trà Niền chống thực dân Pháp và tay sai. Nghĩa quân giết chết cai tổng
Nguyễn Văn Vĩnh. Trước sự nguy hiểm của nghĩa quân, năm 1867, Pháp cử Trần

Bá Lộc và lãnh binh Huỳnh Công Tấn về Ba Láng đàn áp cuộc khởi nghĩa. Năm
1868, Đinh Sâm hy sinh, Nghĩa quân tiếp tục hoạt động, tháng 3-1870 nghĩa qn
tấn cơng Tịa Tham Biện nhưng không thành công, nhiều nghĩa quân bị bắt, bị đày
côn đảo, cuộc đấu tranh của nhân dân Ba Láng, Trà Niền thất bại.
Đầu thế kỷ XX, với sự thắng lợi của cách mạng Tân Hợi và cách mạng tháng
Mười Nga, ít nhiều tác động đến tình hình nước ta. Nhiều sĩ phu, thanh niên trí thức
bơn ba ra nước ngồi tìm kiếm con đường cứu nước. Nhiều luồng tư tưởng cách mạng
mới du nhập vào Việt Nam, thông qua thực tiễn đấu tranh, khuynh hướng vô sản ngày
càng thắng thế ở Việt Nam. Đến năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
Tại Cần Thơ, tháng 8-1928, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên thành lập
do Trần Ngọc Quế làm bí thư. Cịn tại Phong Điền, chi bộ của Hội được thành lập
tại làng Nhơn Ái, dưới sự lãnh đạo của chi bộ hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên. Các cuộc đấu tranh địi cơng điền, cơng thổ, địi giảm sưu thuế diễn ra ở các
xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Nhơn Ái.
Năm 1929 -1933, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ, Đảng Cộng Sản Việt
Nam ra đời trong bối cảnh đó đã kịp thời lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh. Vai trò
lãnh đạo của Đảng được thể hiện qua cao trào 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tỉnh.
Tại huyện Phong Điền, các cuộc đấu tranh của nông dân ở các xã Mỹ Khánh,
Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long cũng diễn ra, nhằm cổ vũ cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ở Nghệ An và Hà Tỉnh, phản đối chính sách khủng bố trắng của thực


dân Pháp. Phong trào đấu tranh của nhân dân huyện Phong Điền bị đàn áp, vì thế
phong trào cách mạng ở huyện tạm lắng xuống.
Từ năm 1932-1935, các cở sở Đảng, các tổ chức Đảng dần dần phục hồi trong
cả nước. Tại huyện Phong Điền, các cở sở của Đảng được hồi phục và bắt đầu ra
hoạt động công khai dưới hình thức các tổ chức như: Hội Tương Tế, Hội Ái Hữu,
Hội Đá Banh; tổ chức mít tinh chống bắt lính, chống bắt xâu, chống tăng tơ
tức…Như vậy, bằng sự linh động sáng tạo, các cở sở Đảng ở huyện dần dần hồi
phục để chuẩn bị cho cao trào đấu tranh mới.

Từ năm 1936- 1939, hưởng ứng cao trào đấu tranh địi dân chủ, tự do, cơm áo
hịa bình và chống chiến tranh, ở huyện Phong Điền, Ủy Ban Hành Động ở các xã
An Bình, Long Tuyền, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân được thành
lập, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia. Trước sự hoạt động mạnh mẽ của
phong trào, giữa tháng 9- 1936, Pháp ra lệnh giải tán các Ủy Ban Hành Động.
Chính trong cao trào dân chủ 1936-1939, Đảng bộ huyện Châu Thành được thành
lập năm 1938( gồm cả huyện Phong Điền) do đồng chí Trần Ngọc Quế làm bí thư.
Sự kiện này đã đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào cách mạng ở huyện.
Tháng 9- 1940, Nhật tiến quân vào Đông Dương, Pháp nhanh chóng thỏa hiệp
với Nhật, nhân dân Đơng Dương sống dưới hai tầng áp bức của Pháp –Nhật. Chúng
đua nhau bóc lột nhân dân Đơng Dương, vơ vét lúa gạo. Những chính sách đó dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng, nạn đói xảy ra năm 1944 cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu
người. Ngồi ra, Pháp cịn thi hành chính sách “ dùng người Việt làm bia đỡ đạn”
nhằm bảo vệ lợi ích của họ ở Lào và Campuchia. Hành động này làm dấy lên làn
sóng bất mãn trong nhân dân Nam Kỳ và dẫn đến khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra ngày
23-11-1940.
Tại huyện Châu Thành và Phụng Hiệp, các chi bộ Đảng cũng có kế hoạch
khởi nghĩa. Do tình hình chung, kế hoạch khởi nghĩa Nam Kỳ bị bại lộ, nên khởi
nghĩa ở các địa phương hầu hết không thành công.


×