Tải bản đầy đủ (.pptx) (76 trang)

Chuyên đề; cầu thang môn cấu tạo kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.22 MB, 76 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chuyên đề bài tập cấu tạo. CẦU THANG BTCT GVHD: SVTH:. Nguyễn Thu Hà Nguyễn Thành An Lê Đức Mạnh Lộc Xuân Hữu Nguyễn Đức Anh Ngyễn Trung Đại Hà Văn Quân.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mục Lục I. Nguyên tắc và yêu cầu kĩ thuật chung của cầu thang II. Phân Loại III. Các Bộ Phân chính của cầu thang và kích thước cơ bản. IV. Cấu tạo cầu thang BTCT V. Các yếu tố phong thủy ảnh hưởng tới thiết kế cầu thang. VI. Xu hướng và một số các mẫu thiết kế cầu thang đẹp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Nguyên tắc và yêu cầu kĩ thuật chung của cầu thang Đối với các công trình kiến trúc và xây dựng,cầu thang là phương tiện giao thông giữa các mặt phẳng nằm ngang nhau có độ cao khác nhau.Cầu thang thường đặt trong hoặc ngoài công trình,nơi dễ thấy hoặc thuận tiện cho đi lại.. Nguyên tắc thiết kế cầu thang : 1.Cầu thang phải có kết cấu chịu lực tốt.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2.Cầu thang nhất thiết phải có lan can tay vịn để đảm bảo an toàn và tiên lợi sử dụng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3.Cầu thang đảm bảo chiều rộng cần thiết để giao thông và thoát hiểm. ĐI LẠI THOẢI MÁI. THOÁT HIỂM NHANH CHÓNG.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Yêu cầu khi thiết kế cầu thang : 1.Sử dụng thuận tiện, độ dốc và chiều rộng vế thang phải thích hợp..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.Kinh tế,thi công nhanh và dễ dàng. +. =. +.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3.Đảm bảo an toàn, có đầy đủ ánh sáng, không trơn trượt.. ĐẢM BẢO AN TOÀN. ĐẦY ĐỦ ÁNH SÁNG. VẬT LIỆU CHỐNG TRƠN.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4.Có khả năng chịu lửa lớn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 5.Bền vững, chịu được tải trọng khi vận chuyển những vật nặng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II.Phân Loại Cầu Thang. 1.Theo vị trí. * Theo vị trí: Cầu thang trong nhà. Cầu thang trong nhà. Cầu thang ngoài nhà. Cầu thang ngoài nhà.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Theo chức năng sử dụng * Cầu thang chính là cầu thang đặt ở các sảnh,các nút giao thông chính của nhà,là các thang được sử dụng nhiều nhất.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> *Cầu thang phụ là cầu thang thường đặt ở các vị trí phụ ít sử dụng hơn.Vd cầu thang đi xuống tầng hầm,tầng kho,tầng kĩ thuật......

<span class='text_page_counter'>(14)</span> *Cầu thang thoát hiểm là cầu thang dự phòng khi có sự cố dùng để thoát người.Vd như hỏa hoạn động đất...yêu cầu khả năng chống cháy và độ bền vững cao,được phân bố đều cách nhau 40m. Cầu thang thoát hiểm bên ngoài. Cầu thang thoát hiểm bên trong.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> *Cầu thang cứu hỏa thường hay áp sát phía ngoài công một cái được phân bố cách nhau khoảng 100m,tùy thuộc vào loại công trình cần lắp đặt. *Cầu thang phục vụ là cầu thang thường nằm trong phoàng phục vụ hoặc có cửa ra vào dành riêng cho nhân viên phục vụ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3.Theo vật liệu *Cầu thang gỗ.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> *Cầu thang gạch đá.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> *Cầu thang thép.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> *Cầu thang BTCT.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 4.Phân loại theo biện pháp thi công (thang BTCT) *Thang đổ tại chỗ: áp dụng phổ biến.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> *Thang lắp ghép: cho công trình lớn có thiết kế điển hình,các cấu kiện sản xuất hàng loạt.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 5.Phâ n loại theo kiểu dáng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> III. Các bộ phận chính của cầu thang và kích thước cơ bản. Các bộ phận chính cầu thang 1.VẾ THANG 2.CHIẾU NGHỈ CHIẾU TỚI 3.BẬC THANG 4.LAN CAN 5.TAY VỊN 6.CỐN THANG.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1.Vế thang Là bộ phận nằm nghiêng,trên có tạo bậc để đi (không quá 18 bậc).Cần tạo độ dốc và chiều rộng vế thang hợp lý. Có 2 loại (chia theo cấu tạo phần chịu lực): -Vế thang kiểu bản chịu lực: Cấu tạo là tấm nằm nghiêng,2 đầu có dầm đỡ (trọng tải truyền về 2 dầm) hoặc có thể không có dầm đỡ mà kết cấu liền chiếu nghỉ,chiếu tới ngàm ào tường -Vế thang kiểu dầm cốn chịu lực: Kết cấu chịu lực chính là dầm cốn đỡ bản thang,trên xây bậc. Có thể làm: +Dầm cốn 2 bên vế thang +Dầm ở giữa kiểu xương cá +Dầm cốn 1 bên còn 1 bên gối vào tường +Dầm cốn chịu lực cấu tạo theo hình bậc thang,vế thang là các tấm BTCT gối trực tiếp dầm cốn,không có bản sàn nghiêng.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2.Chiếu nghỉ,chiếu tới *Chiếu nghỉ là bộ phận tạm nghỉ bước giữa các vế thang nhằm thư gián sau một loạt bậc thang 1 vế và là chỗ quay chiều vế thang *Chiếu tới là bộ phận dừng chân và để chuẩn bị bước lên tầng nhà cần tới *Kết cấu của chiếu nghỉ và chiếu tới gồm: + Bản kê 4 cạnh,bản 3 cạnh,bản 2 cạnh vào tường +Bản chịu lực theo kiểu conson liền bản sàn +Đúc liền bản thang không dầm kiểu thang lắp ghép kê 2 đầu gối tựa(dầm hoặc giằng tường).. Chiếu tới kê 2 cạnh vào tường.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 3.Bậc thang -Là bộ phận quan trọng quyết định bước đi của cầu thang có được thoải mái dễ chịu hay không(phụ thuộc vào độ dốc,hay nói cách khác là phụ thuộc kích thước mặt bậc và cổ bậc. -Cấu tạo bậc thang có thể xây gạch trên bản nghiêng vế thang,hoặc đúc BTCT từng bậc hay từng tấm lắp ghép trên cốn răng cưa,hoặc ghép cốp pha đổ bê tông liền khối với dầm cốn hặc đúc bản liền khối các vế thang điển hình để lắp ghép.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 4.Lan can -Là bộ phận che chắn bảo vệ an toàn cho người sử dụng không bị ngã ra ngoài khi đi lại lên xuống cầu thang -Lan can phải có liên kết vững chắc với vế thang,cần chú ý các lỗ hở không quá to đề phòng trẻ em gặp nguy hiểm.. Một số vật liệu sử dụng: +Đá hộc,gạc,BTCT (nặng nề,dùng cầu thang ngoài trời) +Lan can bằng con tiện lắp ghép (đúc bằng Sành,Sứ,Xi măng cát vàng.....chủ yếu dùng ngoài trời ) +Lan can gỗ (sử dụng rỗng rãi nhưng do tốc độ PTXD nên Gỗ ngày càng đắt ) +Lan can kim loại (Sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất,dễ tạo hình,thẩm mỹ cao) +Lan can kính.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 5.Tay Vịn Tay vịn là bộ phận nằm trên cùng của lan can để bám vịn khi lên xuống cho chắc chắn và an toàn. Tay vịn được làm nhiều vật liệu khác nhau như gỗ,kim loại,ganito,trát xi măng đánh dầu....... 6.Cốn Thang. Là bộ phận nằm sát biên vế thang để che mặt bên mũi bậc Tác dụng che chắn bụi bẩn từ bậc ,che bớt lỗi giữa các bậc khi thi công (cốn thường cao hơn mũi bậc >2 cm).

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Kích Thước Cơ Bản Cầu Thang -Chiều rộng của thân thang B : Phụ thuộc vào luồng ngừơi. (1 luồng: B>= 600, 2 luồng: B>= 800, 3 luồng: B>= 1200, 4 luồng: B>= 2000,…) Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2m..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Độ dốc của cầu thang: Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang, có quan hệ mật thiết với khoảng rộng của bước đi, được tính bằng công thức 2h + b = 600 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Trong các công trình kiến trúc, độ cao của bạc thang trong nhà thường từ 150 đến 180 mm, chiều rộng tương ứng từ 240 đến 300 mm.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> -Kích thước của chiếu nghỉ,chiếu tới : Chiều rộng của chiếu nghỉ,chiếu tới không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, thường thì chiếu tới lớn hơn thân thang vì đó còn là nút giao thông tại các tầng đồng thời phải thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Chiều cao của lan can, tay vịn: là bộ phận che chắn, bảo vệ an toàn cho người sử dụng Chiều cao lan can có quan hệ tới độ dốc của cầu thang, cầu thang dốc ít thì yêu cầu lan can cao và ngược lại cầu thang dốc nhiều thì yêu cầu lan can thấp. Chiều cao lan can được tính từ điểm giữa mặt bậc đến mặt trên của lan can, thường lấy từ 800-1000 đối với người lớn và 500600 đối với trẻ em...

<span class='text_page_counter'>(34)</span> -Khoảng đi lọt : Để đảm bảo việc đi lại được thoải mái và mang vác dễ dàng, khoảng đi lọt ở cầu thang xuống tầng hầm, cửa đi dưới chiếu nghỉ cầu thang tối thiểu phải ≥ 1800.Mặt thang dưới lên trần thang trên, tối thiểu phải ≥ 2000 ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Một số cách giải quyết khoảng đi lọt cho cửa đi dưới chiếu nghỉ cầu thang: - Nền nhà cao: hạ nền nhà tới độ cao cần thiết để giải quyết lối đi dưới chiếu nghỉ. - Nền nhà thấp: kéo dài đợt một của thang bằng cách tăng số bậc đợt một, đồng nghĩa tăng độ cao của sàn chiếu nghỉ tới độ cao cần thiết để đi lọt. - Nền nhà thấp chiều dài buồng thang không đủ để kéo dài đợt thang: giải quyết bằng cách làm cầu thang ba đợt, khi đó cửa đi nên đặt dưới chiếu nghỉ thứ hai. - Chiều rộng buồng thang không đủ để làm thang ba đợt : giải quyết bằng cách cho độ dốc của cầu thang lớn lên bằng cách tăng chiều cao bậc và giảm chiều rộng bậc. Ngoài ra có thể cấu tạo bậc chia làm hai hoặc làm cầu thang không có chiếu nghỉ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> IV. Cấu tạo cầu thang BTCT 1.Cầu thang BTCT toàn khối: Thang BTCT toàn khối cơ bản được chia thành 2 loại khác nhau: -Loại về thang kiểu bản chịu lực (không có dầm cốn) +Kết cấu chính là bản BTCT năm nghiêng chịu toàn bộ tải trọng của vế thang +Chiều chịu lực là chiều dọc bản vế,phía trên xây bậc gạch +Bản chịu lực thường kê vào dầm ngang cầu thang ở 2 đầu cầu thang.Cũng có khi làm bản nghiêng vế thang liền với chiếu nghỉ,chiếu tới tạo thành bản gấp khúc chịu lực không có dầm ngang Áp dụng vế thang <3m chiều dày bản.Bê tông dầy 100 : 120.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> -Loại vế thang kiểu bản có dầm cốn chịu lực: +Kết cấu chính là bản nghiêng kết hợp với dầm cốn chịu lực +Vượt được chiều dài lớn của vế thang nhờ dầm cốn,chiều dày bản mỏng 50:80 +Dầm cốn cũng được kê lên dầm ngang 2 đầu trên,dưới hoặc nối với dầm dọc kê lên tường +Bậc thang có thể xây bằng gạch hoặc đúc BTCT theo răng cưa thay cho bản thang luôn..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Một số hình ảnh xây dựng cầu thang BTCT toàn khối. 1. ĐỔ CHÂN CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> LÀM KHUNG CỐT THÉP CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> BÊ TÔNG CẦU THANG SAU KHI ĐÔNG KẾT.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> XÂY BẬC CẦU THANG BẰNG GẠCH.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 2. LẮP DỰNG COFFA THÀNH CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> LẮP DỰNG COFFA BẬC CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> CỐT THÉP CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> CỐT THÉP CHIẾU NGHỈ CẦU THANG VÀ KÊ VĨ THÉP.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> CẤY VÀ XỬ LÝ CỐT THÉP VỊ TRÍ DẦM CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> ĐẦM BÊ TÔNG.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> BÊ TÔNG SAU KHI ĐÔNG KẾT.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> THÁO COFFA CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> TRÁT MẶT CẦU THANG.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 2.Cầu thang BTCT lắp ghép:. Tuỳ thuộc vào điều kiện thi công và phương thức vận chuyển mà lựa chọn loại cầu thang. *Cầu thang BTCT bán lắp ghép: Bộ phận chịu lực chính của thang(dầm cốn,dầm ngang) được đổ BTCT tại chỗ hoặc xây tường đỡ.Bộ phận lắp ghép là các bậc BTCT đúc sẵn.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> *Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện nhỏ: Chỉ lắp ghép các cấu kiện nhỏ như bậc thang,dầm cốn,dầm đỡ chiếu nghỉ chiếu tới. Loại này có ưu điểm trọng lượng cấu kiện nhỏ nên không cần phương tiện cẩu lắp mà chỉ cần dùng thủ công để lắp ghép. Nhưng nó có nhược điểm lắp ghép chậm và nhiều cấu kiện, chỉ nên áp dụng cho nhà hai tầng..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> *Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện trung bình: Trọng lượng cấu kiện cầu thang lắp ghép trung bình vào khoảng 500kg, thường có hai loại: Cầu thang hình thức bản. Cầu thang hình thức bản dầm..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Cầu thang hình thức bản có hai cấu kiện chính: bản bậc thang và chiếu nghỉ. Bản bậc thang gác trực tiếp lên sàn và chiếu nghỉ. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà bản bậc thang phân thành một hay nhiều giải, mỗi giải rộng từ 300-600. Chiếu nghỉ giống như kết cấu sàn gác, có thể là panen chữ U, panen hộp hoặc bản sàn, được kê trực tiếp lên tường hoặc dầm..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Cầu thang hình thức bản dầm có ba cấu kiện chính: bản bậc thang, chiếu nghỉ và dầm cốn. +Các bản bậc thang có thể tựa trên tường hoặc trên dầm cốn, nhưng để tiện thi công bản bậc thang được kê hai đầu lên dầm cốn. +Chiếu nghỉ giống như kết cấu sàn gác, có thể là panen chữ U, panen hộp hoặc bản sàn, được kê trực tiếp lên tường hoặc dầm. +Dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới có tiết diện hình chữ nhật hoặc chữ L. Dầm cốn tựa lên dầm chiếu nghỉ, chiếu tới hoặc lên dầm móng chân thang (ở tầng dưới cùng). Tiết diện dầm cốn có thể là hình chữ nhật, hình răng cưa. Đối với dầm cốn hình chữ nhật thì bản bậc thang hình tam, dầm cốn hình răng cưa thì bản bậc thang dùng bản phẳng. + Mỗi bản bậc thang có thể có một hoặc hai dầm cốn, bản thang có hai dầm cốn thi công thuận tiện, liên kết đơn giản, bản thang có một dầm cốn thì nên bố trí ở giữa bản thang..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> *Cầu thang BTCT lắp ghép cấu kiện lớn Căn cứ vào tính chất chịu lực, yêu cầu sử dụng, Cầu thang chia làm hai cấu kiện chính: chiếu nghỉ và bản thang -Chiếu nghỉ có thể là panen sườn, panen không sườn, panen hộp được kê lên tường hoặc dầm. -Bản thang tựa vào chiếu nghỉ, chiếu tới hoặc dầm móng chân thang (ở tầng dưới cùng). Bản thang có thể làm theo mấy loại sau :.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 1. Bản thang có mặt dưới phẳng, chế tạo đơn giản, vệ sinh và đẹp, nhưng tốn thép và bêtông. 2. Bản thang có hình thức một sườn nằm giữa chiều rộng bản thang, tiết kiệm vật liệu nhưng chế tạo phức tạp.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 3 4. Bản thang có hình thức bản phẳng, bậc thang xây bằng gạch, tiết kiệm vật liệu, tận dụng vật liệu địa phương, chế tạo đơn giản nhưng thời gian thi công chậm.. Bản thang có hình thức bản dầm, bậc mỏng, loại này tiết kiệm vật liệu nhưng thi công phức tạp..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Liên kết giữa các cấu kiện Để các cấu kiện riêng rẽ có thể làm việc tốt, đảm bảo độ cứng giữa các cấu kiện thì yêu cầu liên kết chặt chẽ với nhau. Có thể sử dụng liên kết toàn khối hoặc liên kết hàn..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 3.Cầu thang BTCT xoáy tròn toàn khối và lắp ghép - Về biện pháp cấu tạo và thi công thang xoáy tròn chia 2 loại: Đổ tại chỗ và Lắp ghép. - Thiết kế vag thi công phức tạp,khó khăn hơn nhiều so với các cầu thnag thông thường khác. -Cầu thang có hình thứ rẻ quạt và hướng tâm,khi thiết kế chú ý chiều rộng bậc >= 25cm (nếu sử dụng làm cầu thang chính phải >= 60cm) và chiều dài tối thiểu >= 90cm. -Trong phạm vi một tầng các cầu thang này không cần chiếu nghỉ vì thế tầng không nên cao quá 4,5m.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> *Cấu tạo cầu thang xoáy tròn toàn khối Thang xoáy tròn toàn khối có nhiều cấu tạo khác nhau: + Đúc bản thang trượt theo chiều xoắn ốc hai bên tựa vào hai dầm cốn.Dầm cốn trong và ngoài cũng uấn theo chiều xoắn ốc,phía trên xây bậc gạch rẻ quạt. +Bên ngoài tựa vào dầm cốn cong,bên trong tựa trực tiếp vào BTCT +Có thể tựa vào tường cong chịu lực. +Làm dầm cốn ở giữa bản thang xoắn ốc +Có thể ghép ván khuôn để đúc các bậc thang kiểu răng của thanh bản thang.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Bản thang trượt theo chiều xoắn ốc hai bên tựa vào hai dầm cốn.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> *Cấu tạo cầu thang xoáy tròn lắp ghép Gồm 2 loại: - Một loại là cấu tạo bậc gối 2 đầu lên tường hay dầm,cột hoặc bậc gối vào giữa dầm cốn kiểu xương cá. - Một loại là cấu tạo bậc ngàm( ngàm vào cột,tường hay dầm cốn) Đối với bậc gối 2 đầu lên dầm (hay gối giữa dầm xương cá) thì các dầm cốn thường có hình răng cưa theo bậc,có chôn sẵn thép chờ và để lỗ chờ ở bản bậc để liên kết Đối với bậc ngàm có nhiều loại: +Bậc có thể ngàm vào một cột ở giữa tâm quay,các bậc đều có một vòng khuyên rỗng để lồng vào trụ BTCT,rồi nhồi vữa xi măng hoặc bê tông đá nhỏ chèn chặt +Loại bậc ngàm vào tương cong chịu lực,xây đến đâu chèn bậc tới đó hoặc xây tường để lỗ chèn sau +Loại bậc ngàm vào dầm cốn.Khi đúc dầm cốn trước để chừa sẵn lỗ và bản thép chờ để liên kết với tấm bậc.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> V. Các yếu tố phong thủy ảnh hưởng tới thiết kế cầu thang Cầu thang rất quan trọng trong giao thông theo trục đứng của ngôi nhà. Theo phong thủy, cầu thang là điểm khởi đầu dẫn luồng khí trong lành đến các phòng sinh hoạt của cả ngôi nhà. Vì thế điểm khởi đầu của cầu thang trong nhà phải sáng sủa, thông thoáng và được đặt vào cung "lành", hướng tốt.Nếu cầu thang nhà bạn hợp phong thủy, nó sẽ phân chia đều sự may mắn giữa các phần trong nhà. Ngược lại thì dòng năng lượng đó sẽ lan truyền các loại bệnh tật, mất mát tài sản và vận rủi cho gia đình..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Các điều sau đây được người ta tuân thủ như" luật bất thành văn "khi xây cầu thang: - Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải. - Chân và đỉnh cầu thang không bao giờ đối diện cửa chính. Của cải trong nhà sẽ trô ra ngoài nếu phạm điều này. - Cầu thang phải có độ vững chắc. Tránh cầu thang “kẽo kẹt” và lan can “lung lay”. - Tránh chọn màu đỏ cho cầu thang bởi điều này mang lại những bất hạnh nghiêm trọng. - Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà. Cầu thang chạy thẳng ra cửa chính sẽ làm tiền của ''chảy'' mất. - Cầu thang không nên bắt đầu hay kết thúc ở trước nhà vệ sinh. - Cầu thang uốn hình cánh cung giúp khí lưu chuyển dễ dàng, nhưng nếu xoáy trôn ốc (hình tròn) thì không tốt, giống như mở nút chai nguy hiểm..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Biện pháp tốt cho phong thuỷ cầu thang - Đặt một chiếc đèn chùm phía trên cầu thang. - Đặt một màn che hay chia cầu thang và cửa chính thành những khu vực khác nhau nếu chúng đối diện nhau. - Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông là biểu tượng của ba yếu tố rắn chắc. Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông và Đông Nam. Cầu thang kim loại tốt nhất nên đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc. - Treo tranh Quan Vũ gần cầu thang giống như “lá bùa” bảo vệ cho bạn và gia đình. - Đặt một cặp Kỳ Lân hai bên cầu thang để chống lại nguồn năng lượng xấu di chuyển lên trên và khuyến khích năng lượng tốt lên trên. -Tổng số các bậc thang phải tuân theo thuyết trường sinh, nghĩa là tuân theo chuỗi sinh - lão - bệnh - tử. Theo đó, tổng số bậc mỗi tầng khi đem cho 4, số dư còn lại sẽ ứng với: 1 - Sinh, 2 - Lão, 3 - Bệnh, 4 - Tử. Nếu chia hết thì bậc cuối cùng rơi vào chữ "tử" là tuyệt đối không tốt, cần phải xây số bậc cầu thang là số lẻ sao cho bậc dư là con số 1 - chữ "sinh". Chính vì thế mà người ta còn gọi đây là nguyên tắc 4 + 1..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> VI. Xu hướng và một số các mẫu thiết kế cầu thang đẹp *Một bài toán khó các Kiến trúc sư thường hay gặp phải, đó là giải quyết vấn đề thông thoáng và thoát gió trong các căn nhà phố hiện đại. Phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay chúng ta thường gặp những căn nhà lô phố chỉ với vài chục m2 nhưng vẫn phải đầy đủ công năng và thuận tiện cho việc sử dụng * Những chiếc cầu thang sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với mặt bậc bằng gỗ, đá granit hay Granito....Loại cầu thang này có ưu điểm là bền, vững chắc và chi phí rẻ. Tuy nhiên với những căn nhà phố chỉ 35 đến 40m2 thì diện tích dành cho cầu thang và lưu không là quá lớn sẽ chiếm hết những diện tích cần thiết dành cho khoảng không gian khác như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ hay phòng sinh hoạt chung..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Vì vậy Cầu thang nhẹ đã và đang trở thành xu hướng thiết kế mới, thoả mãn được mọi yêu cầu như công năng sử dụng, thông thoáng, tiết kiệm chi phí..

<span class='text_page_counter'>(69)</span>

<span class='text_page_counter'>(70)</span> • Những mặt bậc bằng kính cường lực kết hợp với hệ thống chịu lực và tay vịn bằng inox tạo nên vẻ thanh thoát hiện đại nhưng cũng rất an toàn và chắc chắn • Hơn nữa, kiểu cầu thang bê tông với hình khối kiến trúc đặc và nặng cũng góp phần làm ngăn cản tầm nhìn, ánh sáng và thông gió kiến cho căn nhà trở nên tù túng, chật hẹp. Để xử lý vấn đề đó, thì giải pháp cầu thang nhẹ trở thành xu hướng thiết kế mới, thoả mãn được mọi yêu cầu như công năng sử dụng, thông thoáng, tiết kiệm chi phí • Ánh nắng từ giếng trời chiếu qua những tấm kính màu của bậc thang chia đều ánh sáng cho khắp các phòng chức năng, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc thú vị.

<span class='text_page_counter'>(71)</span>

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Một giải pháp khác là sử dụng cầu thang thép và mặt bậc gỗ kết hợp, đây không phải là một giải pháp mới mẻ gì tuy nhiên nếu được xử lý tốt cũng sẽ mang lại cho căn nhà của bạn một phong cách rất mới, hiện đại và đầy cá tính..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Cầu thang giờ đây không chỉ còn bó hẹp trong những khuôn mẫu từ trước đến giờ mà giờ đây nhiều chiếc Cầu thang đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật,những điểm nhấn mạnh trong mỗi công trình.....

<span class='text_page_counter'>(74)</span>

<span class='text_page_counter'>(75)</span>

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Và dù với bất cứ thiết kế nào,vật liệu nào thì hãy chắc chắn rằng chiếc Cầu thang đó phải SỐNG và thật sự THUỘC về ngôi nhà của bạn !............ Cảm ơn mọi người vì đã theo dõi.

<span class='text_page_counter'>(77)</span>

×