Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phép lịch sự và câu điều kiện trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.29 KB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUYẾT THẮNG

PHÉP LỊCH SỰ VÀ CÂU ĐIỀU KIỆN
TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007



1

LỜI CẢM ƠN
Nhân luận văn này hồn thành, tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới quý
Thầy – Cơ đồng nghiệp, gia đình và bạn bè gần xa; q Thầy – Cơ Phịng Khoa học Cơng
nghệ & Sau đại học, Khoa Ngữ văn, Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,
Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Xã hội Tp. Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ, động viên tơi khắc phục khó khăn, hồn thành cơng tác giảng dạy, học
tập và nghiên cứu.
Xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành tới Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trịnh Sâm – người
thầy đã dành thời gian quý báu tận tình hướng dẫn tơi trên con đường nghiên cứu khoa
học cùng quý Thầy – Cô trong Hội đồng Khoa học đã nhận xét, góp ý và tạo điều kiện
cho luận văn được bảo vệ.

Trân trọng cảm ơn

Trần Quyết Thắng




2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................1
MỤC LỤC .................................................................................................................2
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................5
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài - Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 7
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................. 8
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 15
4. Phương pháp nghiên cứu & Nguồn ngữ liệu trích dẫn minh họa ........................ 16
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................. 17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................18
1.1. Một số vấn đề về lịch sự ngôn ngữ ....................................................................... 18
1.1.1. Lịch sự và lịch sự ngôn ngữ ............................................................................ 18
1.1.2. Lịch sự và thể diện .......................................................................................... 23
1.1.3. Lịch sự và lý thuyết hội thoại .......................................................................... 27
1.1.4. Lịch sự và nghi thức giao tiếp ........................................................................ 32
1.1.5. Lịch sự và lý thuyết hành vi ngôn ngữ ............................................................ 35
1.1.6. Chiến lược lịch sự ........................................................................................... 38
1.1.7. Lịch sự và một số mô thức biểu đạt ................................................................ 44
1.1.8. Lịch sự và câu điều kiện ................................................................................. 44
1.2. Một số vấn đề về câu điều kiện tiếng Việt ............................................................ 45
1.2.1. Khái niệm và phân loại câu điều kiện tiếng Việt ............................................ 45


3


1.2.2. Đặc điểm hình thức câu điều kiện tiếng Việt .................................................. 47
1.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa câu điều kiện tiếng Việt ................................................. 48
1.2.4. Ranh giới giữa các loại câu điều kiện ............................................................ 55

Chương 2: PHÉP LỊCH SỰ TRONG CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT .........58
2.1. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt thể hiện ở hành vi ngôn ngữ chào .. 58
2.1.1. Khái quát hành vi ngôn ngữ chào ................................................................... 58
2.1.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt ở hành vi ngôn ngữ chào ........... 60
2.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng việt thể hiện ở hành vi ngôn ngữ cảm ơn
....................................................................................................................................... 65
2.2.1. Khái quát hành vi ngôn ngữ cảm ơn............................................................... 65
2.2.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt ở hành vi ngôn ngữ cảm ơn ....... 68
2.3. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng việt thể hiện ở hành vi ngôn ngữ xin lỗi
....................................................................................................................................... 71
2.3.1. Khái quát hành vi ngôn ngữ xin lỗi ................................................................ 71
2.3.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt ở hành vi ngôn ngữ xin lỗi ........ 74
2.4. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt thể hiện ở hành vi ngôn ngữ khen 79
2.4.1. Khái quát hành vi ngôn ngữ khen ................................................................... 79
2.4.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt ở hành vi ngôn ngữ khen ........... 82
2.5. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt thể hiện ở hành vi ngôn ngữ cầu
khiến.............................................................................................................................. 87
2.5.1. Khái quát hành vi ngôn ngữ cầu khiến ........................................................... 87
2.5.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt ở hành vi ngôn ngữ cầu khiến ... 88
2.6. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt thể hiện ở hành vi ngôn ngữ cam kết
..................................................................................................................................... 121


4


2.6.1. Khái quát hành vi ngôn ngữ cam kết ............................................................ 121
2.6.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt ở hành vi ngôn ngữ cam kết .... 123
2.7. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt thể hiện ở hành vi ngôn ngữ chê 130
2.7.1. Khái quát hành vi ngôn ngữ chê ................................................................... 130
2.7.2. Phép lịch sự trong câu điều kiện tiếng Việt ở hành vi ngôn ngữ chê ........... 132

KẾT LUẬN ...........................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................138


5

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CĐK

: Câu điều kiện

CĐK GĐGT

: Câu điều kiện giả định giả thiết

CĐK GĐPT

: Câu điều kiện giả định phản thực

CĐK PGĐ

: Câu điều kiện phi giả định


CĐK SĐ/ĐƯ

: Câu điều kiện sóng đơi / đối ứng

CĐK DN/RĐ

: Câu điều kiện dẫn nhập / rào đón

CĐKTL

: Câu điều kiện tĩnh lược

ĐHKHXH & NV

: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

ĐHSP

: Đại học Sư phạm

ĐH & THCN

: Đại học và Trung học chuyên nghiệp

ĐTNV


: Động từ ngữ vi

GD

: Giáo dục

HN

: Hà Nội

HNNHVN

: Hội Ngôn ngữ học Việt Nam

HNV

: Hội Nhà văn

HVNN

: Hành vi ngôn ngữ

KHXH

: Khoa học Xã hội

KTNN

: Kiến thức ngày nay


LS

: Lịch sự

LSAT

: Lịch sự âm tính


6

LSDT

: Lịch sự dương tính

LSNN

: Lịch sự ngơn ngữ

MĐĐK

: Mệnh đề điều kiện

NNH

: Ngôn ngữ học

NTGT

: Nghi thức giao tiếp


NTLN

: Nghi thức lời nói

Nxb

: Nhà xuất bản

T/c NN

: Tạp chí Ngơn ngữ

T/c NN & ĐS

: Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống

TD

: Thể diện

TĐLS

: Thang độ lịch sự

tr.

: Trang

VD


: Ví dụ

VH

: Văn học

/

: Và, hoặc


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài - Đối tượng nghiên cứu
Những năm gần đây, khi ngôn ngữ học bắt đầu chú ý đến ngơn ngữ trong q trình
hành chức của nó, nhiều vấn đề vốn được xem là thứ yếu lại thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, lịch sự (LS) là một trong những vân đề hữu quan. Trên cứ liệu
tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học vận dụng lý thuyết đại cương của ngôn ngữ học Châu
Âu để miêu tả, nghiên cứu và bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Tuy nhiên, LS và lịch sự ngôn ngữ (LSNN) là vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều
yếu tố trong và ngoài ngôn ngữ nên vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở
từng khía cạnh, nhằm tìm hiểu sự biểu hiện, chi phối của nó đối với giao tiếp.
Trong cách hiểu thông thường, câu điều kiện (CĐK) nêu ra hai mệnh đề trong đó có
mệnh đề phụ nêu điều kiện có hiệu lực đối với mệnh đề chính. CĐK, vì vậy, thường bị
cho là thiếu LS bởi tính "đặt điều kiện" của nó. Trên thực tế, vấn đề khơng hồn tồn như
vậy, ví dụ (VD):
(1) Nếu khơng phiền, xin anh chỉ giùm tôi đường đến nhà hát thành phố!
Mệnh đề điều kiện (MĐĐK) của phát ngôn trên mang tính rào đón, là phương tiện thể

hiện LS của người nói. Từ đó có thể thấy rằng CĐK khơng phải bao giờ cũng thiếu LS,
ngược lại trong nhiều trường hợp nó cịn là phương thức thể hiện tính LS của người nói.
Đó là lý do để chúng tơi chọn Phép LS và CĐK trong tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu.
Là một vấn đề trung tâm của ngữ dụng học, LS nói chung và LS trong tiếng Việt
nói riêng vẫn còn là một phạm vi rất rộng nên tại đây cần xác định cho rõ thêm: lấy CĐK
làm cơ sở để kháo sát, một mặt, chúng tôi chú ý đến các mơ hình, mặt khác cũng quan
tâm đến sự tương tác hội thoại, đặc biệt là gắn chúng với các hành vi ngôn ngữ (HVNN)
cụ thể. Hãy xét các VD sau:
(2) Chủ nhật này nhà tôi tiễn cháu nhập ngũ, nếu rảnh mời anh tới chơi!
(3) Phải chi nó xử sự khéo hơn thì sự tĩnh đã khơng đến nỗi!


8

(4) Giá mà có ly nước mía uống thì hay quá nhỉ!
(5) Khi nào cần thì anh ới lên một tiếng, chúng tơi sẽ góp một tay!
Cả bốn VD trên đều liên quan đến CĐK. Nếu xem xét chúng trong tương tác hội
thoại, chắc chắn chúng ta sẽ xác lập được các thang độ lịch sự (TĐLS), đặc biệt khi xem
xét chúng trong từng ngữ cảnh với từng HVNN cụ thể như: mời, chào, xin lỗi, cảm ơn,
khen, chê, bác bỏ,... Nói một cách khái quát, CĐK sẽ được xem xét trong các ngữ cảnh
giao tiếp với những mục đích phát ngơn khác nhau. Như vậy, thoạt nhìn đề tài rất hẹp
nhưng với hình dung sơ lược như trên, đây sẽ là đề tài thú vị, có triển vọng.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về lịch sự
2.1.1. Ở nước ngồi
LS được các nhà ngơn ngữ học quan tâm nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ
trước với các nhà ngôn ngữ học tên tuổi như: Evring Goffman, Robin Lakoff, Penelop
Brovm và Stephan Levinson, Geoffery Leech, George Yule,... Luận văn xin điểm qua
những tác giả tiêu biểu nêu trên:
a. E. Goffman (1972) lần đầu tiên nêu ra thuật ngữ thể diện (TD) trong nghiên cứu

LS. Tác giả đề xuất lý thuyết nghiên cứu LS từ cách tiếp cận xã hội - tâm lý: trong giao
tiếp, ai cũng mong muốn được giữ TD của mình.
b. R. Lakoff (1973, 1977) vận dụng lý thuyết hội thoại của P. Grice và những quy
tắc ngữ pháp để nghiên cứu LS. Tác giả đề xuất những quy tắc LS trong giao tiếp như:
Không áp đặt (Don't impose), Để ngỏ sự lựa chọn (Offer optionality), Tạo sự thoải mái
cho người đối thoại (Make a feel good).
c. Penelop Brown và Stephan Levinson (1978, 1987) có nhiều thành tựu nghiên cứu
về LS. Kế thừa thành tựu của E. Goffman, hai ông đã xác lập một hệ lưỡng phân TD
dương tính và TD âm tính khi ngiên cứu LSNN.


9

d. G. Leech (1983) nghiên cứu LS dựa vào khái niệm tổn thất - lợi ích từ phát ngơn
ảnh hưởng tới người đối thoại và đề xuất nguyên tắc giảm đến mức tối thiểu những cách
nói khơng LS, tăng cường tối đa những cách nói LS với các phương châm LS.
e. G. Yule (1996) kế thừa và hoàn thiện thêm lý thuyết của P. Brown và S. Levinson
gắn với khái niệm hành vi xã hội LS ở một nền văn hóa nhất định.
Chúng tơi sẽ trình bày cụ thể những nội dung cơ bản của các nhà nghiên cứu trên ở
phần sau của luận văn: Cơ sở lý luận.
2.1.2. Ở trong nước
a. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà Việt ngữ học sớm có những nghiên
cứu, giới thiệu lý thuyết LSNN từ các cơng trình ngữ dụng học trên thế giới như: Nguyễn
Đức Dân [28] giới thiệu về phép LS của G. Leech và vấn đề TD; Nguyễn Thiện Giáp
[45] bước đầu nghiên cứu LS và giao tiếp trong tiếng Việt như: vị thế xã hội, mức độ
thân hữu,... thể hiện qua lối xưng hô, cầu khiến, chào hỏi,...; Đỗ Hữu Châu [14], [15]
nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết lập luận, lý thuyết hội thoại,... những vấn đề
cơ bản khi nghiên cứu ngữ dụng học nói chung và LS nói riêng.
b. Tiếp theo là những bài nghiên cứu về lý thuyết LS công bố trên các tạp chí
chuyên ngành, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Độ [39], Vũ Thị Thanh Hương [57], Nguyễn

Quang [96], Võ Đại Quang [99], Tạ Thị Thanh Tâm [109],...
c. Vận dụng lý thuyết LSNN vào thực tiễn nghiên cứu tiếng Việt cũng đã thu hút
nhiều nhà nghiên cứu như:
i. Nghiên cứu đại từ nhân xưng và phép LS, từ tình thái và phép LS, lối nói rào đón
và phép LS,... có Trịnh Sâm [104], Vũ Tiến Dũng [33], Phạm Kim Oanh [87], Nguyễn
Thị Lương [74],...
ii. Nghiên cứu LS trong một số nghi thức giao tiếp tiếng Việt như: hành vi chào,
cho, tặng, cầu khiến, xin phép,... có Vũ Thị Thanh Hương [58], [60], [61]; Nguyễn Thị
Hồng Vân [131], Lê Thị Kim Đính [37], Nguyễn Thị Lương [75], Chữ Thị Bích [9], Tạ
Thị Thanh Tâm [107], [Ì li]; Đào Nguyên Phúc [94], [95]; Lê Thị Tuyết Hạnh [49],...


10

iii. Nghiên cứu HVNN biểu hiện LS trong tiếng Việt có đối chiếu với tiếng Anh có:
Trần Bá Tiến [120], Phạm Thị Hồng Nhung [83],...
Bên cạnh đó, nhiều chương, bài trong các sách báo khoa học ít nhiều cũng nói đến
LSNN. Qua đó, chúng ta nhận thấy LSNN ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm
nhiều hơn, hướng nghiên cứu ngày càng phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
2.2. Lịch sử nghiên cứu câu điều kiện tiếng Việt
Vấn đề CĐK tiếng Việt được các nhà Việt ngữ học quan tâm tìm hiểu khá sớm
trong ngữ pháp truyền thống. Những năm gần đây, vấn đề này cũng được nghiên cứu
trong ngữ pháp ngữ nghĩa và ngữ pháp chức năng.
2.2.1. Câu điều kiện trong ngữ pháp truyền thông
a. Một trong những cơng trình ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên nói tới CĐK là Việt
Nam văn phạm (1940) của Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm [67]. Các tác
giả xếp thành phần chỉ điều kiện thuộc mệnh đề phụ trong câu. Cùng quan điểm trên là
Việt Quang [98], Phạm Tất Đắc [36], Bùi Đức Tịnh [123], [124]; Lê Văn Lý [77].
b. xếp kiểu CĐK vào loại câu phức hợp bao gồm MĐĐK (mệnh đề phụ) và một
mệnh đề chính là Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê [18], Nguyễn Kim Thản [114],

Nguyễn Hữu Quỳnh [100], Nguyễn Văn Hào - Hoàng Xuân Tâm [50],... Nguyễn Hiến Lê
- Nguyễn Q. Thắng cho rằng kiểu câu này có hai ý, "các ý này nếu xuất hiện riêng rẽ thi
chúng vẫn tồn tại và mỗi thành phần đó được xem như một câu đem giản" [71, tr. 239].
Gọi M là mệnh đề, Hoàng Tuệ đưa ra kết cấu của CĐK là: Nếu - MI + thì - M2 [127, tr.
386].
c. Cho CĐK là câu ghép có Lê Cận - Phan Thiều [12], Hữu Đạt [35], Nguyễn Minh
Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp [119] và sách Ngữ pháp tiếng Việt (ủy ban Khoa học Xã hội
Việt Nam). Sách Ngữ pháp tiếng Việt nhấn mạnh vai trị của các kết từ trong đó có các
kết từ điều kiện, nhờ chúng nội dung suy lý của câu ghép qua lại được rõ ràng, tuy nhiên
chúng có thể được lược bớt khi nội dung suy lý đủ rõ [130, tr. 211-212].


11

d. Bùi Tất Tươm cho rằng CĐK thuộc câu ghép chính phụ [129, tr. 243], Diệp
Quang Ban giải quyết: CĐK là câu ghép khi MĐĐK và mệnh đề chính cấu tạo là một
cụm chủ - vị [5; tr. 209]; là câu đơn khi hai thành phần này không cấu tạo bởi cụm chủ vị [2, tr. 212 - 214].
e. Trần Ngọc Thêm xếp CĐK thuộc câu qua lại có dạng: xVT

yV’R (T : Theme,

tức chủ đề; R : Rheme, tức thuật đề ) với hai vị ngữ V – V’ và cặp từ nối hô ứng x... y... ,
xV tạo thành vế thứ nhất, là chủ đề; yV tạo thành vế thứ hai, là thuật đề. Theo tác giả,
mỗi vế khơng phải là câu đơn vì các thành phần đều có khả năng thể hiện bằng một từ,
một ngữ hoặc một cú [117, tr. 63 - 64].
f. Trên đại thể, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau trong việc xếp
CĐK vào loại câu ghép chính phụ như: Hoàng Văn Thung - Lê A [118], Trịnh Sâm Nguyễn Ngọc Thanh [103], Nguyễn Công Đức [40], Đỗ Thị Kim Liên [72], Bùi Tất
Tươm [129],...
Nhìn chung, các nhà ngữ pháp truyền thống đã xác định CĐK tiếng Việt có hai
mệnh đề chính và phụ, thành phần chỉ điều kiện là mệnh đề phụ bổ sung cho mệnh đề

chính. Điểm khác nhau ở chỗ có tác giả khơng nêu cụ thể nó là câu phức hay câu ghép
(Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Lý, Bùi Đức Tịnh, Việt Quang,
Phạm Tất Đắc), có nhà nghiên cứu xác định nó là câu phức (Trương Văn Chình - Nguyễn
Hiến Lê, Nguyễn Q. Thắng, Hoàng Tuệ, Nguyễn Kim Thản), có người cho nó thuộc câu
ghép qua lại (Đái Xn Ninh, Hồng Trọng Phiến,...). Xin nói thêm, cách gọi của Nguyễn
Kim Thản: câu phức hợp có quan hệ qua lại, theo chúng tôi thực chất là câu ghép qua lại,
vấn đề ở chỗ khái niệm về câu phức và câu ghép như thế nào. Quan điểm của Hoàng Tuệ
và Nguyễn Kim Thản là xếp câu ghép vào trong câu phức và gọi chung là câu phức hợp,
khác với quan điểm phân biệt sự khác nhau giữa câu ghép với câu phức của Diệp Quang
Ban và Đỗ Hữu Châu: câu phức là câu có một cụm chủ - vị bao những cụm chủ - vị còn
lại, còn ở câu ghép: các cụm chủ - vị này không bao nhau (nằm ngoài nhau) [3, tr. 62 63].
2.2.2. Câu điều kiện trong ngữ pháp ngữ nghĩa


12

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học xuất hiện một hướng đi mới: vận
dụng lô - gích học vào nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, đó là ngữ pháp lơ-gích hay ngữ
pháp ngữ nghĩa. Nếu ngữ pháp truyền thống thiên về quan hệ cấu trúc giữa các thành
phần câu (thường gọi là ngữ pháp hình thức ) thì ngữ pháp lơ - gích thiên về quan hệ ngữ
nghĩa của chúng. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu lơ - gích đều thống nhất trong việc sử
dụng cặp liên từ "nếu... thì "hễ... thì...",... làm phương tiện biểu thị mối quan hệ của phép
kéo theo trong phán đoán giả định [19; tr. 34], [30, tr. 80 - 82], [56, tr. 144]... Trong Việt
ngữ, các nhà ngữ học đi sâu nghiên cứu ngữ pháp ngữ nghĩa có thể kể như:
a. Nguyễn Đức Dân [25], [26], [29] xác định: cấu trúc nếu A thì B là hình thức
thường gặp để thể hiện phép kéo theo trong lơ-gích, tạo ra một câu với ý nghĩa của phép
tuyển chặt nhằm khẳng định A hoặc B nhưng khơng đồng thời cả hai. Vì chúng phản ánh
mối quan hệ điều kiện - kết quả nên giữa A và B phải có mối quan hệ ý nghĩa với nhau,
chẳng hạn như: A thì cũng B (bác bỏ A), X thì A thơi (nói đỗi), A thì A (chấp nhận),
khơng A thì cũng B (khẳng định),... [29, tr. 17-18]. Theo tác giả, các câu thể hiện quan hệ

nguyên nhân - kết quả, điều kiện -kết quả, điều kiện phi hiện thực,... đều là tiểu loại của
quan hệ nhân quả, lý do: nó bao chứa những quan hệ trên. Cùng thể hiện quan hệ nhân
quả nhưng chúng không hề đồng nhất với nhau [29, tr. 10-11], vấn đề này về sau được
Phạm Văn Tinh [121] và Vũ Thu Hằng [53] tiếp tục nghiên cứu.
b. Hoàng Phê nghiên cứu cặp liên từ "nếu... thì..." dưới góc độ lơ - gích tình thái.
Ơng đã bổ sung thêm những từ tương ứng với phép kéo theo. Theo ông, tương ứng với p
Q chẳng hạn, trong tiếng Việt không phải chỉ có nếu (P) thì (Q), mà cịn có nếu nhưịP)
thì (Q), nếu quả (P) thì (Q), giá như(P) thì (Q), nhược bằng (P) thì (Q), hễ (P) thì (Q),...
thường nghĩa của chúng khác nhau, có khi rõ rệt, có khi rất tế nhị, hoặc về yếu tố tình
thái, hoặc về yếu tố lơ - gích - tình thái [89, tr. 138].
c. Hồ Lê chia CĐK làm hai loại: CĐK - hệ quả có điều kiện giả định / hiện thực ;
căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa điều kiện và hệ quả, tác giả chia thành CĐK hệ quả có điều kiện - hệ quả thuận / nghịch. Kết hợp hai tiêu chí ấy, tác giả đưa ra các kết
từ thuộc bốn tiểu loại của câu điều kiện - hệ quả gồm: CĐK - hệ quả có điều kiện giả


13

định thuận / nghịch với hệ quả và CĐK - hệ quả có điều kiện thực thuận / nghịch với hệ
quả [70, tr. 328 - 342]. về cấu tạo, Hồ Lê xếp CĐK tương ứng với câu đề ứng, câu cách
thức hành động tức tương đương với câu đơn.
Trên cơ sở quan hệ nhân quả, Hồ Lê xếp những câu mà ngữ pháp truyền thống gọi
là câu ghép có quan hệ nhân quả (nếu / hễ/giá... thì...) và câu ghép có quan hệ nhượng bộ
(tuy... nhưng, do... nên..., dù... nhưng..., .v.v. ) vào kiểu CĐK. Tác giả cũng đã thừa nhận
và xếp những câu khơng có hình thức xác định nhưng có nội dung biểu thị quan hệ điều
kiện - hệ quả vào loại câu này, cụ thể như: Anh có nói thì tơi mới biết chứ; Muốn qua
sơng thì phải đi đò máy;... [70, tr. 342 - 343] hay Riêng với anh, cậu ta có thể thổ lộ tất
cả; Với mọi người, anh ta sống cởi mở [70, tr. 345].
2.2.3. Câu điều kiện trong ngữ pháp chức năng
a. Năm 1991, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo ra đời mở
ra hướng nghiên cứu mới trong ngữ pháp tiếng Việt trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên

cứu của các nhà ngữ học phương Tây - trường phái ngữ pháp chức năng. Ngữ pháp chức
năng coi trọng chức năng giao tiếp và bình diện ngữ nghĩa của ngôn ngữ, nghiên cứu kết
hợp chặt chẽ hai mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp. Tác giả xem cấu trúc câu tiếng Việt là cấu
trúc đề - thuyết mà không phải cấu trúc chủ - vị với lý do cấu trúc chủ - vị khơng hồn
tồn trùng khớp với mệnh đề nên có sự phân biệt giữa chủ ngữ ngữ pháp và chủ ngữ lơ gích, vì vậy cấu trúc đề - thuyết là cách gọi cấu trúc cú pháp biểu thị mệnh đề nhằm phân
biệt với cấu trúc chủ - vị là đơn vị không phải thuộc về cấu trúc mệnh đề.
Theo Cao Xuân Hạo, thì là một trong ba phương tiện quan trọng (thì, là, mà) đánh
dấu ranh giới phân chia đề - thuyết, trước nó là đề và sau nó là thuyết. Theo đó, MĐĐK
trong câu ứng với phần đề được gọi là khung đề - thành phần “đưa ra một số điều kiện
tiên quyết cho phạm vi ứng dụng của cả câu về ba mặt: cảnh huống, thời gian và khơng
gian” [51, tr. 164], nó là phần mở đầu câu có tính xác định [51, tr. 165]. Điều đó đưa đến
hướng giải quyết mới: coi CĐK là câu đơn, khác với đa số cách giải quyết khác coi CĐK
là câu ghép. Nguyễn Đức Dương cũng cùng quan điểm ấy: coi cầu ghép là câu “có nhiều
hơn một cấu trúc đề -thuyết, truyền đạt nhiều hơn một nhận định được thực hiện ngay khi


14

phát ra nó, và các cấu trúc đề - thuyết đó phải được liên kết với nhau bằng quan hệ bĩnh
đẳng (đẳng kết)” [34, tr. 167]. Điều này dẫn tới giải thuyết vấn đề CĐK giống với quan
điểm Cao Xuân Hạo: khơng coi những câu có "liên từ hơ ứng" là câu ghép mà hoặc chỉ là
câu đơn, hoặc là những câu “rất đáng ngờ về tính ngữ pháp” (cách nói của Cao Xuân
Hạo) [51, tr. 378].
b. Cũng theo quan điểm của ngữ pháp chức năng nhưng Đào Thanh Lan [68],
Nguyễn Thị Lương [76] xếp CĐK vào loại câu ghép chính phụ với hai vế, vế phụ nêu
điều kiện của sự kiện ở vế chính, về ý nghĩa, mỗi vế câu nêu lên một sự kiện, các sự kiện
này thường chưa xảy ra, nếu đã xảy ra, nó biểu thị ý trái ngược với giả thiết mà người nói
mong muốn.
2.2.4. Câu điều kiện trong hướng kết hợp nhiều quan điểm nghiên cứu
Kế thừa thành tựu của các trường phái ngôn ngữ học, vài năm gần đây các nhà

nghiên cứu có xu hướng kết hợp nhiều hướng nghiên cứu nhằm đi sâu tìm hiểu, làm rõ
hơn ngữ pháp tiếng Việt dưới ánh sáng của ngơn ngữ học hiện đại, trong đó CĐK ít nhiều
cũng được đề cập như:
a. Nguyễn Thị Hồng Yến [135], trên cơ sở kết hợp ngữ pháp chức năng và ngữ
pháp cấu trúc, đã nêu ra trường hợp thường dùng của từ thì trong các kết cấu chỉ quan hệ
qua lại giữa hai mệnh đề trong giới ngữ, Vũ Tố Nga [81] xét CĐK nếu... thì... trên cơ sở
kết hợp ngữ pháp truyền thống với lý thuyết HVNN trong việc biểu thị hiệu lực ở lời của
hành vi cam kết.
b. Diệp Quang Ban [6] với quan điểm tiếp nhận thành tựu của ngữ pháp chức năng
đồng thời kế thừa ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp cấu trúc, tác giả vẫn giữ quan điểm
phân biệt ba loại câu đơn, câu phức, câu ghép và xếp câu ghép điều kiện - giả thiết vào
loại câu ghép chính phụ (cùng với câu ghép nguyên nhân, câu ghép nhượng bộ, câu ghép
mục đích). Cả bốn loại này cách phân tích cấu trúc đề - thuyết đều giống nhau, tức là
chúng giống nhau về cấu tạo: vế đứng trước là đề, vế sau là thuyết, khơng kể vế chính
hay vế phụ, mỗi vế lại có cấu trúc đề thuyết riêng của vế đó [6, tr. 335 - 336].


15

c. Lê Thị Minh Hằng [52] dựa vào tiêu chí nhân quả và tính hiện thực phân CĐK ra
làm hai nhóm lớn là điều kiện chính danh và điều kiện khơng chính danh. Tác giả cũng
đã tìm hiểu CĐK ở khía cạnh ngữ dụng dưới góc độ lý thuyết hành động ngôn từ (hành
động ngôn từ gián tiếp), nguyên lý hội thoại và cấu trúc thơng báo.
Trên bình diện lý thuyết cũng như những nghiên cứu cụ thể, LS và CĐK trong tiếng
Việt và tiếng Anh đã có nhiều cơng trình đề cập đến. Tuy nhiên, việc xem xét CĐK tiếng
Việt trong mối quan hệ với phép LS, theo quan sát có thể chưa đầy đủ của chúng tơi,
chưa có bài viết nào đề cập đến một cách có hệ thống. Luận văn này, trên cơ sở thừa
hưởng kết quả nghiên cứu của các cơng trình đi trước, vận dụng các phương châm LS để
khảo sát CĐK trong thực tiễn giao tiếp tiếng Việt.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Chúng ta biết rằng ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó rất chặt chẽ, ngơn
ngữ là một trong những phương diện thể hiện rõ nét nhất bản sắc của một dân tộc. Mong
muốn của tất cả chúng ta là trong giao tiếp mỗi người đều có cách nói năng cư xử LS với
nhau, đó là biểu hiện của lối sống có văn hóa. Vì vậy, tìm hiểu về LSNN là một việc hết
sức gần gũi và thiết thực nhằm góp phần tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hóa dân tộc.
Trong ứng xử, người phương Đơng rất coi trọng tình cảm, lễ phép, tế nhị, và tôn
trọng người khác khi giao tiếp. Tiếng Việt có hàng loạt lối ứng xử thể hiện truyền thống
văn hóa ấy như: xưng khiêm hơ tơn, dùng vai vế gia đình để giao tiếp xã hội, căn cứ vào
tuổi tác và vị thế giao tiếp để xưng hô,... Các đặc điểm này biểu hiện trong cách dụng
ngơn, nó thể hiện cách hành xử ngôn ngữ của người Việt. Điều đó dẫn đến hệ quả hiển
nhiên là sự thể hiện của phép LS trong tiếng Việt chắc chắn có điểm khác với các ngơn
ngữ biến hình Châu Âu.
Nghiên cứu LS và LSNN ở các ngôn ngữ Châu Âu phát triển khá sớm và có nhiều
thành tựu, vì vậy muốn tìm ra sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ thể hiện phép LS,


16

chúng ta phải chấp nhận những tiền đề lý thuyết của các nhà ngôn ngữ học Châu Âu để
vận dụng, mơ tả tiếng Việt.
Luận văn khơng có tham vọng giải quyết những vấn đề lý thuyết về LS cũng như
CĐK. Mục đích của chúng tơi là tập hợp một số lý thuyết cơ bản về vấn đề này, từ đó tìm
hiểu sự thể hiện của chúng trong một kiểu câu cụ thể. Thơng qua việc miêu tả, phân tích
các ngữ liệu, luận văn sẽ rút ra một số nhận xét về cấu trúc và biến thể của CĐK dưới ánh
sáng của TĐLS. Trên cơ sở đó, luận văn bước đầu nhận xét về giá trị ứng dụng của từng
mơ hình trong những nghi thức giao tiếp cụ thể.
Do khó khăn trong việc tìm tài liệu và do trình độ ngoại ngữ hạn chế, hơn nữa lý
thuyết về LSNN đã được giới thiệu khá nhiều trong nước nên chúng tôi thực hiện đề tài
chủ yếu dựa vào những tài liệu có được bằng tiếng Việt.

4. Phương pháp nghiên cứu & Nguồn ngữ liệu trích dẫn minh họa
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tuy được giới hạn trong ngành ngữ dụng học nhưng lại liên quan đến nhiều
ngành khác, do vậy trong luận văn chúng tơi sử dụng phương pháp chính để nghiên cứu
là phương pháp phân tích ngữ dụng học bên cạnh các thủ pháp như miêu tả, phân loại.
Trong một số trường hợp, để củng cố cho những nhận định có tính chất định tính, chúng
tơi sẽ dùng thủ pháp thống kê như là một thủ pháp hỗ trợ có tính chất định lượng.
4.2. Nguồn ngữ liệu trích dẫn minh họa
Như chúng tơi đã trình bày, LS chỉ được miêu tả một cách đầy đủ khi dựa vào ngữ
cảnh hội thoại. Đây là đặc điểm quan trọng giúp chúng tôi xác định cơ sở để thu thập tài
liệu nghiên cứu. Nguồn ngữ liệu được chúng tôi lựa chọn từ hội thoại trong tác phẩm văn
học và hội thoại trong giao tiếp hằng ngày.
Chúng tôi sẽ chú ý đến chủ đề hội thoại, mối quan hệ giữa các vai giao tiếp, tình
huống giao tiếp,... Vì đây là những nhấn tố khơng thể khơng nhắc đến khi phân tích cấu
ưúc của các phát ngôn trong liên ứng với TĐLS.


17

5. Bố cục của luận văn
Dung lượng của luận văn là 156 trang, gồm những phần chính sau đây: Mở đầu,
Chương 1: Cơ sở lý luận, Chương 2: Phép LS và CĐK trong tiếng Việt, Kết luận, Tài liệu
tham khảo và Nguồn ngữ liệu trích dẫn minh họa.


18

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số vấn đề về lịch sự ngôn ngữ
1.1.1. Lịch sự và lịch sự ngôn ngữ

1.1.1.1. Lịch sự
Trong giao tiếp, người ta thường dùng thước đo văn hóa xã hội để đánh giá một
cách xử sự. Nhiều nhà nghiên cứu coi LS như chuẩn giao tiếp mang tính nguyên tắc
chung trong giao tiếp. Từ điển tiếng Việt lý giải: LS là “có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi
tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội” [90, tr. 556]. Nói rộng
hơn, LS là cách cư xử, nói năng... của một cá nhân sao cho phù hợp với chuẩn mực xã
hội, được cộng đồng chấp nhận. LS là sự thích ứng, phù hợp với hồn cảnh giao tiếp, nó
thể hiện trình độ, văn hóa, tính cách của một cá nhân trong cộng đồng. Ngược lại, qua
cách cư xử, nói năng, mọi người sẽ đánh giá nhân cách, trình độ, văn hóa của người ấy dù
giai cấp, địa vị người ấy thế nào đi nữa.
Mỗi quốc gia là bức tranh văn hóa sống động, phong tục tập quán mỗi nước mỗi
khác, phản ánh sự đa dạng, phong phú của bức tranh văn hóa ấy. LS là một sản phẩm của
văn hóa - xã hội, nó bị chi phối nhất định bởi các nhân tố như hoàn cảnh giao tiếp, phong
tục tập quán, tín ngưỡng, đúng như George Yule viết: “Có thể xem LS như là một khái
niệm cố định như trong khái niệm hành vi xã hội LS (polite social behavior) hay nghi
thức xã giao (etiquette), bên trong một nền văn hóa” [47, tr. 118]. Vì vậy, một hành
động, một cách nói LS trong nền văn hóa này có thể là kém LS đối với nền văn hóa khác.
Chẳng hạn, trong giao tiếp, phương Tây thiên về lý nên hay dùng cách nói thẳng vấn đề
trong khi người phương Đơng thiên về tình nên hay dùng cách nói vịng vo [45, tr. 103],
[116, tr. 312]. Người phương Tây thích thể hiện phong cách tự tin, bản lĩnh, người Á
Đông lại có cách nói tự khiêm. Trong hội thảo, lời phát biểu đại thể như: Trình độ của tơi
kém và tơi chuẩn bị chưa đầy đủ, nếu có chỗ nào khơng đúng thì mong q vị và các bạn
thơng cảm cho, người Trung Quốc coi đây là cách nói LS, dẫu rằng họ có một năng lực
nhất định và đã chuẩn bị chu đáo nhưng vì văn hóa phương Đơng cho rằng cách nói khoe


19

khoang, tự nâng mình lên là tính xấu nên chọn cách nói tự khiếm, Ở người Việt cũng vậy.
Thế nhưng cách nói này sẽ khơng làm người phương Tây hài lịng vì họ nghĩ rằng: Đã

trình độ kém và chuẩn bị khơng đầy đủ thì nói làm gì, mất thời gian mọi người! [93, tr.
19].
LS là sự tế nhị. Tuy có sự khác biệt ít nhiều trong các nền văn hóa Đơng -Tây do
những điều kiện khác nhau về lịch sử, địa lý, tín ngưỡng, phong tục tập quán nhưng sự tế
nhị, cách cư xử LS, có văn hóa thì ở đâu cũng được coi trọng. Trên xe buýt, thanh niên
không nhường chỗ cho người già, người tàn tật, phụ nữ, trẻ em sẽ là một hành động rất
kém LS. Vào những nơi tôn nghiêm như đền, chùa, lăng tẩm hay dự đám tang mà ăn mặc
thiếu chỉnh tề, không giở mũ hoặc nói cười to tiếng hay phì phá khói thuốc,... đều bị coi
là thiếu LS. Người nhỏ tuổi nói chuyện với người lớn tuổi mà dùng những cử chỉ gật, lắc
đầu hay tặc lưỡi, dùng tay chỉ trỏ,... cũng không phải là hành động LS, lễ phép.
Như vậy, LS là vấn đề mà bất kỳ dân tộc, quốc gia nào cũng hướng tới trong quá
trình phát triển. Cho nên LS là sản phẩm vừa mang thuộc tính văn hóa dân tộc vừa mang
thuộc tính phổ qt chung và hiện có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau qua quá trình tiếp
xúc, giao lưu ương xu thế hội nhập mà ngôn ngữ là một trong những phương tiện quan
trọng ương việc thể hiện tính LS.
1.1.1.2. Lịch sự ngơn ngữ
a. Tiền đề cho sự ra đời của nghiến cứu lịch sự ngôn ngữ
Ngôn ngữ học thế kỷ XX ngời sáng với tên tuổi nhà ngôn ngữ học Thụy Sỹ
Perdinand De Saussure - người đặt nền móng cho ngơn ngữ học hiện đại và xứng đáng
được tôn vinh là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại. Ca ngợi cống hiến lớn lao của
Saussure, Đỗ Hữu Châu viết:
“Phát hiện ra tính chất hệ thống của ngôn ngữ, F. De Saussure đã đưa ngơn ngữ
học lên vị trí ngang hàng với các ngành khoa học khác, hơn thế nữa cịn khiến cho ngơn
ngữ học một thời được tặng cho cái danh hiệu là khoa học hoa tiêu (science pilote) của
các ngành khoa học xã hội và nhân văn” [15, tr. 23].


20

Thật vậy, F. De Saussure là người đầu tiên giải đáp một cách rõ ràng bản chất của

ngôn ngữ: ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu mang tính võ đốn với thuộc tính hai mặt
gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Ông đưa ra
luận điểm về một số cặp đối lập: quan hệ liên tưởng -tuyến tính, đồng nhất - đối lập, đồng
đại - lịch đại,... trong đó có sự phân biệt giữa ngơn ngữ và lời nói mà suốt thời gian dài
chưa được phân biệt. Theo Saussure, ngơn ngữ là hệ thống mang tính xã hội, tồn tại một
cách tiềm tàng, tĩnh tại trong bộ não của người sử dụng ngơn ngữ đó. Ngơn ngữ là sản
phẩm của sự quy ước xã hội mang tính thiết chế, khơng phải hiện tượng cá nhân. Cịn lời
nói là sự vận dụng các đơn vị, quy tắc ngôn ngữ vào hoạt động nói năng nhằm truyền đạt
thơng tin, trong lời nói có ngơn ngữ và cả đặc trưng cá nhân của người nói. Cuối cùng,
ơng kết luận "đối tượng duy nhất và chân thực của ngôn ngữ học là ngôn ngữ xét trong
bản thân nó và vì bản thân nó" [41, tr. 436].
Nhận định này vơ hình chung dẫn đến sự đối lập giữa ngơn ngữ và lời nói, gạt bỏ
lời nói ra khỏi ngơn ngữ, vì vậy khơng thỏa mãn sự phát triển của ngôn ngữ học trong
hoạt động hành chức của nó. Ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội, đó là lý do và cũng là
mục đích tồn tại của ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ nếu chỉ “xét trong bản thân nó và
vì bản thân nó” sẽ không thấy được bản chất xã hội và chức năng giao tiếp của ngơn ngữ.
Đó là hạn chế lớn nhất của Saussure. Tuy vậy luận điểm của ơng có ảnh hưởng lớn trong
ngôn ngữ học, mở đường cho các nhà nghiên cứu: hoặc tiếp thu, phát triển các khuynh
hướng nghiên cứu như quan điểm hệ thống, cấu trúc (trường phái Copenhague - Đan
Mạch với khuynh hướng ngữ vị học của Hjelnislev), hay tiếp thu tính hệ thống nhưng có
bổ sung tính giao tiếp, gắn luận điểm hệ thống với chức năng (như lý thuyết về nguyên lý
âm vị học của V. Trubetxkoy, R. Lacobson; sơ đồ về chức năng ngôn ngữ của quá tành
giao tiếp dựa trên các nhân tố tham gia quá tnnh giao tiếp của R. Lacobson), hoặc hình
thành những khuynh hướng nghiên cứu khác với luận điểm của Saussure như ngữ pháp
văn bản, ngữ dụng học (lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ, ngôn ngữ học tâm lý, ngơn ngữ học
văn hóa, ngơn ngữ học xã hội,...), ngôn ngữ học tri nhận,...


21


Như vậy, các nhà ngôn ngữ học thời kỳ sau F. De Saussure đã kế thừa và phát huy
tích cực những thành tựu, đồng thời khắc phục những hạn chế mà ơng mắc phải. Một
trong những hướng nghiên cứu đó chính là Ngữ dụng học - chun ngành nghiên cứu
ngơn ngữ gắn với giao tiếp, nói cách khác là nghiên cứu ngơn ngữ trong sự hành chức
của nó. Khác với quan điểm của Saussure, ngôn ngữ ở đây được nghiên cứu gắn với giao
tiếp, nó được nghiên cứu với tính cách là một hệ thống động gắn với các yếu tố có liên
quan nằm bên ngồi ngơn ngữ (như các yếu tố xã hội, văn hóa, tình huống giao tiếp,...).
Chúng ta biết rằng ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp, hơn thế
nữa còn là phương tiện thiết lập mối quan hệ giữa các vai giao tiếp, tức quan hệ liên
nhân. Hiểu rõ bản chất ngơn ngữ nhằm sử dụng nó một cách hiệu quả nhất trong giao
tiếp, đó là mong muốn của tất cả chúng ta. Hẳn chúng ta khơng lạ gì với lời khuyên của
người xửa:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”.
Mục đích giao tiếp ln nhắc nhở mỗi người phải cân nhắc, lựa chọn từ ngữ nhằm
đạt hiệu quả trong giao tiếp. Mặt khác, trong quá trình hành chức, bất kỳ một thứ tiếng
nào cũng hướng đến chuẩn mực văn hóa. Nghiên cứu LSNN khơng nằm ngồi mục đích
ấy.
b. Khái niệm lịch sự ngơn ngữ
Khái niệm LS trong ngôn ngữ học được nhiều nhà nghiên cứu nêu ra ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Chúng tơi xin điểm qua vài khái niệm quan trọng.
i. Nhấn mạnh đối tượng giao tiếp, J. Thomas định nghĩa: phép LS được xem như là
một (hay một số) chiến lược được người nói dùng để hồn thành một số mục đích như
thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hịa. G. Green định nghĩa rộng hơn: LS là
“những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân” [14, tr. 255]. Cụ thể
là: “những người tham gia hội thoại có thể chọn cách xử sự LS, tránh cục cằn, thơ lỗ;
hoặc xử sự tùy thích khơng đếm xỉa đến tình cảm và nguyện vọng của người khác; hoặc


22


dựa vào những hiểu biết của mình về các quy tắc LS để tỏ ra cục cằn, thô lỗ một cách cố
ý” [14, tr. 256 - 257].
ii. R. Lakoff nhấn mạnh LS như một phương thức nhằm giảm thiểu sự xung đột
trong diễn ngơn. Nhữỉig chiến lược LS có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác
thêm thuận lợi. Tương tự, G. N. Leech gọi hai đối tượng tham gia giao tiếp là ta và người
mà LS có chức năng giữ gìn sự cân bằng quan hệ xã hội và quan hệ bè bạn, những quan
hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng
tác với chúng ta [14, tr. 256].
iii. P. Brown - S. Levinson và G. Yule khái niệm LS như một hành vi giao tiếp văn
hóa gắn liền với thuật ngữ TD của E. Goffman. Chẳng hạn, G. Yule cho rằng LS có thể
được thực hiện trong những tình huống có khoảng cách xã hội xa hay gần. Theo tác giả,
khoảng cách xã hội xa được mơ tả là sự kính trọng (respect) hay tơn trọng (derence);
khoảng cách xã hội gần được mơ tả là chỗ anh em, tình hữu nghị (Mendliness), chỗ bạn
bè, tình bằng hữu (camaraderie), hay tình thân hữu (solidarity) [47, tr. 119].
iv. C. K. Orecchioni cho rằng LS liên quan tới tất cả các phương diện của diễn
ngôn. Một là: bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những cơng thức hồn
tồn đã trở thành thói quen); hai là: xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân; ba là:
chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hịa quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải tỏa
những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối
với người kia càng tốt) [14, tr. 256].
Từ các khái niệm về LS nêu trên, chúng ta nhận thấy LS là một vấn đề rất rộng, liên
quan đến nhiều yếu tố trong giao tiếp. Bản thân nó là một nhân tố rất quan trọng trong
giao tiếp và có vai trò chi phối quá trinh, hiệu quả và mục đích giao tiếp.
Trong các định nghĩa về LS, đáng chú ý là định nghĩa của c. K. Orecchioni và G.
Green. Định nghĩa của C. K. Orecchioni có tầm bao quát rộng hơn về LS, định nghĩa của
G. Green lại nhấn mạnh khía cạnh mang tính biện chứng: LS chỉ có ý nghĩa khi đặt trong
phi LS, vì vậy LSNN, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả không LS.



23

Như chúng tơi đã trình bày, LS là một vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều yếu tố.
Vì vậy, luận văn khơng thể khơng trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến LS
để làm cơ sở cho đề tài. Các phần sau đây sẽ trình bày khái quát những khái niệm cơ bản
đó.
1.1.2. Lịch sự và thể diện
1.1.2.1. Khái niệm thể diện
a. TD là thuật ngữ có liên quan mật thiết với LS. Người đầu tiên nói tới vấn đề này
là E. Goffman (1972). Ơng định nghĩa: “TD là cái giá trị xã hội tích cực mà một người
muốn người khác nghĩ mình có được trong một tình huống giao tiếp cụ thể” [59, tr. 9].
Về sau, P. Brown và S. Levinson cũng định nghĩa: TD là hình ảnh - về - ta trong cộng
đồng mà mỗi thành viên muốn mình có được. J. Thomas cũng có cách giải thích tương
tự: TD nên được hiểu là cảm giác về giá trị cá nhân của mỗi người hay là hình ảnh về ta.
Cái hình ảnh có thể bị làm tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong tương tác [14, tr.
264].
Theo Vũ Thị Thanh Hương, dù xuất phát từ định nghĩa TD của E. Goffman nhưng
cách hiểu về TD của P. Brown và S. Levinson có khác biệt đáng kể. Với E. Goffman là
sự giữ gìn TD cho nhau giữa những con người xã hội phụ thuộc lẫn nhau; còn với p.
Brown và s. Levinson thì TD là cái tơi cá nhân với những mong muốn được người khác
tơn trọng và thừa nhận, đó là do sự khác biệt của hai nền văn hóa Đơng - Tây [59, tr. 9 10]. Từ đó, tác giả kết luận “khái niệm TD với tư cách là động lực ứng xử ngôn ngữ của
người Việt cần được xác định như là sự thống nhất của hai mặt xã hội và cá nhân” [59,
tr. 13].
b. Kế thừa các quan điểm trên, Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “TD là hình ảnh bản
thân trước cơng chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà
mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận” [45, tr. 104]. Gần với E. Goffman,
định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp nhấn mạnh cả khía cạnh xã hội và tình cảm cá nhân,
bao quát được những tình huống giao tiếp khác nhau, chẳng hạn trong sự thân hữu, lối



×