Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm cho chanh ra trái nghịch mùa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.53 KB, 2 trang )

Kinh nghiệm cho chanh ra trái nghịch mùa
Cây chanh có thể trổ bông và cho trái quanh năm.
Tuy nhiên, vụ chanh chính thường trổ hoa vào tháng 2, 3, 4. Mùa thuận giá
chanh thường rất thấp đã làm hiệu quả kinh tế các nhà vườn bị giảm vì thế
họ thường loại bỏ trái và chăm sóc, bón phân để cây trổ hoa vào tháng 9, 10
và cho thu hoạch trái vào tháng 1 - 2 năm sau (vụ này gọi là vụ nghịch).
Chanh thu hoạch và bán vào thời gian này giá thường cao gấp 4 - 5 lần so
với vụ thuận, có nhà vườn thu hơn chục triệu đồng từ vụ chanh trái mùa.
Theo kinh nghiệm của ông Huỳnh Thanh Tú (Thới An, Ô Môn, TP. Cần Thơ),
một nông dân có nhiều kinh nghiệm để chanh ra trái nghịch mùa thì có thể
làm theo cách sau:
Cách 1:
Đầu tháng 8 bón 0,5 - 1 kg hỗn hợp của ba loại phân urê + DAP + kali. sau
khi tưới nước khoảng 2 ngày cho tan phân thì tiến hành xiết nước (không
tưới nước cho chanh nữa). Lúc này để mức nước trong mương cách mặt liếp
từ 0,7 - 1 m. Khoảng 15 ngày sau khi bón phân sẽ rụng 30% số lá trên cây
(chủ yếu là những lá già). Thời gian xiết nước 15 - 20 ngày.
Đến cuối tháng 8, tiến hành tưới nước trở lại. Hai ngày đầu tưới 2 - 3
lần/ngày và tới ngày thứ ba thì bón 0,2 - 1 kg (urê + DAP/gốc theo tỷ lệ 1:1).
Những ngày đầu tháng 9 cây sẽ trổ hoa, khoảng 20/9 thì đậu trái, đến 10/1 thì
trái có đường kính 0,5 - 1 cm thì bón thêm phân, mỗi gốc 0,2 - 1 kg urê +
DAP. Sau giai đoạn này mỗi tháng bón hai lần vào ngày 15 và 30 hàng tháng,
bón liên tục trong 2 tháng cuối.
Cách 2:
Ban đầu cũng chăm sóc như cách 1, nhưng dùng thêm 1 kg urê hòa với 8 lít
nước phun thẳng vào lá. Sau vài ngày lá sẽ rụng khoảng 30 - 50% và cũng
tiến hành ngưng tưới như cách trên.
Khoảng cuối tháng 8, phun Flower -95 hoặc phân bón lá Thiên nông trên lá
(theo liều khuyến cáo). Sau đó tưới nước và bón phân theo cách 1. Khi trái
vừa đậu có thể phun thêm các loại phân bón lá như Komix, HPV… để trái
phát triển tốt.


Ở một số nơi, để kích thích cây chanh ra hoa nhà vườn còn dùng bừa cào
xới nhẹ lên lớp đất mặt để kích thích bộ rễ, làm cây mất cân đối dinh dưỡng
đột ngột đưa đến hiện tượng cây rụng lá và sau đó sẽ ra hoa. Cũng có
trường hợp dùng cây chống nhánh và tán cây chanh lên, sau đó hạ xuống
gây ức chế sinh trưởng của cây, làm cây chanh rụng lá. Sau đó tưới nước,
cây chanh sẽ trổ hoa.

Bón phân cho chanh:
Cây chanh cần cung cấp đủ dinh dưỡng như những loại cây trồng khác. tuy
nhiên, tùy theo đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà cung cấp lượng phân
cho cây.
Trên cây chanh, vào thời kỳ cho trái ổn định có thể sử dụng phân bón như
sau: 0,6 - 1,7 kg urê/gốc/năm; 0,5 - 1,8 kg DAP/gốc/năm (sau khi thu hoạch
có thể bón thêm phân lân); 0,2 - 0,3 kg kali/gốc/năm; 10 - 15 kg phân
chuồng/gốc/năm. Số lần bón từ 4 - 6 lần/năm, chủ yếu vào giai đoạn kích
thích ra hoa và nuôi trái của cây.
Với những cây đã cho trái ổn định có thể bón theo kinh nghiệm sau:
- Sau khi thu hoạch trái của vụ trước bón 2/3 lân + 5 kg phân hữu cơ.
- Trước khi chuẩn bị xiết nước bón 1/3 lân + 1/4 đạm + 1/3 kali.
- Sau khi tưới nước trở lại (trước khi trổ hoa) bón 1/4 đạm + 1/3 kali.
- Giai đoạn nuôi trái, ngoài 1/4 lượng đạm còn lại thì lượng phân nên cung
cấp theo mức độ đậu trái và sự phát triển của trái. Cần chú ý phòng trừ sâu
bệnh cho chanh vào giai đoạn này.

×