Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dùng nhiều thuốc thì... hại nhiều? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.88 KB, 5 trang )

Dùng nhiều thuốc thì... hại nhiều?

Dùng càng nhiều thuốc một lúc thì nguy cơ tương tác thuốc càng lớn.
Chữa bệnh rất cần dùng đến thuốc, song dùng nhiều thuốc cùng một
lúc nhiều khi lại không có lợi. Điều tưởng chừng đơn giản này nhưng không
phải ai cũng biết...
Nguyên nhân dẫn tới việc dùng nhiều thuốc
Không biết, vô ý dùng trùng thuốc: Một thuốc gốc có nhiều biệt dược. Nếu
đang dùng biệt dược này, thấy chưa đỡ người bệnh lại dùng thêm biệt dược khác
song thực chất chỉ là một thuốc gốc. Ví dụ: trẻ bị sốt đã dùng paracetamol, dùng
thêm thuốc đạn algotropyl chứa paracetamol + promethazin. Như vậy, vô tình
người bệnh đã dùng paracetamol với khoảng liều gấp đôi liều điều trị.
Thầy thuốc đã cho đủ thuốc nhưng người bệnh tự ý dùng thêm thuốc: Lẽ ra
khi thầy thuốc đã cho thuốc nào thì cần dùng thuốc ấy. Nhưng nhiều người lại
dùng thêm thuốc bổ như các loại vitamin bên cạnh các thuốc mà thầy thuốc đã
cho. Như thế vừa vi phạm quy chế chữa bệnh, vừa rất dễ bị ngộ độc do dùng thừa
thuốc.
Bị nhiều bệnh, dùng cùng lúc nhiều loại thuốc: Khi bị nhiều bệnh người
bệnh cần đi khám. Thầy thuốc xem bệnh nào là bệnh chính, cấp thiết, cần tập
trung chữa ngay. Bệnh nào là bệnh thứ yếu có thể tự khỏi khi chữa xong bệnh
chính, hoặc chỉ dùng thuốc phụ trợ chữa triệu chứng, theo nguyên tắc chữa bệnh
này không làm nặng thêm bệnh kia.
Ở người già thường bị nhiều bệnh và thường phải dùng nhiều loại thuốc
cùng một lúc (có thể tự ý dùng nhưng cũng có thể bác sĩ kê dùng). Có người mỗi
ngày dùng đến 8 thứ thuốc gồm 2 loại chữa đái tháo đường, 2 loại chữa tăng huyết
áp, 1 loại thuốc chữa bệnh gút, khi có cơn đau còn dùng thêm aspirin, khi nhiễm
khuẩn còn dùng thêm kháng sinh, vitamin... Trường hợp này, nếu đi khám, thầy
thuốc sẽ cân nhắc cho ít loại thuốc hơn (ví dụ như có thể thay một thứ thuốc đái
tháo đường thế hệ mới có tác dụng giảm bớt sự tăng huyết áp và nếu có cho thuốc
hạ huyết áp cũng chỉ cho ở mức vừa đủ.)
Hiểu nhầm một số thuốc là thuốc bổ, dùng kéo dài: Một số thuốc được


quảng cáo là thuốc bổ gan, thận, phổi... chế từ các thảo mộc. Có người bị bệnh liên
quan đến các bộ phận đó, dùng theo quảng cáo với ý muốn làm cho chúng mạnh
lên, nhưng kết quả thì ngược lại. Ví dụ: khi bị viêm gan B, vào giai đoạn virut đã
ổn định, thầy thuốc cho thuốc tăng cường chức năng gan (như các sản phẩm có
diệp hạ châu). Khi chức năng gan đã bình thường thì cắt thuốc này. Người bệnh
tưởng thuốc đó là thuốc bổ gan, cứ mua dùng, làm cho gan mệt thêm (vì gan phải
làm việc để chuyển hóa thuốc).
Sẵn có thuốc trong nhà, khi thấy khó chịu thì dùng tăng liều: Người bị tăng
huyết áp, có loại dùng 1 ngày 1 viên thuốc hạ huyết áp là đủ. Khi bị căng thẳng,
nhức đầu huyết áp tăng nhẹ. Theo nghiên cứu của Pháp, có khoảng 70-80% người
nhập viện vì lý do này, chỉ cần nghỉ ngơi yên tĩnh là huyết áp quay về mức đã
kiểm soát mà không phải dùng thêm thuốc, tăng liều thuốc cũ. Tuy nhiên, một số
người tự ý dùng thêm 1 - 2 lần. Dùng liều quá cao như thế, huyết áp tụt đột ngột
sẽ rất nguy hiểm.
Có một số trường hợp kê đơn, bán thuốc không đúng: Ở các phòng khám
nhiều khi thời gian khám eo hẹp, thiếu phương tiện xét nghiệm, trình độ chuyên
môn chưa cao, chẩn đoán chưa chính xác nên bác sĩ thường điều trị theo kiểu bao
vây. Ví dụ: người bệnh bị ho không có sốt dùng thuốc ho, cộng thêm kháng sinh
(nhằm dự phòng nhiễm khuẩn), thuốc kháng histamin, corticoid (nhằm dự phòng
có thể ho do dị ứng), thuốc an thần gây ngủ (làm cho ngủ đi, đỡ bị ho). Phổ biến
nhất hiện nay là khi bị một bệnh nhiễm khuẩn chưa chẩn đoán chắc chắn lại cho
dùng kháng sinh phổ rộng hay cho dùng nhiều loại kháng sinh... Dùng như vậy là
chưa theo đúng nguyên tắc, sẽ làm tăng sự kháng thuốc.
Do muốn kê đơn nhiều thuốc sẽ có hoa hồng, bán nhiều thuốc sẽ có nhiều
lãi, nên thầy thuốc, người bán thuốc cố ý cho người bệnh dùng rất nhiều thuốc. Có
đơn thuốc tới 5-6 loại, có không ít đơn 8-9 loại, thậm chí 10-15 loại thuốc. Dùng
càng nhiều thuốc thì khả năng tương tác thuốc xảy ra càng lớn.
Và những điều cần làm...
Các nghiên cứu trên thế giới cho biết: nếu dùng 2 loại thuốc chỉ khoảng 5%
có nguy cơ tương tác thuốc. Nếu dùng 5 loại thuốc, nguy cơ này là 50%, nếu dùng

8 loại thuốc nguy cơ này lên tới 100%. Tại nước ta chưa có nghiên cứu chung
nhưng những đơn thuốc cho 8-9 loại cũng không hiếm. TS. Trần Nhân Thắng, Phó
trưởng Khoa dược kiêm Trưởng đơn vị thông tin thuốc (Bệnh viện Bạch Mai) đưa
ra một đơn thuốc gồm 9 loại, gồm cefoperarol, digoxil, furocemid, verospiron,
kalium chloratum, nitromint, renitec, levomel, diamicron), và bình luận "Trong
đơn có đến 13 cặp tương tác. Đơn thuốc này có hai thứ thuốc lợi tiểu, có thể bỏ
một, có một thuốc giữ kali, một thuốc bù kali. Nếu bỏ thuốc giữ kali và thuốc hỗ
trợ gan chỉ định sai, trong đó riêng việc bỏ thuốc hỗ trợ gan cũng đã loại được ba
cặp tương tác, giảm được chi phí mua thuốc". Khuyến cáo của WHO và thực tế
một số nước công nghiệp phát triển (như Thụy Điển) đã thực hiện được mỗi đơn
thuốc chỉ có 1, 5 loại (một thứ thuốc chính, cần có thêm một thứ hỗ trợ). Chi phí
tiền thuốc trong chi phí chung chỉ chiếm 25-30%. Ở nước ta, theo khảo sát tại một
số bệnh viện, mỗi đơn thuốc trung bình có tới 5-6 loại, chi phí tiền thuốc chiếm tới
60-70% . Như vậy, dùng nhiều thuốc còn gây cả tác hại về sức khỏe và kinh tế.
Cần làm cho thầy thuốc, người bán thuốc, người bệnh hiểu rõ vấn đề này.
Khi bị bệnh cần khám mới dùng thuốc. Mục tiêu đặt ra khi khám là để biết
bệnh, dùng đúng thuốc, chứ không phải là để được cấp nhiều thuốc. Có nhiều
người bệnh BHYT khi thấy cho ít thuốc thì cho rằng không đối xử tốt, đơn chẳng
có gì! Đây là quan niệm sai.
Quy chế kê đơn quy định: thầy thuốc chỉ được kê đơn vì mục đích chữa
bệnh. Nếu vì mục đích chưa trong sáng mà kê nhiều thuốc là phạm pháp quy. Điều
này bản thân người kê đơn thuốc, người bán thuốc cần tự giác khắc phục, mặt
khác về quản lý cần có chế tài xử lý thích đáng.

×