Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thuốc hết hạn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.97 KB, 5 trang )

Thuốc hết hạn

Trên mỗi chai hộp đựng thuốc từ nhà sản xuất, ở một góc thường thấy ghi
hai hàng chữ: Lô hàng số và Ngày thuốc hết hạn. Theo định nghĩa của Cơ quan
Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ: Ngày hết hạn ghi trên hộp, chai hoặc nhãn
hiệu của một dược phẩm là để chỉ thời hạn mà thuốc được tin tưởng là còn ở trong
các đặc điểm đã được chấp thuận về thời hạn dùng, nếu cất giữ trong điều kiện đã
được xác định. Sau thời hạn đó có thể là không được dùng. Đây là ngày do nhà
bào chế tự chọn và có thể bảo đảm là thuốc còn công hiệu và an toàn, chứ không
có nghĩa là thuốc công hiệu và an toàn trong thời gian bao lâu. Theo nhà bào chế,
các yếu tố quyết định ngày hết hạn của dược phẩm là:



- Tình trạng ổn định của hoạt chất: thường thường, trong điều kiện cất giữ
thích hợp, thuốc vẫn duy trì được trên 90% khả năng ổn định trong thời gian từ vài
năm tới vài chục năm.
- Phương pháp bào chế.
- Cách thức cất giữ thuốc trong vật chứa.
- Dạng thuốc (viên, dung dịch uống, chích, thuốc bôi thoa...).
- Điều kiện chuyên chở, cất giữ và phân phối dược phẩm.
Ngày hết hạn là một bảo đảm từ nhà sản xuất là dược phẩm sẽ còn ổn định
hoá học và do đó duy trì được trọn vẹn công hiệu và an toàn trước ngày đó. Các
nhà bào chế thừa nhận là ngày hết hạn cũng có khía cạnh thương mại nhưng cũng
giúp công chúng khỏi dùng nhầm hoặc cất giữ không đúng cách. Hơn nữa, mỗi vài
năm lại có dược phẩm mới có tác dụng tốt hơn được dễ dàng đưa ra thay thế cho
thuốc cũ. Thông thường thời gian ổn định của thuốc là từ 2-3 năm kể từ khi sản
xuất. Khi vật chứa nguyên thuỷ đã bị mở ra thì ngày hết hạn không còn hiệu lực,
vì ảnh hưởng của môi trường, độ ẩm, hơi nóng... Lý do là thuốc có thể bị thoái hoá
sau khi thay đổi vật chứa và người bệnh mở đậy nắp đậy thường xuyên khi dùng.


Sự thoái hoá của thuốc có thể do:

- Thuỷ phân khi thuốc tiếp xúc với nước.
- Sự ôxy hoá là nguyên nhân chính của thoái hoá dược phẩm. Để tránh ôxy
hoá, thuốc cần được gói đậy kín.
- Ánh sáng cũng làm thuốc hư hao vì thế cần được cất giữ trong bình chứa
cản quang.
- Thuốc mua về nhà nhiều khi không được cất giữ trong điều kiện thuận lợi,
mở nắp chai thuốc nhiều lần khiến cho thuốc ẩm mốc, dễ thoái hoá, biến chất.

Những lưu ý khi bảo quản thuốc

- Nên cất giữ thuốc nơi khô mát, không có ánh sáng mặt trời như trong
ngăn kéo tủ quần áo, tại phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp (nhưng đừng gần lò nấu),
thuốc có thể an toàn công hiệu lâu hơn. Nhưng nhớ đậy kín nắp chai lọ.
- Nên loại bỏ thuốc đã đổi màu, vụn bột, có mùi, thuốc nước vẩn đục, thuốc
thoa đã cứng rắn.
- Nên loại bỏ các thuốc trị bệnh trầm trọng đã quá hạn vì công hiệu có thể
giảm.
- Không để thuốc viên này lẫn lộn với thuốc viên khác vì có thể có tương
tác giữa các hoá chất.
- Cất thuốc xa tầm tay trẻ em.
- Vứt bỏ cục bông gòn trong chai thuốc vì bông gòn rất hút nước.
- Các thuốc dễ hỏng như insulin hoặc vài loại dung dịch kháng sinh rất dễ
thoái hoá, vì vậy nên dùng theo đúng hạn và để trong tủ lạnh.

×