Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội công lập của Bộ, ngành quản lý pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.97 KB, 4 trang )

Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ
xã hội công lập của Bộ, ngành quản lý

Thông tin
Lĩnh vực thống kê:
Bảo trợ xã hội
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngan bộ
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu
có): Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Chữa bệnh - Lao động xã hội công lập
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Uỷ ban nhân dân cấp xã
Cơ quan phối hợp (nếu có): Không quy định
Cách thức thực hiện:Trụ sở cơ quan hành chính
Thời hạn giải quyết:Không quy định thời hạn giải quyết
Đối tượng thực hiện:
Tất cả
TTHC yêu cầu trả phí, lệ phí: Không
Kết quả của việc thực hiện TTHC:Quyết định hành chính
Các bước
Tên bước Mô tả bước
1.
Bước 1: Nộp
và tiếp nhận
đơn
- Đối tượng (hoặc thân nhân) phải làm đơn xin vào cơ sở bảo
trợ xã hội kèm theo sơ yếu lý lịch có xác nhận và đề nghị của
Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đăng ký nhân khẩu
thường trú; nếu là người tâm thần mãn tính phải kèm hồ sơ
bệnh án, kết luận giám định của cơ sở y tế huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và gửi Bộ, ngành quản lý cơ
sở bảo trợ xã hội.
- Bộ, ngành quản lý cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận và giải


quyết
2.
Bước 2: Ra
quyết định
tiếp nhận
Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết
định tiếp nhận
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ
1. - Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ
Thành phần hồ sơ
2.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận và đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đối
tượng đăng ký nhân khẩu thường trú
3.
Nếu là người tâm thần mãn tính phải kèm hồ sơ bệnh án, kết luận giám định
của cơ sở y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên
Số bộ hồ sơ:
01 bộ
Yêu cầu
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:
Nội dung Văn bản qui định
1.
Đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo
được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình
hoặc nhà xã hội tại cộng đồng
1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất
nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng
người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định
tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng

Nghị định
68/2008/NĐ-CP quy
đ...


Nội dung Văn bản qui định
lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp
luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang
trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam,
không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm
HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh
như trẻ em nêu trên.
2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;
người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu,
không có con, cháu, người thân thích để nương tựa,
thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được
Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).
3. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần
phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế
chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa
thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc
thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ
nghèo.
4. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao
động, thuộc hộ gia đình nghèo.
Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH h...



×