Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Huong dan thuc hien nhiem vu nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.38 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM MÔN NGOẠI NGỮ THCS, THPT </b>


<b>NĂM HỌC 2012-2013 </b>



<i>(Kèm theo Công văn số 2826 /SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Sở GDĐT </i>
<i>Về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2012-2013)</i>


<b>I. Hướng dẫn chung:</b>


Việc giảng dạy tiếng nước ngoài thực hiện theo các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học
2012-2013 của Bộ GDĐT và Sở GDĐT TP. Đà Nẵng.


Ở bậc THPT có 3 thứ tiếng được giảng dạy: tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Năm học
2012-2013 tiếp tục dạy thí điểm tiếng Nhật ở khối lớp 12 và dạy đại trà tiếng Nhật ở khối lớp 10,
11 tại 2 trường THPT Phan Châu Trinh và Hoàng Hoa Thám. Các khối lớp 10, 11 và 12 tiếng Anh
đều thực hiện giảng dạy SGK mới theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Tiếng Pháp
NN2, song ngữ được thực hiện tại các trường như các năm học trước.


Ở bậc THCS, ngoài tiếng Anh (dạy đại trà cho các trường) và tiếng Pháp (chương trình
song ngữ ở trường THCS Trưng Vương và Nguyễn Huệ); 2 trường THCS Tây Sơn và THCS Lê
Lợi dạy tiếng Nhật như một mơn ngoại ngữ chính thức cho các lớp 6, 7, 8 và 9 (2 lớp/khối
lớp/trường).


Đối với lớp 6 các trường THCS tham gia thí điểm Chương trình GDPT mơn Tiếng Anh
theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” gồm
5 trường: THCS Lê Lợi, Chu Văn An, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huệ, Nguyễn Phú Hường (<i>2 lớp/</i>
<i>trường). </i>


Đối với các lớp học tiếng Nhật là ngoại ngữ 1, tiếng Anh sẽ là môn học tự chọn (3 tiết/
tuần đối với tất cả các khối lớp 6, 7, 8, 10, 11 và 12, riêng đối với lớp 9: 2 tiết / tuần); dạy và học
theo giáo trình tiếng Anh hiện hành của Bộ GD&ĐT (cấp THPT theo chương trình chuẩn).



<b>II. Hướng dẫn cụ thể:</b>


<b>1. Đổi mới phương pháp giảng dạy: </b>


- Căn cứ yêu cầu về kiến thức, nội dung SGK, tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng, trên cơ sở
các điều kiện thiết bị dạy học hiện có, giáo viên thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt
động của giáo viên và học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, phù hợp với các đối tượng học
sinh, tập trung vào trọng tâm kiến thức, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học bộ mơn,
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.


- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn đối với tất cả các khối lớp.
Chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh. Chú trọng giảng dạy và rèn luyện kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh để
học sinh đạt được những kỹ năng và kiến thức về ngôn ngữ theo yêu cầu của mục tiêu môn học và
đáp ứng được yêu cầu của các bài kiểm tra và các kỳ thi trong chương trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Đối với các trường có chất lượng học sinh đầu vào thấp, vùng khó khăn, GV cần vận
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để khuyến khích HS năng động trong học tập,
làm quen dần với phương pháp học tập mới, tiến tới dạy cho học sinh biết tích cực, chủ động,
sáng tạo, năng lực tự học và được rèn luyện kỹ năng nhiều trên lớp.


- Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng học tập, nâng cao năng lực tự
học của học sinh.


<b>2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá: </b>


Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
cần chú ý những yêu cầu quan trọng sau:


- Đánh giá sát, đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, cơng minh và hướng dẫn học


sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;


- Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc
nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi
mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. Các tổ bộ môn thống nhất yêu cầu của mỗi bài
kiểm tra và kĩ năng, kiến thức cần kiểm tra, tiến đến kiểm tra theo đề chung của toàn trường, toàn
khối lớp. Khi kiểm tra, giáo viên cần tập trung kiểm tra 4 kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết
<i>và kiến thức ngơn ngữ.</i>


- Nội dung kiểm tra phải nằm trong nội dung kiến thức, chủ điểm, chủ đề được đề cập
trong SGK, các dạng bài kiểm tra bao gồm cả hình thức trắc nghiệm và tự luận. Bài kiểm tra HK
khối 12 theo hình thức trắc nghiệm và đề kiểm tra HK lớp 9 theo hình thức trắc nghiệm kết hợp
<i>với tự luận. Đối với các lớp 6, 7, 8, 10, 11, các Phòng GD&ĐT và các trường THPT tùy vào tình</i>
hình của đơn vị, có thể chọn 1 trong các hình thức sau khi ra đề kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường
xuyên: trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Tuy nhiên, đối với bộ mơn
ngoại ngữ, hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận ln được khuyến khích, có thể
theo tỉ lệ 3/7, 4/6 hoặc 5/5 nhưng phải thống nhất trong tổ bộ môn, trường học và ghi vào biên bản
tổ bộ môn.


- Cấu trúc bài kiểm tra cuối học kỳ I, II khối lớp 9, 12 <i>không bao gồm phần kiểm tra kỹ</i>
<i>năng nghe hiểu (Listening).</i> Vì vậy, các tổ chun mơn các trường THCS, THPT tổ chức kiểm tra
kỹ năng Nghe hiểu trong các bài kiểm tra thường xuyên tại trường. <i>Năm học 2012-2013, Sở</i>
<i>không hướng dẫn cụ thể về cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013-2014 nên các tổ</i>
<i>bộ môn chủ động ôn tập kiến thức cho học sinh với các dạng bài tập phong phú, đa dạng để đạt</i>
<i>kết quả cao trong các đợt thi, kiểm tra.</i>


- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT do Bộ
GDĐT ban hành, tiến hành đủ lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ theo
quy định.



<b>3. Việc soạn giáo án, soạn giảng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>- Căn cứ tài liệu chuẩn kỹ năng kiến thức và nội dung điều chỉnh giảm tải do Bộ GD&ĐT</i>
<i>ban hành, giáo viên cần linh hoạt, mạnh dạn thiết kế lại các bài tập, hoạt động để phù hợp với</i>
<i>tình hình mỗi đơn vị. Giáo án cần thể hiện rõ nội dung thay đổi, điều chỉnh theo hướng giảm tải.</i>
Các yêu cầu về việc soạn giáo án được qui định như các năm học trước.


- Giáo viên cần tiếp tục đầu tư soạn giảng theo hướng tích cực hóa việc học tập của học
sinh, soạn và hướng dẫn các hoạt động, các bài tập trên lớp, bài tập ở nhà để phát huy các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Tăng cường chú trọng việc phối hợp các kỹ năng giao tiếp trong
luyện tập trên lớp. Giảng dạy và cho học sinh luyện tập các phần ngữ pháp thông dụng, cơ bản để
học sinh sử dụng giao tiếp theo các chủ điểm trong sách giáo khoa.


- Việc sử dụng giáo án bổ sung được thực hiện theo quy định chung của ngành. Các giáo
án cần được chú ý làm nổi bật phần kiến thức trọng tâm, phương pháp và phần ghi bài của học
sinh. Tổ trưởng tổ chuyên môn thực hiện tốt việc kiểm tra giáo án theo quy định.


<b>4. Thực hiện chương trình: </b>


- Tiếp tục thực hiện 37 tuần trên cơ sở khung phân phối chương trình của Bộ GDĐT, tham
khảo tài liệu phân phối chương trình của Sở GDĐT và nội dung giảm tải bộ mơn tiếng Anh (đính
<i>kèm theo Cơng văn số 5842/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn</i>
<i>điều chỉnh nội dung dạy học GDPT.) nhưng thời lượng dành cho môn Tiếng Anh là không tăng</i>
thêm (35 tuần: 105 tiết cho khối lớp 6,7,8 (THCS), 10,11,12 (THPT – CT chuẩn); 70 tiết (khối lớp
9) và 140 tiết 10,11,12 (THPT – CT Nâng cao). Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong
văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:


+ Đối với các bài, các phần khơng dạy thì giáo viên dùng thời lượng của các bài, các phần
này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành
cho học sinh. <i>Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh vào</i>


<i>những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”.</i> Tuy nhiên, giáo viên, học
sinh vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.


+ Trên cơ sở khung phân phối chương trình của mơn học do Bộ GDĐT ban hành, yêu cầu
về chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học ở từng cấp, lớp và tài liệu PPCT của Sở để tham khảo,
tùy tình hình thực tế, các tổ bộ mơn cần thảo luận và có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng
dạy đã được phân cho một nội dung nào đó. Tuy nhiên, việc thay đổi này phải đảm bảo dạy đủ các
nội dung kiến thức cơ bản được qui định trong chuẩn kiến thức kỹ năng, đúng khung PPCT của
Bộ GDĐT quy định và nội dung giảm tải. Việc phân phối cụ thể số tiết cho mỗi bài, thay đổi trình
tự các bài học (nếu có) phải được cân nhắc kĩ lưỡng, phải đảm bảo tính khoa học, hợp lí, được sự
thống nhất của các thành viên trong tổ chuyên môn và ghi vào sổ chuyên môn.


- Đối với môn tiếng Pháp: Triển khai thực hiện Quyết định 4113/QĐ-BGDĐT ngày
16/6/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc phê duyệt Kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương
trình song ngữ tiếng Pháp và mơn tiếng Pháp ngoại ngữ 2 và Công văn số 3034/BGDĐT-GDTrH
ngày 01/6/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình song ngữ
tiếng Pháp. Năm học 2012-2013, tiếp tục triển khai chương trình tiếng Pháp song ngữ tại 2 trường
THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Huệ (Q. Hải Châu) và trường THPT Phan Châu Trinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>5. Đổi mới về công tác bồi dưỡng giáo viên</b>


- Sở GDĐT u cầu các phịng GDĐT, các trường THPT có kế hoạch kiểm tra thường
xuyên về việc dạy và học; có biện pháp giúp giáo viên tự học và bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu
cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.


- Các tổ chuyên môn và các cá nhân chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng,
tranh thủ nghiên cứu các chuyên đề phục vụ nâng cao trình độ. Đảm bảo tham gia đầy đủ, có chất
lượng tại các lớp tập huấn do Sở, Bộ tổ chức trong dịp hè và trong năm học.


- Phịng GDTrH Sở GDĐT sẽ có kế hoạch cụ thể về bồi dưỡng, kiểm tra việc thực hiện qui


chế chuyên môn của giáo viên THPT và phối kết hợp với các chun viên bộ mơn các phịng
GDĐT quận, huyện kiểm tra giáo viên THCS trên địa bàn các quận, huyện.


- Giáo viên được điều động tham gia các lớp bồi dưỡng chun mơn cần tích cực tham gia
để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt các yêu cầu và điều kiện về đội ngũ để triển khai
dạy học tiếng Anh theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
<i>2008-2020”. Các đơn vị trường học, tổ chun mơn có trách nhiệm tạo điều kiện để các giáo viên</i>
được điều động tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng và khảo sát năng lực ngơn ngữ.


<b>6. Sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn</b>


Trọng tâm sinh hoạt chuyên môn năm học này là thực hiện giảng dạy theo chuẩn kỹ năng
kiến thức, thiết kế các hoạt động phù hợp với tình hình từng đơn vị dựa theo chương trình và sách
giáo khoa THCS, THPT (tồn cấp) và tăng cường kĩ năng giao tiếp trong học sinh.


* Sinh hoạt tổ chun mơn:


Thực hiện có nền nếp việc sinh hoạt tổ chun mơn, nhóm chun mơn theo quy định của
Điều lệ trường trung học và hướng dẫn của Sở. Năm học 2012-2013, Sở đề nghị các tổ chuyên
môn áp dụng phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tiếp cận mới. Phương pháp này
thực hiện theo chu trình 4 bước sau đây:


- Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa.


Tổ chun mơn khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký bài học để dạy minh họa, các
giáo viên trong tổ cùng phối hợp với nhau khi soạn bài và thực hiện bài học minh họa (BHMH),
chọn giáo viên thực hiện BHMH và cùng trao đổi về kế hoạch bài học. BHMH cần phải thể hiện
tính sáng tạo, áp dụng các PPDH và KTDH mới để cùng nghiên cứu thông qua dự giờ, suy ngẫm,
chia sẻ. Tổ chuyên mơn nên tơn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạo của GV khi soạn bài


với ý tưởng mới. Mục tiêu, nội dung và phương pháp của giờ học do GV dạy minh họa chủ động
lựa chọn, do đó, GV dạy minh họa cần tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, TBDH,
kết cấu và tiến trình bài học.


- Bước 2: Tiến hành BHMH và dự giờ


Đây là bước để GV dạy minh họa tiến hành bài học và các GV khác dự giờ, thu thập thông
tin để chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ, cụ thể:


+ Chuẩn bị lớp dạy minh họa và bố trí người dự giờ.
+ Điều chỉnh số lượng người dự giờ vừa mức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Người dự giờ phải chuyển đối tượng quan sát từ GV sang HS và quan sát kỹ xem HS
cảm nghĩ thế nào trong giờ học; không nên quá chú trọng vào ghi chép hay những hành động của
GV dạy. Người dự chỉ ghi chép khi nào thật sự cần thiết.


+ Cần quan sát thái độ, nét mặt, hành vi, lời nói, cử chỉ và điệu bộ, lời nói, sự quan tâm của
HS với bài học, mối quan hệ giữa các HS, việc làm và sản phẩm học tập của HS.


+ Người dự giờ có thể kết hợp bao qt tồn cảnh lớp học và chọn những HS tiêu biểu
nhất, điển hình nhất để tập trung chú ý, thu thập thông tin, cố gắng lắng nghe những câu trả lời, có
ý kiến của HS hoặc nhìn xem kết quả bài làm của HS ra sao. Kết hợp những thơng tin thu được
đó, suy ngẫm xem điều này xảy ra với số ít HS hay số đơng HS và ngun nhân vì sao.


- Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học


Đây là bước quan trọng, có ý nghĩa nhất trong SHCM, là yếu tố quyết định chất lượng và
hiệu quả của SHCM. Suy ngẫm khác đánh giá ở chỗ khơng có tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể nào.
Tất cả GV dự giờ đều phải có ý kiến; ý kiến phải cụ thể, tỉ mỉ, lắng nghe và tôn trọng các ý kiến
của nhau, khơng xếp loại giờ dạy, khơng phê bình, chỉ trích GV và HS; khơng nên rút ra kết luận


thống nhất chung. Tuy nhiên có thể nhấn mạnh lại các vấn đề nổi bật, đáng quan tâm và chú ý
trong buổi SHCM.


- Bước 4: Áp dụng cho thực tế dạy học hàng ngày


Đây là bước làm gián tiếp, không nằm trực tiếp trong quy trình SHCM. Tuy nhiên nó
khơng tách rời việc sinh hoạt chun mơn vì sau các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ
nghiên cứu, vận dụng, kiểm nghiệm những gì đã học được và tự đúc rút thêm những vấn đề thắc
mắc, băn khoăn. Việc SHCM suy cho cùng là để GV có năng lực mới, vận dụng trong cơng việc
hàng ngày. Ý nghĩa đích thực của SHCM là giúp cho GV không ngừng nâng cao năng lực chuyên
môn để đảm bảo tốt việc nâng cao chất lượng từng bài học của HS.


* Sinh hoạt theo cụm trường:
- Cấp THCS:


Năm học 2012-2013, chương trình thí điểm tiếng Anh được triển khai tại 10 lớp 6 ở 5
trường THCS. Các Phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS tổ chức sinh hoạt chun mơn với các
hoạt động và hình thức phù hợp với đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên
tham gia chương trình thí điểm phải thường xuyên cập nhật, ghi chú những thắc mắc, góp ý về nội
dung chương trình, PPCT của Bộ và của Sở để góp ý vào cuối học kỳ và cuối năm học.


Đối với các buổi sinh hoạt chuyên đề chun mơn này, các phịng GDĐT có thể mời các
phịng GDĐT quận, huyện khác để cùng trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm về tổ chức, chuyên
môn… dần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ngoại ngữ. Năm học 2012-2013, các phòng
GDĐT chỉ đạo các trường THCS tập trung thao giảng, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ngoại
ngữ, đặc biệt chú trọng khối lớp 9 và các lớp 6 thí điểm.


- Cấp THPT: Năm học 2012-2013, trường THPT Hermann Gmeiner tổ chức sinh hoạt
chuyên môn vào tháng 11/2012.



Ngồi các buổi sinh hoạt cụm chun mơn, Sở có thể tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề
trong năm học, các Hội thảo của Hội đồng Anh, các hoạt động ngoại khố..., đề nghị các tổ
chun mơn tích cực tham gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và tổ chức các kì thi trong năm học 2012-2013 được thực
hiện theo các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ GD&ĐT và Sở GDĐT
TP. Đà Nẵng, cụ thể:


- Cấp THCS: tổ chức thi chọn học sinh giỏi lớp 9 các bộ môn tiếng Anh, tiếng Pháp và
tiếng Nhật. Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 chủ yếu là chương trình toàn cấp THCS, ngoài
ra cần chú ý bồi dưỡng thêm các kỹ năng ngôn ngữ và cách làm bài thi như Nghe (<i>đúng -sai, điền</i>
<i>khuyết, nhiều lựa chọn, ...) , Viết (viết đoạn, viết thư, sử dụng từ gợi ý...), Đọc hiểu (nhiều lựa</i>
<i>chọn, trả lời ngắn, điền khuyết, tìm lỗi sai, sắp xếp lại đoạn cho lơgic</i> ...), Nói (mơ tả tranh, trả
<i>lời câu hỏi, trình bày đề tài…). </i>


- Cấp THPT: Tổ chức thi chọn học sinh giỏi lớp 10, 11 và lớp 12 các bộ môn tiếng Anh,
tiếng Pháp và tiếng Nhật. Nội dung thi chọn học sinh giỏi lớp 10,11, 12 theo chương trình, sách
giáo khoa THPT hiện hành. Nội dung, thời lượng, chương trình thi HSG thực hiện theo cơng văn
của Sở GDĐT về hưóng dẫn thi HSG.


- Năm học 2012-2013, trong cấu trúc đề thi HSG lớp 9, 10, 11, 12 có phần thi Nghe hiểu
<i>(khoảng 15 phút) cho các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật và phần thi Nói cho HSG lớp 9. Phần thi</i>
<i>kỹ năng Nói cơ bản được thực hiện như năm học 2011-2012.</i>


- Thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia theo chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


- Ngoài ra, các trường tham gia, hưởng ứng tốt kỳ thi Olympic Tiếng Anh trên Internet,
cuộc thi hùng biện tiếng Anh THCS, THPT và các kỳ thi do Bộ và Sở tổ chức.



<b>6. Kiểm tra, đánh giá: </b>


- Về điểm và số lượng các bài kiểm tra: thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ và
của Sở.


- Các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết phải trả lại cho học sinh sau 1 tuần tính từ thời gian học
sinh làm bài và giáo viên phải giúp học sinh rút kinh nghiệm trong học tập và làm bài. <i>Các tổ cần</i>
<i>thống nhất thực hiện nghiêm túc các tiết sửa bài kiểm tra theo quy định. </i>Đối với các trường có
điều kiện, Sở khuyến khích việc tổ chức kiểm tra 1 tiết trở lên theo đề chung của tồn trường hoặc
từng nhóm lớp.


- Các bài kiểm tra của học sinh phải được yêu cầu lưu trữ lại ít nhất trong 1 năm học.


Trên đây là một số nội dung dạy học mơn Tiếng nước ngồi, Sở u cầu Trưởng Phòng
GDĐT các quận (huyện), Hiệu trưởng các trường THPT hướng dẫn cho các đơn vị liên quan, các
tổ trưởng chuyên môn thực hiện đạt kết quả./.


</div>

<!--links-->

×