Tải bản đầy đủ (.ppt) (96 trang)

Huong dan quan ly so sach thu vien truong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.61 KB, 96 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Vụ Thư viện – Bộ văn hóa-Thông tin. Tập huấn Thư viện công cộng Đồng bằng Sông Cửu Long Sóc Trăng ngày 28/5/2007. CHUẨN THƯ TỊCH: • AACR2 • DDC • MARC 21 NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS. GĐ Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5 loại hình thư viện TVQG. THƯ VIỆN ĐẠI HỌC. THƯ VIỆN CHUYÊN NGÀNH. THƯ VIỆN CÔNG CỘNG. THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC (PHỔ THÔNG).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5 loại hình thư viện TVQG. THƯ VIỆN ĐẠI HỌC. THƯ VIỆN CHUYÊN NGÀNH. THƯ VIỆN CÔNG CỘNG. THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC (PHỔ THÔNG).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3 giai đoạn phát triển Thư viện. • Quản lý tư liệu – Thư viện học • Quản lý thông tin – Thông tin học • Quản lý tri thức – Thư viện số.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3 giai đoạn – Quản lý tư liệu • Quản lý tư liệu – Thư viện là kho tri thức của xã hội; có người còn cho rằng thư viện là đền đài của văn hoá và sự uyên thâm. Được sinh ra trong thời kỳ nông nghiệp thống trị trong tư duy của nhân loại, thư viện đã trải nghiệm qua một cuộc hồi sinh với việc phát minh ngành in trong thời kỳ Phục hưng, và thực sự bắt đầu khởi sắc khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng phát với hàng loạt những phát minh cơ giới hoá quy trình in ấn. – Phân loại để:Giữ gìn tài liệu,Tìm kiếm dễ, Tiết kiệm kho – Hai hệ thống sắp xếp: • Kích cở: Pháp-La Tinh • Môn loại: Anh-Mỹ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3 giai đoạn – Quản lý thông tin • Quản lý thông tin – Từ quản lý vật chất đến quản lý phi vật chất – Quan niệm chuẩn hoá vượt ra khỏi ranh giới quốc gia – Những thành tựu và sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông đã đưa ngành thông tin thư viện đạt đến đĩnh cao của Quản lý thông tin – Bùng nỗ thông tin.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3 giai đoạn – Quản lý tri thức • Quản lý tri thức – Quá tải thông tin (Information Overload) • Ngày nay, thư viện là một mạng lưới cung cấp việc truy cập đến •. thông tin được lưu giữ khắp mọi nơi, chúng ta đang ở giữa một kho tàng thông tin và tri thức đồ sộ. Chính vì thế mà đã có không ít người cho rằng thư viện và Internet là một, thậm chí cho rằng Internet là nhân tố đã làm cho thư viện bị lỗi thời và trở nên không cần thiết. Thật là một quan niệm sai lầm vì nói như thế chẳng khác gì cho rằng giày dép đã làm cho đôi chân trở nên thừa thãi!. – Thông tin và tri thức • Theo quan điểm của ngành thông tin - thư viện, tri thức là thông •. tin có ý nghĩa và hữu ích. Theo Branscomb, một nhà kinh tế tri thức cho rằng nếu thông tin được ví như bột mì thì tri thức chính là bánh mì..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Từ tài liệu đến tài nguyên • Tài liệu:. – In ấn – Vi phim – Điện tử. • Tài nguyên – Resource được dùng chung cho tất cả •. các loại hình tài liệu (Đa phương tiện) Một tài nguyên có thể là: – – – – – –. 1 cuốn sách 1 bài báo 1 tấm hình 1 đoạn phim 1 bài hát Vv….

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giá trị thư viện ngày nay • Không phải thư viện có nhiều tài nguyên • Mà sử dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu thông tin ở khắp nơi cho mọi người.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tại sao phải chuẩn hóa ? • Thống nhất công tác kiểm soát thư tịch • Trao đổi tài nguyên giữa các cơ sở thông tin với • •. nhau (Giai đoạn Quản lý thông tin) Trao đổi tài nguyên trên mạng toàn cầu Chuẩn hóa triệt để (Giai đoạn Quản lý tri thức).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Kiểm soát thư tịch Những phương pháp giúp tìm kiếm thông tin dễ dàng: – Xếp tài liệu trên giá theo môn loại – Ấn định mỗi tài liệu một hay nhiều tiêu đề đề mục để phản ánh nội dung và đưa vào hệ thống mục lục thư viện – Liệt kê tài liệu trong một thư mục theo yêu cầu độc giả – Cung cấp thông tin về tài liệu trong những CSDL ngoài thư viện – Phân tích nội dung và ấn hành chi tiết từng phần của tài liệu in và tài liệu điện tử, thường là bài tạp chí. Kiểm soát thư tịch là công việc trình bày thông tin dưới những dạng thức khác nhau: phiếu mục lục, thư mục, bảng tóm lược, bảng chỉ mục, vv. nhằm giúp độc giả tìm thấy tài liệu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Công việc Kiểm soát thư tịch Phân loại  Ấn định ký hiệu phân loại thích hợp Biên mục mô tả  Xác định những thành phần mô tả Biên mục  Ấn định tiêu đề đề mục Chỉ mục  Chọn từ chuẩn và mã số. Biểu ghi thư tịch. Hệ thống mục lục (OPAC). Thư mục. Bảng chỉ mục.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Biểu ghi thư tịch Biểu ghi thư tịch là bảng mô tả – trên phiếu mục lục (Biểu ghi mục lục) – trên trang giấy in (Thư mục) – dạng thức máy đọc được (Biểu ghi MARC, Dublin Core). Một biểu ghi thư tịch thường chứa: – – – –. Bảng mô tả tài liệu Thông tin về nội dung (chủ đề) của tài liệu Những tiêu đề hay những điểm truy cập Chi tiết về kho tin.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Biên mục BIÊN MỤC BAO GỒM – – – để. Biên mục mô tả Biên mục đề mục Phân loại tạo nên BIỂU GHI MỤC LỤC SỐ HIỆU 957.704 2 RO-J NHAN ÐỀ Trận Ðiện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp NHÀ XB. TP. HCM : Trẻ, 1994 MÔ TẢ HÌNH THỨC 979tr.; 21cm. TÁC GIẢ Jules Roy DỊCH GIẢ Bùi Thân Phượng ÐỀ MỤC Ðiện Biên Phủ, Trận đánh, 1954 Việt Nam – Lịch sử – 1945-1954 Việt Nam – Lịch sử – Kháng chiến chống Pháp.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Chuẩn hóa chuẩn thư tịch Chuẩn kiểm soát thư tịch hay Chuẩn thư tịch bao gồm: • Mô tả hình thức: • Tiêu chuẩn ISBD • Quy tắc AACR2. • Phân loại:. • Khung DDC • Khung LC. • Biên mục máy đọc được: • Chuẩn MARC 21 • Chuẩn Dublin Core. • Biên mục đề mục:. • Khung Sears List of Subject Headings • Khung Library of Congress Subject Headings.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chuẩn hóa chuẩn thư tịch Chuẩn kiểm soát thư tịch hay Chuẩn thư tịch bao gồm: • Mô tả hình thức: • Tiêu chuẩn ISBD • Quy tắc AACR2. • Phân loại:. • Khung DDC • Khung LC. • Biên mục máy đọc được: • Chuẩn MARC 21 • Chuẩn Dublin Core. • Biên mục đề mục: Tiêu đề đề mục. • Khung Sears List of Subject Headings • Khung Library of Congress Subject Headings.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> AACR2 Anglo-American Cataloguing Rules, 2nd Edition Quy tắc biên mục Anh-Mỹ, Ấn bản lần thứ hai.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ISBD – International Standards of Bibliographic Description Tiêu chuẩn ISBD là một tập hợp những tiêu chuẩn mô tả thư tịch tài liệu thư viện được IFLA công nhận vào năm 1971. Bao gồm: • ISBD (G): chỉ dẫn mô tả tất cả loại hình tài liệu • ISBD (CM): mô tả tài liệu bản đồ • ISBD (PM): cho âm nhạc • ISBD (S): cho ấn phẩm liên tục • vv... ISBD định ra những tiêu chuẩn về: • 8 vùng mô tả • Thành phần mô tả • Dấu chấm câu hay Dấu phân cách ISBD được tích hợp trong nhiều mã biên mục khắp nơi trên thế giới, kể cả AACR2..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ISBD và AACR2 ISBD là tập hợp những tiêu chuẩn mô tả làm cơ sở cho nhiều quy tắc mô tả như:. • Edinye pravila dlja proizvedenij pechati – Những quy tắc thống nhất mô tả ấn phẩm của Liên xô cũ • Quy tắc mô tả của TVQG Việt Nam / Hoàng Đình Dương & của TV KHKT Trung ương / Nguyễn Kim Anh chịu ảnh hưởng của Những quy tắc thống nhất mô tả ấn phẩm của Liên xô cũ. AARC2 được biên soạn cũng dựa vào tiêu chuẩn mô tả thư tịch ISBD.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> AACR2: Lịch sử - AA AA 1908 – Quy tắc biên mục Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ: Phần dẫn mục tác giả và nhan đề được xuất bản năm 1908. Thay cho American Library Association Cataloging Rules: Author and Title Entries was published in 1908. Một cố gắng của cán bộ thư viện Anh và Mỹ để đạt được một quy tắc biên mục chung nhưng không thành. Hệ quả là Anh và Mỹ đã phát hành những Quy tắc biên mục riêng. AA 1949 – Quy tắc biên mục Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ: Phần dẫn mục tác giả và nhan đề được xuất bản lần thứ hai năm 1949. Thay cho American Library Association Cataloging Rules: Author and Title Entries (2nd edition) was published in 1908. Được sử dụng tốt hơn trong việc biên mục cho các thư viện ở Hoa Kỳ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> AACR2: Lịch sử - AACR AACR – Quy tắc biên mục Anh-Mỹ Thay cho Anglo-American Cataloguing Rules. Một bộ quy tắc biên mục mô tả được Hiệp hội thư viện Anh Quốc và Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ soạn thảo và xuất bản vào năm 1967 thành những văn bản riêng của Anh và Bắc Mỹ. Được duyệt lại thành một văn bản chung vào năm 1978. Được hầu hết các thư viện lớn trong các quốc gia nói tiếng Anh chấp nhận và được dịch thành nhiều ngôn ngữ khác. AACR2 – Quy tắc biên mục Anh-Mỹ ấn bản lần thứ hai Thay cho Anglo-American Cataloguing Rules Second edition. Bản được duyệt lại thành một văn bản chung vào năm 1978 AACR2R – Quy tắc biên mục Anh-Mỹ ấn bản lần thứ hai có duyệt lại. Thay cho Anglo-American Cataloguing Rules edition 1988 revision . Bản được duyệt lại vào năm 1988.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> AACR2: Lịch sử - AACR2-2002. AACR2 2002 – Quy tắc biên mục Anh-Mỹ ấn bản lần thứ hai có duyệt lại năm 2002 Thay cho Anglo-American Cataloguing Rules edition, 2002 revision . Ấn bản hiện hành, bao gồm phần mở rộng chương 12 cho tài nguyên liên tục – continuing resources (trước đây được gọi là ấn phẩm liên tục – serials)..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hình thức các ấn bản AACR2 • Ấn bản đầy đủ. Anglo-American cataloguing rules / edited by Michael Gorman and Paul Winkler. – 2nd ed., 1988 revision. Bao gồm tài liệu tham khảo và chỉ mục 1. Biên mục mô tả – Quy tắc. I. Gorman, Michael, 1941- II. Winkler, Paul III. Joint Steering Committee for Revision of AACR. IV. Hội Thư viện Hoa Kỳ. • Ấn bản rút gọn. The Concise AACR2, 1988 Revision / prepared by Michael Gorman. • Ấn bản điện tử. AACR2-e – Ấn bản điện tử của Quy tắc biên mục Anh-Mỹ ấn bản lần thứ hai. Do Hiệp hội thư viện Hoa Kỳ (ALA) xuất bản bao gồm tất cả những sửa chữa bổ sung từ năm 2001.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Ấn bản AACR2 tiếng Việt • Ấn bản rút gọn. Bộ Quy tắc Biên mục Anh-Mỹ Rút Gọn, 1988. – Ấn bản Việt Ngữ lần thứ nhất / Michael Gorman biên soạn; Lâm Vĩnh Thế và Phạm Thị Lệ Hương dịch. – LEAF-VN, 2002.. • Ấn bản đầy đủ. Do Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia biên dịch với sự tài trợ của Tổ chức nhân đạo Altantic Philanthropies.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Quy tắc mô tả trong AACR2 Ngoài Quy tắc chung, các quy tắc chuyên biệt phản ánh các vùng như trong ISBD: 0. Quy tắc chung 1. Vùng nhan đề và minh xác về trách nhiệm 2. Vùng lần xuất bản 3. Vùng chuyên biệt dùng cho Ấn phẩm liên tục, Tập tin máy tính, Bản đồ và đồ hình, và Nhạc phẩm 4. Vùng xuất bản 5. Vùng mô tả vật chất 6. Vùng tùng thư 7. Vùng ghi chú 8. Vùng số tiêu chuẩn.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ví dụ Quy tắc về Vùng nhan đề và minh xác về trách nhiệm 1A. 1A1.. Quy tắc sơ khởi Dấu chấm câu: Giải thích các dấu (. ), ([ ]), ( = ), ( : ), ( / ), ( ; ) như trong ISBD 1B. Nhan đề chính 1B1. Ghi lại nhan đề chính đúng y như tìm thấy trong nguồn thông tin chính, nhưng không cần theo đúng cách chấm câu và cách viết hoa. Xem cách viết hoa trong Phụ lục I. 1B7. Nếu nhan đề xuất hiện bằng hai ngôn ngữ hay nhiều hơn, sử dụng nhan đề bằng ngôn ngữ chính của tài liệu làm nhan đề chính. Nếu có hơn một ngôn ngữ chính, sử dụng nhan đề nào xuất hiện trước. 1D. Nhan đề song song.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Ví dụ một biểu ghi (phiếu mục lục) 020 Nguyễn, Minh Hiệp, 1950 NG-H Tổng quan Khoa học Thông tin và Thư viện / Nguyễn Minh Hiệp, Lê Ngọc Oánh, Dương Thúy Hương. – TP. HCM : Đại học Quốc gia, 2001. vii, 179tr., xx : tranh ảnh, biểu đồ; 24cm. Gồm bảng từ vựng Việt Anh, thư mục và phụ lục. 1. Thư viện học. 2. Thông tin học. I. Lê Ngọc Oánh. 1935- II. Dương Thúy Hương, 1966- III. Nhan đề. IV. Tủ sách Khoa học Thông tin – Thư viện..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Lưu ý về việc sử dụng AACR2 Dùng dấu (,) sau họ: Nguyễn, Công Trứ để thống nhất với tên nước ngòai • Tên tác giả phải kèm theo năm sinh (bắt buộc) và năm mất (nếu có): Hồ, Chí Minh, 1879-1969 • Trình bày phiếu mục lục như ví dụ trên: • Số trang chính đánh số ảrập, số trang phụ đánh số la mã thường • Phần dẫn mục phụ bao gồm: sử dụng số thứ tự ảrập cho Tiêu đề đề mục; số la mã hoa cho sọan giả, dịch giả, đồng tác giả, nhan đề, nhan đề phụ, và tùng thư. •.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ghi chú về AACR2 •. AACR2 là bộ quy tắc mô tả được biên sọan dựa vào những tiêu chuẩn của ISBD. • AACR2 cụ thể hóa các chuẩn ISBD một cách khá chi li và phức tạp. Tuy nhiên đây là quy tắc biên mục mô tả được dịch 20 ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. • AACR2 sẽ được thay thế bằng RDA (Resources Description and Access – Mô tả và truy cập tài nguyên) vào năm 2009. • Xem Cẩm nang sử dụng Bộ AACR2 tóm lược với nhiều minh họa tại web site: www.leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html • Xem phụ lục phần này tại web site: www.glib.hcmuns.edu.vn/hiep/writing/RDAthaytheAACR2.pdf.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> DDC Dewey Decimal Classification Phân loại Thập phân Dewey.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Công tác phân loại Hệ thống phân loại: – sắp xếp các đề tài một cách có hệ thống – cho biết các mối tương quan giữa các đề tài. Nguyên tắc căn bản của việc phân loại trong thư viện là tập hợp tài liệu trên kệ theo: – môn loại hay nội dung chủ đề – theo thể loại văn học – hình thức thư tịch. Mục đích: – sắp xếp tài liệu theo môn loại – ấn định ký hiệu thích hợp từ bảng phân loại cho tài liệu nhằm giúp độc giả dễ dàng truy cập trực tiếp trên giá hay qua hệ thống mục lục – dễ dàng sắp xếp lại kho sách – cung ứng trật tự cho mục lục phân loại.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Các loại hệ thống phân loại Hệ thống phân loại liệt kê: – liệt kê tất cả những quan niệm đơn và kết hợp cần thiết – LC, DDC, BBK. Hệ thống phân loại tổng hợp: – liệt kê những con số cho những quan niệm đơn, người phân loại xây dựng những con số cho những đề tài kết hợp – Phân loại hai chấm, UDC, một vài đặc tính của DDC. Hệ thống phân loại phân cấp: – dựa trên sự phân chia các đề tài từ chỗ tổng quát đến chuyên biệt – DDC, UDC.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Quan điểm sử dụng Khung phân loại Thư viện chưa liên thông với nhau: – mỗi thư viện tự chọn cho mình một Khung phân loại hay cải biên những khung phân loại có sẳn – Bảng phân loại thập tiến 17 dãy, 19 dãy. Thư viện bắt đầu có nhu cầu liên thông: – nhiều thư viện dùng chung một khung phân loại – DDC, UDC, BBK, LC. Thư viện liên thông trên phạm vi toàn cầu: – nhu cầu chia sẻ nguồn lực khiến tất cả các thư viện phải tiến đến chuẩn hóa cao độ – DDC, LC.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Các Khung phân loại thịnh hành Phân loại Thư viện quốc hội (LC): – Phát triển từ Thư viện quốc hội Mỹ từ năm 1897 bởi James Hanson và Charles Martel – Thích hợp cho thư viện có trên 1 triệu ấn bản – Gồm 43 tập biểu thị các bảng phân loại – Ký hiệu gồm chữ và số. Phân loại thập phân Dewey (DDC): – Do Melvil Dewey xây dựng từ năm 1873 – Thích hợp cho thư viện dưới 1 triệu ấn bản – Gồm 4 tập (DDC22) và 1 tập (DDC rút gọn 14) – Thích hợp nhất cho việc phân loại lại sưu tập - cải tạo kho.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Khung phân loại DDC Lưu ý một vài thuật ngữ: Phân loại Thập phân Dewey = Dewey Decimal Classification Dewey = Melvil Dewey (1851-1931), người phát minh DDC 1873 Thập phân = Decimal: 10 môn loại chính -> 10 phân mục -> 10 phân đoạn -> số thập phân (721.044 7) Cụm 3 chữ số. Không có số nào trong DDC nhỏ hơn 3 chữ số.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Tiểu sử Dewey 10-10-1851: Melvil Dewey chào đời 8 - 5 - 1873: Ðệ trình phát minh lên Hội đồng Trường ÐH Amherst, Massachusetts 1876-1890 : Thư ký đầu tiên Hội Thư viện Mỹ (ALA) 1890-1893 : Chủ tịch ALA 1 - 1 - 1887: Thành lập trường dạy nghiệp vụ thư viện đầu tiên của Mỹ tại Viện ÐH Columbia, New York Tháng 12/1889: Giám đốc Thư viện bang New York 1906 : Về hưu 26-12-1931: Mất do một cơn đột quị Bảy thập kỷ sau, ông vẫn còn nổi bật trong ngành thư viện.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Lịch sử DDC 1876: Xuất bản lần đầu gồm 44 trang với nhan đề "A Classification and Subject Index for Cataloguing and Arranging the books and pamphlets of a library" 1885: Xuất bản lần hai là quan trọng nhất: thiết lập hình thức và chính sách trong 65 năm tiếp theo 1890: Viện Thư mục học quốc tế nay là Liên đoàn quốc tế về thông tin và tư liệu được phép Dewey dịch và sửa đổi cho mục đích sử dụng toàn cầu 1905: Xuất bản UDC - Bảng cải biên từ DDC do một hội nghị các nước châu Âu. 1932: Xuất bản lần 13 đầu tiên mang tên Dewey 1958: Xuất bản lần 16 có sự hỗ trợ của Thư viện Quốc hội Mỹ 1971: Xuất bản lần 18 thành 3 tập 1989: Xuất bản lần 20 thành 4 tập 1996: Xuất bản lần 21 với Joan Mitchell là biên tập chính 2003: Xuất bản lần 22, lần đầu tiên ấn hành trên Web.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Sự phát triển của DDC Văn phòng biên tập DDC được đặt tại Phòng Phân loại thập phân của Thư viện Quốc hội Mỹ Sửa chữa và phát triển bởi 1 biên tập viên và 3 trợ lý biên tập – nghiên cứu, thảo luận với chuyên gia phân loại biên mục – dựa trên mục lục trực tuyến của LC, OCLC – góp nhặt thuật ngữ tra cứu từ Library of Congress Subject Headings và Sears List of Subject Headings. Ðánh giá và xét duyệt bởi Ủy ban Chính sách biên tập Phân loại thập phân (EPC = Decimal Classification Editorial Policy Committee) EPC là ủy ban quốc tế gồm 10 thành viên có chức năng cố vấn cho Ban biên tập và Nhà xuất bản OCLC Forest Press.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Cấu trúc tổng thể Chi tiết thư tịch – DEWEY, MELVIL, 1851-1931. Phân loại thập phân Dewey và Chỉ mục quan hệ / sáng tác bởi Melvil Dewey. - Xuất bản lần 22 / biên soạn bởi Joan S. Mitchell, Julianne Beall, Winton E. Mathews, Jr., Gregory R. New. - 4 tập . - Albany, NY : Forest Press, a Division of OCLC Online Computer Library Center, Inc, 2003. Hình thức 4 tập DDC 22 trên 4.000 tr. – Tập 1: Giới thiệu, thuật ngữ giải thích, Bảng phụ trợ 1-6, và cẩm nang – Tập 2: Bảng phân loại 000-599 – Tập 3: Bảng phân loại 600-999 – Tập 4: Chỉ mục quan hệ. Hình thức 1 tập DDC 14 rút gọn trên 1.000 trang – Giới thiệu và thuật ngữ giải thích – Bảng phân loại 000-999 – Bảng phụ trợ 1-4. – Chỉ mục quan hệ và cẩm nang.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Các ấn bản của DDC Ấn bản rút gọn (Bản in và điện tử) – Ấn bản 13 1997 – Ấn bản 14 2004 – WebDewey rút gọn 14 2003. Bản đầy đủ (Bản in và điện tử) – Ấn bản 21 1996 – Ấn bản 22 2003 – WebDewey 22 6/2003.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Cập nhật của DDC Dewey Website: Các chỉ mục mới hàng tháng Tiêu đề đề mục của TV Quốc hội Hoa Kỳ với các chỉ số DDC nửa tuần Ghi chú về áp dụng khi cần Tài liệu tham luận khi cần.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Cấu trúc và ký hiệu Tri thức nhân loại được chia thành 10 môn loại chính (0 - 9) -> 10 phân mục -> 10 phân đoạn tạo thành những Bản tóm lược – Bản tóm lược thứ nhất gồm 10 môn loại chính. Số đầu tiên của cụm 3 chữ số biểu hiện môn loại chính: 500 (Khoa học tự nhiên và toán học) – Bản tóm lược thứ hai gồm 100 phân mục. Số thứ hai biểu hiện phân mục: 500 (0 là tổng quát), 510 là toán học, 520 là thiên văn học, 530 là vật lý – Bản tóm lược thứ ba gồm 1000 phân đoạn. Số thứ ba biểu hiện phân đoạn: 530 (0 là tổng quát), 531 là cơ học cổ điển, 532 là cơ học chất lỏng, 533 là cơ học chất khí. Một chủ đề có thể xuất hiện trong nhiều ngành tri thức khác nhau – 155.95: Y phục như một thành phần của ngành tâm lý học – 391: Y phục như một thành phần của Phong tục – 746.2: Y phục với nghĩa thời trang như thành phần của Mỹ thuật học.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Bảng tóm lược thứ nhất 000 100 200 300 400 500 600 700 800 900. Tin học, Thông tin & Tài liệu tổng quát Triết học và Tâm lý học Tôn giáo Khoa học xã hội Ngôn ngữ Khoa học tự nhiên và Toán học Kỹ thuật (Khoa học ứng dụng) Nghệ thuật - Mỹ thuật và nghệ thuật trang trí Văn học và Tu từ học Ðịa lý và Lịch sử.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Bảng phụ DDC 22 Bảng 1: Tiểu phân mục tiêu chuẩn Bảng 2: Vùng địa lý Bảng 3: Tiểu phân mục cho nghệ thuật, cho văn học, cho hình thức văn học chuyên biệt Bảng 4: Tiểu phân mục cho ngôn ngữ và họ ngôn ngữ Bảng 5: Nhóm dân tộc, quốc gia Bảng 6: Ngôn ngữ.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Phân cấp theo ký hiệu Được biểu thị bằng chiều dài của kí hiệu 600 : Kỹ thuật (Khoa học ứng dụng) 630 : Nông nghiệp và kỹ thuật liên hệ 636 : Chăn nuôi súc vật 636.7 : Chó 636.8 : Mèo.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Ưu điểm DDC • DDC là hệ thống đầu tiên sử dụng ý niệm định vị tương đối để sắp xếp các tài liệu trên kệ • Hệ thống ký hiệu thuần nhất (nghĩa là tất cả đều là số Ả-rập) được quốc tế thừa nhận • Chuỗi liên hoàn các con số thập tiến làm dễ dàng cho việc xếp phiếu và xếp giá • Bảng chỉ mục quan hệ mang các khía cạnh khác nhau của cùng một đề tài rải rác ở trong những bộ môn khác nhau • Hệ thống ký hiệu theo phân hệ cấp biểu lộ mối tương quan giữa và trong số các con số về loại • Hệ thống thập phân khiến cho việc khuếch trương và tiểu phân mục kéo dài vô tận • Hệ thống giúp trí nhớ giúp cho người sử dụng nhớ và nhận ra những con số về loại • Việc duyệt lại định kỳ giúp cho khung này cập nhật.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Khuyết điểm của DDC • Khuynh hướng Anh - Mỹ của khung này dĩ nhiên nhấn mạnh về ngôn ngữ, văn học và lịch sử của Mỹ, Anh và châu Âu trong các con số 400, 800 và 900, Tin lành / Cơ đốc giáo trong các số 200 • Trong các số 800, các tác phẩm văn học của cùng một tác giả rải rác theo thể loại văn học Thơ của Shakespeare thì tách biệt với kịch của ông • Việc đánh số thập phân hạn chế khả năng chứa các đề tài cung cấp chỉ có thể có 9 mục (+ 1 mục tổng quát) • Nhịp độ phát triển của một vài bộ môn đưa đến kết qủa là một cấu trúc không cân bằng. 300 và 600 thì quá nhiều con số một cách đặc biệt.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> DDC sử dụng toàn cầu 200.000 thư viện trong 135 quốc gia Ðã được dịch trên 30 ngôn ngữ Những ấn ban vừa mới dịch xong, đang tiến hành dịch hay đang có kế hoạch dịch bao gồm các ngôn ngữ (Ả rập, Trung quốc, Pháp, Ý, Na uy, Nga, Tây ban nha, Hy lạp, Hebrew, Triều Tiên, Việt Nam) Ðức là ấn bản đầu tiên vừa dịch bảng in 22 và web 62 thư mục quốc gia, trong đó có 15 quốc gia vùng Châu ÁThái bình dương (Úc, Bangladesh, Fiji, Ấn độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Nepal, Tân tây lan, Pakistan, Papua Tân Guinea, Philippines, Singapore, Sri Lanka, và Thái lan. Tương thích trong WorldCat (World Catalog).

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Sử dụng DDC tại Việt Nam Quá khứ – Trước 1975 tại Miền Nam: Dùng ấn bản 17 & 18 và bản Tiếng Việt do Bà Nguyễn Thị Cút dịch của Richard K. Gardner – 1975 - 1998: Rất ít thư viện sử dụng, trong đó có Thư viện ÐH Cần Thơ, Thư viện Cao học ÐHTH TP. HCM, và Thư viện ÐH Mở Bán công – 1998 đến nay: Sau ngày thành lập Câu lạc bộ Thư viện (21/11/1998) hàng loạt thư viện bắt đầu sử dụng hoặc chuyển sang sử dụng DDC. Triển vọng trong tương lai – Vấn đề dịch DDC sang Tiếng Việt: Ngày 17/3/2000 là cuộc Hội thảo đầu tiên tại Bộ Văn hoá - Thông tin để thảo luận về việc dịch DDC. Ðã thành lập Hội đồng tư vấn và Ban biên dịch để tiến hành dịch Bản DDC Tóm lượt 14 do Thư viện Quốc gia chủ trì. Ngày 16/8/2006 Ấn bản DDC Tiếng Việt chính thức được công bố. – Tập huấn và giảng dạy DDC: Từ 1998, Thư viện Cao học thường xuyên tổ chức tập huấn quảng bá và sử dụng DDC cho toàn thể hội viên Câu lạc bộ Thư viện. Kể từ năm 2001 các trường dạy thư viện bắt đầu nghiên cứu và triển khai việc dạy DDC. – Cùng với AACR2, MARC 21, DDC đã chính thức được sử dụng tại VN.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Sử dụng DDC tại Việt Nam. DDC lần đầu tiên được giới thiệu cho đồng nghiệp Phía bắc vào ngày 17/3/2000 tại Hội trường 3/5 Bộ Văn hoá Thông tin.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Sử dụng DDC tại Việt Nam. Hội thảo quốc tế về việc dịch DDC và AACR2 tại Thư viện Quốc gia. Ngày 2324/9/2002.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Sử dụng DDC tại Việt Nam. Phiên họp Hội đồng tư vấn dịch DDC lần thứ nhất tại Thư viện Quốc gia. Ngày 21/11/2003.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Sử dụng DDC tại Việt Nam. Lễ công bố chính thức ấn bản DDC tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia. Ngày 16/8/2006.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Phân loại tài liệu với DDC tóm lược 14 • Giới thiệu DDC tóm lược 14 Tiếng Việt • Phân tích chủ đề • Thiết lập số phân loại • Ký hiệu xếp giá.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Giới thiệu DDC tóm lược 14 Tiếng Việt • Cẩm nang (Phần hướng dẫn): 1- 130 • 4 Bảng phụ: 131-193 • 3 Bảng tóm lược: 195 - 206 • Bảng chính: 207 – 819 • Bảng chỉ mục quan hệ: 821 - 1067.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Hệ thống hướng dẫn/chú thích DDC có một hệ thống hướng dẫn "tận răng". Thậm chí không có hướng dẫn thì không thực hiện. Tiêu biểu là: – Mỗi mục từ trong DDC được đọc trong ngữ cảnh của các chủ đề cấp trên – Các số phân loại trong [ ] thì không được sử dụng – Các số phân loại trong ( ) là để lựa chọn – Một mục từ trong DDC có thể bao gồm nhiều chú thích khác nhau giúp giải thích phạm vi và quyền hạn của số phân loại đó – Các chú thích về định nghĩa và phạm vi sẽ xác định, minh họa, hoặc giải thích phạm vi của mục từ và các chủ đề khác nhau của nó – Các chú thích "xếp ở đây", "bao gồm" liệt kê các đề tài được phân loại dưới kí hiệu phân loại đã cho – Các chú thích sửa đổi "không được tiếp tục", "định vị lại", và "không sử dụng" thông báo những thay đổi và áp dụng đặc biệt.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Cẩm nang - Manual Những hướng dẫn phân lọai trong Bảng chính của DDC được sắp xếp theo một quy định như là một công thức; những hướng dẫn dài, cá biệt, không theo công thức chung thì được xếp vào trong Phần MANUAL – Cẩm nang (Trong Bảng Dịch Tiếng Việt DDC 14 goi là Phần hướng dẫn) từ trang 1- 130.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Bảng phụ - Table • Bảng 1: Tiểu phân mục tiêu chuẩn/chung: Phản • • •. ánh khía cạnh phi chủ đề của tác phẩm Bảng 2: Khu vực địa lý và con người Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học, thể loại văn học cụ thể Bảng 4: Tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Bảng tóm lược - Summary • Bảng tóm lược thứ nhất: bao gồm 10 môn loại • •. chính/lớp – class: từ 000 - 009 Bảng tóm lược thứ hai: bao gồm 100 phân mục/phân lớp – division: từ 000 - 990 Bảng tóm lược thứ ba: bao gồm 1000 phân đoạn – section: từ 000 - 999.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Bảng chính - Schedule • Được sắp xếp theo trật tự phân cấp như vd. sau: 510 Toán học • • • • •. •. 511. Nguyên lý tổng quát của toán học. .3 .32 .322 .324. Logic toán Tập hợp Lý thuyết tập hợp Đại số tập hợp. .8. Mô hình toán (Mô phỏng toán học). 512 Đại số học, lý thuyết số Với một hệ thống hướng dẫn “tận răng”.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Chỉ mục quan hệ - Relative Index Cá. 597 bảo quản 333.95 chế biến 641.6 cổ sinh vật học 567 động bật học 597 kinh tế tài nguyên 333.95 Thanh thiếu niên 305.235 B1-083.5 Việt Nam 959.7 B2-597 Y học phóng xạ 616.075 7 xem cẩm nang tại 616.0757 đối vớii 616.0754, 616.07572.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Phân tích chủ đề (1) Xác định chủ đề bằng tên tài liệu Phụ đề thường làm sáng tỏ hoặc gạn lọc chủ đề của tài liệu – Nguyễn Trãi: con người và sự nghiệp – Sự chiến thắng: tâm lý học của sự cạnh tranh. Trợ giúp từ nguồn thông tin khác đối với: – – – – – –. Tên sách kỳ lạ.Vd. Thần tượng Silic, Ðại bàng và rồng Tên sách không đầy đủ. Vd. Shakespeare, Thái lan Từ thừa trong tên sách. Vd. Những nguyên tắc kinh tế cơ bản Tên sách rõ ràng nhưng khó hiểu. Vd. Ngôn ngữ huýt gió Thuật ngữ chuyên ngành. Vd. Ðịnh luật cơ bản của tribology Tên sách văn học: Không quan trọng, chỉ căn cứ nền văn học và thời kỳ của tác phẩm. Ðừng bao giờ phân loại chỉ dựa vào tên sách.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Phân tích chủ đề (2) Phân tích khía cạnh "phi chủ đề" của một tác phẩm Quan điểm của tác giả – Lịch sử kinh tế học – Lý thuyết kinh tế học. Hình thức trình bày – Thư mục kinh tế học – Tự điển kinh tế học – Sổ tay toán học. Phương tiện mang tin hoặc hình thái vật lý – Vi phim, vi phiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, CD-ROM, đĩa mềm máy tính, hoặc một file của máy tính – Những thông tin về hình thái vật lý không biểu hiện trong số phân loại.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Cấu trúc và cơ chế của DDC (1) Cấu trúc nền tảng của DDC bao gồm 4 phần (1) 000 Tổng loại (2) 100/700 Lĩnh vực lý luận (Khoa học và nghệ thuật) (3) 800 Lĩnh vực tưởng tượng (Văn học) (4) 900 Lĩnh vực ký ức (Ðịa lý, tiểu sử, lịch sử) Phần tổng loại bao gồm: – Tài liệu tổng quát – Khoa học thông tin và thư viện – Tin học và công nghệ thông tin.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Cấu trúc và cơ chế của DDC (2) Lĩnh vực lý luận bao gồm: I. Triết học: phương pháp và lập luận logic cho các lĩnh vực II. Các khoa học xã hội: – Xã hội học và nhân chủng học: Ðể nghiên cứu các khoa học xã hội – Thống kê học – Khoa học chính trị (i) Khoa học chính trị: Sự phân bố và sử dụng quyền lực trong xã hội (ii) Luật pháp: Những thỏa thuận chính trị về những giới hạn bắt buộc (iii) Chính phủ: Duy trì trật tự thông qua luật pháp (iv) Các vấn đề xã hội và dịch vụ. – – – –. Kinh tế học Giáo dục Phong tục Ngôn ngữ: Ðiểm nối giữa tinh thần và vật thể. III. Khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng, và mỹ thuật.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Cấu trúc và cơ chế của DDC (3) Lĩnh vực tưởng tượng bao gồm: Các tác phẩm hư cấu: thơ, kịch, tiểu thuyết, tiểu luận, bài phát biểu, và thư từ Lĩnh vực ký ức bao gồm: Lịch sử Ðịa lý Phả hệ học....

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Ấn định chỉ số phân loại Chọn số phân loại: Có 2 cách chọn số trong Bảng chính – Dùng Bảng chỉ mục quan hệ – Tìm số phân loại trong bảng chính: Lần theo hệ phân cấp trong bảng phân loại. Bắt đầu bằng các Bảng tóm lược (Cụ thể là Bảng tóm lược thứ ba). Thiết lập số phân loại: – Cộng thêm từ các bảng phụ – Cộng thêm từ ký hiệu trong bảng chính kèm theo chỉ dẫn.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Ký hiệu xếp giá (1) Ký hiệu xếp giá là một tâp hợp chữ cái, chữ số hoặc các ký hiệu khác được một thư viện sử dụng để nhận dạng một bản cụ thể của một tác phẩm. Một ký hiệu xếp giá có thể bao gồm chỉ số phân loại, số sách và các dữ liệu khác như năm tháng, số tập, số bản và ký hiệu định vị.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Ký hiệu xếp giá (2) • • • • • •. TK 510 B458t 2006 tIV c2. ký hiệu định vị chỉ số phân loại số sách năm tái bản số tập số bản. • Trong đó Số sách B458t bao gồm: – B458 – t. số cutter ký hiệu tác phẩm.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Chỉ số phân loại. • Chỉ số hoặc kí hiệu định rõ môn loại mà một tài liệu thuộc về..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Số sách. Số sách là một phần của một ký hiệu xếp giá phân biệt một tài liệu cụ thể với các tài liệu khác trong cùng một môn loại. Số sách tạo ra kí hiệu xếp giá duy nhất cho cuốn sách..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Hệ thống số sách (1) Bảng số sách phổ biến nhất được sử dụng với DDC tại Hoa Kỳ do Charles Ami Cutter phát minh. Các ký hiệu được gọi là số cutter và việc ấn định chúng ra được gọi là “Định số Cutter – cuttering hay to cutter”..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Hệ thống số sách (2) Phiên bản Bảng Cutter được dùng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ là Bảng Cutter-Sanborn Three-Figure Author Table (Bảng tác giả ba chữ số), đã được Kate Sanborn sửa đổi và làm cho thích hợp với ba chữ số. Bảng Cutter gồm hai chữ cái đầu tiên trở lên lấy từ họ hoặc tên và một số gồm ba chữ số..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Số sách Một thư viện sử dụng hệ thống Cutter-Sanborn có thể có D548d để chỉ David Copperfield của Charles Dickens (ở đây D đại diện cho D của Dickens, họ tác giả và 548 đại diện cho “ickens,” và d đại diện cho David Copperfield (tên tác phẩm). Rõ ràng con số 548 đại diện cho cụm từ “ickens” chỉ phù hợp đối với tác giả Anh-Mỹ.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Bảng Cutter-Sanborn • • • • •. Bem Ben Benc Bend Bendo. 455 456 457 458 459. • Bemis • Benat • Bendix. B455 B456 B458.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Bảng Cutter-Sanborn • • • • •. Chandl Chandler, M Chanl Chann Chant. 455 456 457 458 459. • Chandler, L C455 • Chandler, M C456 C458 • Channing.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Ký hiệu tác phẩm (1) Ký hiệu tác phẩm hoặc chữ cái chỉ tác phẩm thường được sử dụng cùng với các số cutter nhằm duy trì trật tự ABC trên giá và để tạo ra một ký hiệu xếp giá duy nhất cho mỗi một tác phẩm. Ký hiệu tác phẩm thường là chữ cái đầu tiên của nhan đề tác phẩm, bao gồm cả mạo từ. • Ký hiệu tác phẩm đứng ngay sau số sách hoặc số cutter..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Ký hiệu tác phẩm (2) • Michener, James. Caravans • •. 813 M623c Michener, James. Centennial 813 M623ce Michener, James. Hawaii 813 M623h.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Ký hiệu tác phẩm (3) Dấu hiệu tác phẩm có thể bao gồm chỉ số ấn bản hoặc thời gian. 813 813 813 M623h M623h2 M623h3 813 M623h. 813 M623h 1970. 813 M623h 1972.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Ký hiệu tác giả của Thư viện Quốc hội • Sau chữ cái đầu S • Đối với chữ cái thứ hai a ch e h,j mop t u sử dụng ký hiệu 2 3 4 5 6 7-8 9 Sabine .S2 Seaton .S4 Steel .S7 Saint .S2 Shank .S5 Storch .S7 Schaefer .S3 Shipley .S5 Sturges .S8 Schwedel .S3 Smith .S6 Sullivan .S9.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Số Cutter Số cutter được tạo nên tùy thuộc vào tần số xuất hiện những chữ cái của họ tác giả, nên chỉ phù hợp riêng từng quốc gia. Việt Nam cũng có một Bảng cutter nhưng chỉ phù hợp với tác giả Việt Nam. Do đó, số cutter cũng có thể được tạo ra bằng cách lấy một số chữ cái nhất định từ tiêu đề chính hoặc họ của tác giả. Thí dụ: – – – –. Michener Clinton Nguyễn Công Trứ Đại học Quốc gia. Mich CLI NG-T Đai.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Ký hiệu định vị Một số thư viện dùng từ đầy đủ hoặc viết tắt để định vị loại sách, thí dụ: Reference REF Tham khảo TK Luận án LA Tài liệu hội nghị HN Large Print LARGE PRINT.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Ghi chú về DDC •. DDC là khung phân lọai phổ biến hiện nay trên thế giới dùng cho thư viện vừa và nhỏ (dưới 1.000.000 ấn bản). • Sử dụng DDC để cải tạo kho sách rất đơn giản. Chúng ta bắt đầu bằng cách dùng Bảng tóm lược thứ ba để phân lọai đại trà; sau đó từ từ điều chỉnh lại. Bằng cách này ta vừa cải tạo kho vừa phục vụ. • Có thể học tập kinh nghiệm từ các thư viện đại học và cao đẳng trong Liên hiệp thư viện đại học Phía Nam. • Xem phụ lục phần này tại web site: www.glib.hcmuns.edu.vn/hiep/writing/ddcviet.pdf.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> MARC 21 MAchine Readable Cataloguing Biên mục máy đọc được.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Biên mục máy đọc được là gì? • Lịch sử phát triển thư viện gắn liền lịch sử biên mục. • Từ việc viết tay và đánh máy phiếu mục lục đến biên mục và in phiếu mục lục bằng máy tính. • Biên mục tập trung sử dụng mạng máy tính: Biên mục máy đọc được ra đời. • CCF (Common Communication Format) là khổ mẫu biên mục máy đọc được đầu tiên được dùng trong Phần mềm CDS/ISIS. • Đáp ứng yêu cầu biên mục tập trung cho các thư viện ở Mỹ, Thư viện Quốc hội đã xây dựng nên khổ mẫu MARC dựa vào Quy tắc biên mục AACR..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> MARC là gì? • MARC là một khỗ mẫu số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho. • • •. việc mô tả thư tịch ấn phẩm, được phát triển bởi Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1960 nhằm làm thuận tiện trong việc phổ biến công tác biên mục tin học hóa từ thư viện này đến thư viện kia trong phạm vi giữa những quốc gia với nhau. 1971 là chuẩn quốc gia Hoa Kỳ trong việc phổ biến dữ liệu thư tịch; 1973 trở thành chuẩn quốc tế. Ngày nay để sử dụng được cho tài nguyên điện tử, MARC được mở rộng và mềm dẽo hóa bằng ngôn ngữ đánh dấu XML để trở thành MARCXML. Dublin Core là một chuẩn quốc tế mới đơn giản hơn MARC và hòan tòan tương thích với MARC..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Ví dụ minh họa biểu ghi MARC.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Ví dụ minh họa biểu ghi MARCXML.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Ví dụ minh họa biểu ghi Dublin Core.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Sự phát triển của MARC • Từ 1960-1968: MARC, MARC I, MARC II • 1968: USMARC • MARC quốc gia phát triển từ 1970-1980 – – – – – – – – – – – –. UKMARC của Anh AUSMARC của Úc InterMARC của Pháp MAB của Đức CanMARC của Canada NORMARC của Na Uy IBERMARC của Tây Ban Nha DANMARC của Đan Mạch SAMARC của Nam Phi Japan/MARC của Nhật Bản SINMARC của Singapore Vv….

<span class='text_page_counter'>(91)</span> UNIMARC và MARC 21 • 1977: UNIMARC được phát triển dưới sự bảo trợ của IFLA. • •. nhằm thống nhất các MARC quốc gia trước hết vì nhu cầu xuất bản quốc tế. Được dùng rộng rãi ở Châu Âu; nhưng Mỹ không chấp nhận, lần lượt nhiều nước nói Tiếng Anh khác theo Mỹ sử dụng USMARC. 1999: USMARC và CanMARC phối hợp tạo nên MARC 21. Việc sử dụng rộng rãi chuẩn MARC 21 giúp các thư viện thu thập được những dữ liệu đáng tin cậy, làm dễ dàng cho việc sử dụng những hệ thống tự động hóa, chia sẻ tài nguyên thư tịch, tránh những công việc trùng lắp, và chắc rằng dữ liệu thư tịch sẽ tương thích khi một hệ thống tự động hóa được thay bằng một hệ thống khác..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> Thành phần biểu ghi MARC • Cấu trúc biểu ghi: thực hiện những tiêu chuẩn quốc gia • •. và quốc tế (Khổ mẫu trao đổi thông tin ANSI Z39.2 và ISO 2709). Định danh nội dung: là các mã và quy ước xác định và đặc trưng hóa những thành phần dữ liệu bên trong một biểu ghi nhằm hỗ trợ việc thao tác dữ liệu. Nội dung dữ liệu: được xác định bởi những tiêu chuẩn bên ngòai chẳng hạn như AACR2, Khung tiêu đề đề mục Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (Library of Congress Subject Headings – LCSH), vv….

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Biểu ghi MARC • Trường – field: Biểu ghi MARC được phân chia trong những trường, •. mỗi trường chứa một hay nhiều thành phần mô tả thư tịch. Nhãn trường – tag: Một trường được xác định bởi một nhãn 3 con số định danh bản chất của nội dung. Nhãn trường được tổ chức theo hàng trăm, chỉ định một nhóm nhãn trường có liên quan, với XX trong dãy 00-99: 0XX – Mã, số, thông tin điều khiển 1XX – Dẫn mục chính 2XX – Nhan đề, lần xuất bản, ấn bản 3XX – Mô tả hình thức, vv… 4XX – Phát biểu về tùng thư (như được trình bày trong tài liệu) 5XX – Chú thích 6XX – Dẫn mục thêm đề mục 7XX – Dẫn mục thêm khác với đề mục và tùng thư 8XX – Dẫn mục thêm tùng thư.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Giới thiệu MARC 21 Tiếng Việt • Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục: Hướng dẫn áp. dụng định danh nội dung = MARC 21 Format for Bibliographic Data: Including Guidelines for Content Designation / biên soạn bởi Phòng phát triển mạng và chuẩn MARC, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ; với sự hợp tác của Phòng Tiêu chuẩn và Hỗ trợ, Thư viện Quốc gia Canada; biên dịch bởi Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia. – Hà Nội: 2004.. • MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục / biên soạn bởi. Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia; Cao Minh Kiểm chủ biên. – Hà Nội: 2005..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Ghi chú về MARC 21 •. MARC 21 là chuẩn biên mục máy đọc được cần thiết cho việc biên mục trong những hệ thống thông tin thư viện tự động hóa nhằm trao đổi và chia sẻ dữ liệu thư tịch trên phạm vi tòan cầu. • MARC 21 bao gồm 800 trường mô tả thư tịch phản ánh đầy đủ chi tiết của AACR2. Trên thực tế chúng ta chỉ sử dụng một số trường thông dụng. • MARC 21 chỉ sử dụng để trao đổi dữ liệu thư tịch cho tài liệu in ấn; nếu dùng cho tài liệu điện tử thì phải chuyển sang MARCXML. • Chuẩn Dublin Core chỉ có 15 thành phần mô tả thư tịch nhưng có thể chuyển sang MARC và ngược lại. • Xem phụ lục phần này tại các web site: www.glib.hcmuns.edu.vn/fesal/bantin303/bai5.pdf www.glib.hcmuns.edu.vn/bantin/bt305/bai1.pdf.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Kết luận •. CHUẨN HÓA để HỘI NHẬP và PHÁT TRIỂN nhằm bắt kịp nhịp phát triển của thư viện thế giới là điều tất yếu của thư viện Việt Nam. • Chuẩn thư tịch là một trong những chuẩn nghiệp vụ thông tin thư viện quan trọng nhất. • Những chuẩn thư tịch căn bản nhất bao gồm: • Biên mục mô tả AACR2 • Phân lọai DDC • Biên mục máy đọc được MARC 21 • Biên mục đề mục – Subject Headings • Thực hiện tốt những tiêu chuẩn trên với việc ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp cho cán bộ thư viện chúng ta trước hết là thay đổi tư duy về ngành nghề thư viện trong thời đại mới, tiến đến việc đổi mới để bắt kịp nhịp phát triển chung..

<span class='text_page_counter'>(97)</span>

×