Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu 7 điều tối kỵ khi đi phỏng vấn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.4 KB, 2 trang )

7 điều tối kỵ khi đi phỏng vấn


Bạn nghĩ rằng mình đã thể hiện thật tốt trong buổi phỏng vấn gần đây, nhưng
vẫn chưa nhận được hồi âm nào từ nhà tuyển dụng. Bạn hoang mang không
hiểu mình đã làm sai chuyện gì? Hãy kiểm tra xem bạn có phạm những lỗi dưới
đây không để tránh cho những buổi phỏng vấn sau này.


1. Không định hướng được mục tiêu nghề nghiệp.
Nhiều ứng viên xem phỏng vấn chỉ đơn thuần là dịp để tìm được một việc làm. Họ không
xác định được sẽ cống hiến được gì cho công ty. Sẽ còn tệ hơn nếu ứng viên thành thật
nói rằng họ mong được thuyên chuyển sang bộ phận khác sau một thời gian làm việc ở vị
trí đang ứng tuyển. Dĩ nhiên chẳng có người phỏng vấn nào hài lòng với một ứng viên
xem cơ hội làm việc với phòng ban ông ta như một “bước đệm” để chuyển sang một bộ
phận khác.

2. Tự cao tự đại.
Bạn nên nêu bật những thành tích của mình khi phỏng vấn; nhưng điều đó không có
nghĩa là khoe khoang, phô trương về thực lực của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ không có cảm
tình với những anh chàng/cô nàng “biết tuốt” đâu.

3. Nói lắp bắp hay không trình bày ý kiến rõ ràng.
Nói lắp bắp có nghĩa là bạn đang thiếu tự tin. Vì thế, hãy nói thật rõ ràng và tự tin. Nhưng
hãy nhớ là đừng nói quá lớn; nói lớn cũng là một biểu hiện bạn đang mất bình tĩnh. Nếu
bạn không chắc về một câu hỏi nào đó, hãy yêu cầu người phỏng vấn lặp lại.

4. Tỏ ra quá thân mật.
Một người phỏng vấn có kinh nghiệm luôn biết cách xóa tan sự ngượng ngập từ những
phút đầu của buổi phỏng vấn. Nhưng điều đó không có nghĩa họ là bạn thân của bạn. Vì
thế, hãy luôn nhớ rằng đối diện bạn là người phỏng vấn, họ đang đánh giá bạn và bạn cần


thể hiện mình thật chuyên nghiệp.

5. Để cảm xúc lấn át.
Đôi khi, người phỏng vấn vô tình hay cố ý khơi gợi để bạn thể hiện cảm xúc thật của
mình, như đưa ra một tình huống hay một nhận xét nào đó nhằm làm bạn tức giận. Đừng
rơi vào bẫy của họ! Hãy bình tĩnh trong mọi trường hợp. Khi bạn để cảm xúc lấn át, nguy
cơ thất bại sẽ rất cao.

6. Chỉ đơn thuần trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
Phỏng vấn là đối thoại hai chiều, bạn không nên chỉ trả lời các câu hỏi. Người phỏng vấn
sẽ cảm thấy thật chán nếu bạn chỉ biết lần lượt trả lời những câu hỏi. Hãy thể hiện sự
quan tâm và hiểu biết của mình bằng cách đặt ngược lại những câu hỏi thông minh cho
nhà tuyển dụng.

7. Nói xấu công ty cũ.
Sếp cũ của bạn là tên đại ngốc. Bạn thật sự ghét công ty cũ và không thể không nào chịu
đựng được nữa… Trái đất luôn tròn, đôi khi bạn không thể nào ngờ được công ty cũ
chính là khách hàng hay đối tác lớn của công ty bạn đang phỏng vấn... Bạn không nên để
người phỏng vấn nghĩ rằng bạn cũng sẽ nói những điều tương tự về họ khi bạn nghỉ công
ty này.
(Nguồn: Sưu tầm)

×