Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

boa cao truong hoc than thien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.29 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT QUQNGR TRACH TRƯỜNG TH SỐ 1 QUẢNG PHÚ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Quảng Phú, ngày 25 tháng5 năm. 2012 BÁO CÁO SƠ KẾT 4 NĂM THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC” I - Về quy mô, số lượng trường, lớp, học sinh (tính đến tháng 5/2012) Tổng số trường, lớp học: 18 lớp; 561 học sinh (trong đó có 02 em khuyết tật) . II - Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường: a) Trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp. b) Tổng số cây trồng mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 100 cây. c) Số công trình vệ sinh xây mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): không - Có nhà vệ sinh: có nhưng nhà vệ sinh chung cho cả giáo viên và học sinh. d) Số bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: 300 bộ, trong đó: + Bàn ghế 2 chỗ ngồi rời (ghế rời 1 chỗ ngồi) : 260 bộ + Bàn ghế 2 chỗ ngồi ghế rời ( ghế 2 chỗ ngồi ) : 40 bộ e) Trường có đủ cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường: - Phòng học đủ bàn ghế và bảo đảm để học 2 buổi/ ngày với 100% học sinh. - Trường có tường rào bao quanh có các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học; đã có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh. g) Trường đã có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn. h) Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) - Trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh. - Trường đã đạt được ở mức độ: + Không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. + T ỷ lệ duy trì số lượng trong ba năm học của nhà trường đều đạt 100%. + Có chuyển biến tốt trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở, chuyển biến cụ thể là: h ọc sinh đến trường ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ,có sự phát triển tốt về thể chất. 100% học sinh đều có đủ sách vở để học tập, không có hiện tượng thiểu sách vở. - Giải pháp của địa phương trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ” (đã có hiệu quả): Điều tra và hỗ trợ kịp thời với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thường kì hoặc khó khăn đột xuất. Hằng kì xét và cấp học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó, trong 4 năm học bằng nguồn quỹ từ các tổ chức đoàn thể trong địa phương đã cấp trên 100 suất học bổng ( từ 100-300 nghìn đồng/ suất) cho học sinh khó khăn với tổng kinh phí 25 triệu đồng. Xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh mượn. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Ưu điểm: trường đã có khuôn viên ổn định và quy hoạch đảm bảo an toàn, sạch, đẹp. hằng năm công tác trồng và chăm sóc cây hoa được coi trọng, học sinh và giáo viên có ý thức. - Tồn tại: Hiện trường chưa có nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, phòng học thiếu và xuống cấp, các phòng chức năng, văn phòng làm việc của nhà trường chưa có. Việc tăng trưởng cơ sở vật chất của nhà trường chậm, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu dạy và học hiện nay. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) Số học sinh bỏ học năm học 2011-2012:. 0 học sinh b) Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ 5/2010 đến nay): 02 người/ tổng số 02. người. c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ tháng 5/2010 đến nay), Tổng số: 24 người/ tổng số 24 người d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo: không e) Trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh. Cụ thể: 100% giáo viên đều có máy tính cá nhân và thực hiện soạn bài trên máy tính. Các tiết thực tập, kiểm tra toàn diện dều được giáo viên soạn giáo án điện tử và dạy trình chiếu qua máy chiếu. trường có 15 máy tính đã được nối mạng. f) số GV đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Gv giỏi và học sinh giỏi qua các năm học cụ thể :. 08- 09. 6. 09-10. 4. 10-11. 2. 2. 11-12. 2. 2. 14. 4 1. 1. 2. 10. 87/500 17,4 135/514 26,3 188/542 34,7 191/559 34,2. 1 1. 3. HuyÖn. TØnh. HuyÖn. TØnh. Kết quả đạt đợc của nhà trờng trong năm học HS giái HS NK Tû lÖ lªn líp (%)Trêng. GV giái tØnh. HuyÖnGV giái. CST§CS-GV giái CSCST§. N¨m häc. XL T häc TT. Danh hiÖu T§. 1. 98,2. Kh¸. TTL§TT. 2. 98,4. Kh¸. TTL§TT. 1. 5. 1. 99,6. Kh¸. TTL§TT. 2. 4. 1. 98,7. Tèt. TTL§TT. 3. 11. 3. 5. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. - Ưu điểm: Nhà trường cơ bản đã có sự chuyển biến về việc đổi mới phương pháp dạy học vbà ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học . Chất lượng giáo dục đã thực sự.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> được cải tiến. Số học sinh giỏi và học sinh tiên tiến năm sau luôn cao hơn năm trước.Hằng năm, nhà trường đều có học sinh đạt học sinh giỏi và học sinh năng khiếu cấp huyện cấp tỉnh. học sinh đã được trang bị những kĩ năng cần thiết về phòng chống các tai nạn thương tích. - Tồn tại: Việc đổi mới về phương pháp dạy học còn chậm và chưa thực sự mạnh mẽ. Chất lượng học sinh giỏi hằng năm thiếu sự ổn định và vững chắc, chưa có học sinh đạt giải cao trong các hội thi về các môn học văn hóa. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh a) Trường đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hàng ngày. b) Trường đã tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Nêu tên các câu lạc bộ đã được tổ chức ở các nhà trường. Đó là các câu lạc bộ cờ vua, câu lạc bộ bóng bàn, điền kinh. c) Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh. - Thuận lợi: Học sinh có ham muốn và luyện tập cũng như tham gia tích cực tự giác. - Khó khăn: cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được. Việc tổ chức của nhà trường còn lúng túng. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. Nhận xét chung: thực hiện nội dung này hiệu quả chưa cao, trường chưa mạnh dạn và còn thiếu kinh nghiệm, thiếu điều kiện. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh a) Trường có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả không khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh thông qua hoạt động của đội thiếu niên tiền phong. b) Trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường. Đã tổ chức được hội thi trò chơi dân gian trong liên đội nhân kĩ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. c) Nhà đa năng: chưa có d) Bể bơi: chưa có e) Diện tích đất theo qui định của trường chuẩn quốc gia: vượt theo quy điịnh f) Trường đã tổ chức Hội thi văn hoá văn nghệ nhân dịp kĩ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo và tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh vào các ngày lễ tết. g) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. - Thuận lợi: Học sinh có hứng thú và tham gia sôi nổi. - Khó khăn: Thời gian dành cho hoạt các hoạt động ngoài giờ lên lớp ít vì hầu như còn tập trung để bổ trợ kiến thức cho học sinh. Tiềm năng về kinh phí và năng khiếu về hát dân ca trong giáo viên còn hạn chế, kinh nghiệm tổ chức còn lúng túng. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này, một số giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật. - Còn lúng túng trong cách tổ chức và triển khai. Có thực hiện được một số nội dung như: triển khai các trò chơi dân gian, tổ chức cho học sinh sưu tầm và hát dân ca, tổ chức cho.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> học sinh tham gia thi. - Hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa sáng tạo . 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a. Nêu tên cụ thể các di tích đã được giới thiệu trên trang web của Phòng Giáo dục Đào tạo. - Miếu Thần Hoàng tại thôn Nam Lãnh , xã Quảng Phú - Nghiã trang liệt sỹ xã quảng Phú b. Trường nhận chăm sóc: - Nghĩa trang liệt sỹ xã Quảng Phú - Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 0 - Gia đình thương binh: 05 III- Kết quả phong trào: 1. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận trường tham gia Phong trào thi đua năm học 2010-2011: khá 2. Những tập thể (trường, tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. Không 3.Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua: - Cán bộ quản lí: Huỳnh Thị Kim Hoa - Giáo viên: Tưởng Thị Thu Hương Đồng Thị Thu Lượng - Học sinh: Lê Nguyễn Hiền My Lê Nguyễn Hải Nhi Nguyễn Thị Quỳnh Thanh 4. Số lượng bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của Phòng Giáo dục và Đào tạo, báo đài: 0 bàì. Nêu địa chỉ trang web của trường : htpt:/violet.vn/thso1quangphu-quangbinh 5. Những ý kiến khác: Không IV. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai phong trào: 1. Kết quả đạt được trong việc phối hợp tại địa phương: Phụ huynh và cán bộ nhân dân của địa phương cơ bản thấy được ý nghĩa và nhưng lợi ích mang lại cho con em mình qua việc thực hiện phong trào mang lại. 2. Kết quả nổi bật: Các trò chơi dân gian lâu nay bị lãng quên nay đã được tìm tòi và được triển khai thực hiện trong học sinh, các m đã có thói quen chơi các trò chơi dân gian làm cho việc chơi của các em lành mạnh , an toàn, hạn chế được các trò chơi bạo lực, nguy hiểm. Chất lượng học tập của học sinh cũng được cải tiến, giao tiếp mạnh dạn hơn. 3. Đề xuất, kiến nghị: UBND huyện hỗ trợ nguồn kinh để giúp các nhà trường xây dựng công trình vệ sinh của giáo viên và học theo quy định, đồng thời bảo đảm vệ sinh học đường. - Phân bổ nguồn vốn hợp lý để từng bước kiên cố hóa trường học, đáp ứng kịp thời yêu cầu về cơ sở vật chất và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương: 1. Kết quả nổi bật từ khi triển khai thực hiện Phong trào thi đua: - Học sinh có kĩ năng giao tiếp tự tin và mạnh dạn hơn. - Giảm được các tai nạn về thương tích, do học sinh được tổ chức chơi các trò chơi dân gian, an toàn và lành mạnh mà hạn chế các trò chơi nguy hiểm. - Phong trào thi đua cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong cán bộ giáo viên được đẩy mạnh và có sự chuyển biến thực sự. Chất lượng giáo dục được nâng lên so với trước. 2. Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực: a) Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ giữa học sinh-học sinh, học sinh- giáo viên, nhà trường - gia đình, nhà trường - địa phương, các ban ngành,có thay đổi. Minh chứng cụ thể - Giữa học sinh với học sinh hiện tượng gây gố đánh nhau trong và ngoài nhà trường đã được dứt điểm hẳn, việc xưng hô với nhau bằng bạn, mình đa trở thành thói quen của hầu hết học sinh. Học sinh mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với thầy cô và người lớn, trong học tập có nhiều nổ lực, hoạt động học theo nhóm ,sinh hoạt theo nhóm đã được học sinh thực hiện có kĩ năng và hiệu quả hơn. - Cán bộ, giáo viên trong nhà trường đoàn kết, thương yêu và tôn trọng lẫn nhau. Thẳng thắn và chân tình trong việc góp ý, phê bình. - Giữa nhà trường với địa phương, phụ huynh và các đoàn thể đã có sự gắn bó , có tinh thần phối hợp và hợp tác tương đối tốt. b) Sự gia tăng tích cực của học sinh được biểu hiện ở những điểm: : chăm chỉ học tập, tự giác thực hiện các nhiệm vụ về vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy đủ, nhiệt tình.Tích cực và chủ động hơn trong học tập, trong rèn luyện v à tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. c)Những tác động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế tại địa phương. - Lãnh đạo địa phương thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư và quy hoạch lâu dài cho các trường học (đặc biệt là khuôn viên, hệ thống bồn hoa, cây cảnh và các phòng chức năng. - Phụ huynh thấy được những tác dụng thiết thực của cuộc vận động tác động sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh. 3. Nêu ít nhất 02 sáng kiến đã được thực hiện có hiệu quả nhất ở huyện (mỗi sáng kiến được trình bày không quá 01 trang giấy A4(kèm theo nếu có tranh ảnh, CD, VCD) 4. Giới thiệu 02 gương điển hình học sinh tích cực (mỗi gương điển hình cần nêu rõ là điển hình của lĩnh vực nào, nội dung và kết quả trong báo cáo thành tích). a/ Em Lê Nguyễn Hiền My: học sinh lớp 5A ( năm học 2010-2011), Liên đội trưởng liên đội thiếu niên trường tiểu học số 1 Quảng Phú trong 2 năm học liên tục, 5 năm đạt học sinh giỏi; - Năm học 2009-2010 đạt giải 3 cấp Huyện về thi vẽ tranh về an toàn giao thông qua hội thi “ An toàn giao thông bậc tiểu học của huyện quảng Trạch”..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Năm học 2010-2011: đạt giải khuyến khích về thi Ôlimpic tiếng Anh trên mạng cấp Huyện, đạt giải khuyến khích về hội thi học sinh giỏi 2 môn văn hóa cấp Huyện và cấp Tỉnh. - Bản thân em luôn có nhiều nổ lực khắc phục khó khăn để học tập tốt dù bố mẹ ly thân, em phải ở với bà ngoại đã trên 60 tuổi. b/ Em Lê Nguyễn Hải Nhi :Học sinh lớp 5 B( năm học 2011-2012) , liên đội trưởng, 5 năm đạt học sinh giỏi; năm học 2011-2012 đạt giải khuyến khích Olimpic Toán cấp Huyện và giải Khuyến khích Olimpic cấp Quốc gia Tiếng Anh; tham gia các hoạt động sôi nổi và tích cực. 5. Những khó khăn đang gặp phải và hướng giải quyết của đơn vị. - Khó khăn lớn nhất là kinh phí huy động nguồn kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, xây dựng phòng học và các phòng chức năng để đủ điều kiện dạy học theo yêu cầu và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. - Hướng giải quyết: đề nghị trên hỗ trợ và động viên cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp xây dựng công trình lưu niệm hằng năm. 6. Những kiến nghị, đề xuất của Ban chỉ đạo phong trào thi đua của huyện đối với Ban chỉ đạo phong trào thi đua cấp tỉnh và các kiến nghị đối với Đảng – Chính quyền địa phương. - Trên hỗ trợ kinh phí cho các trường hoàn thiện công trình vệ sinh theo yêu cầu và từng bước kiên cố hóa trường học trong đó cần ưu tiên cho các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian theo quy định.. TM.BAN CHỈ ĐẠO. Võ Thị Tam.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×