Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Huong dan thuc hien nhiem vu nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HIỆM VỤ NĂM HỌC 2012-2013 MÔN TIN HỌC (Kèm theo Công văn số 2826 /SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Sở GDĐT Về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2012-2013). Ngoài những nhiệm vụ trọng tâm của bậc Trung học được quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo, sau đây là một số nội dung cần lưu ý thêm trong việc giảng dạy của bộ môn Tin học cấp THCS và THPT. I. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH - Như đã thực hiện trong năm học 2011-2012, căn cứ trên cơ sở Khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT và tài liệu phân phối chương trình của Sở GDĐT ban hành năm học 2009-2010 và nội dung giảm tải bộ môn Tin học (đã ban hành kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT). Đối với các bài, các phần không dạy thì giáo viên dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho học sinh. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, giáo viên, học sinh vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân. - Tuỳ tình hình thực tế ở mỗi đơn vị, các trường có thể giao cho tổ chuyên môn trao đổi thảo luận điều chỉnh phân phối chương trình cho phù hợp chuẩn kiến thức kỹ năng và nội dung giảm tải mà Bộ GDĐT đã ban hành, trên cơ sở đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất cả thành phố, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thực hành và kiểm tra định kì. - Hàng tháng tổ chuyên môn sinh hoạt, kiểm tra việc thực hiện chương trình của từng giáo viên ở mỗi lớp học. Các tiết lí thuyết, luyện tập, ôn tập phải ghi đầy đủ vào sổ đầu bài để thuận tiện cho việc kiểm tra. II. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ - Số cột điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ tối thiểu của một học sinh cấp THCS và học sinh cấp THPT thực hiện theo theo quy định của Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đảm bảo chất lượng bài kiểm tra, đánh giá được năng lực của từng học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã ban hành kèm theo Quyết định trên số 16/2006/QĐBGĐT về việc ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông, ngày 5/5/2006) và nội dung giảm tải bộ môn Tin học (đã ban hành kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT). - Đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ phải dựa vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung giảm tải đối với bộ môn Tin học cho từng cấp học, lớp học của Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành. III. ĐỐI VỚI CẤP THPT 1. Tổ chức dạy và học: - Do đặc điểm của bộ môn Tin học, Tổ (nhóm) chuyên môn lập kế hoạch cụ thể các tiết dạy thực hành, thống nhất với các bộ phận liên quan trong nhà trường để lập lịch thực hành tại phòng máy vi tính cho từng lớp, tham mưu với lãnh đạo trường để sắp xếp thời khóa biểu hợp lý nhàm sử dụng công suất tối đa của phòng máy tính..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Coi trọng việc tổ chức dạy học thực hành tại phòng máy tính, đảm bảo đầy đủ số tiết thực hành của học sinh tại phòng máy. - Chú trọng đến các mức độ tư duy nhận biết và thông hiểu của học sinh. - Tích cực sử dung các phương tiện công nghệ thông tin để hổ trợ cho việc dạy bộ môn Tin học. - Kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết và thực hành nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. - Cán bộ quản lý và tổ nhóm chuyên môn Tin học cần tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn, đặc biệt đảm bảo đầy đủ các tiết thực hành tại phòng máy, các tiết ôn tập và kiểm tra. - Về hồ sơ, sổ sách: Theo quy định chung của Sở GDĐT, riêng môn Tin học ngoài những hướng dẫn năm học trước của bộ môn, soạn giáo án cần thể hiện được hướng đổi mới về phương pháp dạy học và kiểm tra - đánh giá. Giáo án phải xác định rõ mục tiêu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ và thể hiện các hoạt động của thầy và trò. 2. Công tác giảng dạy, sinh hoạt tổ nhóm bộ môn: - Năm học 2012-2013, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn tập trung vào chương trình SGK các lớp. Đặc biệt chú trong đến chuẩn kiến thức, kĩ năng và nội dung giảm tải của Bộ GDĐT đã ban hành, Cần đưa ra chủ đề sinh hoạt về việc vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng vào giảng dạy và kiểm tra, đánh giá để đạt hiệu quả cao nhất. - Thực hiện các tiết dạy phải được thống nhất của tổ nhóm bộ môn dựa trên khung chương trình của bộ, và phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo. - Lưu ý thực hiện đầy đủ các tiết thực hành theo phân phối chương trình. - Trong quá trình giảng dạy, kiểm tra – đánh giá giáo viên cần nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức đã được Bộ GDĐT ban hành để soạn giảng và soạn đề kiểm tra phù hợp, chú ý nội dung giảm tải mà Bộ GDĐT đã ban hành, tránh tình trạng đưa các nội dung quá tải vào giảng dạy. Các giáo án tiết kiểm tra đều phải có ma trận đề. Ngoài ra tổ nhóm chuyên môn nên tổ chức phân nhóm lập ma trận đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ (có ma trận nhận thức) cho từng khối lớp để có thể dùng chung trong trường ngay từ đầu năm học (sau khi đã được sự đồng thuận của các thành viên trong tổ), nhằm tạo ra một chuẩn đánh giá tốt, công bình, phù hợp. 3. Thời gian và nội dung sinh hoạt chuyên môn quy định như sau: Thời gian 10-12/2012. 01-03/2013. Trường THPT Trần Phú (Chuẩn bị: một máy vi tính, một projector tại phòng họp). Chủ đề và nhiệm vụ - Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin. - Mỗi đơn vị tham dự phải có máy tính xách tay có cài đặt Pascal hay FreePascal và có tham luận về chuyên đề theo giấy mời. - Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin Lê Quý Đôn (tiếp theo). (Chuẩn bị: một máy vi - Mỗi đơn vị tham dự phải có máy tính xách tính, một projector tại tay có cài đặt Pascal hay FreePascal và có phòng họp) tham luận về chuyên đề theo giấy mời.. - Các trường được phân công tổ chức sinh hoạt chuyên môn tự sắp xếp thời gian, thông báo đến các trường biết để đến dự đồng thời báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Lãnh đạo các trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả thiết thực. - Kế hoạch cụ thể của việc phân công sinh hoạt chuyên môn sẽ được triển khai cụ thể trong cuộc họp tổ (nhóm) trưởng bộ môn Tin học THPT đầu năm học 2012-2013. II. ĐỐI VỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Tin học cấp THCS là một trong ba môn học hoạt động tự chọn ở cấp THCS (Ngoại ngữ 2, Tin học, Nghề phổ thông) dành cho các trường có điều kiện. Thời lượng dạy tin học tự chọn cho đến nay vẫn là 2 tiết/tuần trong cả cấp học. 1. Tổ chức dạy học. - Nếu đã dạy môn Tin học tự chọn cho các lớp dưới trong năm học 2011-2012 thì tiếp tục tổ chức dạy môn tin học tự chọn ở các lớp trên. - Những nơi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên cần tổ chức dạy môn Tin học tự chọn khi học sinh có nguyện vọng. - Các lớp đã học môn Tin học tự chọn cần phải có kế hoạch chuẩn bị đội ngũ giáo viên và số lượng máy tính đáp ứng đủ để tiếp tục học môn Tin học tự chọn. Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học. 2. Tài liệu dạy học Tài liệu dạy học môn Tin học tự chọn cấp THCS do Bộ GDĐT ban hành đủ cả cấp học. Các trường liên hệ với các cơ sở phát hành để hướng dẫn việc mua sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 3. Kiểm tra và đánh giá - Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Tin học tự chọn cấp THCS thực hiện theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kết quả học tập của học sinh được ghi vào sổ ghi điểm và học bạ ở phần dành cho các môn học tự chọn. - Đảm bảo chất lượng bài kiểm tra, đánh giá được năng lực của từng học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của GDĐT đã ban hành. IV. THI CHỌN HỌC SINH GIỎI - Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các trường phổ thông. Cần thiết xây dựng đội tuyển học sinh giỏi môn Tin học ở mỗi trường. Có kế hoạch bồi dưỡng và tham gia các kỳ thi học sinh giỏi môn Tin học, Tin hoc trẻ cấp thành phố. - Khuyến khích các học sinh tìm hiểu và xây dựng các phần mềm sáng tạo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của các em. - Ngôn ngữ lập trình Pascal là ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố, quốc gia và kỳ thi Tin học trẻ đối với học sinh bậc trung học khuyến khích sử dụng trình biên dịch Free Pascal. - Tiếp tục tổ chức thi chọn học sinh giỏi Tin học cấp thành phố các lớp 9, 10, 11, 12. Phối hợp với Thành Đoàn tổ chức tốt kỳ thi Tin học trẻ cấp thành phố. Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện sinh hoạt chuyên môn, Sở đề nghị Phòng GD&ĐT các quận, huyện và các trường THPT, trực thuộc nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện./..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×