Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.25 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI HỘI THI KIẾN THỨC VỀ PNTH NĂM 2013 Câu 1: Các loại hiểm hoạ chính ở Việt Nam là? A. Lũ lụt, sạt lỡ đất, bão, hạn hán B. Lũ lụt, lũ quét, núi lửa, động đất C. Cả 2 ý trên Đáp án A Câu 2: Khi có áp thấp nhiệt đới ta cần làm gì? A. Không lãng phí nước B. Ở nhà, không được đi ra ngoài C. Giúp bố mẹ chằng chống nhà cửa. Đáp án : C Câu 3: Khi có giông, sét ta nên làm gì? A. Tìm một gốc cây to để trú ẩn. B. Đi vào nhà và ngồi trên ghế hoặc giường gỗ, không chạm chân xuống đất C. Cả 2 ý trên Đáp án : B Câu 4: Áp thấp nhiệt đới và bão có thể ảnh hưởng tới một vùng có đường kính khoảng : A. Từ 100 – 200 km B. Từ 200 – 500 km C. Từ 200 – 300 km Đáp án: B Câu 5: Các hiểm họa tự nhiên là : A. Động đất B. Khủng bố C. Ô nhiễm môi trường Đáp án : A Câu 6: Nếu có lũ, lụt xảy ra khi đang học ở trường thì các em cần phải làm gì? A. Nhanh chóng chạy về nhà. B. Rủ các bạn về cùng lúc. C. Tuyệt đối ở tại trường, nghe theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Khi nào có phụ huynh đến đón mới được về. Đáp án : C.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 7: Hạn hán xảy ra khi nào? A. Khi thiếu nước nghiêm trọng trong một thời gian dài. B. Có thể xảy ra ngay cả khi không thiếu nước. C. Cả 2 ý trên. Đáp án : C Câu 8: Sạt lở đất thường xảy ra ở khu vực nào? a. Đồng bằng. b. Thành thị. c. Đồi núi. Đáp án: C Câu 9: Các hiểm họa do con người gây nên là ? a. Núi lửa phun b. Bão. c. Chiến tranh Đáp án : C Câu 10: Sau khi sạt lở đất cần: a. Tránh xa khu vực bị sạt lở đất bởi vì đất vẫn chưa ổn định và có thể còn sạt lở đất nữa. b. Không được vào bất cứ ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra. c. Cả ý A và B Đáp án: C Câu 11: Để phòng ngừa thảm hoạ và giảm bớt thiệt hại do thảm hoạ gây ra : A. Tăng dân số. B. Chặt phá rừng. C. Tìm hiểu và biết cách phòng ngừa thảm hoạ. Đáp án : C Câu 12: Chợ Quảng Ngãi vừa qua xảy ra hỏa hoạn đó chính là : A. Hiểm họa B. Thảm họa C. Cả 2 ý trên Đáp án : B Câu 13: Một trong những nhiệm vụ của “ Đội thiếu niên Chữ Thập Đỏ” là:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. Trao đổi về hoạt động phòng ngừa thảm hoạ với các bạn, các thành viên trong gia đình và hàng xóm. B. Tổ chức ca hát, vui chơi. C. Giúp bố mẹ gieo hạt giống. Đáp án: A Câu 14: Trong hoả hoạn nếu quần áo bị bắt lửa em cần làm gì? A. Chạy thật nhanh cho lửa tắt. B. Nằm xuống đất dùng tay bịt mặt rồi lăn nhiều lần cho lửa tắt. C. Dùng tay phủi mạnh cho lửa tắt. Đáp án :B Câu 15: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam từ ngày thành lập đến nay được bao nhiêu năm? A. 56 năm B. 66 năm C. 76 năm Đáp án : B Câu 16: Khi đang đi học về gặp mưa đá em phải làm gì? A. Chạy nhanh vào nhà gần nhất. B. Tiếp tục đi. C. Lấy cặp che đầu và chạy nhanh vào nhà gần nhất. Đáp án:C Câu 17: Nếu em hay ai đó trong gia đình bị bỏng em cần phải làm gì? A. Ngay lập tức dùng nước sạch làm nguội chỗ bỏng. B. Băng bó chỗ bỏng lại. C. Cả 2 ý A và B đều đúng Đáp án: A Câu 18: Sức gió mạnh cấp mấy được gọi là bão? A. Cấp 6 trở lên. B. Cấp 7 trở lên. C.Cấp 8 trở lên Đáp án : C Câu 19: Trước khi lũ lụt xảy ra chúng ta cần dự trữ lương thực và nước uống cho gia đình ít nhất là bao lâu? A. 2 tuần. B. 5 ngày. C. 1 tuần..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đáp án: C Câu 20: Em cần làm gì để ngăn ngừa hoả hoạn? A. Không nghịch diêm, nghịch lửa. B. Không đốt rơm, rác gần nhà và chuồng gia súc. C. Cả 2 ý trên. Đáp án : C Câu 21: Có mấy loại lũ chính? A. 2 loại. B. 3 loại . C. 4 loại. D. 5 loại Đáp án : B Câu 22 Nguyên nhân gây ra lũ là: A. Mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. B. Nước sông bị mưa nhiều. C. Nước biển dâng cao. Đáp án :A Câu 23: Trồng rừng ngập mặn ven biển có tác dụng gì? A. Chắn sóng. B. Chống xói mòn. C. Để lấy củi. D. Ý A và ý B đúng. Đáp án :D Câu 24: Những việc cần làm để chống sạt lở đất là: A. Không chặt phá cây rừng. B. Trồng lại rừng ở nơi đất trống đồi trọc. C. Đốt rừng làm nương, rẫy. Đáp án : A+B Câu 25: Ở xã Hành Thịnh nơi em đang sinh sống, khi có lũ, lụt lớn cần đi sơ tán ở những nơi nào? A. Gò Rú. B. Gò Rộng. C. Những nơi cao có nhà tầng kiên cố. D. Tất cả các ý trên.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đáp án :D Câu 26: Sét thường đánh vào những điểm nào? A. Điểm cao như: cây to, cột điện. B. Các đồ vật bằng kim loại và nước. C. Cả 2 ý A và B. Đáp án:C Câu 27: Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào? A. 23 tháng 11 năm 1945 B. 23 tháng 11 năm 1946 C. 23 tháng 11 năm 1947 Đáp án: B Câu 28: Trong khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão chúng ta cần: A. Tránh xa các ổ điện ướt hoặc dây điện đứt. B. Luôn ở gần bố mẹ. C. Ở trong các khu nhà kiên cố, không được ra ngoài. D. Tất cả các ý trên. Đáp án : D Câu 29: Ai là người sáng lập ra Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam? A. Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. C. Tôn Đức Thắng. Đáp án: A Câu 30: Nêu 4 phương châm chỉ đạo trong phòng chống bão lụt: A. Phương tiện tại chỗ; chỉ huy tại chỗ B. Hậu cần tại chỗ,lực lượng tại chỗ. C. Cả ý A và B Đáp án : C ...................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(6)</span>
<span class='text_page_counter'>(7)</span>