Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ngoi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.09 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Ngôi trường "ở đợ"</b>



Cập nhật: Thứ năm, 3/1/2013 | 3:39:54 PM


YBĐT - Nằm giữa trung tâm xã nhưng đã gần 5 năm học trôi qua Trường Mầm non Tân
Phượng, xã Tân Phượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) vẫn trong tình trạng khơng trường,
khơng lớp, khơng biển hiệu.


<i>Tồn bộ sinh hoạt của mẹ con cơ giáo Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và bà nội đều</i>
<i>ở trong căn phịng chật hẹp này.</i>


Khó khăn là vậy nhưng các cơ giáo mầm non nơi đây vẫn miệt mài bám trụ vì sự
học của con em đồng bào dân tộc nơi vùng cao cịn lắm khó khăn này.


<b>Thiếu thốn trăm bề</b>


Cách UBND xã chỉ vài bước chân, thế nhưng nếu không hỏi thì có lẽ sẽ chẳng ai
biết Trường Mầm non Tân Phượng nằm ở đâu. Từ khi thành lập 8/2008, ngôi
trường này đã phải đi "ở nhờ" trong khuôn viên của Trường THCS Tân Phượng.
Ngay đến 4 gian nhà lợp cọ được xã dựng tạm cho các cô giáo ở cũng nằm
trong khuôn viên của trường THCS.


Ngồi tiếp chúng tơi trong căn phịng rộng chưa đầy 10 m2 được dùng làm nơi
họp hành, làm việc, cô Hoàng Lệ Hằng - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân
Phượng chia sẻ: "Hiện trường có 7 phịng học nhưng có đến 5 phịng là mượn
địa điểm, cịn lại là phịng tạm do chính quyền địa phương và người dân góp gỗ,
góp cọ dựng nên". Khơng chỉ thiếu phòng, thiếu lớp, điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ cho dạy và học của cô, trẻ nơi đây cũng rất sơ sài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Không được may mắn như nhiều nơi, đồ chơi, dụng cụ học tập của trẻ nơi đây
rất thiếu thốn, chỉ có bộ bàn ghế, tranh ảnh và mấy chiếc ô tô đồ chơi. "Khi mới


thành lập, từ bàn, ghế đến tủ đồ chơi của trẻ đều rất tạm bợ, phải đến đầu năm
nay mới có kinh phí để đóng mới các vật dụng này" - cô Hằng cho biết thêm.
Được biết, toàn bộ đồ dùng phục vụ cho học tập theo Thông tư 02 của Bộ Giáo
dục - Đào tạo của trường đều khơng có mà chủ yếu là sản phẩm do các cô giáo
tự tay làm. Vất vả là vậy nhưng với nhiều cô giáo, được dạy ở điểm trường
chính cịn hạnh phúc hơn nhiều so với các cô dạy ở điểm trưởng lẻ.


<i>Tất cả công việc họp hành, ăn ở, sinh hoạt của các cô giáo Trường Mầm non</i>
<i>Tân Phượng chỉ gói gọn trong căn nhà tạm này.</i>


Trong đội ngũ giáo viên lặn lội cắm bản nơi đây, có người ở gần, có người ở xa
nhưng giữa họ đều có chung một niềm tâm sự, đó là nỗi nhớ chồng, nhớ con,
nhớ gia đình. Nhiều cô giáo cho biết, thời gian đầu đến nhận cơng tác ở trường,
khó khăn lắm các cơ mới thích nghi được vì các em hầu như chỉ nói tiếng dân
tộc, nhút nhát và ít nói. Ngay cả cách ăn mặc, vệ sinh của trẻ cũng khiến giáo
viên ái ngại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

phòng chật hẹp, 3 bà cháu, mẹ con phải vá thêm mảnh gỗ vào chiếc giường đơn
thì mới đủ chỗ nằm.


<b>Vượt khó vì sự học</b>


<i>Cơ và trò Trường Mầm non Tân Phượng trong giờ đọc chữ.</i>


Sáng sớm, mưa vẫn rả rích, cái lạnh buốt nơi vùng cao khiến ai cũng muốn nằm
trong chăn ấm nhưng như thường lệ, cô Lý Thị Lưu vẫn dậy từ 6 giờ để chuẩn bị
lên lớp. Được phân công dạy tại điểm trưởng lẻ Khiểng Khun, cách trung tâm xã
6 km.


Ngày thường có thể đi xe máy tới điểm trường nhưng vào những ngày mưa cơ


chỉ có thể đi bộ. "Mưa thế này đi xe máy nguy hiểm lắm, ngã như chơi, tôi đi bộ
cho an tồn" - miệng nói, tay cầm cặp cơ Lưu bước nhanh về hướng Khiểng
Khun. Theo lời cô Hằng, nhà trường có 11 cán bộ, giáo viên thì chỉ có 4 biên
chế, trong đó có 2 cán bộ quản lý, 1 giáo viên và 1 nhân viên.


Còn tới 7 giáo viên đang ở dạng hợp đồng, không hỗ trợ thu hút, khơng phụ cấp.
Trong khi đó, hiện trường cịn thiếu tồn bộ các phịng học chức năng (phịng
làm việc của Ban giám hiệu, phòng y tế, phòng hoạt động âm nhạc, bếp ăn) nên
gặp rất nhiều khó khăn trong dạy và nuôi dưỡng trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Vượt lên trên những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, các cô giáo Trường
Mầm non Tân Phượng đã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con dân tộc
cho con, em đến lớp, do vậy, năm học 2012-2013, trường đã huy động 100% trẻ
trong độ tuổi từ 2-5 tuổi của tồn xã đi học, thậm chí cịn nhận thêm 1 trẻ 4 tuổi
ở xã Khánh Thiện sang học.


Từ chỉ học bán trú, đến nay, với sự quyết tâm của các cô giáo, nhà trường đã
mở 5 lớp/ngày nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục và giúp phụ
huynh có thời gian làm việc đồng áng.


Với sự cố gắng của cơ trị Trường Mầm non Tân Phượng chất lượng giáo dục đang được
nâng lên qua từng năm học nhưng để hoàn thành tốt nhiệm vụ gieo chữ ở vùng đất còn
nhiều khó khăn này, các cấp, ngành cần quan tâm đầu tư để các cơ giáo và trẻ em nơi đây
có ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học.


<b>Ông Triệu Tiến Tiên, Chủ tịch UBND xã Tân Phượng:</b>


Xã đã cấp đất cho Trường Mầm non Tân Phượng nhưng hiện vẫn chưa có nguồn kinh phí để tiến
hành san ủi mặt bằng và xây dựng trường học. Mong ngành giáo dục và các cấp chính quyền tạo
mọi điều kiện giúp đỡ để cơ trị nơi đây có một ngơi trường mới làm nơi giảng dạy và học tập.



<b>Cơ Hồng Lệ Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Phượng:</b>


Ở đây cái gì cũng thiếu thốn, khó khăn, chỉ mong các cấp, các ngành quan tâm đầu tư để các cô
giáo và học sinh nơi đây n tâm cơng tác, học tập, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.


<b>Ơng Bàn Phúc Châu, Phó bi thư Chi bộ thôn Lũng Cọ 1:</b>


Điểm trường Lũng Cọ có 2 lớp học thì tất cả là đi mượn của Trường Tiểu học. Khơng có sân
chơi, điều kiện học tập thiếu thốn, rất mong Đảng và Nhà nước quan tâm, giúp đỡ để các cháu có
điều kiện học tập tốt hơn.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×