Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nhung dieu can biet trong hoc tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.76 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRAO ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG HỌC TẬP Th.s Trần Quốc Nhuận Gv trường THPT chuyên Lương Văn Chánh Để việc học tập đạt kết quả tốt và chắc chắn, thiết nghĩ các em học sinh cần biết những điều cơ bản trong học tập được trao đổi sau đây: 1.Xác định mục đích, ý nghĩa việc học tập: Học để hiểu biết “Văn hóa là chìa khóa mở đường giải quyết những điều trong cuộc sống chúng ta chưa biết”, phục vụ bản thân, gia đình, sau đó mới nói đến phục vụ xã hội. Và học tập là một nghĩa vụ của tuổi trẻ chúng ta đối với xã hội, chúng ta học tập chưa tốt coi như chưa hoàn thành nhiệm vụ xã hội giao phó cho chúng ta vậy. Theo quan điểm của UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc, mục đích học tập là để làm việc, để chung sống với cộng đồng và để hội nhập quốc tế thì việc học càng trở nên càng quan trọng, cần thiết đối với bản thân mỗi chúng ta. 2. Cách học và làm bài: (Phương châm học bài nào xào bài ấy) - Học và làm ngay những kiến thức về lý thuyết cũng như bài tập trong ngày. Kinh nghiệm cho thấy nếu chúng ta để đến hôm nào có giờ học, kiểm tra bài môn ấy mới đem ra học sẽ mất nhiều thời gian, kiến thức tiếp thu đã quên khó tái hiện, do đó kết quả sẽ hạn chế. Cách học như thế nhằm mục đích để đối phó lại thầy giáo chứ kết quả không chắc, vì kiến thức chỉ học lại có một lần, học sau khi đã bỏ quên nhiều ngày, đó là chưa nói đến trường hợp bị động nữa là khác (Như: người mệt đêm ấy không học được, học lâu nhớ, lý thuyết không hiểu, bài tập không giải được, cận thời gian không biết hỏi ai bây giờ, rơi vào tình trạng nước đến chân mới nhảy, và nhảy không kịp). - Muốn làm bài tập áp dụng tốt, trước hết phải nghiên cứu kỹ lý thuyết rồi mới làm bài tập, như vậy ta sẽ không thấy lúng túng, thấy bài tập không khó, không mất nhiều thời gian xem lại kiến thức khi đang làm dở bài. Tránh nhất tình trạng muốn làm bài tập nhưng không chịu nghiên cứu kỹ lý thuyết, mở sách vở ra xem công thức để làm bài. Kết quả khi làm xong gấp sách vở lại công thức cũng quên vô cùng bất lợi. Đối với môn Văn ta soạn dàn bài tổng quát hay chi tiết. Nếu thấy làm được ngay thì làm ra giấy nháp thành bài luôn, lúc khác tranh thủ thời gian sẽ sửa chữa bổ sung gọt giũa trước khi nộp thấy giáo kiểm tra. - Nhưng trước khi nghiên cứu lý thuyết khoan mở vở ra đã. Ta vẫn gấp nguyên vở ghi lại, rồi dùng trí nhớ tưởng tượng lại đề cương bài giảng của thầy trên lớp, bài có những vấn đề lớn nhỏ nào. Sau đó mở vở ra đọc bài ít nhất hai lần để nắm ý toàn bài, tiếp đến học đề cương bài, nắm được đề cương bài rồi mới học kỹ từng phần. Khi học đề cương muốn mau nhớ nên lấy giấy nháp vừa đọc vừa ghi sẽ mau nhớ, nhớ chắc hơn. Đề cương này xếp cất giữ lại từng môn để ôn tập sau này được dễ dàng. Vì “Ôn tập là mẹ đẻ của học” mà. - Khi học phải kết hợp, huy động nhiều giác quan nhìn, đọc, nghe, viết, suy nghĩ,… Nhìn bằng mắt suy nghĩa chưa đủ, phải đọc để luyện cách diễn đạt kiến thức, nghe để nhớ, viết để rèn luyện kỹ năng khi làm bài chính xác, có trường hợp kết hợp các khâu.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> đọc, nghe, viết chưa nhuần nhuyễn, đọc một nơi, viết một ngã. Suy nghĩ rất quan trọng, làm kiến thức ăn sâu trong óc, tạo đường mòn trí nhớ, khi cần tái hiện kiến thức sẽ nhớ ngay. Suy nghĩ không chỉ lúc học, mà còn cả những lúc dạo chơi, trước khi nằm chưa ngủ, hay khi ngủ dậy nhưng chưa xuống giường và cả những phút chờ đợi cơm. 3. Hình thức học: (Phương châm: truy – trao – xào – học) - Muốn phát huy được tinh thần học tập độc lập, suy nghĩ và huy động mọi lực lượng quanh mình giúp đỡ mình học tập thì phải kết hợp nhuần nhuyễn hình thức tổ chức học: cá nhân tự nghiên cứu, trao đổi bạn bè, trao đổi thầy cô giáo những điều chưa biết, chưa rõ. a, Cá nhân tự nghiên cứu: Rất quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng học tập. Sau khi nắm được phương pháp học tập phải có kế hoạch cụ thể cho từng ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm. Tranh thủ mọi thời gian cho việc học tập, phải có ý chí nghị lực vượt khó trong học tập, phải thấy rõ mục đích, ý nghĩa của việc học, học để hiểu biết sau đó phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Học đối với tuổi trẻ là một nghĩa vụ đối với xã hội. Học không tốt là đã không hoàn thành nghĩa vụ xã hội đã giao phó cho tuổi trẻ. Kiến thức thầy giáo dạy trong ngày muốn trở thành vốn hiểu biết, chúng ta phải trải qua các khâu: truy – trao – xào – học. * Truy: tìm tòi suy nghĩ để hiểu biết, vấn đề này bản thân ta phải tự nghiên cứu tốt nhất, đầu tư mọi thời gian suy nghĩ, tự trả lời bài học, bài làm. Chỉ khi nào ta thấy không thể giải quyết được, thì phải trao đổi bạn bè hay nhờ thầy giảng hộ, tức là ta đã thực hiện khâu trao bài để hiểu bài hơn. Sau khi thực hiện hai khâu truy trao đã hiểu bài, chúng ta bắt đầu xào bài, tức nghiền ngẫm tái hiện kiến thức vận dụng làm bài tập, cuối cùng học thuộc và nhớ kỹ những điều quan trọng. (Định nghĩa, công thức, các đoạn thở, văn hay,…) b, Trao đổi với bạn bè và hỏi ý kiến thầy giáo: Để hiểu bài sâu sắc, bản thân ta tự nhiên cứu chưa đủ. Khi đã phát huy tính độc lập suy nghĩ nhưng không giải quyết được vấn đề bài học, bài tập yêu cầu cần phải tranh thủ ý kiến trí tuệ của tập thể (bạn bè hay thầy giáo). Có như thế mới đảm bảo được thời gian và đây là cái khôn trong học tập, chúng ta phải biết tranh thủ. 4. Kiểm tra việc học và làm bài tập áp dụng: - Học sinh phải có sổ đầu bài cá nhân. Sổ là một quyển vở hay nửa quyển. Trong sổ chia thành từng môn. Mỗi môn khoảng từ 7-10 tờ có dán dấu từng phần khi tìm môn khỏi mất thời gian. Sổ này dùng để kiểm tra việc học và làm bài của mình trong ngày và hôm sau, cũng có thể trong tuần. Bài thầy giáo giảng, những điều thầy giáo dặn về nhà làm hoàn thành, ta ghi vào sổ làm dấu (-), sau khi học và làm rồi, cái nào xong ta làm dấu (+), còn chưa xong vẫn để nghiên dấu (-), tranh thủ lúc khác hỏi bạn, hỏi thầy bổ sung. - Học sinh còn phải có sổ ghi chép lại những điều cần nhớ như các công thức toán, lý, hóa, những đoạn văn, đoạn thơ hay cần dùng khi cần dẫn chứng. Sổ này nhỏ, gọn có thể bỏ theo trong túi thỉnh thoảng xem đi xem lại để nhớ, làm vốn kiến thức sử dụng khi cần thiết. 5. Học tập trên lớp: Để tiếp thu tốt kiến thức mới thầy giáo giảng, học sinh phải tham khảo sách giáo khoa tài liệu thầy giáo đã dặn trước. Cần thiết phải soạn trước trong vở soạn các môn Văn,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sử, Địa để nắm được bố cục bài và những ý chính khi nghe thầy giáo giảng dễ tiếp thu hơn. Phần nào không hiểu đánh dấu hỏi vào đó đến hỏi thầy, hỏi bạn. Trong lớp phải trật tự, yên lặng, chú ý tập trung tư tưởng cao độ nghe thầy giáo giảng. Phải biết kết hợp nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi. Cố gắng ghi chép đầy đủ, ghi không kịp chừa giấy ra để ghi bổ sung sau rồi ghi tiếp. Tránh tình trạng ngồi nghe mà không ghi suốt cả tiết, lãng phí thời gian về nhà biên lại bài bạn cũng không quen như tự chính mình nghe, mình ghi. Hơn nữa, để tiết kiệm thời gian, ở nhà còn giải quyết việc khác. Cần có mảnh giấy nháp hay vở nháp để bên cạnh trong lúc học để ghi, vẽ hình thầy giáo giảng thêm hay minh họa bên ngoài ta không ghi hay vẽ kịp. Phải phát biểu ý kiến xây dựng bài làm cho tiết học sôi nổi hứng thú, thầy giáo say sưa giảng bài. Dù thế nào bài học trên lớp cũng vô cùng quan trọng, phải biết khai thác triệt để, không được vắng lên lớp. Kinh nghiệm nhiều người cho thấy, học sinh nào dù học khá giỏi đi nữa, nhưng vắng lên lớp nhiều lần không được nghe chính điều thầy giáo giảng thì có nghiên cứu học và làm bài, kiến thức tiếp thu khó hiểu, tốn nhiều thời gian, kiến thức bấy giờ giống như người yếu ăn phải thức ăn không tiêu hóa được bị bội thực . 6. Học ở nhà: Tiếp thu kiến thức thầy giáo giảng trên lớp là vô cùng quan trọng không thể thiếu được “Không thầy đố mày làm nên”. Nhưng đó mới là khâu tiếp thu, hiểu bài một cách tổng quát. Còn muốn nắm chắc tri thức và vận dụng bài tập, vận dụng vào cuộc sống thì phải qua quá trình tái hiện kiến thức, nhào nặn kiến thức, tư duy và tích lũy kiến thức thêm ở nhà. Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho chúng ta cũng giống như cung cấp đường bột để làm ra bánh kẹo. Phương pháp học tập và vận dụng kiến thức ta tốt tức là ta đã làm ra sản phẩm ngon, đẹp từ đường bột kia. Học ở nhà kết hợp nhiều hình thức: cá nhân tự nghiên cứu, trao đổi với tổ, nhóm, cán sự lớp, thầy cô giáo bộ môn. Nhưng cơ bản đóng vai trò chính là tự bản thân vận động, tự thân độc lập tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề còn lực lượng khác chỉ là đồng minh hổ trợ, chúng ta biết tận dụng hợp lý khi cần thiết thì mới có ý nghĩa thiết thực. Nếu nghiên cứu cá nhân chưa kỹ, chưa tìm ra những điều khó cần trao đổi, gặp đâu hỏi đó có tính hình thức là khác nào ta mua giấy bút để thầy bạn học hộ ta, còn ta chẳng có bổ ích gì. 7. Kế hoạch phân bổ thời gian: Phương pháp tốt trong ấy bao hàm việc phân bổ thời gian một cách hợp lý. Nếu một ngày chúng ta có 6 giờ đồng hồ để tự học (một buổi 3 tiếng + tối 2 tiếng từ 19 giờ 30 đến 21 giờ 30 và sáng từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30) thì ta nên dành 4 giờ để học và làm bài tập trong ngày còn 2 giờ dành để xem lại bài cũ bổ sung bài ngày mai mà chúng ta đã đọc kỹ hôm trước và tranh thủ đọc thêm bài mới ở sách giáo khoa thầy giáo dặn ít nhất 2 lần để nắm một cách khái quát; nếu thầy bảo soạn thì ta phải soạn nháp hay hoàn chỉnh ngay từ hôm trước thầy dặn. Khi học và làm xong bài nhớ kiểm tra sổ đầu bài cá nhân, phần nào xong hay chưa xong phải làm dấu để biết, tranh thủ để trao đổi và bổ sung. Thời gian biểu lúc đầu vạch ra áp dụng có khó khăn nhưng về sau sẽ trở thành nề nếp, ta thấy dễ dàng hơn. Đặc biệt, đối với những học sinh biết tăng hiệu suất giờ học thì càng khỏe hơn, không bao giờ ta thấy bị động ngay cả học sinh yếu và trung bình , như thế ta không còn thấy việc học bài, thi cử là khổ, việc thầy giáo kiểm tra bài không phải là hình thức tra tấn, vì tự ta đã kiểm tra được khả năng ta rồi, thầy giáo có kiểm tra cũng chỉ theo dõi giúp đỡ ta học tập tốt hơn mà thôi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngày nghỉ thứ năm và chủ nhật ta chỉ giải lao ít thôi, còn thời gian nên dành để kiểm tra công việc trong tuần. Trong một ngày ta cũng phải có kế hoạch cho ngày hôm sau, ta làm việc gì thêm ngoài kế hoạch, biết để sắp xếp. 8. Sách vở: Sách vở phải đầy đủ, ghi chép rõ ràng, sạch sẽ có bìa nhãn đầy đủ. Nên sử dụng bút màu (đỏ, vàng, xanh) gạch dưới những điều quan trọng nhìn vào dễ thấy dễ đọc, vẽ hình trực quan nhất là các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, Sinh. Vở sách rõ ràng, sạch sẽ, đẹp mắt tạo cho chúng ta sự ham thích trong học tập, học tập đạt kết quả tốt. Thực tế cho thấy, nhưng em học khá, học tốt đều có vở sạch đẹp rõ ràng. 9. Đọc sách, truy cập mạng Internet: Giúp ta mở rộng kiến văn, thầy giáo truyền đạt chỉ là những nét khái quát chưa sâu vì thời gian không cho phép. Muốn đào sâu suy nghĩ phải rèn luyện tính ham đọc sách, thói quen truy cập thông tin trên mạng Internet. Điều quan trọng đọc sách gì trước. Trước tiên đọc sách giáo khoa, sách tài liệu tham khảo phục vụ học tập, giải trí, các sách khác phải có người hướng dẫn hoặc thận trọng khi đọc. Kinh nghiệm, hai người cùng học một trường, một thầy, một hệ đào tạo, nhưng người biết đọc sách, ham đọc sách, truy cập thông tin,… biết tích lũy kiến thức, bao giờ cũng giỏi, kiến thức sâu rộng, vững chắc và cập nhật hơn. 10. Học kết hợp với giải trí: Lao động trí óc mệt, tham gia văn nghệ, các bộ môn thể thao, các hội tìm hiểu nghiên cứu khoa học ưa thích. Tránh thái quá ảnh hưởng đến sức khỏe học tập. Thể dục chống mệt mỏi cũng rất cần thiết trong học tập. Tuy nhiên phải có kế hoạch cụ thể. 11. Kế hoạch ôn tập: (Ôn tập là mẹ đẻ của học) Phải soạn đề cương đáp án câu hỏi khó. Thay đổi môn học trong ngày để hiệu quả được cao. Ví dụ: Sáng ôn tập Văn, Sinh; chiều Toán, Sử. Trong lúc nghỉ dài ngày dựa vào đề cương đã soạn trong quá trình học tập để ôn tập. 12. Cuối cùng phải có niềm tin chắc chắn: Khi xây dựng được phương pháp học tập thích hợp cho bản thân mình, phải thực hiện nghiêm túc, không dễ dãi với mình. Điểu quan trọng phải có niềm tin vững chắc, một quyết tâm cao và giàu ý chí nghị lực thì kết quả học tập rèn luyện của mình sẽ ngày một cao. Luôn không ngừng đúc rút kinh nghiệm cải tiến vận dụng phương pháp học tập ngày một tốt hơn trong quá trình vận dụng phương pháp học tập tốt. Tuy Hòa, tháng 09 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> MỤC LỤC 1. 2. 3.. Mục đích việc học tập Cách học và làm bài Hình thức học a, Cá nhân tự nghiên cứu b, Trao đổi với bạn bè và hỏi ý kiến thầy giáo 4. Kiểm tra việc học và làm bài tập áp dụng 5. Học tập trên lớp 6. Học ở nhà 7. Kế hoạch phân bổ thời gian 8. Sách vở 9. Đọc sách, truy cập mạng Internet 10 Học kết hợp với giải trí . 11 Kế hoạch ôn tập . 12 Cuối cùng phải có niềm tin chắc chắn .. Trang 01 01 01 02 02 02 02 03 03 03 03 04 04 04.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×