Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

De dap an thi thu DHlaanf12013 mon Ngu van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.35 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C, D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Tư tưởng bao trùm lên toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu là gì? Anh/ chị hãy trình bày vắn tắt những biểu hiện của tư tưởng ấy trong sự nghiệp sáng tác của ông? Câu 2 (3,0 điểm) Nhà văn Pháp Đi- đơ- rô nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”. Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên ? II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a (5,0 điểm) Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay” ( Hà Minh Đức) Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ ý kiến trên. Câu 3.b (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó, hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. ---------Hết--------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh………………..……………………; Số báo danh……………….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ. Câu 1. Ý. 1. 2. 2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C, D (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang). Nội dung : Tư tưởng bao trùm lên toàn bộ sáng tác của Xuân Diệu là gì? Anh/ chị hãy trình bày vắn tắt những biểu hiện của tư tưởng ấy trong sự nghiệp sáng tác của ông? Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tư tưởng bao trùm toàn bộ sự nghiệp sang tác của Xuân Diệu là khẳng định cái Tôi cá nhân trẻ trung, sôi nổi, khát khao giao cảm tột bậc với cuộc đời trần thế. Tư tưởng và cảm hứng ấy biểu hiện đa dạng nhưng thống nhất trong sự nghiệp thơ ca của ông: - Trước cách mạng tháng Tám: Thơ Xuân Diệu rạo rực tình yêu, vội vàng, giục giã mọi người hưởng thụ vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu, cuộc sống: say đắm nồng nàn, vồ vập nhưng vẫn lạnh lẽo, cô đơn. Cảm giác lạnh lẽo cô đơn trong thơ ông ở giai đoạn này cũng xuất phát từ tấm long yêu đời, khát sống, lo sợ mùa xuân và tuổi trẻ đi qua, mà cuộc đời con người thì hữu hạn. Đó là hai mặt đối lập mà thống nhất trong tiếng thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. - Sau cách mạng tháng Tám: Được thực tế kháng chiến rèn luyện, và nhất là sau những lần thâm nhập quần chúng nhân dân, sang tác của Xuân Diệu có sự đổi mới theo phương hướng “ mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ và cho thơ vào cuộc sống”: Chuyển biến về quan điểm dân tộc và giai cấp rõ rệt, hướng đến những đề tài mới ( cuộc sống lao khổ và sức mạnh vùng dậy của giai cấp nông dân, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi đất nước, nhân dân, Đảng và Bác Hồ kính yêu; hướng vào thực tế đời sống và giàu tính thời sự, cổ vũ chiến đấu..) - Là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, chỉ thơ thôi không đủ. Ông tìm đến cả truyện ngắn, bút ký, tùy bút, phê bình, nghiên cứu văn học và nói chuyện thơ. Có thể nói trên đời này có bao nhiêu cách tiếp xúc với đời, để giao cảm với đời, Xuân Diệu đều không bỏ qua và khai thác một cách triệt để.. Nhà văn Pháp Đi- đơ- rô nói: “ Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.. Điểm 2,0. 0,5. 1,5 0,5. 0,5. 0,5. 3,0.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận không quá 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên ?. 1. 2. Giải thích: Mục đích là điều mà người ta nhắm vào đó để theo đuổi và phấn đấu đạt tới trong đời sống. Không có mục đích là không có định hướng trong công việc -> việc gì cũng làm -> Ít có sự thành công, đặc biệt là những việc lớn. Trong cuộc sống có hai loại mục đích: + Mục đích tốt đẹp, cao cả: Hướng về tổ quốc, dân tộc, hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. + Mục đích xấu, tầm thường: Hướng tới kết quả vị kỉ, hẹp hòi, có lợi ích cho mình nhưng lại tai hại với người khác, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không thấy tác hại về sau: + Ý nghĩa câu nói: con người sống phải có ước mơ, lí tưởng và khát vọng. 0,25. 1,0. lớn lao, để hoàn thiện nhân cách, năng lực giúp mình, giúp đời.. 3. 2. Bàn luận: - Sống không có mục đích, giống như chiếc thuyền lênh đênh ngoài đại dương mà không xác định được phương hướng => dễ lạc lối. Ngừơi sống không mục đích sẽ trở thành những con người sống kiếp “đời thừa” vô nghĩa, vì “không làm được gì cả”. - Không có khát vọng sống cao đẹp, không có mục đích lớn lao (sống quá vị kỉ) => con người trở nên tầm thường => cuộc sống vật chất, tinh thần, trí tuệ nghèo nàn => đất nước lạc hậu. ( Nêu dẫn chứng những con người suốt đời sống có mục đích cao cả và dẫn chứng những con người suốt đời sống không có mục đích). 1,5. Bài học nhận thức và hành động:. 0,25. . Trong cuộc sống mọi người phải có mục đích để hướng tới; Nhưng mục đích đó phải tốt đẹp, cao thượng, phù hợp với lẽ phải, đạo lí…. 3.a. Qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “ đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”( Hà Minh Đức) Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ ý kiến trên.. 5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.. Giới thiệu chung: - Xuân Quỳnh- nhà thơ của tình yêu, của hạnh phúc đời thường. Thơ tình Xuân Quỳnh nhẹ mà sâu, say đắm mãnh liệt nhưng vẫn dịu dàng, tinh tế… - Bài thơ sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968). Bài thơ thể hiện một tình yêu “có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”( Hà Minh Đức)”. 0,5. 2. Sóng thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như muôn đời: - Sóng là một hình tượng ẩn dụ vừa hóa than vừa hòa nhập với cái tôi trữ tình. Và ở đây, sóng góp phần nói lên tình cảm, tình yêu của Xuân Quỳnh. - Con song cũng như tình yêu có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, khi lại ồn ào, dữ dội. Với những khao khát đích thực khi muốn thể hiện mình: Không chịu nổi cái bình thường nhỏ hẹp mà phải tìm đến chỗ rộng lớn, bao dung.. - Con song là sự vĩnh hằng của biển khơi( xưa cũng vậy và nay cũng vậy), còn tình yêu luôn là sự khát khao bồi hồi của tuổi trẻ. - Tình yêu là một tình cảm lớn lao, thiêng liêng được phát triển theo quy luật chung của đời sống xã hội và quy luật riêng của mỗi tình yêu. Không dễ cắt nghĩa, luôn là những thắc mắc “ Khi nào ta yêu nhau” và rất khó xác định, không theo một quy luật chung nhất. - Nỗi nhớ thương được thể hiện qua âm thanh tiếng sóng vỗ suốt ngày đêm, thao thức không ngủ được. Đó là nỗi nhớ thường trực trong tình yêu. - Muốn có tình yêu bền vững, phải biết vượt qua những thử thách mới có được hạnh phúc cũng như song “ Con nào chẳng tới bờ- Dù muôn vời cách trở”. Để rồi khẳng định tình yêu là vô biên, là vĩnh cửu, trường tồn mãi với thời gian. Nó mãnh liệt đến mức muốn được hoa sthaan vào những con sóng giữa biển khơi “ Để ngàn năm còn vỗ”.. 2,0. 3. Bài thơ sóng mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay Qua hình tượng song và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong long mình. Ơ đây không còn sự thụ động, chờ đợi( như trong truyền thống) nữa. Nếu “ Sông không chịu hiểu mình” thì song dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “ tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. Đó còn là một tình yêu với nhiều cung bậc ( dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, Cả trong mơ còn thức…). Xuân Quỳnh đã dám yêu và dám thổ lộ tất cả, đó là nét mới mẻ hiện đại trong tình yêu. Đánh giá chung: “ Sóng ” là khát vọng tình yêu, tồn tại mãi trong trái tim giàu yêu thương của Xuân Quỳnh và của chúng ta. “ Sóng” vừa mang tính chất truyền thống muôn đời vừa mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay.. 1,5. 4. 1,0.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3.b. 1. Cảm nhận của anh( chị) về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó, hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật - Nhà văn Nam Cao. - Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nam Cao giai đoạn trước cách mạng, ra đời năm 1941. - Bàn về tác phẩm này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người nói Chí Phèo. 5,0. 0,25. là hành trình người nông dân từ lương thiện bị tha hoá. Ý kiến khác lại cho rằng truyện ngắn đề cập tới việc người nông dân từ bi kịch tha hoá đang cố gắng tìm về cuộc sống lương thiện. - Trình bày sơ qua ý kiến của bản thân.. 2. 3. 4. 5 6. 7. Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành lương thiện - Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo. - Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành và nhiều khát khao, mơ ước. Quá trình tha hoá của Chí Phèo - Đi tù về, Chí Phèo trở thành một con người khác: cước giật, rạch mặt, ăn vạ... - Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến. - Chí bị trượt dốc khỏi lương thiện, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cả làng xa lánh. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. - Vai trò của thị Nở trong quá trình thức tỉnh thiên lương, khát vọng sống lương thiện, tình yêu của Chí Phèo. - Bi kịch hoàn toàn tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc sống làm người hoàn toàn khép lại. - Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự vẫn của Chí Phèo. - Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện rõ qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. Đặc sắc về nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả. + Kết cấu mới mẻ, phóng túng không tuân theo trật tự thời gian nhưng rất chặt chẽ, lôgic. + Cốt truyệnn và các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và và luôn biến hoá càng về sau càng gây cấn với những tình huống quyết liệt bát ngờ. + Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luỵen vừa nghệ thuật vừa gần với lời ăn tiếng nói của đời sống. Giọng điệu phong phú, biến hoá. Trần thuật linh hoạt... Đánh giá chung. 0,5. 0,5. 1,5. 1,0 1,0. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của người nông dân lương thiện bị tha hoá. Nhưng từ trong sự tha hoá họ vẫn khao khát một cuộc sống lương thiện và khao khát sự trở về với cuộc sống bình thường, lương thiện của người nông dân. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao. Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải lài đảm bảo những yêu cầu về kiến thức nêu trên, về hình thức kết cấu của từng kiểu bài.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×