Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Lễ hội chém Lợn ở Bác Ninh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.03 KB, 3 trang )


LỄ HỘI CHÉM LỢN Ở BẮC NINH

Cứ vào mồng 6 tết âm lịch, hàng ngàn người từ các vùng lân cận
lại đến thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh tham dự một lễ hội liên quan đến tín ngưỡng phồn
thực: lễ hội chém lợn tế thánh.


“Đi qua Kinh Bắc bến hồ,
Về hội đình Thượng lễ chùa Đại Bi.
Đi hội Ném Thượng cùng đi,
Hội thi xôi nếp chém thi lợn thờ”.

Tục truyền rằng: có một vị tướng cuối đời Lý tên Lý Đoàn
Thượng, khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đã chém
lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đã mở hội chém lợn hằng
năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang
vu này.


Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong
lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức
sống tràn trề, mùa màng bội thu...


Hai cụ ỉ (lợn, còn gọi là ỉn) được rước đi vòng quanh làng với các
phường trống, kèn, cờ, táng lọng cùng các đội múa sênh tiền, đội
tế lễ, đội dâng hương bồi bái viên...



Dân làng bày mâm cúng, góp tiền công đức khi đoàn rước lễ đi
qua.


Khi lễ rước trở lại sân đình, hai thủ đao Nguyễn Văn Sơn và
Nguyễn Đăng Mạnh- được dân làng chọn từ những gia đình hạnh
phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải
đúng 50 tuổi - ra tay chém hai cụ ỉ tế thánh.


Người dân mang tiền, dây cột gia súc, nông cụ... ra thấm máu
lợn cầu may.


Thịt lợn tế thánh được chia cho mọi người với mong muốn cả làng
được phát tài, phát lộc.


Hội Chen

Làng Ngà, một tên nôm của làng Nga Hoàng, Quế Võ, trấn Kinh
Bắc xưa, nay thuộc Bắc Ninh, không biết từ bao giờ, cứ mùng 6
tháng giêng làm lễ rước thần, thế nào cũng có Hội Chen.


Đám rước bắt đầu từ miếu thờ nữ thần Linh Sơn Mỵ Nương (riêng
cái tên Mỵ Nương làm ta liên tưởng đến thời Hùng Vương, có
nhiều nhân vật mang tên này và làm ta có cớ để nghĩ Hội Chen
này ra đời đã lâu. Giữa lúc nghiêm trang nhất, quan chủ tế, bồi
tế, ông già bà cả cầu thần khấn niệm đầy thành kính, thì không

hiểu từ một góc khuất nào bỗng nổi lên ồn ào. Thì ra việc CHEN
bắt đầu. Đó là lúc đàn ông, con trai, thanh niên, cả ông già đổ xô
đến chỗ phụ nữ, con gái, cả các bà già, thiếu nữ đứng, mà chen
vai thích cánh. Họ xô đẩy nhau, giằng co nhau, lẫn lộn vào nhau,
bật nhau ra một góc giếng hay bờ tường, gốc cây hay lối rẽ...
Nhưng tất cả chỉ có tiếng cười như một thứ nhạc nền hiện đại mà
không hề có tiếng la ó tục tằn. Cứ như là đã có sự sắp đặt, hẹn
hò từ trước, dưới bàn tay một đạo diễn vô hình, và nếu có thì
người đạo diễn ấy chính là con tim, là tình yêu, là sự kết đoàn, là
hoà hợp, vui vẻ, là tâm linh để cầu cho mưa thuận gió hoà, âm
dương kết hợp, làng xóm tươi vui... Cuộc chen xảy ra như một
cơn giông vội vã, biết đâu, chỗ nào, ai kia, bàn tay chẳng chạm
sát, hương má hồng ửng đỏ chẳng kề bên tấm vai vạm vỡ người
con trai mơ ước... Giây lát, cuộc chen bỗng im phắc, người người
chắp tay cầu khấn thần linh: "Lạy thánh mớ bái, xin phù hộ cho
xóm làng già mạnh khoẻ, trẻ bình yên..."


Cuộc rước lại tiến hành trong trống rong cờ mở, đi quanh làng
trong ánh xuân tươi rói, bất chấp năm nắng hay năm mưa.
Nhưng rồi đột nhiên cuộc chen lại tái diễn, lúc này ngược lại, gái
chen trai chứ không phải trai chen gái, bà già chen ông già, nữ tú
chen nam thanh, chị trung niên chen anh lực điền... trong tiếng
cười hả hê, vui thích.


Lúc sau, đám rước tiếp tục như không hề xảy ra chuyện gì cho
đến khi đám rước dừng chân kết thúc. Nhưng không đâu, lúc này
cuộc chen lần thứ ba lại nổ ra như sấm sét. Đó là lúc phái nữ của
cả làng đi tìm khách đàn ông đến dự hội mà chen... Khách trốn

vào nhà cũng bị lôi ra, trèo lên cây cũng bị lôi xuống, rách khăn
toạc áo cũng mặc, cứ chen ra sân ra đường, ra đình ra miếu... ra
nơi nào tuỳ ý. Đáng chú ý là các cô gái vào nhà ai đang có khách,
đều lễ phép thưa gửi với chủ nhà trước đã, rồi mới kéo khách ra
để chen; chen trong cái thế chủ động mà lễ phép, chen trong
niềm hân hoan của người chen và người được chen... Sôi động
xóm làng, không ai, không gì ngăn được.


Mấy ngày sau đó, đám tế lễ vẫn được tiến hành như thường lệ tại
đền thờ Nam Thần gọi là Đống Vành. Và lần này các cuộc chen lại
tái diễn, lúc gái chen nam, rồi nam chen nữ, rồi nữ làng chen
khách thập phương là nam giới... cho đến đêm rằm, cuộc tế lễ và
rước thần kết thúc tại miếu nữ thần... thì còn thêm tục tắt đèn,
giống như đêm rã đám làng La trong câu ca dao: Bơi Đăm rước
Giá Hội Thày - Vui thì vui vậy chẳng tầy rã La...


Tắt đèn bao lâu, tàn một tuần nhang chăng, những gì rì rầm,
sống động trong bóng tối đầy khí dương hoà xuân mới, chúng ta
sinh sau, chỉ tưởng tượng chứ không kịp dự... nhưng có cụ kể lại
rằng những đêm tắt đèn ấy, nhỡ ra có ai nên vợ nên chồng sớm
thì làng cũng không ngả vạ, mà còn giảm một nửa số tiền nộp
treo cho làng, như ngầm nói đó là do thánh thần phù hộ xe
duyên... Tương truyền thần Nữ và thần Nam của làng muốn tục
lệ ấy được diễn ra, có thế làng mới làm ăn yên ổn.


Hơn nửa thế kỷ nay, tục CHEN gần như đã mất. Nay cũng chưa ai
nghĩ đến chuyện phục hồi, bởi phong tục và nếp sống đã khác

xưa nhiều lắm. Phục hồi một phong tục không dễ chút nào. Nhắc
lại một nét xưa để ta thấy thêm một điều dân tộc ta cũng trữ
tình, dí dỏm, yêu đời, lãng mạn lắm đấy chứ. Và có lẽ nó cũng là
tàn dư của những tục lệ thờ phồn thực, thờ Linga, múa tùng
hoặc, tế nõn nường... cầu mong sinh sôi để duy trì và phát huy
nòi giống.



×